Những Phương Pháp Phát Triển Tâm Linh: Chương 5. Tâm Thức Siêu Ðẳng

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN TÂM LINH: CHƯƠNG 5. TÂM THỨC SIÊU ÐẲNG

KHỐI ÓC BỊ GIỚI HẠN

Tính năng linh không phải siêu nhiên, nó chỉ đòi hỏi sự khai mở những đường liên lạc mới giữa khối óc và tâm thức siêu đẳng. Khối óc tự nó, nó không phát sinh tư tưởng, nó chỉ phỏng họa những làn rung động của trí tuệ. Vì hoạt động trí tuệ phát xuất từ chơn ngã bên trong (chơn ngã này luôn luôn hiện hữu dù có khối óc hay không), chúng ta có thể quả quyết rằng mỗi tư tưởng, mỗi tình cảm của chúng ta (ngoại trừ khi chúng nó được tiếp nhận do sự truyền cảm) đều do tâm thức siêu đẳng của chúng ta chuyển đến.

Một việc lạ rất đáng lưu ý là cái mà chúng ta quen gọi là tâm thức chẳng qua là một phần của tâm thức thôi. Khối óc của chúng ta là một cơ quan hoàn mỹ, nó đáp ứng khéo léo đối với hoạt động trí tuệ, nhưng nó bị hạn chế nên khả năng phỏng họa của nó kém hơn là chúng ta tưởng, nhất là đối với những rung động tế nhị của các tư tưởng và tình cảm cao siêu.

Cái khả năng đó thay đổi tùy người. Khối óc của kẻ quê mùa có thể phát biểu tất cả tư tưởng của y, vì các tư tưởng này đơn giản, chỉ liên hệ đến công ăn, việc làm, nhưng kiến thức phong phú của một người học rộng có thể phát biểu một ít xuyên qua loại óc hiện tại của con người.

SỰ ĐIỀU HÀNH CỦA TÂM THỨC

Về tâm thức phong phú của con người, nhà huyền môn có thần nhãn hiểu biết những gì ? Ông biết tâm thức là một, nhưng khi nó biểu hiện xuyên qua một thể chất, cách biểu hiện của nó thay đổi tùy theo thể chất này.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Nếu chúng ta cho một sợi dây điện chạy qua một ống thủy tinh đựng hơi thủy ngân, kế đó chạy qua robin Ruhmkorff và sau chót, chạy vào một xoắn ốc dây từ khí, sợi dây điện sẽ tạo ba hiện tượng khác nhau tùy thể chất nó xuyên qua. Hơi thủy ngân chiếu xanh, dây robin nóng, còn sợi dây xoắn phát ra từ khí.

Tâm thức con người cũng giống như thế. Khi nó tác động ở tầng cao của cõi vô hình, nó tạo ra tư tưởng; ở tầng thấp hơn, nó phát sinh tình cảm, dục vọng, còn ở vật chất, thì nó tạo tâm thức tự động biểu hiện ở các thói quen.

Tâm thức tự động này khác hẳn tâm thức thông thường của ta trong lúc tỉnh thức (giác thức). Nó là tiềm thức và thỉnh thoảng mới hiện trong các tư tưởng hằng ngày. Khi bất giác, chúng ta né qua một bên để tránh một cái đánh thình lình đó là tác động của tiềm thức. Giác thức là phần của tâm thức phát biểu xuyên qua khối óc. Còn phần tâm thức không phát biểu được vì quá cao là siêu thức.

Bởi thế, nhà huyền môn học phân tâm thức ra làm ba: tiềm thức (tâm thức tự động), giác thức (tâm thức thường trong lúc tỉnh thức) và siêu thức (tâm thức siêu đẳng).

TIỀM THỨC

( Tâm thức tự động )

Tâm thức tự động phát biểu xuyên qua bộ thần kinh giao cảm [6] và các trung tâm phản ứng của hệ thống não tủy [7]. Chính nó kiểm soát các tế bào của xác thân, điều hòa hoạt động của các bộ phận và lưu giữ ở trí ta những hành động mà chúng ta làm nhưng không nghĩ đến. Ðó là lãnh vực của bản năng [8] và của thói quen.

Hành động viết là một thí dụ. Khi chúng ta tập viết, chúng ta gặp nhiều khó khăn. Mỗi lúc, tâm thức ta phải tác động xuyên qua khối óc và ta phải suy nghĩ nhiều về mỗi chữ viết ra. Sau đó quen đi, ta không còn suy nghĩ hay cố gắng gì nữa vì công việc đã thuộc tâm thức tự động. Nhờ vậy, khối óc được rảnh rang để suy tư việc khác.

Khi chúng ta tập đi xe đạp, cũng thế. Lúc đầu tâm thức ta hoạt động nhiều để xe đừng chạy xuống hố hay đừng đâm vào cây. Nhưng khi chạy được rồi, chúng ta không còn suy nghĩ gì nữa: ta lên xe là tay lái, chân đạp và các động tác này không do trí óc kiểm soát mà thuộc về tiềm thức điều khiển.

Việc lái xe ba bánh cũng dạy ta nhiều việc. Cách lái xe này khác cách đi xe đạp. Với xe này, ta không nghiêng mình bên trái, bên phải gì cả và chỉ có hướng tay cầm mà thôi. Cái khó lúc đầu là ở chỗ đó. Người quen đi xe đạp biết rõ là chỉ phải hướng tay cầm, nhưng khi quanh thì tự nhiên y nghiêng mình như lúc đi xe đạp, vì vậy xe thường đâm vào hàng rào hay xuống hố.

Khi tâm thức tự động quen điều khiển một vài tự động nào rồi thì muốn sửa cái thói quen ấy ta phải mất một thời gian mới có thể tạo một thói quen khác. Việc này không khó miễn là ta chịu khó nhọc tập cho đến khi nào thói quen mới nhập vào lãnh vực tiềm thức. Nhà huyền môn khai thác cách thức này để tạo cho mình một tập quán tốt đẹp.

SIÊU THỨC

Siêu thức gồm những tư tưởng và tình cảm mà khối óc ta không phát biểu được vì bị hạn chế và quá cục mịch. Tư tưởng và tình cảm đó rất nhiều. Nhờ chúng nó mà đời sống tinh thần của chúng ta được phong phú. Không có chúng nó, chúng ta không còn là con người mà chỉ là một sự kết hợp các tế bào và khối óc ta không còn suy tư được nữa.

Thỉnh thoảng, một tình cảm, một tư tưởng từ cõi siêu thức ấy chuyển xuống khối óc. Ðó là một âm điệu thiêng liêng thoạt đến tai nhạc sĩ, một ý thơ tuyệt diệu cảm hứng thi nhân, sự hào hùng phấn khởi chí nam nhi, một ý niệm mới soi sáng thiên tài, một sức can đảm bồng bột lôi cuốn quân binh ra trận.

SỰ HỒI NHỚ CÁC KINH NGHIỆM SIÊU HÌNH

Trong một giấc ngủ êm ái, siêu thức có thể lưu ở khối óc một vài kiến thức, nhưng việc này rất ít khi xảy ra vì khối óc ta dẫy đầy hình ảnh lộn xộn của các việc xảy ra trong ngày. Khối óc tự nó, nó không có một sự khôn ngoan nào. Nó chỉ là một cơ quan thụ cảm, chỉ biết ghi nhận một cách máy móc những rung động đã quen. Khi thiếu một sự điều khiển thông minh, nó chỉ lặp lại một hình ảnh mù mờ, thiếu thốn, nối tiếp nhau một cách vụng dại, không ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu chúng ta cố gắng tinh luyện, chúng ta có thể giữ trong khối óc ấn tượng rõ ràng và chính xác những việc xảy ra trong cõi vô hình khi chúng ta sang qua đó. Những ấn tượng này tạo những giấc mộng hợp lý, được cấu kết mạch lạc.

TIÊN TRI

Do một phương pháp mà giác thức chúng ta chưa giải thích được, chúng ta có thể thấy được những việc xảy ra ở tương lai trong lúc ngủ và chuyển các điều nghe thấy ấy sang qua giác thức.

Khi chúng ta đứng trên một ngọn đồi nhìn hai chiếc xe lửa chạy ngược chiều trên một con đường, chúng ta có thể biết được chúng sẽ đụng nhau vào giờ phút nào, tuy hành khách trên xe không biết chi về tai nạn sắp xảy ra.

Trong cõi vô hình, chúng ta có thể ở trong một vị trí tương tự để quan sát các sự việc và biết trước được sự diễn tiến của chúng.

SỰ LIÊN LẠC VỚI SIÊU THỨC

Khi chúng ta thanh lọc thân thể, khối óc và thần kinh hệ của chúng ta đến mức chúng thông cảm được với siêu thức, một năng khiếu sẽ phát sinh: ấy là nhãn thông. Năng khiếu tâm linh này là kết quả của các khả năng cá nhân. Ðó là quyền năng của con người mà ta không thể lầm lẫn với đồng bóng được. Một người đồng chỉ chuyển tư tưởng của kẻ khác, còn người nhãn thông vận dụng một khả năng riêng của mình.

Có hai phương thức khai mở nhãn thông. Một phương thức được gọi ở Ấn Ðộ là Hatha Yoga hay "Hợp nhất bằng trí lực" [9]. Với phương thức này, nhờ những động tác thích hợp, xác thân trở nên an tĩnh cho đến đỗi các giác quan trở nên suy nhược và bất động. Phương thức này chỉ chú lực vào xác thân mà không nghĩ đến sự trau luyện tánh tình nên chỉ khai mở được nhãn thông cổ sơ [10] mà thôi.

Phương thức thứ hai là Raja Yoga (Hợp nhất đế vương) [11]. Phương pháp này tinh luyện trí tuệ, tình cảm và bản chất tâm linh. Khi sự tinh luyện đến một mức nào thì nhờ một sự tập trung hùng dũng, người ta có thể rút tâm thức ra khỏi khối óc để đưa vào cõi vô hình. Phương thức này mở nhãn thông siêu đẳng [12].

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh