Bám Chấp Là Gì - Những Lợi Ích Khi Buông Bỏ Những Bám Chấp

BÁM CHẤP LÀ GÌ - NHỮNG LỢI ÍCH KHI BUÔNG BỎ NHỮNG BÁM CHẤP

BÁM CHẤP LÀ GÌ?

Để hiểu đơn giản thì bám chấp là những vướng mắc, bám víu, níu kéo của bản thân ta hay ai đó vào một vấn đề hay sự vật nào đó. Khó ở chỗ là bám chấp mang tính chất chủ quan và vi tế nên không dễ để chỉ cho người khác thấy sự bám chấp ở họ thay vì để chính họ nhận diện được. Thế nhưng đâu phải ai cũng sáng suốt phân biệt được sự bám chấp. Thậm chí, đa phần chúng ta đều chấp và đều không ý thức được mình đang bám chấp, nhất lại là những điều rất nhỏ bé.

Sự bám chấp thể hiện khi ta trụ suy nghĩ, hành động hay lời nói của mình vào một việc nào đó. Dường như sự bám chấp nằm ngoài tầm kiểm soát của ý thức của chúng ta. Những gì ta bắt gặp và tiếp thu trong đời sống hàng ngày đều lưu lại trong tâm trí, tiềm thức chúng ta và ta chấp vào nó một cách vô thức khi nảy sinh những suy nghĩ, cảm nhận, cảm tưởng về vấn đề đó. Từ đó, trong đầu ta lúc nào cũng xuất hiện hàng loạt vọng tưởng về những gì đã và đang xảy ra, từ các hình ảnh của quá khứ cho đến hiện tại. Ta cũng không ngừng mường tượng về tương lai, về những gì phi thực tế… Những vọng tưởng này đôi lúc làm ta mệt mỏi, muốn thôi không nghĩ đến nữa nhưng chẳng thể nào điều khiển được đầu óc mình.

Thực chất, mọi thứ bám chấp đều xuất phát vào cái bám chấp lớn nhất đó là chấp vào cái tôi, cái bản ngã của chính mình. Chính vì bạn chấp vào bản ngã của mình nên bạn nhìn mọi thứ với con mắt phân biệt. Bản ngã của bạn cho nó tốt thì nó là tốt, cho là xấu thì nó là xấu, chứ mọi vật luôn là chính nó và chỉ là chính nó mà thôi. Bản ngã luôn yêu cầu điều này điều kia để thỏa mãn lòng tham và các ham muốn. Chính vì vậy nên nó bám vào tất cả mọi thứ để tìm kiếm điều thỏa mãn cho nó. Khi bạn gạt bỏ được bản ngã của mình ra một bên, bạn không có phân biệt điều gì, nhìn mọi thứ bằng con mắt bình đẳng thì bạn sẽ thấy làm gì có sự tồn tại của bám chấp.

Khi mình quen với cái gì rồi thì mình muốn nó tiếp tục được như vậy - đã tốt phải tốt mãi. Ví dụ, đã ngồi chỗ này rồi, lần sau muốn ngồi một lần nữa, vì chỗ này sướng quá.

Nếu ở chỗ dở mình vẫn tập được thì mình mới tiến bộ được. Còn nếu không, mình cứ sống càng lâu thì mình càng bám chấp nhiều, càng già càng trở nên bám chấp, thậm chí là cố chấp.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Cố chấp là bắt mọi thứ phải theo ý tôi. Thành ra bây giờ mình cũng nên thay đổi và chấp nhận thay đổi một cách đương nhiên. Khi nào mình chấp nhận được sự thay đổi là đương nhiên ấy, thì lại không vấn đề gì nếu mình được hưởng sự sung sướng mãi, vì nếu nó mất đi, mình cũng chẳng sao cả. Nhưng khi mình chưa chấp nhận được sự thay đổi là đương nhiên ấy, thì hưởng sung sướng mãi là nguy hiểm đối với chính mình, vì làm cho mình tăng dần sự bám chấp lên. Cái gì mà mình càng làm quen, mình càng phải cẩn thận. Mình quen ai càng lâu thì mình càng cẩn thận, mình càng phải giảm bớt việc mong chờ từ người ta.

💥 Bám chấp vợ/chồng, người yêu

Ví dụ, mình sống với vợ/ chồng, hoặc người yêu thì càng ngày mình càng phải trân trọng người ta hơn, chứ không phải coi thường họ hơn. Coi thường là thế nào? Ví dụ, vợ mình nấu cho mình ăn ngon một tuần rồi, mình cho rằng nghiễm nhiên từ nay trở đi vợ phải nấu ăn ngon, hôm nào vợ nấu không ngon thì mình bắt đầu chê bai, mình bắt đầu khó chịu vì vợ nấu không ngon. Trong khi mình và người ta là hai người xa lạ, tự nhiên người ta nấu ăn ngon cho mình, đáng lẽ mình phải trân trọng người ta hơn chứ? Nhưng mình cứ quen với sướng rồi, mình cho sướng là nghiễm nhiên - “Nghiễm nhiên tôi phải sung sướng, nghiễm nhiên vợ tôi phải đối xử tốt với tôi” - mình mất đi sự trân trọng với người vợ mà ngày xưa, khi mình còn yêu người ta, mình đã rất trân trọng.

Hai người yêu nhau, trông chờ vào người yêu là bạn trai phải giúp bạn gái - thì người bạn trai cảm thấy mình rất là quan trọng - mà không hiểu rằng cái đấy chính là mầm mống của đau khổ. Bạn trai, bạn gái là bình đẳng với nhau, tại sao cứ phải con trai giúp con gái? Tại sao không phải là bạn gái cũng tham gia cùng giải quyết vấn đề, sao phải chờ đợi nhau? Khi mình cảm thấy được trân trọng ấy, mình tưởng thế là tốt, nhưng mình phải xem là trân trọng đấy có bám chấp hay không, nếu loại trân trọng đấy có bám chấp thì thực ra chưa phải là tốt, mình quen một người quá lâu rồi, người ta đối xử tốt với mình, mình khăng khăng rằng người ta phải tiếp tục đối xử tốt với mình. Nên ngày hôm sau người ta đối xử không tốt với mình là mình bực ngay.

Mua đá năng lượng:

💥 Bám chấp con cái - bố mẹ

Hay con cái là một ví dụ khác. Con cái được bố mẹ đối xử tốt quá, thành ra con cái cho rằng nghiễm nhiên bố mẹ phải tốt. Nên bố mẹ làm điều gì mà chỉ cần hơi khác bình thường, hơi trái ý nó một chút thôi là nó giận dỗi, làm đủ trò. Đấy là do giáo dục của mình, do mình làm cho nó tưởng rằng nghiễm nhiên nó phải được sung sướng. Mình thấy là các đứa trẻ bây giờ gặp chuyện đấy rất nhiều. Ngày xưa ít vì không có điều kiện, bố mẹ quá vất vả, đi làm đầu tắt mặt tối, thành ra con cái không được đối xử sướng lắm, nên nó ít bám chấp, lớn lên rất thương cha mẹ và rất có ý thức tự lập.

Nhưng bây giờ ngược lại. Bây giờ, các em bé hầu hết là quá sướng, cho cái sướng là đương nhiên, nên nó giận dỗi chuyện không đâu, thậm chí tự tử chỉ vì bố mẹ mắng một câu thôi, gần đây báo chí đăng đấy. Khi mà con sung sướng rồi, chỉ cần mình làm gì đấy trái với cái nó mong chờ thôi là có thể dẫn nó đến trầm cảm và tự tử. Ngày xưa, bố mẹ đâu có thời gian đến mức đấy, bố mẹ phải làm suốt, đến 11 giờ, 12 giờ đêm… phải đi làm thêm, nuôi lợn, nuôi gà… nên đứa trẻ lại rất là thương bố mẹ và biết tự lập.

Bố mẹ vào con cái, con cái vào bố mẹ, ví dụ nếu bố mẹ nói: “Con là nguồn hạnh phúc của bố mẹ!” thì không sao, nhưng mà “Con là nguồn hạnh phúc duy nhất của bố mẹ” thì là vấn đề. Nghĩa là không có con bố mẹ bất hạnh ngay, con bỏ đi hay con chán cái gì đấy là bố mẹ bất hạnh ngay - thì đấy là bám chấp đấy. Thế mà ở nhiều gia đình, con cái là nguồn hạnh phúc duy nhất của bố mẹ, bố mẹ không biết cái gì khác ngoài con cái, nên khi con mất đi hay con cái lớn, trở tính trở nết thôi thì bố mẹ đau khổ vô cùng.

Và những bám chấm vào những mối quan hệ, vật chất, thể xác, tâm trí... đều gây nên những đau khổ có thể nói là không thể thoát ra được.

BÁM CHẤP DẪN ĐẾN ĐAU KHỔ

Ví dụ, ông chồng cả tuần tốt với mình, mà thứ Bảy ông ấy không tốt với mình là ông ấy có vấn đề. Cô bạn gái hay cậu bạn trai của mình cũng thế, nếu ba hôm không đến muộn, mà hôm thứ tư đến đón mình muộn là có vấn đề - là mình tức rồi.

Mình tức giận như vậy là biểu hiện của sự bám chấp. Bám chấp rằng “người đấy phải tốt với mình mãi”, bám chấp rằng “chỗ đấy phải tốt với mình mãi”. Ví dụ ở cơ quan, thấy mọi khi sếp đối xử tốt với mình, một hôm sếp mắng mình, thế là cảm thấy tức giận sếp - đấy là những dấu hiệu của sự bám chấp.

Nên mình phải hiểu, sự bám chấp là một nguyên nhân rất lớn dẫn đến đau khổ. Nên mình học trong cuộc sống này, nếu có bám chấp thì mình phải tập xử lý ngay. Chứ mình đợi đến ngày mình quá bám chấp rồi thì mình không bỏ được nữa. Hay nếu người thân mình, con mình, bạn mình, người yêu hay vợ/chồng mình bám chấp vào mình quá, mình cũng phải xử lý ngay. Vì mình hiểu rằng, đây là nguyên nhân của đau khổ đây - “Nếu người ta quá quý tôi, quá trông chờ ở tôi thì chỉ một ngày nào đấy tôi làm gì hơi khác thôi, là người ta khổ ngay. Nên ngay từ hôm nay tôi phải có hành động để nhắc nhở người ta ngay”.

Điều này tuy đơn giản nhưng tất cả các gia đình đều mắc phải. Bằng sự quan sát, mình sẽ thấy chồng với vợ, bố mẹ với con cái, người yêu với nhau, rất dễ làm cho người kia bám chấp vào mình. Thậm chí mình cũng sung sướng khi người ta bám chấp vào mình, vì mình trở nên quan trọng mà!

Khi người ta bám chấp vào mình, khi người ta cứ trông chờ vào mình, nghĩa là mình trở nên quan trọng.

Cuộc sống luôn đầy ắp thăng trầm. Nếu không biết chấp nhận, không chuẩn bị sẵn sàng đón nhận, chúng ta sẽ khổ đau khi biến cố chướng ngại ập đến. Trong suốt cuộc đời, chúng ta phải trải qua muôn vàn khó khăn. Điều quan trọng là thay vì quá bận tâm đến những thử thách này, chúng ta cần học cách đương đầu với chúng một cách dũng cảm và trí tuệ. Khi đã rèn luyện tâm tự tại và mạnh mẽ, chúng ta có thể đối diện với bất kỳ điều gì.

Chấp thủ khiến bạn bị bó hẹp và không thể trải rộng tâm mình. Từ bỏ chấp thủ tất nhiên sẽ giúp mở rộng sự hiểu biết của bạn. Chẳng hạn như, khi bạn phải đối mặt với một vấn đề lớn thì vấn đề đó dường như không còn nghiêm trọng như trước bởi nó đã được xả bỏ trong chính bạn. Giống như chiếc máy tính đã được lập trình sẵn, không cần vội vàng; khi thời gian đến nó sẽ tự vận hành như chương trình có sẵn. Mọi thứ sẽ an bình hơn và cuộc sống sẽ tốt hơn nếu bạn thực hành được điều này.

Về cơ bản, “không bám chấp” là buông bỏ tất cả mọi thứ, cả vật chất và phi vật chất - hoặc như tất cả những gì mà những bậc thầy tâm linh thường đề cập đến, đó là “Chết trước khi bạn chết”. Ban đầu, điều này nghe có vẻ đáng sợ, nhưng “chết trước khi bạn chết” thực sự chỉ có nghĩa là buông bỏ tất cả những thứ ngăn cản bạn tìm thấy những gì là chân thực, vĩnh cửu, không thay đổi và mãi mãi là hiện tại.

Theo cách mà Eckhart Tolle từng nói;

Cái chết là tước bỏ đi tất cả những gì không phải là bạn. Bí mật của cuộc sống là chết trước khi bạn chết - để rồi nhận ra rằng “chẳng có cái chết nào cả”.

Bởi thế, “không bám chấp”, ở cấp độ sâu nhất là việc trở về với Bản chất thật hoặc một Một cái tôi cao hơn (higher-self) bằng cách nới lỏng sự kìm kẹp của tâm trí đối với những thứ bên trong và bên ngoài.

Để nhận diện và phân biệt được bám chấp cần bạn phải có một cái nhìn tỉnh táo về sự tự do trong tâm mình. Khi không còn bám chấp thì chẳng điều gì khiến ta phải suy nghĩ và vọng tưởng đến nữa. Đó là khi bạn biết buông bỏ hoàn toàn mọi thứ và để cho tâm mình được thanh thản, nhẹ nhàng. Mong rằng, mỗi chúng ta sẽ ngày càng nhận diện được những bám chấp của mình vào các vấn đề để tìm cách buông bỏ nó, mang đến sự bình an cho tâm hồn chúng ta và mọi người xung quanh.

Lợi ích của không bám chấp

Khi chúng ta ngừng bám vào những hiện tượng bên trong và bên ngoài, toàn bộ mối quan hệ của chúng ta với cuộc sống sẽ được chuyển đổi. Đây là là những gì có thể (hoặc có thể không) xảy ra khi bạn học để thực hành chấp nhận và đầu hàng:

1. Bạn sẽ ngừng bị điều khiển bởi cảm xúc, thay vào đó, bạn sẽ trở nên thích thú với chúng

2. Bạn sẽ không bị dính mắc vào kết quả, đồng nghĩa với việc bạn sẽ thoát khỏi sự sợ hãi, lo lắng và căng thẳng bên trong thường đeo bám dai dẳng cùng với những sự kỳ vọng.

3. Bạn sẽ tò mò, cởi mở và trở nên thoải mái hơn vì bạn không có ham muốn hay khao khát định trước.

4. Bạn sẽ bình yên và bớt căng thẳng hơn - đồng nghĩa rằng các mối quan hệ và tình cảm của bạn sẽ được cải thiện mạnh mẽ.

5. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái và thanh thản vì bạn không đồng hóa mình với suy nghĩ và cảm xúc (thay vào đó, bạn trở thành một người quan sát ở vị thế chủ động)

6. Bạn sẽ kiên cường hơn khi đối mặt với mất mát và chết chóc vì bạn không gắn bó với mọi người và nhận ra rằng tất cả mọi thứ đều là phù du.

7. Bạn sẽ cảm thấy một sự tự do mở rộng vì bạn không còn là nô lệ của tâm trí.

8. Bạn có thể cảm nhận được sự trọn vẹn bởi bản không cần hay muốn gì đặc biệt. Bạn vui vẻ như cách bạn là - ở thời điểm hiện tại.

9. Bạn sẽ cảm thấy yêu thương bản thân và người khác nhiều hơn bởi bạn không bám chấp với những niềm tin và kỳ vọng về việc Bạn nên là gì và Người khác nên ra sao. Bạn sẽ cho bản thân và người khác cơ hội được tự do là mình mà không cần nhiều những phán xét.

10. Bạn sẽ trải nghiệm nhiều hơn những sự kiện ngẫu nhiên diễn ra trong cuộc đời nhưng lại có liên quan đến nhau một cách đầy ngoạn mục

11. Bạn sẽ không còn “nghiện” việc mong muốn có được mọi thứ hay tìm kiếm để lấp đầy lỗ hổng bên trong mình bởi bạn mình đầy đủ và không bám chấp vào niềm tin rằng ai đó hoặc thứ gì đó sẽ giúp hoàn thiện bạn.

12. Bạn sẽ cảm thấy vững chắc và kết nối với cuộc sống hơn vì bạn không bị lạc trong những dính mắc dựa trên suy nghĩ - bạn sẽ thực sự hòa mình vào cuộc sống một cách đầy đủ hơn.

13. Tâm trí của bạn sẽ trở nên rõ ràng và bạn sẽ nhận thức được sự thật dễ dàng hơn.

14. Bạn sẽ cảm thấy biết ơn, sự yêu thương, lòng trắc ẩn và hạnh phúc thấm vào của sống của chính mình khi bản thận bạn đã từ bỏ nhu cầu theo đuổi hạnh phúc (thứ tạo ra bất hạnh).

💥❤ Công thức bình an

"Khi đặt sự Không chống cự + Không phán xét cùng với Không bám chấp = bạn có một công thức cho sự bình an nội tại một cách hoàn toàn".

Tại sao lại như vậy? Bởi, khi chúng ta ngừng chống lại cuộc sống, ngừng đánh giá mọi thứ là tốt/hay xấu thì tự nhiên chúng ta buông bỏ được rất nhiều sự tức giận, thù hận, sợ hãi và buồn bã.

"Có một thứ duy nhất không thay đổi đó là mọi thứ đều thay đổi"

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh