Hợp Nhất Linh Hồn: Chương 5. Bản Chất Của Sự Giác Ngộ

HỢP NHẤT LINH HỒN: CHƯƠNG 5. BẢN CHẤT CỦA SỰ GIÁC NGỘ

Quá Trình Giác Ngộ

Xin chào, các bạn yêu dấu, chúng tôi là Cái Tôi Cao Hơn của Sal, trong sự kết nối với các Đấng Sáng Tạo.

Từ, “giác ngộ”(enlightenment), có nghĩa là rất nhiều thứ khác nhau, và nó thường liên quan đến rất nhiều trạng thái của tư tưởng. Tất nhiên, nghĩa đen của từ này là được lấp đầy bởi Ánh Sáng, cái không nghi ngờ gì là một trong các định nghĩa của nó. Bên dưới, chúng tôi đã đưa ra vài diễn tả tương ứng với những ý nghĩa khác nhau của nó, khi chúng được áp dụng vào sự tiến hóa linh hồn và xa hơn nữa.

Trước khi chúng tôi nói về các tầng thứ và các loại giác ngộ, hãy để chúng tôi khảo sát các chu kỳ mà hầu hết những linh hồn phải đi qua trên con đường hướng tới sự giác ngộ của họ.

Các Chu Kỳ Tiến Hóa Linh Hồn

Có một chu kỳ tự nhiên xuất hiện khi các linh hồn đi qua hành trình tiến hóa dài của họ trong các thế giới thấp hơn. Một câu châm ngôn Thiền đưa ra một cách miêu tả những chu kỳ này: “Trước tiên, bạn không biết là bạn không biết, gọi là sự dốt nát, sau đó bạn biết là bạn không biết, gọi là sự khiêm tốn, sau đó bạn không biết là bạn biết, gọi là đang ngủ, sau đó bạn biết là bạn biết, gọi là giác ngộ.”

Từ một quan điểm tâm lý học, cũng có 4 chu kỳ đối với sự tiến hóa linh hồn. Đầu tiên linh hồn đang ngủ, đang mơ rằng nó là một cái tôi riêng biệt, hoàn toàn cô đơn trong một vũ trụ thù địch, và trở nên đồng hóa với những thứ vật chất và những thứ truy cầu. Sau đó có một trải nghiệm ngộ (satori), một sự chuyển đổi bất ngờ rời xa tính vật chất, có lẽ là một kết quả của một trải nghiệm cận tử, tai nạn hay ốm đau, hay thông qua việc gặp gỡ một vị thầy hay tham dự một khóa học tâm linh. Có lẽ sự giác ngộ tạm thời này xuất hiện trong những cố gắng thiền định đầu tiên của linh hồn, và sau đó lại trở lại sau nhiều năm thực hành. Tiếp theo trải nghiệm ngộ, toàn bộ cuộc sống và trọng tâm của linh hồn thay đổi và anh ấy hay cô ấy đang ở trên một con đường tâm linh một cách có ý thức. Có thể có vài tình tiết ngộ thêm nữa, nhưng tại một giai đoạn, sự giác ngộ dường như nhạt đi và được thay thế bằng cái được gọi là giai đoạn củng cố. Đây là nơi tất cả những khuôn mẫu cũ của tình cảm, ý nghĩ và ứng xử có xu hướng trở lại, và người tìm kiếm non trẻ có thể trở nên chán nản và nghĩ rằng anh ta hay cô ta đã đi giật lùi. Tuy nhiên, cánh cửa không bao giờ đóng lại khi nó đã được mở ra, và rất nhanh, linh hồn trẻ trung làm một sự quyết tâm để tăng trưởng và tiến hóa. Anh ấy hay cô ấy có thể tham gia việc chữa trị, một phương pháp rèn luyện tâm linh, hay đi theo những hướng dẫn của một vị thầy, trong một cố gắng hàn gắn tất cả những sự tiêu cực đang nổi lên bề mặt.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Ngay khi linh hồn đã trải qua giai đoạn thanh lọc và làm sạch cái tôi xưa cũ này, Cái Tôi Cao Hơn bắt đầu trở nên hiển nhiên hơn. Linh hồn bây giờ cố gắng để trải nghiệm sự hợp nhất với các tầng thứ khác nhau và các chiều kích khác nhau của cái tôi. Khi tất cả những phần và những khía cạnh được hợp nhất, sự giác ngộ thực sự xuất hiện.

Có các chu kỳ nhỏ bên trong các chu kỳ lớn: ngộ, củng cố, hợp nhất và giác ngộ. Trong công việc của kênh này, anh ấy nhìn vào một bảng hay một biểu đồ tiến hóa linh hồn cho mỗi khách hàng mà anh ấy làm việc cùng. Con đường linh hồn lý tưởng thường gồm một mô hình giống một chiếc cầu thang đi lên thượng thiên, với các khúc cong duyên dáng giữa mỗi đợt, hơn là những chỗ rẽ khó khăn, gấp gáp. Phần tiến lên của mỗi đợt cầu thang thể hiện các giai đoạn tăng trưởng nhanh của linh hồn, nơi mà những thay đổi đáng kể xuất hiện. Phần chiếu nghỉ của mỗi đợt cầu thanh thể hiện một giai đoạn làm việc kiên nhẫn hướng nội vào cái tôi, nơi dường như không có nhiều sự thay đổi đáng kể.

Các linh hồn trong giai đoạn tăng trưởng nhanh của linh hồn sẵn sàng làm những thay đổi lớn trong các cuộc sống của họ, trong khi các linh hồn trong giai đoạn hướng nội hạn chế làm những quyết định lớn trong thế giới bên ngoài cho đến khi họ đi vào một thời kỳ tăng trưởng nhanh khác.

Khi linh hồn từ từ đi vào giai đoạn hợp nhất, những chu kỳ tăng trưởng nhanh này, được theo sau bởi một giai đoạn trầm lặng, hướng nội, được đón chào như những bước cần thiết trên con đường. Sẽ không còn sự chống đối với những giai đoạn ngừng lại không thể tránh khỏi giữa các trải nghiệm giác ngộ tạm thời. Khi tất cả các giai đoạn của chu kỳ được chấp nhận không điều kiện như là một phần đang bộc lộ ra của cái tôi đang tiến hóa, điều đó có nghĩa là tất cả các phần của linh hồn được cởi mở với Ánh Sáng Yêu Thương của Thượng Đế. Tình yêu không điều kiện và sự chấp nhận các khía cạnh khác nhau của sự tăng trưởng linh hồn là một điềm báo cho sự giác ngộ.

Khoảng thời gian cần thiết để đạt được sự hợp nhất và sự giác ngộ sẽ thay đổi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tự do ý chí của linh hồn, những trải nghiệm đời sống quá khứ, và mức độ khao khát vượt qua những chướng ngại. Không có hai linh hồn đạt được sự giác ngộ ở cùng một tốc độ, hay trong cùng một cách thức. Luôn luôn có các biến thể về thời gian và chất lượng của trải nghiệm.

Điều đó có nghĩa là, trong chu kỳ hiện nay của thế giới, một cách điển hình nó mất khoảng 20 đến 30 năm cho một linh hồn tận tâm với sự tăng trưởng tâm linh đạt tới một tầng thứ đồng nhất cao. Một vài linh hồn tiến hóa nhanh hơn và có thể đạt tới sự giác ngộ trong chỉ 10 năm, trong khi những người khác có thể mất 40 đến 50 năm trước khi có một sự đột phá ổn định và lâu dài.

Điều quan trọng là đừng phán xét chính bản thân mình nếu hành trình của bạn dường như lâu hơn mức trung bình. Bạn càng chấp nhận bản thân mình chính xác như cái bạn là, thì bạn càng nhanh chóng vượt qua sự phản kháng và di chuyển tiến lên trên con đường của bạn.

Các linh hồn trải nghiệm cái gì khi họ hoàn toàn hợp nhất? Trong mục bên dưới, chúng tôi đã mô tả vài tầng thứ giác ngộ thường được trải nghiệm bởi các linh hồn khi họ di chuyển theo con đường tâm linh. Một số người trong các bạn đã trải qua theo một cách thức sâu sắc, mãnh liệt, trong khi những người khác có thể hiểu về mặt trí tuệ, nhưng không về mặt năng lượng.

Các Tầng Thứ Giác Ngộ

Một thứ mà tất cả những dạng của sự giác ngộ đều có chung là trước khi các bạn đạt đến đó, luôn có các rào cản và các vật chắn để nhận ra rằng tất cả là Ánh Sáng.

Có hai lý do cho thông tin mà chúng tôi đã đưa ra trong cuốn sách này. Một là để

chuẩn bị cho các bạn Thời Đại Vàng mới trên Trái Đất, và chỉ cho các bạn cái gì cần phải

làm bên trong các bạn nhằm để là một phần của Trái Đất mới này, và thứ hai là trợ giúp các bạn trong việc đạt tới tiềm năng đầy đủ của bạn và nhận ra Người Bạn Là. Đó là sự giác ngộ.

Có rất nhiều châm ngôn về sự giác ngộ. Chúng có là thực sự hay không phụ thuộc vào trạng thái nào của tư tưởng đang được đề cập đến. Ví dụ, “Không có các con đường dẫn đến sự giác ngộ”, đề cập đến các trạng thái vô tận và không còn ham muốn mà chúng tôi sẽ mô tả bên dưới. “Không ai có thể thất bại khi tìm kiếm sự thật,” đề cập đến giác ngộ về sự tự biết mình. Hãy để chúng tôi bắt đầu.

Tự Biết Mình

Tự biết mình vừa là một phương pháp vừa là một trạng thái của tư tưởng. Nếu bạn biết, từ khoảng khắc này đến khoảng khắc kia, cái đang xảy ra cả bên trong bạn và cả bên ngoài bạn, thì bạn đã đạt tới một tầng thứ giác ngộ. Trong thực tế, chìa khóa để trải nghiệm tất cả các trạng thái giác ngộ là bắt đầu với việc thực hành tự biết mình.

Có hai tầng thứ của sự tự biết mình. Thứ nhất là trở nên hiểu biết về tất cả những rào cản và sự tiêu cực đứng chắn giữa bạn và sự hiểu biết đầy đủ về Cái Tôi tinh thần quyền năng, sáng tạo. Trong một tầng thứ trần thế, bạn nhận ra là tất cả mọi thứ tìm cách để được hiện diện đầy đủ với chính bạn và những người khác. Nếu bạn có những mục tiêu và những dự án tuyến tính trên thế giới, bạn sẽ quan sát thấy tất cả những cách bạn trở nên đồng hóa với những hoạt động trần thế của bạn và làm thế nào bạn có thể làm hỏng các kế hoạch của chính mình, hay làm mọi thứ khó khăn hơn là chúng cần. Có lẽ bạn đã tự trói buộc giá trị bản thân mình với việc bạn phải xuất hiện như thế nào khi làm những công việc trần thế, theo một số ý tưởng được lập trình trước hay một số hình ảnh của cái mang ý nghĩa thành công.

Bạn có thể nhận thấy tâm trí có ý thức của bạn đang liên tục chuẩn bị cho tương lai như thế nào, hay đang cố gắng trốn thoát quá khứ như thế nào. Bạn có thể quan sát thấy tâm trí ứng xử như thế nào khi có những thứ dường như thách thức sự an toàn và lành mạnh của thân thể vật lý. Bạn đã hiểu về sự khác nhau giữa sự nguy hiểm thực sự và sự nguy hiểm do tưởng tưởng hay sự nguy hiểm do nhận thức mà không có cơ sở trong thực tại bên ngoài, chỉ là nỗi sợ tâm lý.

Bạn quan sát tất cả các cách bạn bị ràng buộc với những mục đích và những viễn cảnh của bạn. Sự ràng buộc là một rào cản chính đối với sự giác ngộ bởi vì bạn không hiện diện đầy đủ trong khoảng khắc nếu bạn liên tục tương lai hóa cái mà bạn khao khát như một kết quả. Tâm trí sẽ có xu hướng bị ám ảnh, liên tục vạch ra kế hoạch, và lo lắng về những hậu quả có thể của những vấn đề trần thế của bạn.

Nếu bạn thực sự chu ý đến sự chuyển động của tư tưởng, bạn sẽ thấy rằng hầu như tất cả mọi thứ bên trong tâm trí chưa giác ngộ là về sự an toàn của thân thể, hay sự bảo tồn một hình ảnh nhận thức của bản thân mà bạn đã phát triển khi lớn lên trong thế giới này.

Hãy để chúng tôi đi vào một vài động lực thêm nữa về việc tâm trí điển hình ngăn cản sự quan sát trong sạch như thế nào. Như chúng tôi đã nói trước đây, các bạn sống đồng thời trong một thế giới tuyến tính và một thế giới phi tuyến. Từ một nhận thức tuyến tính, việc lập kế hoạch và xác định mục đích là không thể tránh được, thậm chí nó chỉ là xắp đặt những cuộc hẹn hay thực hiện những nhiệm vụ gia đình. Một phần của tâm trí được định hình một cách thích hợp để giải quyết những vấn đề trần thế, nhưng khi tầng thứ đó của tâm trí can thiệp vào việc thiền định và sự quan sát trong sạch, điều đó mang các bạn rời xa sự giác ngộ về việc tự biết mình.

Phản ứng có lợi nhất đối với tiếng nói huyên thuyên đó của cái trí là nhận biết, mà không có sự phán xét, tâm trí đang liên tục chuẩn bị cho tương lai như thế nào. Quan sát chuyển động của tư tưởng. Nhìn xem nó liên tục mường tượng ra các viễn cảnh về cái có thể xảy ra như thế nào. “Nếu như thế này, nếu như thế kia,” nó lảm nhảm, liên tục, không dứt.

Tâm trí nghĩ nhiệm vụ của nó là bảo vệ bạn và giữ bạn an toàn, và đến một mức độ nhất định nó làm như vậy. Nhưng nó không hiểu rằng thân thể của bạn có một sự thông minh gắn liền với nó có thể báo động cho bạn nếu có điều gì đấy thực sự nguy hiểm. Trừ khi một ai đó đang chĩa một khẩu súng vào đầu bạn, hay một con hổ đang tấn công bạn vì bạn đã vào hang của nó, hay một tảng đá đang lăn từ trên đồi xuống, vv.., thì bạn không ở trong một mối nguy hiểm thực sự nào.

Bản ngã của bạn có tất cả những loại viễn cảnh tưởng tưởng khơi dậy nỗi sợ. Nếu bạn đã rơi vào những ảo ảnh của bản ngã, bạn sẽ ngay lập tức nhận ra những cảm xúc sợ hãi trong thân thể khi bản ngã dự tính tất cả những thảm họa tưởng tượng có thể xảy ra. Nếu chúng là những mối nguy hiểm vật lý đang được thấy trước, thì đó là bởi vì bản ngã không tin tưởng vào sự thông minh trực giác của thân thể. Nếu bạn hòa nhịp vào thân thể một cách cẩn thận, nó sẽ nói cho bạn nếu có bất kỳ mối nguy hiểm thực sự nào. Có một sự khác nhau giữa sự lo lắng của bản ngã về cái ẩn sau khúc quanh tiếp theo trên con đường, và cảm giác của thân thể rằng có một tai nạn và bạn tốt nhất nên chậm lại trước khi nó xảy ra.

Khi bạn thiền định và thực hành việc tự quan sát, bạn sẽ trở nên hiểu biết hơn về sự khác nhau giữa những mối nguy hiểm thực sự và mối nguy hiểm do tưởng tượng. Không thể đạt được những trạng thái thiền định được mô tả bên dưới nếu bạn liên tục cảnh giác về những mối nguy hiểm tiềm tàng, hay đang sử dụng rất nhiều thời gian và năng lượng để cố gắng bảo vệ thân thể.

Thêm vào với mối bận tâm về việc bảo vệ thân thể và bảo vệ những hình ảnh tưởng tưởng, bắt đầu nhận ra cái gì khác làm bạn không thể tự quan sát một cách minh bạch hoàn toàn. Nó có phải là sự phán xét? Trạng thái của tư tưởng biết sự “phán xét” xuất hiện khi bạn có những hệ thống niềm tin cốt lõi tiêu cực hay những vấn đề tình cảm chưa được giải quyết khiến bạn dán nhãn là “xấu xa” hay “sai trái.” Trong thực tế, sự phán xét, như chúng tôi đã định nghĩa, là hành vi quy kết một ai đó hay một cái gì đó là sai trái, bao gồm các bạn. Điều này ngụ ý rằng bạn tin một ai đó hay một cái gì đó có thể lấy mất sự an bình, niềm vui hay trạng thái đáng khao khát của bạn.

Một ví dụ đơn giản là khi bạn đang cố gắng thiền định và ông hàng xóm thì đang khởi động một cái quạt gió. Nó là có thể để hợp nhất cái quạt gió vào sự thiền định của bạn, hay ít nhất là quan sát những cảm xúc mà nó tạo ra trong bạn. Tuy nhiên, nếu bạn rơi vào sự phán xét, một phản ứng sẽ có vẻ giống như thế này: “Người hàng xóm vô duyên, mất lịch sự. Làm sao lại đi chạy một cái quạt gió vào ngày thứ sáu lúc 7 giờ sáng? Đúng là thằng ngốc!” Sau ý nghĩ là cảm xúc của sự bực tức hoặc giận dữ hoàn toàn. Hơi thở của bạn trở nên nông và thất thường và việc thiền định của bạn bị dang dở.

Sự tự biết mình đề xuất bạn đơn giản nhận biết phản ứng và sau đó trở lại với sự quan sát trong sạch.

Dạng này của sự giác ngộ dẫn đến những dạng đáng khao hát hơn bởi vì nó phá vỡ chu kỳ ảo ảnh. Những ảo ảnh bị xóa tan khi chúng được mang ra Ánh Sáng. Sự quan sát trong sạch mang tất cả những thứ đã bị che dấu ra Ánh Sáng – chúng chủ yếu là vô giá trị trong kế hoạch vĩ đại về mọi thứ.

Rào cản lớn nhất đối với sự giác ngộ là sự phản ứng thái quá của tâm trí đối với những mối nguy hiểm do bản ngã nhận thức, và sự khăng khăng của bản ngã khiến bạn cần nhiều và nhiều hơn thứ này, ít và ít hơn thứ kia, trước khi bạn có thể hạnh phúc. Trong thực tế, ghi nhận hình ảnh tưởng tưởng và cách nó bóp méo thực tại, là một phần của sự tự biết mình.

Một vị thầy gọi bản ngã là, cái “tôi bé nhỏ nghèo khó.” Nếu bạn nói lên mối bận tâm của nó, bạn có thể nói, “Tôi không bao giờ đủ tốt. Tôi phải luôn luôn phấn đấu nhiều và nhiều hơn, tốt và tốt hơn. Không gì là tôi không vượt qua. Tôi không thể nghỉ ngơi và thư giãn, bởi vì luôn luôn có một điều gì đấy thêm nữa phải làm. Công việc nhà chưa xong. Các hóa đơn chưa thanh toán. Làm sao tôi có thể nghỉ ngơi khi tôi có rất nhiều vấn đề trong mối quan hệ của tôi? Cái gì xảy ra nếu ông hàng xóm lại khởi động cái quạt gió lần nữa?” Liên tục chạy, đuổi theo cái đuôi của nó, cho đến khi sự tự biết mình cuối cùng xen vào vị trí của nó.

Nhớ rằng, bạn phải quan sát cái tôi chưa giác ngộ mà không có sự phán xét. Việc cố gắng làm nó biến đi, hay kết tội nó và xác định nó là xấu xa hay sai trái, giữ bạn trong vòng luẩn quẩn. Đơn giản nhận biết, quan sát, và theo dấu những trò hề của nó, mà không bị bắt vào các động lực hay vào vở kịch của nó.

Khi các bạn tiếp tục thực hành việc tự quan sát, cuối cùng nó sẽ trở nên dễ dàng hơn để giữ sự chia tách với bản ngã và những hoạt động của nó. Sau đó, tại một điểm nào đó, bạn có thể đi vào một trong những trạng thái khác của tư tưởng đi cùng sự giác ngộ.

Khi bạn tiếp tục quan sát, mà không có sự phán xét, tất cả các khúc quanh và các lối rẽ trong các tình cảm và các ý nghĩ của các bạn, có một khả năng là bạn có thể vượt qua những lan man và rỗng tuếch của cái trí và đi vào một trạng thái cao hơn, như là nhận ra sự hoàn hảo vốn có bên trong tất cả mọi thứ và nhìn thấy tất cả mọi thứ hợp nhất với nhau như thế nào.

Chấp Nhận Hoàn Toàn

Trái ngược với sự phán xét là sự chấp nhận. Chấp nhận hoàn toàn có nghĩa là bạn nhìn một cách chính xác vào cái đang xảy ra, từ khoảng khắc này đến khoảng khắc kia, mà không có cảm giác của việc quy kết bất kỳ thứ gì hoặc bất cứ ai là sai trái. Đây là kết quả tự nhiên của việc quan sát trong sạch, như đã mô tả trong phần trên.

Khi có sự chấp nhận hoàn toàn, tất cả sự phản kháng với cái là, ngừng lại. Không còn bất kỳ mong muốn trốn vào quá khứ (để tránh một điều gì đấy bạn đã cho là sai trái), hay mơ màng viển vông về tương lai (bởi vì bạn thấy hiện tại là không thể chịu đựng nổi do sự phản kháng của bạn).

Sự chấp nhận không giống với việc cam chịu một cuộc sống cực nhọc hay buồn thảm. Nó không phải là việc giơ tay đầu hàng những thứ về bản chất là không thể chấp nhận được, như là bị đối xử vô lễ bởi những người xung quanh bạn. Trong thực tế, trước khi bạn có thể thực sự thay đổi những thứ không thể chấp nhận được, trước tiên bạn phải hoàn toàn không phán xét và có mong muốn đối mặt với mọi thứ chính xác như chúng là, với sự quan sát trong sạch.

Sự tương tự tốt nhất chúng tôi có, là nghĩ về việc lái xe giữa hai thành phố. Nếu bạn muốn tới Seattle, và bạn nghĩ bạn đang ở San Francisco, nhưng bạn lại thực sự ở Dallas, bạn sẽ vẫn kết thúc ở Chicago. Với những người không rành về địa lý, Seattle nằm phía bắc của

San Francisco, và Chicago ở phía bắc của Dallas. Nếu bạn muốn đến Seattle, trước tiên bạn phải chấp nhận rằng bạn đang ở Dallas thay là đang ở San Francisco, có nghĩa là bạn phải lái xe theo hướng tây bắc để tới đích của bạn.

Liên quan đến chủ đề về sự giác ngộ thông qua sự chấp nhận hoàn toàn tất cả mọi thứ (và không thứ nào), những yêu cầu bao gồm việc chấp nhận nơi bạn là trong mọi khoảng khắc. Nếu bạn có sự chấp nhận hoàn toàn, thì bạn có thể đến nơi mà bạn thực sự muốn, bởi vì sẽ không có sự bóp méo hay sự lừa dối hiện diện. Bạn nhìn thấy tất cả mọi thứ được phơi bày trước bạn trong sự rõ ràng và nó trở nên hiển nhiên một cách chính xác con đường nào bạn phải đi để giành được những mục tiêu, những giấc mơ và những viễn cảnh của bạn.

Trước đây, chúng tôi đã nói một trong những châm ngôn về sự giác ngộ, rằng không có các con đường dẫn đến sự giác ngộ. Các bạn có thể nghĩ rằng điều đó là một nghịch lý (và bạn có thể đã đúng). Làm thế nào bạn có thể đạt được sự giác ngộ nếu không có những con đường dẫn đến nó?

Nhớ rằng bạn sống trong cả thời gian tuyến tính và cả thời gian phi tuyến. Sử dụng sự tương tự về việc di chuyển giữa hai thành phố của chúng tôi một lần nữa, trong vương quốc thời gian tuyến tính, bạn lập kế hoạch đi, lấy xe và bắt đầu khởi hành. Từ một nhận thức phi tuyến, bạn đã ở khắp mọi nơi, do đó ý tưởng lái xe từ một thành phố này đến một thành phố khác là vô nghĩa.

Chúng tôi bắt đầu mục này với các trạng thái giác ngộ yêu cầu một số loại “hành động” hay phương pháp, và dần dần di chuyển vào những trạng thái mà không thể đạt được bằng bất cứ phương pháp nào đã biết. Tất cả mọi thứ các bạn có thể làm là tạo ra môi trường phù hợp và trạng thái tư tưởng phù hợp cho sự giác ngộ sâu hơn và cao hơn xảy ra.

Trở Thành Một Với Thượng Đế

Khi tâm trí trở nên tĩnh lặng, nó là có thể để hòa nhịp vào bất cứ thứ gì và hòa nhịp vào tất cả mọi thứ, mà không có các nhãn hiệu. Điều này được gọi là nhận thức trực tiếp. Giờ đây, thay cho việc nghĩ, “Đó là một cái cây. Nó là một cây sồi. Nó sinh ra quả và có những chiếc lá xanh thẫm vào mùa hè,” vv.., bạn sẽ đơn giản nhận thức đối tượng một cách trực tiếp mà không tham khảo những sản phẩm của nó và ứng xử của nó. Tất nhiên, nếu cần, bạn vẫn sẽ có những sự tham khảo trong tiềm thức của mình và chúng có thể có ích khi kết nối với những người khác, nhưng tư tưởng của bạn không bị đồng hóa với cái bạn đang quan sát.

Tại một thời điểm, sẽ không còn người quan sát nữa và bạn trở nên là một với thứ bạn đang nhận thức. Điều đó có nghĩa là không có cảm giác của “Tôi” hay “ta” đang nhận thức một thứ bên ngoài cái tôi (như là cây sồi).

Một định nghĩa phổ biến của sự giác ngộ là, “Trở nên hiểu biết về sự Nhất Thể của bạn với Thượng Đế.” Bạn không còn nhận thức bất kỳ sự chia rẽ nào giữa bạn và Sự Sáng Tạo. Có một bài tập đơn giản để đạt được một trải nghiệm ngộ về điều này. Đơn giản đi vào thiền định và hình dung rằng tất cả mọi thứ bạn nghĩ bạn là-không tồn tại, và tất cả mọi thứ bạn nghĩ bạn không là-là người mà bạn thực sự là. Nếu bạn tiếp tục thực hiện bài thiền này, bạn sẽ ghi nhận rằng tất cả các nhãn hiệu và các quy ước về cái bạn gọi là, “cuộc sống của bạn,” biến mất, nhưng sự hiểu biết của bạn về vũ trụ và về tất cả mọi thứ bên trong nó được giữ lại. Bạn đơn giản biết rằng tất cả mọi thứ tồn tại, chính xác như nó là, và bạn có thể hòa nhịp vào bất kỳ phần nào của nó và nhận thức một cách chính xác cái gì đang xảy ra. Điều

này vượt trên tầng thứ của cái trí, mặc dù tâm trí có thể bị ràng buộc như một người quan sát, nếu cần thiết.

Làm thế nào để trở thành Một với Thượng Đế khi một ai đó bị ràng buộc trong những hoạt động trần thế? Một trong những đặc điểm của một ai đó đang trong trạng thái tư tưởng Thượng Đế là anh ấy hay cô ấy “nhìn thấy Thượng Đế trong tất cả mọi người và trong tất cả mọi thứ.” Không còn bất kỳ sự “quy kết sai trái” hay sự phán xét nào. Linh hồn có tư tưởng Thượng Đế nắm lấy niềm vui trong tất cả mọi người, mọi nơi hay mọi thứ, và nhìn thấy vẻ đẹp vốn có trong tất cả mọi thứ. Bản ngã, với các nhu cầu thân thể của nó và các bản năng duy trì, vv.., yên lặng. Trọng tâm là về cái gì thực sự xảy ra xung quanh (và bên trong) linh hồn. Không có sự diễn giải và sự định lượng có liên quan.

Một linh hồn có tư tưởng Thượng Đế có thể là một vị thầy bên ngoài, hay có thể ở trong một vương quốc rất riêng tư, phụ thuộc vào cái mà anh ấy hay cô ấy được hướng dẫn, nhưng tất cả mọi người mà linh hồn đó gặp trở thành một phần của một cuộc đối đầu Thần Thánh, một cuộc gặp gỡ thần thánh, một cơ hội cho việc hợp nhất và sự Nhất Thể. Sẽ có một dạng kết nối tự nhiên và dễ dàng hiện diện, nếu cần thiết, không phụ thuộc vào sự đồng hóa với bản ngã. Điều đó là bởi tất cả mọi thứ đang đến từ nhận thức của sự hợp nhất. Không có sự chia rẽ. Nhờ vào trạng thái này, một tình yêu tự nhiên được sinh ra.

Các linh hồn trong trạng thái Thần Thánh này sẽ một cách tự nhiên trao và quan tâm chu đáo đến những người khác, mà không cố gắng quá mức để là thần thánh. Không có điều gì để chứng minh, và không có điều gì để giành được, chỉ đơn giản hành động một cách tự nhiên theo các cách khiến tăng cường sự duyên dáng Thần Thánh của Sinh Mệnh.

Tách Ra Chân Thực

Hãy để chúng tôi nói thêm một chút về sự quan sát trong sạch. Khi các bạn đã đạt được trạng thái không phán xét liên quan đến tất cả mọi thứ đang diễn ra, cả bên ngoài và bên trong, bạn trở nên hiểu biết rằng tất cả mọi thứ chỉ đơn giản là tư tưởng. Không có việc “Tôi” hay “ta” đang làm một điều gì đấy. Nó đơn giản chỉ là sự chuyển động của tư tưởng. Tư tưởng tự bản thân nó đang phát ra các trạng thái của tâm trí. Không còn một cái tôi đang quan sát nó. Cái tôi đã trở thành một phần của cái đang được quan sát. Giờ đây chỉ có “cái là.” Không hơn, không kém.

Không có cảm giác rằng “Tôi giận dữ.” Chỉ có một khuôn mẫu của năng lượng mà một phần của tâm trí dán nhãn là “giận dữ.” Nó trở thành một sự ham hiểu biết, một mầu sắc, mùi vị và kết cấu riêng biệt, đang chạy ngang màn hình của tư tưởng. Nó được quan sát, bởi tư tưởng, cho đến khi nó chạy qua hết màn hình và được thay thế bằng một mầu sắc, mùi vị và kết cấu khác.

Có một thân thể vật lý, không phải tâm trí hay cái gì của bạn, chỉ một thân thể, một phần của tư tưởng, đang có các cảm giác và sự chuyển động năng lượng bên trong nó. Có một thế giới tự nhiên, hay thế giới do con người tạo ra, hay một sự kết hợp của cả hai. Có các hành tinh, các vì sao, các dải thiên hà, và tương tự. Có các hình tư tưởng của loài người và của những sinh vật khác. Có một sự chuyển động của Tinh Thần, khổng lồ và vô tận.

Tại một số điểm, trạng thái tách ra chân thực sẽ ngừng lại và cái tôi sẽ trở lại để quan tâm đến các nhiệm vụ Trái Đất. Tuy nhiên, một mức độ tách ra nào đó có thể được giữ lại luôn luôn, đủ để nới lỏng sự kìm kẹp của bản ngã, như thế bạn có thể nhìn thấy rằng không thứ gì thực sự quan trọng hơn hay kém hơn một thứ nào khác, có lẽ ngoại trừ sự tự biết mình.

Vô Hạn

Nó là có thể, trong khi thiền định, đi vào các vương quốc phi tuyến, như thế toàn bộ thời gian đó trở nên vô nghĩa. Tất nhiên, điều này khó mà đạt được trên thế giới bởi những đòi hỏi không dứt đối với các linh hồn để làm việc, liên kết, và quan tâm đến những nhiệm vụ hàng ngày.

Nếu bạn xắp đặt cuộc sống của bạn theo một cách thức mà những nhu cầu cơ bản của bạn được đáp ứng và bạn đã làm yên lặng bản ngã đủ để không can thiệp vào việc thiền định của bạn, thì nó là có thể để sống trong một trạng thái vô hạn.

Điều này không có nghĩa là thời gian ngừng lại. Ngược lại, một cách vật lý, thời gian tuyến tính vẫn trôi qua theo cách thức thông thường của nó. Nhưng tư tưởng của bạn không còn đồng hóa với nó. Thay vào đó, bạn tự thấy mình trong một nơi không chịu ảnh hưởng của thời gian, không có các ý nghĩ về quá khứ và tương lai. Một lần nữa, đó là sự quan sát trong sạch, nhưng giờ đây một cái gì đấy đã chuyển đổi. Thay cho việc quan sát bản ngã với những loay hoay không dứt của nó, bạn đang quan sát bản chất của chính sự sống, một điệu nhảy vô tận không có mục tiêu và không có ham muốn.

Không Ham Muốn

Nó là cực kỳ khó khăn để là một trạng thái không ham muốn nhiều hơn một vài khoảng khắc thời gian, nhưng nó là một trải nghiệm siêu phàm nhất. Sự không ham muốn thực sự xuất hiện khi bạn nhận ra, trong một tầng thứ sâu sắc và uyên thâm, rằng bạn thực sự có tất cả mọi thứ mà bạn cần, ngay ở đây và ngay lúc này. Không có nơi đâu để đi và không có gì phải làm, chỉ đơn giản là trong khoảng khắc hiện tại.

Khi các bạn đi vào một trạng thái vô hạn, tất cả ham muốn ngừng lại và bạn trở thành Một với tất cả mọi thứ. Đối với nhiều người, đây là mục tiêu tối cao của việc thiền định và tăng trưởng tâm linh, nhưng nó không phải là kết thúc của cuộc hành trình. Trong một số mặt, nó mới chỉ là sự bắt đầu.

Điều cuối cùng sẽ từ bỏ là ham muốn giác ngộ. Cho đến khi các bạn đạt đến điểm đó, một khao khát cháy bỏng của bạn là thoát khỏi maya, ảo ảnh, leila, hay bất cứ cái tên nào các bạn gọi nó, và nắm lấy sự Thần Thánh. Điều đó có thể trở thành một nỗi ám ảnh chi phối hoàn toàn, có lẽ đó là nỗi ám ảnh duy nhất có giá trị.

Có một Thiền Sư và một đệ tử kiêu ngạo. Người đệ tử đã cố gắng miễn cưỡng thực hành những nguyên tắc Thiền, nhưng dường như thiếu động lực. Một ngày, thầy của anh ta bất ngờ dúi đầu của người đệ tử vào một thùng nước và giữ cho đến khi anh ta kiệt sức. Vào thời điểm cuối cùng, người thầy nâng đầu của đệ tử ra khỏi thùng nước. Người đệ tử thở hổn hển trong vài phút và khi anh ta bình thường trở lại, vị Thiền Sư nói với anh ta, “Nếu trò khao khát Thượng Đế nhiều như trò khao khát hơi thở, thì cuối cùng trò sẽ tận tâm tu hành.”

Do vậy nó là tốt khi khao khát sự giác ngộ. Nhưng biết rằng tất cả những khao khát, bao gồm cả khao khát này, cuối cùng sẽ tan biến. Đó là cái mà những vị thầy ngụ ý khi họ nói rằng không có con đường dẫn đến sự giác ngộ, không có con đường đạt được nó. Hành động cố gắng giành được một điều gì đấy trái ngược với sự giác ngộ.

Đi Vào Tĩnh Lặng

Liên hệ chặt chẽ với sự vô hạn và không ham muốn là trạng thái tĩnh lặng thực sự. Khi tất cả ham muốn và những ý nghĩ về quá khứ và tương lai đã ngừng lại, tâm trí không

còn bất cứ lý do nào để tiếp tục những phương thức không ngừng nghỉ của nó và như thế cuối cùng nó rơi vào im lặng.

  1. Krishnamurti, trong sổ tay và trong nhiều tác phẩm của anh ấy, mô tả trạng thái tĩnh lặng. “Một lá cỏ trở thành một thứ kỳ diệu. Một điều gì đấy không tên và vô danh, một điều gì đấy thần thánh đi vào sinh mệnh, không mời, không dự kiến. Nó đến qua cánh cửa mở khi tâm trí đã ngưng lại tiếng nói huyên thuyên không dứt của nó…”

Nếu bạn từng có vài khoảng khắc không có bất cứ chuyển động của ý nghĩa nào, thì bạn biết rằng trạng thái tĩnh lặng có giá trị hơn tất cả những trải nghiệm có giá trị mà các linh hồn đã tích lũy trong cuộc hành trình của họ trên thế giới. Khi bạn trở lại với các vương quốc của không gian và thời gian, không có gì giống như vậy. Bạn đã thay đổi mãi mãi.

Trong một trạng thái tĩnh lặng thực sự, tất cả mọi khoảng khắc được đóng nhãn mới.

Nó cứ như thể là bạn đang nhìn tất cả mọi thứ lần đầu tiên, vào mọi lúc.

Đây là trạng thái của cái mà Krishnamurti đã viết, “Sự thật là mảnh đất không lối vào.” Nếu bạn đang trên một lối vào, thì bằng định nghĩa này, bạn bị khóa trong thời gian và không gian, đang chờ đợi cho một điều gì đấy đạt được trong tương lai. Tuy thế, bạn có thể lựa chọn đơn giản là với trải nghiệm đó, khi nó là một phần của cái là. Quyết định một cách có chủ ý ra khỏi lối đi đó không phải là câu trả lời, bởi vì bạn vẫn còn trên một lối đi, trong trường hợp này là lối đi của sự từ bỏ. Xét đến cùng, sự từ bỏ làm việc nếu nó được mang đến cực điểm của nó, bởi vì từ bỏ có nghĩa là từ chối, trong ý nghĩa thực sự của ngôn từ, và nếu bạn từ chối tất cả mọi thứ, thì thứ duy nhất giữ lại là sự thật tuyệt đối, cái có thể không bao giờ bị từ chối. (Ở đây, chúng tôi không sử dụng định nghĩa truyền thống về sự từ chối, cái có nghĩa là khước từ việc nhìn vào sự thật. Thay vào đó, chúng tôi đang làm trống rỗng tư tưởng của chúng ta về tất cả mọi thứ cho đến khi không còn gì ở lại ngoại trừ cái tồn tại bên dưới và bên trên tất cả sự nhận thức.)

Trở Nên Trống Rỗng Hoàn Toàn – Đi Vào Hư Không

Một số vị thầy tâm linh nói về việc hợp nhất với tất cả mọi thứ, và đó là một con đường đi đến sự giác ngộ, hay chúng tôi nên nói là, thuộc tính giác ngộ. Một thứ khác là cái được gọi là con đường trái ngược, cái về bản chất bao gồm việc kết thúc của bản ngã, hay cái chết của cái tôi bé nhỏ. Trong trạng thái này, có sự trống rỗng hoàn toàn, không có gì. Không còn bất cứ một khái niệm nào về Thượng Đế, hay thậm chí là Sự Sáng Tạo. Đơn giản là sự trống rỗng (void), vượt trên tất cả hình dạng và vật chất. Thực sự không có từ nào để mô tả khoảng trống này, nhưng nó có ý nghĩa cực kỳ lớn lao đối với những người đã đi vào trạng thái đó. Tất cả mọi thứ chúng tôi có thể làm là mô tả một số trạng thái của tư tưởng đã được trải nghiệm khi các linh hồn hiện ra từ trạng thái không sinh mệnh này.

Điều Chưa Biết

Một trong những chìa khóa của sự giác ngộ là một sự sẵn lòng đối diện với điều chưa biết. Bản ngã luôn luôn rút về sự tiện lợi và quen thuộc của điều đã biết, nhưng việc trở nên dính mắc vào nó, xét đến cùng, là một cái chết chậm. Trong khi cái chết thực sự là một sự kết thúc của cái đã biết, nỗi sợ cái chết nảy sinh từ sự ràng buộc vào cái đã biết.

Loài người đang ở trong một cuộc khủng hoảng vĩ đại bởi vì sự ràng buộc của nó với cái đã biết. Einstein đã nói rằng các vấn đề của chúng ta không thể được giải quyết tại một tầng thứ khi mà chúng được tạo ra bên trên tầng thứ đó. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải có mong muốn khám phá vào điều chưa biết và buông bỏ sự ràng buộc với núi kiến thức của

chúng ta. Những ký ức được tích lũy, trong khi có ích tại một số thời điểm, là một cạm bẫy

đối với linh hồn trên con đường giác ngộ.

Khi một người sẵn sàng nói, “Tôi không biết”, thì có sự khiêm tốn và một mong muốn tìm kiếm một cách tiếp cận mới.

Lý do thực sự mà bản ngã sợ điều chưa biết là nó e ngại sự qua đời của chính nó và nó nghĩ nếu nó không có một cái gì đấy hữu hình để nó bám vào, thì nó sẽ ngừng tồn tại. Có lẽ điều đó là đúng, từ một nhận thức, nhưng cũng có thể mang bản ngã vào sự thẳng hàng với linh hồn. Điều này yêu cầu niềm tin, một cái gì đấy mà bản ngã không thấy thuận tiện.

Với sự tự biết mình, chúng ta có thể ghi nhận tất cả những cách tinh vi và không tinh vi mà bản ngã cố gắng quay trở lại với sự quen thuộc. Tuy thế chúng ta quyết tâm vượt lên trên cái hộp bé nhỏ gọn gàng mà chúng ta đã tự xây nên cho mình.

Hầu hết các linh hồn, khi họ nói về việc sống bên ngoài hộp, không nhận ra rằng họ vẫn đang sống trong một chiếc hộp. Có lẽ nó là một chiếc hộp lớn hơn và nhiều màu sắc hơn cái hộp mà hầu hết loài người đang sống, nhưng nó vẫn là một chiếc hộp.

Sự duy linh về cơ bản cũng là một chiếc hộp lớn hơn. Thay là tin tưởng vào những thứ vật chất, giờ đây chúng ta tin vào những thứ với một bản chất lớn hơn. Tuy thế bản thân niềm tin là một chiếc hộp, như thế chúng ta đã trao đổi từ một chiếc hộp rất hẹp, đông đúc, kém màu sắc (sự truy cầu vật chất) lấy một chiếc hộp trang trí đẹp hơn và rộng hơn. (niềm tin của chúng ta vào Thượng Đế, hay một vũ trụ tâm linh). Chúng ta vẫn bị bẫy, bởi vì chúng ta đã tạo ra hình ảnh về Thượng Đế bên trong chính chúng ta. Chúng ta đã tự thuyết phục mình rằng đây là thật và chúng ta nghĩ là đã đến được một nơi cao quý, nhưng chúng ta đang tự đánh lừa chính mình. Thượng Đế là không giới hạn. Nếu chúng ta có một hình ảnh tĩnh, khóa cứng về cái Thượng Đế là, thì chúng ta đã bị bẫy trong một chiếc hộp to hơn do chính chúng ta tạo ra.

Để hoàn toàn ra khỏi hộp, ra ngoài tất cả những chiếc hộp, chúng ta phải buông bỏ tất cả những khái niệm về Thượng Đế. Điều này giống với việc buông bỏ ham muốn sự giác ngộ. Cho đến khi chúng ta ở trong một trạng thái giác ngộ, chúng ta thực sự không biết nó là gì. Chúng ta có các ý tưởng về nó, chúng ta đã đọc vô số những cuốn sách về nó, chúng ta đã từng ngồi dưới chân của rất nhiều bậc đạo sư và đã được nói cho biết về nó, nhưng đó không phải là nó. Như một Thiền Sư đã nói, “Sự giác ngộ không phải là cái mà bạn nghĩ.” Do đó, chúng ta phải vượt lên trên tâm trí để sự giác ngộ hé nở nơi chúng ta.

Vui Sướng Và Say Mê

Các linh hồn đã vượt lên trên tâm trí và đi vào sự vô hạn, sự không ham muốn và sự tĩnh lặng cảm thấy say mê khi họ trở lại thế giới. Vui sướng và say mê là các trạng thái tự nhiên xuất hiện khi một người đã thoát khỏi sự tiêu cực của bản ngã. Trong một ý nghĩa kỹ thuật, chúng xuất hiện khi một người đã hoàn toàn chấp nhận tất cả mọi thứ. Một cách thú vị, điều này trái ngược với sự từ chối hoàn toàn đã đề cập bên trên. Sự chấp nhận và sự từ chối là các con đường trái ngược nhau, nhưng chúng đều dẫn đến sự giác ngộ (hay là đến mảnh đất không lối vào của Krishnamurti). Đây là nói dối nghịch lý. Để ở trong một trạng thái vui sướng và say mê, bạn phải chấp nhận sự phi giác ngộ (non-enlightenment) cũng như sự giác ngộ (enlightenment).

Trong giáo phái Sufi của Hồi Giáo, sự bất hạnh và nỗi đau khổ được tôn vinh nhiều như niềm vui và sự thành công. Nếu bạn sẵn lòng chấp nhận tất cả những tình cảm, thì nó là

có thể để cảm nhận niềm vui say mê thậm chí ở giữa những bất hạnh và đau khổ. Trong khi nghịch lý này không được tìm thấy trong những người bị ràng buộc với bản ngã, nó tạo ra ý nghĩa hoàn hảo cho những người đã chấp nhận “cái là” một cách hoàn toàn và trọn vẹn. Nếu có sự chấp nhận tất cả mọi thứ, bao gồm cả sự tiêu cực, thì không có sự phản kháng. Khi không có sự phản kháng, thì không có nỗi đau hay sự ràng buộc. Khi không có nỗi đau hay sự ràng buộc, thì có năng lượng vô hạn, niềm vui sướng và sự say mê.

Điều Không Thể Biết

Vượt trên tâm trí là vương quốc của điều không thể biết. Nó là không thể biết bởi vì chúng ta không thể biết nó, nhưng chúng ta có thể trải nghiệm nó. Tâm trí phải giữ tĩnh lặng trong khi đối mặt với điều không thể biết bởi vì không có cách để hiểu hay giành được nó. Nó không có ranh giới, không có đường biên. Không có chiếc hộp. Chúng ta không thể chạy đua cho sự an toàn của những ý tưởng và những khái niệm của chúng ta. Chúng không hơn được. Chúng ta ở trong lãnh thổ chưa được thăm dò và những la bàn và những tấm bản đồ là vô giá trị ở đây. Thậm chí việc cố gắng nói về nó trong cuốn sách này cũng là một việc có ít hiệu quả. Tuy thế bằng việc nói về nó, chúng tôi kích hoạt một điều gì đấy sâu bên trong linh hồn, một điều gì đấy mới mẻ trong từng khoảng khắc, một điều gì đấy không thể định nghĩa, vào bất kỳ lúc nào.

Sự say mê và vui sướng không xảy ra trong điều không thể biết; chúng xảy ra khi chúng ta trở lại từ cuộc hành trình của mình và đi vào thế giới. Điều không thể biết là sự trống rỗng (void), một điều gì đấy chúng ta không thể giải thích, và khi chúng ta quay lại, nó là hoàn toàn có thể để được lấp đầy với Tình Yêu và Tình Thương Không Giới Hạn của Thượng Đế. Chúng ta trở lại thế giới một cách sung sướng bởi vì chúng ta tự do đối với nó, thậm chí khi chúng ta ghi nhận rằng một thân thể/tâm trí/nhân tính là một phần của nó. Cái tôi nhỏ bé đó có một cái tên, tuổi, công việc, gia đình, vv.., tuy thế chúng ta tôn vinh tất cả về nó bởi vì nó là một phần của cái là.

Ngay khi chúng ta đã tới các vương quốc của sự giác ngộ, chúng ta có một sự lựa chọn. Chúng ta hoặc có thể ở đó, vui sướng mãi mãi, ngồi trong một hang động đâu đó cao trên các ngọn núi, hoặc chúng ta có thể mang một số những trạng thái đó trở lại thế giới với chúng ta và dạy những người khác. Chúng ta không thể dạy họ cách đạt được sự giác ngộ, nhưng chúng ta có thể chia sẻ với họ năng lượng của chúng ta và trao cho họ các công cụ và các kỹ thuật có thể giúp họ trên hành trình của họ. A Course In Miracle có nói “Bước cuối cùng được thực hiện bởi Thượng Đế.” Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể hướng dẫn các linh hồn cách tạo ra môi trường phù hợp cho sự giác ngộ xảy ra, nhưng Thượng Đế có tiếng nói cuối cùng.

Đó là mục đích của cuốn sách này – hướng dẫn các linh hồn đến nơi mà Thượng Đế

bên trong có thể thực hiện bước cuối cùng.

Môi trường cho sự giác ngộ bắt đầu với sự hợp nhất linh hồn. Ngay khi tất cả những phần của cái tôi được thẳng hàng, nó giống với việc mở khóa một tổ hợp có nhiều phòng. Chỉ khi tất cả các phòng được thẳng hàng thì cái còng mới bị phá bỏ và khóa mới được mở.

Hầu hết các bạn, những người đang đọc cuốn sách này đang ở trên Trái Đất để học về sự giác ngộ và giúp đỡ những người khác tìm kiếm nó. Mục tiêu của các bạn đơn giản là dẫn những linh hồn khác đi bao xa mà họ có thể về phía sự giác ngộ. Điều này có nghĩa là ở trên thế giới, ít nhất là một thời gian. Trong chương tiếp theo, chúng tôi sẽ nhìn vào cách làm thế

nào để mang sự giác ngộ vào thế giới. Trước khi tới đó, hãy để chúng tôi nhìn vào hai chủ đề

phổ biến hơn.

Sự Giác Ngộ Và Các Quyền Năng Tâm Linh/Huyền Bí

Một vài câu hỏi hiển nhiên khởi lên khi chúng tôi làm việc với các sinh mệnh con người, liên quan đến bản chất của các phép mầu, sự chữa bệnh tự nhiên và các quyền năng tâm linh và trực giác tiên tiến, do đó chúng tôi sẽ nói tóm tắt về các khả năng này.

Như các bạn biết, một linh hồn không cần phải đạt tới một trạng thái giác ngộ để thực hiện chức năng huyền bí hay trực giác, và trong thực tế, có những người thực hiện phép mầu chỉ có một tầng thứ hiểu biết sơ đẳng (so với những hành giả yoga, các rishi và các nhà hiền triết đã sử dụng cả cuộc đời để thiền định và phụng sự).

Ngược lại, những linh hồn giác ngộ có thể hoặc không chủ ý thực hiện chức năng huyền bí và trực giác. Trong một số mặt, việc có được những quyền năng này chẳng khác gì việc giành được giải thưởng khuyến khích. Nói cách khác, những khả năng như vậy trở nên ít ý nghĩa hay là không thích hợp khi một người đã giác ngộ.

Tuy thế mà, hãy để chúng tôi nói về cái được gọi là “các quyền năng” huyền bí và khả năng trực giác.

Có thể huấn luyện tâm trí (và thân thể) trình diễn những phép màu, nhưng trừ khi những hành động này được thấm đẫm tình yêu không điều kiện và tư tưởng cao hơn, việc chữa lành hiếm khi được lâu dài và trọn vẹn. Đôi khi nó là thích hợp cho một linh hồn học trước về các quyền năng tâm linh và huyền bí trong sự tiến hóa linh hồn của họ. Nó giống như câu chuyện nhử bằng củ cà rốt trong tâm lý học. Linh hồn có thể trao cho bản ngã/nhân tính con người một trải nghiệm ngộ liên quan đến việc sử dụng “các quyền năng cao hơn,” trong hy vọng là điều đó sẽ thổi lên động lực cần thiết để tận tâm với một cuộc sống phụng sự và tăng trưởng tâm linh.

Nhiều linh hồn, những người đã đang trên con đường tâm linh trong một thời gian dài, thấy rằng rất khó phát triển các quyền năng huyền bí và trực giác của họ. Điều này là bởi họ thiếu khả năng trình diễn những phép mầu, những phép chữa lành, kết nối ngoại cảm, hay những việc tương tự. Rất có thể là vì mỗi con đường của một linh hồn là khác nhau và Cái Tôi Cao Hơn của một sinh mệnh có thể xác định rằng việc tập trung vào các quyền năng huyền bí và tâm linh có thể là một sự chệch hướng với cái nó cho là những điểm trọng tâm quan trọng hơn trong quá trình học tập.

Ngay khi một linh hồn đã thực hiện được một tầng thứ hợp nhất cao, các quyền năng huyền bí và quyền năng tâm linh là một kết quả tự nhiên của một tầng thứ hiểu biết đó. Bạn không cần tìm kiếm chúng; chúng sẽ đến với bạn.

Những người có các quyền năng tiến tiến phát triển cao hầu hết đều cho rằng họ cảm thấy một sự Nhất Thể với con người, nơi chốn hay sự vật có liên quan trong các phép chữa lành nhiệm mầu hay trong kết nối ngoại cảm. Ví dụ, nếu họ đã học nghệ thuật tiến tiến psychokinesis (di chuyển đồ vật bằng tâm trí), họ sẽ cảm thấy một sự cộng hưởng hay mối quan hệ thân thiết với các đồ vật và trở thành Một với chúng. Sự kết nối tư tưởng này có thể được hình thành giữa những con người, những nơi chốn và những sự vật khắp vũ trụ. Việc trình diễn được những khả năng này một cách ổn định có nghĩa là bạn đã thực sự đi vào một trạng thái của sự Nhất Thể với tất cả.

Đối với những người đang di chuyển nghiêm túc trên một con đường tâm linh, nó là không cần thiết để lo lắng về việc sử dụng những quyền năng và những năng lực của bạn cho lợi ích của loài người. Điều đó sẽ tự nhiên xuất hiện mà không cần nghĩ nhiều. Nến bạn quan tâm về việc có hay không sử dụng những khả năng này cho lợi ích của tất cả, thì bạn cần vượt qua những sự ngờ vực và những nỗi sợ của bạn. Có lẽ nỗi sợ tiêu cực cốt lõi của bạn là bạn sẽ rơi trở lại bóng tối và mất đi tất cả những thứ mà bạn đã đạt được trên con đường giải phóng linh hồn. Trong trường hợp này, bạn có thể cần vượt qua nỗi sợ đó trước khi sẵn sàng sử dụng một cách ổn định những quyền năng huyền bí và những quyền năng tâm linh của bạn.

Nếu bạn gặp một vị thầy chứng tỏ được những khả năng tiên tiến và muốn dạy chúng cho bạn, hãy đi sâu vào bên trong và hỏi Cái Tôi Cao Hơn của bạn nếu đó là cách sử dụng tốt nhất thời gian và năng lượng của bạn. Biết rằng những khả năng này là có sẵn bên trong bạn, nhưng chúng có thể ngủ yên, đang chờ đợi sự kích hoạt phù hợp. Khi sự kích hoạt xuất hiện, những khớp thần kinh hoạt động trong não, kết nối các vùng cơ căng và vỏ não theo một cách khiến các khả năng huyền bí được phục hồi.

Đừng so sánh bạn với những người khác đã có những quyền năng vĩ đại hơn. Đó không phải là thước đo cho một tầng thứ tiến hóa của linh hồn. Quan tâm đến chính bản thân mình với việc hàn gắn những nỗi sợ và niềm tin nhỏ mọn. Thực hiện các quyền năng của sự tự biết mình. Đây là quyền năng có uy lực vượt xa việc ảnh hưởng đến người khác về mặt tâm linh.

Tiếp theo, hãy để chúng tôi nhìn vào mối quan hệ giữa sự giác ngộ và việc thăng lên.

Sự Giác Ngộ Và Việc Thăng Lên

Chúng tôi đã nghe thấy câu hỏi, “Nếu các hành giả yoga và các bậc đạo sư là rất giác ngộ, thì tại sao các thân thể của họ vẫn già đi và chết?” Câu trả lời phụ thuộc vào tầng thứ trọng tâm của linh hồn giác ngộ. Nếu mục tiêu của vị thầy là để giúp các linh hồn thay đổi những tình cảm và tâm trí của họ, thì việc họ làm với thân thể có tầm quan trọng nhỏ bé. Họ có thể đã hoàn thành các bài học Trái Đất từ lâu và đang đơn giản ở đâu đó một thời gian để đảm bảo những lời dạy của họ được đồng hóa bởi các linh hồn với một sự tận tâm cho việc tăng trưởng tâm linh.

Mặt khác, nếu lời dạy bạn đầu là làm thế nào để tôn quý ngôi đền thần thánh được gọi là thân thể vật lý, thì họ có thể chứng minh một số quyền năng siêu việt về việc trẻ mãi không già. Cho đến tận khi chuyển đổi, nó đã là cực kỳ khó khăn cho hầu hết linh hồn, thậm chí là những hành giả yoga và những bậc đạo sư, giữ được thân thể vật lý của họ trong hàng trăm hay hàng nghìn năm. Đó là vì rung động của Trái Đất đã rơi xuống thấp khiến trong một thời gian ngắn, họ đã bắt đầu tiếp nhận sự tiêu cực của số đông quần chúng.

Giờ đây Trái Đất đó đang thăng lên trong rung động, nó sẽ trở nên dễ hơn cho các linh hồn chứng minh sự bất tử vốn có của thân thể vật lý. Trong vòng 30 đến 40 năm tiếp theo, một lượng lớn các linh hồn sẽ đi qua sự thăng lên về mặt vật lý. Điều này đã được nói chi tiết trong các cuốn sách của chúng tôi.

Hãy trở lại với vấn đề ban đầu của chúng tôi, “Cái gì là mối quan hệ giữa sự giác ngộ và việc thăng lên?” Chúng tôi sẽ nói rằng nếu một linh hồn thực sự được hợp nhất, sẽ có cả sự giác ngộ về mặt vật lý và về mặt tâm linh, và cả một sự chỉnh sửa thân thể con người vào dạng tinh thể ánh sáng. Nhiều vị thầy đã để lại thân thể Trái Đất, không có đủ các mảnh hồn được hợp nhất vào phần cha mẹ của cái tôi nhằm để bất tử hóa thân thể vật lý. Nếu họ vừa

mới đến Trái Đất trong một thời gian ngắn nhằm mang đến một lời dạy cụ thể, phần cha mẹ của linh hồn có thể giữ an toàn trong các vương quốc cao hơn và có thể kêu gọi mảnh hồn nguyên thủy đang sống trong một thân thể con người trở về để hợp nhất với gia đình hồn của anh ấy hay cô ấy, vì vậy xả bỏ thân thể.

Khi nhiều và nhiều linh hồn mang các phần cha mẹ của họ xuống thân thể vật lý thông qua việc hợp nhất những khía cạnh con người của họ, đường chia cắt giữa các vương quốc vật chất và tinh thần sẽ bị xóa bỏ, cho phép các linh hồn trải nghiệm Thiên Đường thực sự trên Trái Đất.

Trong lúc đó, chúng tôi kiến nghị rằng các bạn nên tiếp tục hàn gắn và làm tiến hóa 6 thân thể thấp của các bạn và hợp nhất các mảnh hồn của các bạn. Chúng tôi, Cái Tôi Cao Hơn của Sal và các Đấng Sáng Tạo, sẽ là những người hướng dẫn của các bạn trong quá trình này. Kêu gọi sự trợ giúp từ chúng tôi. Chúng tôi rất hạnh phúc được giúp đỡ.

Chương cuối cùng của cuốn sách này mang đến một cái nhìn vào một số cách để ở

trên thế giới, trong lúc đang sống trong một trạng thái hợp nhất linh hồn.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh