Giảng Lý Dưới Chân Thầy: Chương 2. Không Ham Muốn (Desirelessness)

GIẢNG LÝ DƯỚI CHÂN THẦY: CHƯƠNG 2. KHÔNG HAM MUỐN (DESIRELESSNESS)

Phẩm chất không ham muốn là điều khó tập đối với nhiều người, vì họ tưởng rằng ham muốn ấy là chính họ, và nếu những điều ham muốn riêng tư cũng như những gì họ thích và không thích cũng bị dứt bỏ hết thì không còn gì là bản thân họ nữa. Nhưng đây chỉ là những người chưa gặp được Thầy. Chứ khi đứng trước Thánh Dung của Ngài với hào quang sáng chói thì mọi dục vọng đều tiêu tan, chỉ còn lại cái ý muốn được giống như Ngài mà thôi. Tuy nhiên, trước khi được diễm phúc diện kiến với Ngài, con cũng có thể đạt được phẩm chất không ham muốn nếu con quyết chí. Phẩm chất phân biệt đã dạy con rằng những điều mà hầu hết mọi người muốn như giàu sang và quyền thế đều chẳng đáng nên có chút nào; khi người ta thật sự hiểu thấu được điều này rồi chứ không phải nói suông thì những tham vọng riêng của họ sẽ tiêu tan.

Tới đây mọi sự đều dễ; chỉ cần con hiểu được là đủ. Nhưng có vài người ngưng việc theo đuổi những mục đích trần tục chỉ để lên được cõi thiên đàng, hay để giải thoát riêng mình khỏi vòng luân hồi; con đừng phạm lỗi lầm này. Nếu con đã hoàn toàn quên mình, con không thể nghĩ ngợi là chừng nào con mới được giải thoát hoặc con sẽ được lên cõi thiên đàng nào. Con nên nhớ rằng mọi ham muốn ích kỷ trói buộc con dù cho mục tiêu của nó cao cả đến đâu và chỉ khi nào dứt bỏ được chúng thì con mới được hoàn toàn giải thoát để hiến mình cho công việc của Thầy.

Khi mọi dục vọng cho phàm ngã đã tiêu tan, có thể con vẫn có ý muốn được thấy kết quả công việc của mình. Khi con giúp ai, con sẽ muốn thấy mình đã giúp họ tới mức nào; thậm chí có thể con còn muốn rằng họ cũng biết điều đó và phải biết ơn con. Nhưng như thế là vẫn còn dục vọng, và còn là thiếu đức tin. Khi con ra sức giúp thì nó luôn đem đến một kết quả dù con có thấy hay không; nếu hiểu biết Luật Trời thì con hẳn biết nó phải là như vậy. Vậy con phải làm điều phải vì nó là điều cần làm chứ không phải với hy vọng được trả ơn. Con phải xả thân giúp đời vì lòng thương đời, và vì con không thể cưỡng lại được ý muốn đó.

Đừng ham có những phép thần thông. Con sẽ có khi Thầy xét đã đúng lúc con cần có. Ráng sức tập luyện những phép này quá sớm thường mang đến nhiều rắc rối; thường người có những phép này hay bị bọn ma quái gạt gẫm, hoặc trở nên khoe khoang và nghĩ rằng họ không thể nào lầm lẫn. Dù thế nào, ngày giờ và sức lực dùng để tập luyện mấy phép này nên để giúp đời còn hay hơn. Chúng sẽ đến với con khi bạn được phát triển. Kiểu gì chúng cũng đến; và nếu Thầy nhận thấy bạn cần có những phép đó sớm hơn, Ngài sẽ chỉ cách cho con khai mở chúng một cách an toàn. Từ đây tới đó, tốt hơn là con đừng có chúng.

Con cũng phải giữ mình, tránh những ham muốn nhỏ nhen thường có trong đời sống hằng ngày. Đừng bao giờ phô trương hay ra vẻ khôn ngoan, đừng ham nói. Nói ít thì tốt, mà không nói gì cả lại càng tốt hơn, trừ phi con hoàn toàn chắc chắn rằng điều con muốn nói là chân thật, dễ thương và hữu ích. Trước khi nói hãy suy nghĩ kỹ xem điều mà con sắp nói ra có đủ ba đức tính trên không; nếu không thì đừng nói.

Ngay cả bây giờ con cũng nên tập thói quen suy nghĩ kỹ trước khi nói; bởi vì khi con được điểm đạo rồi, con phải giữ gìn từng lời nói bằng không con sẽ nói ra những gì con không được nói. Nhiều câu chuyện thông thường đều không cần thiết và không đúng đắn; và khi đó là chuyện nói hành thì nó hóa ra điều ác. Vậy con hãy tập thói quen nghe hơn là nói; không nên phát biểu ý kiến trừ phi người ta trực tiếp hỏi con. Có một câu gồm đủ các đức tính phải tập là: Trí (hiểu biết), Dũng (can đảm), Nguyện (quyết chí), và Mặc (làm thinh); và phẩm chất cuối cùng là khó tập luyện hơn hết.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Một tính thông thường khác mà con phải nghiêm khắc bài trừ là ý muốn xen vào chuyện của người khác. Những gì người khác làm hoặc nói hoặc tin đều không liên quan tới con, và con phải tập tính tuyệt đối không xen vào chuyện của họ. Chừng nào họ không xen vào chuyện người khác thì chừng đó họ toàn quyền tự do tư tưởng, ngôn luận và hành động. Chính con cũng vậy, con đòi quyền tự do để làm những gì mà con nghĩ là đúng; vậy con cũng phải để cho họ có quyền tự do như vậy; và khi họ sử dụng quyền tự do đó, con không có quyền chỉ trích.

Nếu con nghĩ rằng họ làm sai và con có thể tạo ra một cơ hội để nói riêng cho họ nghe một cách lễ phép rằng tại sao con nghĩ như vậy, thì con có thể thuyết phục được họ; nhưng có nhiều trường hợp mà ngay cả sự can thiệp như thế cũng không phải cách nữa. Con không được vì bất cứ lý do nào đem chuyện đó nói với một người thứ ba, vì đó là một hành động thật xấu xa. Nếu con thấy ai hung ác đối với trẻ con hoặc thú vật, con có bổn phận phải can thiệp. Nếu con thấy ai vi phạm luật pháp quốc gia, con phải báo chính quyền. Nếu con được giao trách nhiệm dạy dỗ một người, thì con có bổn phận phải chỉ cho họ biết lỗi của họ một cách dịu dàng. Ngoài những trường hợp đó ra con hãy lo việc riêng của bạn, và hãy học phẩm chất làm thinh.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh