Sự Thật Vĩ Đại: Chương 3. Linh Hồn Và Các Hoạt Động Liên Quan

SỰ THẬT VĨ ĐẠI: CHƯƠNG 3. LINH HỒN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN

Con người là cỗ máy sinh học siêu việt do Thượng Đế và các Thiên Thần tạo ra. Ở một cấp thấp hơn, chúng ta có thể ví cách hoạt động của con người như cách

hoạt động của một máy vi tính. Não của con người là bộ vi xử lý sinh học còn não của máy tính là bộ vi xử lý cơ học (phần cứng). Linh hồn của con người được ví như là phần mềm của máy tính. Chúng ta có thể sao chép (copy) thông tin từ một máy củ sang một máy tính mới. Tương tự như vậy, con người sau khi chết linh hồn được Thượng Đế thu hồi và cài đặt qua một thể xác mới.

  1. Linh Hồn

Linh hồn của một con người là một khối thông tin bao gồm các chương trình phần mềm có những đặc tính rất ưu việt đã được Thượng Đế lập trình và toàn bộ thông tin do con người trải nghiệm qua tất cả các kiếp sống. Khi linh hồn được cài đặt vào não thai nhi hay được thu hồi sau khi con người chết đi, Thượng Đế đã sử dụng một loại sóng (gọi là siêu sóng não) để thực hiện việc truyền tải linh hồn. Vận tốc của siêu sóng não là vô hạn và không có bất cứ một loại vật chất nào ngăn cản được bước sóng của nó. Siêu sóng não được truyền tải bằng các thiết bị kỹ thuật công nghệ siêu đẳng đặt tại nơi Thượng Đế ngự trị. Với khả năng khoa học công nghệ hiện nay, chúng ta chưa thể đọc được những thông tin có trong linh hồn. Cho nên, chúng ta chỉ có thể cảm nhận được linh hồn thông qua các hoạt động của não con người.

Linh hồn được các Thiên Thần cài đặt vào não thai nhi khi người mẹ thụ thai được 4 tháng. Theo y học, thời gian 4 tháng là khi não của đứa bé đã được hình thành khá đầy đủ. Thiên kinh Qu’ran của Hồi giáo cũng đề cập đến việc Thượng Đế ban linh hồn cho thai nhi vào tháng thứ 4 (Hadith 3208 và Hadith số 1 và 2643).

Linh hồn con người được hình thành bởi ba phần chính bao gồm: Chương trình phần mềm Ý thức, chương trình phần mềm Tâm hồn và Tàng thức.

642-su-that-vi-dai-chuong-3-linh-hon-va-cac-hoat-dong-lien-quan-1.jpg

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Chương Trình Phần Mềm Ý Thức

Chương trình phần mềm Ý thức có nhiệm vụ điều hành não bộ hoạt động. Sau khi được cài đặt vào não, chương trình này giúp não xử lý thông tin, nhận biết, suy nghĩ nội tâm, tư duy trừu tượng, xử lý ngôn ngữ… Ý thức phân bố và chuyển tiếp những thông tin được tiếp nhận từ ngũ quan hay ngoại cảm đến với chương trình phần mềm tâm hồn hoặc tiềm thức. Từ tiềm thức các thông tin này tiếp tục liên hệ với tàng thức dẩn dắt các thông tin có liên quan ra với ý thức (não trung tâm) để chương trình phần mềm ý thức xử lý đưa ra kết quả. Ngoài ra, ý thức còn đưa những thông tin đã xử lý xếp đặt vào tiềm thức hoặc liên hệ với tiềm thức để lấy thông tin ra sử dụng (hay còn gọi là nhớ lại). Tóm lại, hoạt động của chương trình phần mềm ý thức vô cùng phức tạp, chúng ta khó có thể hiểu hết được những tính năng đặc biệt của nó. Ở một cấp độ thấp hơn, chúng ta có thể hiểu chương trình phần mềm ý thức của con người giống với chương trình hệ điều hành Window của Microsoft hay Mac Os của Apple của máy vi tính.

Nếu Thượng đế không trang bị cho con người chương trình này, não bộ của chúng ta không thể hoạt động như một người bình thường.

Chương Trình Phần Mềm Tâm Hồn

Chương trình phần mềm tâm hồn có chức năng tạo ra những tình cảm phức tạp khác nhau của con người. Chương trình phần mềm tâm hồn tạo ra 8 cảm xúc chính bao gồm: mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn và sợ. Những tình cảm này được phân thành ba cặp đối lập và một cặp trung tính:

Mừng, vui thương là ba cảm xúc chính riêng rẽ mang đặc tính hướng thiện. Khi các tình cảm này được kích hoạt và kết hợp lại với nhau, chúng sẽ tạo ra các trạng thái tình cảm tốt đẹp khác như tình yêu cha mẹ và con cái, tình anh em, tình bạn, tình nhân ái, lòng vị tha, tính bao dung, và rất nhiều tình cảm tốt đẹp khác.

Giận, ghét buồn là ba cảm xúc chính riêng rẽ mang đặc tính xấu. Khi các tình cảm này được kích hoạt và kết hợp lại với nhau chúng sẽ tạo ra cho con người trạng thái tình cảm xấu như lòng thù hận, tính độc ác, tính ích kỷ, sự đố kỵ, sự bi lụy, chán chường, và rất nhiều tình cảm xấu khác.

Trong một hoạt động tương tự, chúng ta có thề hình dung hoạt động của chương trình phần mềm tâm hồn giống như chiếc màn hình tivi chỉ có ba màu chính (màu đỏ, xanh dương và xanh lá cây), nhưng khi phát hình thì sự kết hợp của chúng sẽ tạo ra hàng ngàn màu sắc khác nhau trên màn hình.

Muốn (hay lòng ham muốn) là một tình cảm mang tính chất cộng hưởng. Nó có thể giúp thăng hoa những tình cảm tốt đẹp mang tính hướng thiện. Nhưng mặt khác nó có thể tác động làm gia tăng các tình cảm xấu của con người lên gấp bội. Lòng ham muốn của con người được điều tiết bởi tri thức, lý trí, và đạo đức của người đó. Một người có đạo đức tốt, tri thức cao và lý trí minh mẫn sẽ điều tiết được lòng ham muốn một cách hợp lý và tốt nhất có thể.

Sợ (hay sự sợ hãi) là tình cảm mang tính chất phản vệ. Tính năng của sợ mang khuynh hướng đảm bảo cho nhu cầu an toàn. Tác động của nỗi sợ hãi có thể làm tiêu tan những dự tính tốt đẹp và nỗi sợ hãi cũng có thể làm tan biến những dự tính xấu. Nói cách khác, khi lý trí nhận biết một thông tin mang tính chất tổn hại cho bản thân, hoặc người thân … thì nỗi sợ hãi sẽ tự động xuất hiện. Tuy nhiên, sự sợ hãi có thể bị khống chế và được điều tiết bởi những người có tinh thần vững vàng, và ý chí mạnh mẽ.

Chúng ta biết rằng tình cảm của con người là vô cùng phức tạp nhưng tựu trung mỗi cảm xúc tình cảm có tính đặc trưng của nó. Lý trí có thể chế ngự tất cả mọi cảm xúc của con người, nhưng lý trí không thể chế ngự được tình yêu lứa đôi. Tình yêu trai gái là một tình cảm đặc biệt vì nó phải kết hợp đủ tám yếu tố cảm xúc trong chương trình phần mềm tâm hồn mới có thể tạo ra được loại tình cảm này. Trong tất cả mọi mối quan hệ thì mối quan hệ tình yêu lứa đôi là mối quan hệ mãnh liệt nhất. Rất nhiều người có thể sẵn sàng hy sinh cho người mình yêu chứ ít ai chết vì cha mẹ, con cái, anh em, hay bạn bè.

Chúng ta có thể nhận thấy mọi hoạt động của linh hồn nói chung và tâm hồn nói riêng chủ yếu dựa vào sự tiếp nhận thông tin từ ngũ quan “thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác” thông qua giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Từ các thông tin này, chương trình ý thức sẽ xử lý và kết nối với chương tình phần mềm tâm hồn, tạo ra các trạng thái tình cảm khác nhau. Quá trình này lập đi lập lại nhiều lần sẽ dần định hình bản tính riêng cho mỗi người. Nhờ vào chương trình phần mềm tâm hồn đặc biệt này, nên con người đã trở thành động vật cấp cao nhất trên Trái đất .

Tàng Thức

Tàng thức là một trong ba bộ phận quan trọng của linh hồn. Nhiệm vụ của tàng thức là lưu giữ thông tin của những kiếp sống trước. Để hiểu rõ tàng thức, trước tiên chúng ta cần phải phân biệt được sự khác nhau giữa tàng thức và tiềm thức.

Tiềm thức của con người là nơi lưu giữ tất cả thông tin mà người đó trải qua từ lúc mới sinh ra cho đến khi chết. Một người bình thường có thể lấy dữ liệu thông tin trong tiềm thức ra để sử dụng, tức là nhớ lại hay hồi tưởng (Ngoại trừ hai trường hợp, người luân hồi nhớ kiếp trước và Thần đồng, hai trường hợp đặc biệt này sẽ được giải thích ở phần sau).

Tàng thức là nơi lưu giữ toàn bộ thông tin của tất cả những kiếp sống mà một linh hồn đã trải qua, các thông tin này bao gồm tri thức, cảm xúc, suy nghĩ và hành động. Tàng thức của con người trong kiếp sống đầu tiên chỉ được Thượng Đế trang bị một số ít thông tin về kiến thức hoạt động bản năng. Khi con người chết,

Thượng Đế sẽ thu hồi toàn bộ thông tin đã được ghi trong tiềm thức, mỗi kiếp người là một gói thông tin riêng biệt. Tất cả các gói thông tin này được Thượng Đế cài đặt vào não của thai nhi và trở thành tàng thức cho kiếp sống hiện tại. Não

trung tâm không thể trực tiếp lấy thông tin trong tàng thức. Muốn lấy được các thông tin trong tàng thức, não trung tâm cần phải có thông tin dẫn và thông qua tiềm thức mới đến được ý thức. Thông tin dẫn là thông tin được tiếp nhận từ ngũ quan, suy nghĩ nội tâm hay ngoại cảm và có liên quan đến kiến thức trong tàng thức. Vì con người sở hữu được khối lượng kiến thức đã được tích lủy qua rất nhiều kiếp sống nên trong thực tế đã xảy ra hiện tượng có nhiều người học ít biết nhiều.

Tóm lại, Thượng Đế tạo ra tàng thức để giúp con người có cơ hội sử dụng lại tất cả mọi kiến thức, tri thức, kinh nghiệm… đã tiếp thu từ những kiếp sống trước nhằm thúc đẩy loài người tiến hóa.

  1. Những Hiện Tượng Liên Quan Đến Tàng Thức

Trong phần này chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu những hiện tượng sau đây: năng khiếu bẩm sinh, thần đồng, thiên tài, luân hồi nhớ kiếp trước, đồng tính luyến ái và song tính, bản tính bẩm sinh, tình mẫu tử thiêng liêng, cảm giác thân quen, tình yêu sét đánh.

Năng Khiếu Bẩm Sinh

Trong lịch sử nhân loại, có rất nhiều người thể hiện năng khiếu bẩm sinh rất đặc biệt trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, ví dụ như năng khiếu âm nhạc, diễn xuất, văn chương, hội họa…Người có năng khiếu là người thể hiện được khả năng rất xuất sắc thuộc về một lĩnh vực nào đó, nhưng trước đó họ không được đào tạo bài bản trong lĩnh vực mà họ thể hiện. Điều này có thể được lý giải là do tác động của tàng thức. Những người có năng khiếu bẩm sinh họ chỉ cần tiếp cận và học hỏi một ít kiến thức có liên quan đến nghề nghiệp của họ trong tiền kiếp, lập tức những kiến thức này sẽ làm chất liệu dẫn kích hoạt tàng thức và lấy những thông tin liên quan có trong tàng thức đưa ra ý thức. Tóm lại, hiện tượng năng khiếu có được là do tàng thức.

Tuy nhiên, muốn sử dụng hiệu quả các kiến thức có trong tàng thức, chúng ta cần phải định hướng nghề nghiệp của mình càng sớm càng tốt sao cho phù hợp với nghề nghiệp mà mình đã theo đuổi trong những kiếp trước. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải liên tục cập nhật các kiến thức thuộc về đề tài mình đang theo đuổi và thường xuyên suy nghĩ đến những thông tin đã tiếp thu đó. Với cách này, chúng ta sẽ phát huy được những năng khiếu của bản thân để đạt được kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên, những linh hồn mới thì sẽ không được hưởng lợi bởi năng khiếu bẩm sinh. Ví dụ: hai trường hợp năng khiều bẩm sinh đặc biệt sau.

  • Oprah Winfrey (sinh 1954) là người dẫn chương trình đối thoại trên truyền hình và là nhà xuất bản tạp chí. Winfrey là phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên có tên trong danh sách các tỉ phú và được xem là một trong những nhân vật có nhiều ảnh hưởng nhất trên thế giới. Ngay từ lúc còn nhỏ Oprah đã có một năng khiếu bẩm sinh về giao tiếp và với khả năng này đã giúp cho cô thành công trong sự nghiêp.
  • Joanne Kathleen Rowling (sinh 1965), người Scotland, là tác giả của bộ truyện giả tưởng nổi tiếng Harry Potter. Trước khi viết cuốn Harry Potter bà từng là một người mẹ độc thân, chỉ sống dựa vào tiền trợ cấp của chính phủ. Nhưng khi bộ sách ra đời, đã được hàng triệu độc giả nhiều lứa tuổi trên thế giới yêu thích. Bà nhận được nhiều giải thưởng liên tiếp, đến năm 2012 bộ sách này bán được 450 triệu bản trên toàn thế giới.

Thần Đồng

Thần đồng là một hiện tượng khoa học thuần túy có liên quan đến tiềm thức và tàng thức của con người. Hiện tượng này là do Thượng Đế tạo ra nhằm gởi đến loài người một thông điệp để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về Ngài và cách hoạt động của linh hồn.

Đối với người bình thường, ngay cả Thiên tài, thì toàn bộ dữ liệu thông tin của những kiếp sống trước tất cả đều được Thượng Đế lưu giữ vào tàng thức. Nhưng đối với thần đồng thì khác, cách thức tạo ra Thần đồng được Thượng Đế thực hiện như sau:

Trước tiên, Ngài chọn những linh hồn trong tiền kiếp có trình độ kiến thức cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau như toán học, vật lý, hóa học, ngôn ngữ học, sinh học… Sau đó, Ngài lọc toàn bộ số thông tin có liên quan đến kiến thức chuyên ngành của họ trong tiền kiếp và cài đặt riêng phần này vào tiềm thức của một thai nhi. Một người bình thường khi mới sinh ra thì trong tiềm thức có rất ít thông tin (đứa bé tiếp nhận các thông tin ít ỏi này thông qua việc nghe cha mẹ nói chuyện hoặc nghe nhạc khi còn trong bụng mẹ). Nhưng riêng với Thần đồng, khi vừa mới sinh ra thì trong tiềm thức đã có một khối lượng kiến thức lớn do Thượng Đế cài đặt trước. Cho nên chỉ cần đến vài ba tuổi, đứa bé đã thể hiện một kiến thức siêu việt hơn hẳn những đứa trẻ cùng tuổi. Ví dụ:

  • Bé Wendy Võ (tên tiếng Việt là Võ Thị Ngọc Diễm) sinh năm 1999 tại Charlotte, bang North Carolina người Mỹ gốc Việt. Lúc 2 tuổi, bé bắt đầu biết nói tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hoa. Lúc 3 tuổi, nói được tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Ấn Độ, tiếng Nga, tiếng Quảng Đông. Lúc 4 tuổi, bé học tiếng Bồ Đào Nha, học nhạc lý và thích làm quen với các loại nhạc cụ. Lúc 6 tuổi, bé tự biết soạn nhạc cho riêng mình, tới 10 tuổi đã soạn được hơn 40 bản nhạc. Tạp chí Forbes 2008 bình chọn Wendy là một trong 10 thiếu niên tiêu biểu của thế giới, bé Wendy Võ được cho là một thần đồng.
  • Ainan Celeste Cawley (sinh 1999) người Singapore được xem như là một thần đồng hóa học. Khi mới 6 tháng tuổi, cậu đã biết đi, 1 tuổi đã có thể nói các chuyện phức tạp với người lớn. Lúc 3 tuổi, cậu vẽ được các vật thể đa chiều, trong đó có cả vật thế với 100 cạnh, 7 tuổi cậu vượt qua kì thi môn hóa học trình độ O Level. 9 tuổi góp thêm vào bảng thành tích của mình bằng một chứng chỉ O Level môn vật lý. Cậu có thể viết và cân bằng phương trình hóa học, vẽ các cấu trúc phân tử, biết các tính chất hóa học, có kiến thức về phóng xạ, kiến thức về âm nhạc và nhiều thứ khác. Cậu bé có khả năng học rất nhanh và đang nghiên cứu các bài giảng trong trường đại học và các tạp chí khoa học. Ainan được coi là một thần đồng.

Thiên Tài

Thiên tài là người có trí tuệ siêu việt, các công trình của họ tạo ra có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự tiến hóa của loài người. Để đảm bảo cho sự phát triển tri thức và nhu cầu sinh tồn của con người trong thời kỳ bùng nổ dân số, Thượng Đế đặc biệt cho các thiên tài xuất hiện.

Trước khi tạo ra các Thiên tài Thượng đế chọn một số linh hồn trong tiền kiếp đã có sẵn trình độ kiến thức vượt trội thuộc các lĩnh vực Toán học, vật lý, thiên văn học, sinh học, hóa học…. Sau đó, Ngài trang bị thêm cho các linh hồn này một số kiến thức mới quan trọng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của loài người. Những dữ liệu thông tin này được Thượng Đế xếp chung vào gói thông tin trong tiền kiếp của thiên tài sau đó cài đặt tất cả vào tàng thức như những người bình thường. Phần nhiều lúc nhỏ các thiên tài học hành như những người bình thường. Các kiến thức mới trong tàng thức nếu có xuất hiện thường sẽ không rõ nét. Đến khi cấu trúc não hoàn chỉnh, những thông tin họ tiếp nhận được thông qua học hành hoặc trải nghiệm sẽ làm chất liệu dẫn đưa các thông tin đang ẩn trong tàng thức ra với ý thức. Từ đó, Thiên tài sẽ tạo ra các công trình siêu việt và các kiến thức của những công trình này hoàn toàn mới mẻ đối với nhân loại. Từ xưa đến nay có rất nhiều Thần đồng xuất hiện nhưng Thiên tài thì hiếm hơn. Thượng Đế sẽ cho thiên tài xuất hiện tùy vào từng thời điểm thích hợp không định trước. Ví dụ:

  • Albert Einstein là nhà vật lý lý thuyết người Mỹ gốc Đức – Do Thái. Mọi người công nhận ông là cha đẻ của vật lý hiện đại. Ông nhận giải Nobel về vật lý năm 1921 vì những đóng góp cho vật lý: lý thuyết tương đối và đặc biệt sự khám phá của ông về định luật quang điện. Ông được tạp chí Times phong là “người đàn ông của thế kỷ”. Ông là nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20 và một trí thức lỗi lạc nhất trong lịch sử. Albert Einstein được xem là một thiên tài.
  • Pablo Ruiz Picasso (25/10/1881 – 8/4/1973), được biết tới là một họa sĩ và nhà điêu khắc người Tây Ban Nha. Picasso được coi là một trong những nghệ sĩ nổi bật nhất của thế kỉ 20. Ông là một trong 10 họa sĩ vĩ đại nhất trong top 200 nghệ sĩ tạo hình lớn nhất thế giới thế kỷ 20 do tạp chí The Times công bố. Pablo Ruiz Picasso được xem là một thiên tài trong lĩnh vực hội họa.

Luân Hồi và Luân Hồi Nhớ Kiếp Trước

Chúng ta đã biết linh hồn là bất tử nhưng thể xác con người trong thời điểm này không thể bất tử như linh hồn. Vì vậy để giúp cho loài người tiến hóa, Thượng Đế đã liên tục cho tất cả mọi linh hồn được đầu thai trở lại làm người, quá trình này còn được gọi là luân hồi.

Ngoài luân hồi bình thường, chúng ta còn thấy một số ít trường hợp luân hồi nhớ kiếp trước. Hiện tượng này có phần giống với hiện tượng thần đồng. Luân hồi nhớ kiếp trước cũng là một thông điệp của Thượng đế gợi ý cho con người hiểu rõ hơn về Ngài và linh hồn của chúng ta. Thông thường, người nhớ kiếp trước thì cuộc sống trong tiền kiếp của họ có tuổi thọ không cao lắm. Người luân hồi nhớ kiếp trước được Thượng Đế cài đặt các thông tin trong tiềm thức của kiếp sống vừa qua vào lại tiềm thức của thể xác mới chứ không phải là tàng thức. Vì thế sau khi ra đời, ý thức của đứa bé đã hiển thị đầy đủ các thông tin của kiếp vừa rồi, nhận thức của những người này giống như mình đang sống ở kiếp trước. Chúng ta có thể xem hiện tượng luân hồi này là kiếp sống đôi hay là kiếp sống liền mạch. Trong trường hợp này gói thông tin của kiếp trước đã được cài đặt vào tiềm thức và các thông tin của kiếp sống hiện tại cũng được não trung tâm lưu vào cùng kho tiềm thức để tạo thành một gói thông tin cho hai kiếp người. Ví dụ:

  • Bé Bùi lạc Bình sinh ngày 6/10/2002 xóm Cội,Yên Phú, Lạc Sơn Hòa bình Viêt Nam là con của một gia đình người Mường. Ngay từ lúc biết nói bé Bình khăng khăng bảo mình là Nguyễn Phú Quyết Tiến con của gia đình một người Kinh sinh ngày 28/2/1992, ở thị trấn Vu Bản, huyện Lạc Sơn, Hòa Bình, Việt Nam, người đã chết cách đây 10 năm. Bình nằng nặc đòi trởvề sống với bố mẹ của người đã chết. Sau khi đứa bé nói ra nhiều điều trong quá khứ của Tiến để chứng minh mình là Tiến, Bình đã được cha mẹ của Tiến nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn người đã chết trước đó.
  • Tương tự như vậy, cô bé Shanti Devi sinh ngày (11/12/1926-27/12/1987)tại Dehli Ấn Độ. Khi từ lúc còn bé Shanti Devi đã nói với cha mẹ mình tên là Lugdi Dévi sống ở thị trấn Mathura đã có chồng tên là Pandit Kedernath Chowbey và có con trai Nabanita Lall. Sau khi được xác minh thì mọi người biết là những điều Devi đã kể trước đó là sự thật, ngay cả việc Lugdi chôn tiền để dành dưới đầu gường trước khi chết Shanti Devi cũng biết tường tận. Vì vậy, người thân chấp nhận Shanti Devi là linh hồn của người mang tên Lugdi Dévi chết vào ngày 4/10/1925 đầu thai.

Đồng Tính Luyến Ái Và Song Tính

Đồng tính là hiện tượng khá phổ biến trên khắp thế giới. Đồng tính nam được gọi là Gay, đồng tính nữ được gọi là Lesbian hay gọi tắt là Les. Song tính chỉ người ái nam, ái nữ.

Đồng tính luyến ái không phải là một căn bệnh, bản thân người đồng tính và y học không thể ngăn chặn việc này xuất hiện bởi nguyên nhân của nó xuất phát từ tàng thức. Khi Thượng Đế tạo ra chương trình phần mềm tâm hồn cho người nam và người nữ đã có những khác biệt về tần số rung động. Thông thường, linh hồn người nam luôn được Thượng Đế cho đầu thai vào thai nhi nam và linh hồn người nữ luôn được Thượng Đế cho đầu thai vào thai nhi nữ. Nhưng có không ít trường hợp ngoại lệ xảy ra và các trường hợp này đã tạo ra người đồng tính và song tính.

Tàng thức lưu giữ toàn bộ thông tin của những kiếp sống mà một linh hồn đã trải qua, kể cả các thông tin về sinh hoạt giới tính, sinh hoạt tình yêu, thói quen tình dục, cảm giác ân ái… Tất cả các thông tin này sẽ luôn tồn tại trong tàng thức và nó dần bộc lộ theo thời gian trưởng thành của một đứa bé.

Đồng tính nam (Gay) là khi linh hồn người nữ bị các Thiên Thần cho đầu thai trong thể xác người nam. Những đứa bé thuộc dạng gay thể hiện nữ tính dần theo thời gian trưởng thành và thiên hướng tình dục sẽ được bộc lộ rõ nét hơn khi đứa bé bước vào tuổi dậy thì. Thông thường giai đoạn này là giai đoạn khó khăn nhất của gay, vì ham muốn tình dục, nhu cầu tình cảm đã xuất hiện trái ngược với thể xác của mình. Khi các gay yêu nhau và quan hệ tình dục thì trong tâm trí họ luôn nghĩ rằng mình là người nữ.

Đồng tính nữ (Les) là khi linh hồn người nam bị các Thiên Thần cho đầu thai vào trong thể xác người nữ, theo thời gian nam tính của les cũng dần hình thành. Giống như trường hợp của Gay, les khi yêu và quan hệ tình dục, họ cũng của luôn nghĩ mình là người nam.

Song tính luyến ái tương tự như gay và lesbian, linh hồn và thể xác của các đối tượng này cũng không có được sự đồng bộ, tức linh hồn nam trong thể xác nữ và ngược lại linh hồn nữ trong thể xác nam. Nhưng người song tính có điểm khác biệt so với gay hoặc les vì họ là những linh hồn mới.

Như đã nêu trên, mọi thói quen về ham muốn tình yêu và tình dục của người nam hoặc người nữ do các tần số rung động từ chương trình phần mềm tâm hồn tạo ra nên có những khác biệt. Tất cả các cảm giác tình yêu và tình dục của nhiều kiếp trước luôn được lưu giữ trong tàng thức làm cho chúng ta rất khó thích nghi với những cảm giác lạ. Nhưng với người song tính thì linh hồn của họ chỉ mới trải qua một vài kiếp sống, cho nên những thông tin đã được lưu trong tàng thức về các cảm giác tình yêu và tình dục không nhiều. Từ nguyên nhân này nên người song tính khi trưởng thành có thể lấy vợ hoặc lấy chồng, sinh con cái và sinh hoạt tình dục bình thường trong một thời gian. Nhưng sau đó các cảm giác ân ái mà họ trải qua trong kiếp này sẽ kích hoạt tàng thức. Từ đó họ phát hiện thiên hướng tình yêu và ham muốn tình dục thực sự của họ không giống với những gì họ đang mếm trải. Cuối cùng họ sẵn sàng từ bỏ người vợ hoặc người chồng để tìm kiếm cảm xúc thực của chính mình với các đối tượng đồng giới. Nhưng vẫn có một số ít người song tính có thể sinh hoạt tình dục khác giới hoặc đồng giới suốt đời.

Trường hợp của Ma Tin Aung Myo (26/12/1953) tại làng Nalthul nằm ở phía bắc Miến điện (Myanma). Người này là lesbian và đồng thời là linh hồn luân hồi nhớ kiếp trước. Ma Tin Aung Myo tự nhận mình là một người lính Nhật nam giới đã chết trong trận chiến và trong kiếp này cô nhất định không lấy chồng vì cho rằng mình là đàn ông.

Bản Tính Bẩm Sinh

Ngày xưa có câu nói “cha mẹ sinh con trời sinh tính”, quả đúng như vậy, bậc cha mẹ chỉ có thể cho đứa con phần thể xác, còn linh hồn (tính) phải được Thượng Đế ban cho. Đôi khi tính cách của con cái hình thành rất khó hiểu, có những đứa bé vừa mới lớn tính tình đã không giống ai trong gia đình và dòng tộc. Mặc dù rất cố gắng nhưng các bậc cha mẹ không có cách gì thay đổi được bản tính ấy của con cái mình.

Từ lâu, con người đã nhìn thấy được điều này, nhưng nguyên nhân đến từ đâu hiện nay chưa có lời giải thích thỏa đáng và đầy đủ nhất. Ví dụ:

  • Có nhiều đứa trẻ vừa mới lớn đã biểu hiện bản tính hiếu thảo, ngoan hiền, siêng năng, vâng lời…
  • Có đứa trẻ vừa mới lớn đã biểu hiện tính gan dạ, can đảm, cao thượng, không khuất phục trước những điều sai trái…
  • Có đứa trẻ vừa mới lớn đã biểu hiện bản tính nhút nhát, sợ người lạ, yếm thế, buồn bã cô đơn…
  • Có đứa trẻ vừa mới lớn đã biểu hiện tính lanh lợi, hoạt bát khôn ngoan, quyền biến, rất biết cách xã giao…
  • Có đứa trẻ vừa mới lớn đã biểu hiện bản tính lì lợm, nóng nảy, hung hăng, biếng nhác, ưa thích đánh nhau…

Thông thường, tính cách của những đứa bé thường bộc lộ sớm hơn so với sự giáo dục của các bậc cha mẹ dành cho con. Chúng ta đã biết mọi linh hồn để tiến hóa phải trải qua rất nhiều lần đầu thai trở lại làm người, vì thế bản tính con người

đã định hình từ trong nhiều kiếp sống trước và được lưu giữ trong tàng thức. Cho nên, mọi biểu hiện hình thành bản tính của một đứa trẻ nói riêng và bản tính con người nói chung thì phần lớn do chịu sự tác động của tàng thức.

Nhận thức tình cảm là những gì mà một đứa trẻ được tiếp cận sớm nhất từ cha mẹ, ông bà, anh chị em, nhà trẻ, trường học, hàng xóm láng giềng. Các tình cảm mà đứa trẻ giao tiếp sẽ làm chất liệu dẫn để kích hoạt tàng thức và từ tàng thức các thông tin thuộc lĩnh vực tình cảm sẽ đến với ý thức cộng với sự giáo dục của cha mẹ dần định hình bản tính của đứa bé.

Người xưa còn có một câu nói “Non sông dễ đổi, bản tính khó dời” thật vậy đời người có thể chứng kiến nhiều đổi thay của một đất nước, của thế giới nhưng để chứng kiến một người thay đổi bản tính thật không dễ gì. Có người bản tính hiền lành và đức độ, có người bản tính nóng nảy và hung dữ, có người bản tính ngay thẳng và cương trực, có người bản tính gian manh và xảo trá. Tất cả họ có khi suốt đời vẫn không thay đổi được bản tính của mình.

Trường hợp các bậc cha mẹ nhận thấy đứa con mình có những biểu hiện xấu về tính cách và chúng ta đã hết lòng dạy dổ nhưng đứa bé vẫn không thay đổi, chúng ta không nên tự trách vì bản chất của đứa bé đó đã được định hình từ lâu.

Tình Mẫu Tử Thiêng Liêng

Người phụ nữ trải qua nhiều kiếp làm mẹ đã có nhiều hy sinh, yêu thương, gần gũi và chăm sóc con cái. Phần lớn phụ nữ xem việc làm mẹ là nghĩa vụ thiêng liêng và hạnh phúc to lớn không có gì sánh bằng. Xã hội trước đây, người phụ nữ phần lớn ít tham gia công việc xã hội, họ thường ở nhà lo toan nội trợ và chăm sóc con cái. Thời kỳ phong kiến và trước đó nếu chẳng may trong gia đình người chồng chết sớm, người vợ rất ít khi tái giá, họ ở vậy nuôi con và sống với con cháu đến cuối đời. Tình mẩu tử gắng bó này cứ lặp đi lặp lại trong rất nhiều kiếp, nên chúng ta thường thấy người mẹ yêu thương và sẵn sàng hy sinh cho các con hơn người cha. Và ngược lại con cái thường thương yêu người mẹ hơn cha mình.

Người mẹ, đặc biệt là những người mẹ thuộc nhóm linh hồn cũ, chỉ cần nhìn vào khuôn mặt đứa con sau khi sinh, cho dù đứa bé đó là đẹp hay xấu, khỏe mạnh hay tật nguyền thì tình yêu trong lòng người mẹ vẫn dâng lên ngút ngàn dành cho đứa con. Nhưng tất cả các tình cảm đặc biệt này không phải do tự nhiên mà có, mà nó đã được tích lũy trong tàng thức từ rất nhiều kiếp làm mẹ. Tuy nhiên, không phải người mẹ nào cũng thương yêu những đứa con của mình một cách sâu đậm.

Có những trường hợp người mẹ sau khi sinh đã vứt bỏ con mình vào thùng rác, nhà vệ sinh công cộng, trên vỉa hè…Vì sao mà những người mẹ này trở nên vô cảm như thế? Nguyên nhân của hành động trên là do những người mẹ này thuộc nhóm người có linh hồn mới. Họ là những người lần đầu tiên làm mẹ nên các thông tin liên quan đến tình mẫu tử trong tàng thức của họ không có. Ngoài ra trong quá trình hình thành nhân cách họ đã không nhận được nhiều yêu thương từ cha mẹ và môi trường giáo dục không tốt. Vì các lý do cộng hưởng này nên họ không có tình yêu với đứa con do họ sinh ra dẫn đến việc họ vứt bỏ đứa con của mình một cách dễ dàng.

Cảm Giác Thân Quen

Có những lần trong đời, chúng ta đặt chân đến một nơi chốn xa lạ nào đó, nơi này có thể là một căn nhà, một khu phố, một phong cảnh, một làng quê thậm chí là một đất nước xa lạ và khi chúng ta đến đây trong lòng tự nhiên dâng lên một tình cảm rất thân thương và gần gũi .Nhưng những nơi chốn đó không hẳn là nơi có phong cảnh đẹp, là căn nhà sang trọng, là khu phố tráng lệ huy hoàng, hay một đất nước phát triển hiện đại mà tất cả đều rất bình thường. Nhiều người nói rằng họ đã từng trải qua cảm giác đó nhiều lần trong cuộc đời nhưng họ không biết vì sao. Nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát từ tàng thức.

Mỗi chúng ta không ai có thể biết được kiếp trước mình là công dân nước nào, sinh sống ở đâu và làm gì. Mặc dù ý thức chúng ta không biết (trừ trường hợp luân hồi nhớ kiếp trước), nhưng tất cả mọi hình ảnh, ký ức, tình cảm… của các kiếp sống đã qua đều được lưu giữ trong tàng thức của mỗi người. Vì vậy, những nơi chốn hôm nay chúng ta thấy được có thể là nơi chốn trong tiền kiếp ta từng sinh sống và làm việc hoặc là nơi đã cho ta rất nhiều kỷ niệm đẹp đẽ. Có nhiều người lần đầu tiên đến một đất nước xa lạ nhưng tự nhiên họ nảy sinh một tình cảm đặc biệt với đất nước đó và họ chọn chốn này làm nơi sinh sống trong quảng đời còn lại. Nguyên nhân có thể là họ đã từng làm công dân của đất nước này trong nhiều kiếp trước đây.

Tóm lại, cảm giác thân quen là cảm giác xuất phát từ tàng thức.

Tình Yêu Sét Đánh

Để tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng của tình yêu sét đánh, trước tiên chúng ta phải có khái niệm về “người trong mộng” và khái niệm về “người yêu lý tưởng”.

Người yêu lý tưởng là sản phẩm lý trí của cuộc sống hiện tại. Ví dụ:

  • Một cô gái suy nghĩ nếu chọn người yêu hoặc lấy chồng thì người đàn ông đó phải đẹp trai, nhà giàu, thông minh hoặc là người đàn ông trí thức nhưng hiền hậu và chung thủy…
  • Một chàng trai suy nghĩ nếu chọn người yêu hoặc vợ thì phải chọn một cô gái xinh đẹp, dịu dàng, thùy mị, nết na …

Những ví dụ trên được coi là lựa chọn người yêu theo hình mẫu lý tưởng tùy thuộc vào lý trí và ước muốn của mỗi người.

Trong khi đó, nhóm người có đối tượng là “người yêu trong mộng” không thể ý thức được rõ ràng về hình dáng, khuôn mặt và tính cách của người mà họ sẽ chọn làm người yêu hay làm chồng. Bởi tất cả các dữ liệu thông tin đó đang tồn tại trong tàng thức, nên ý thức của họ không thể nắm bắt được hình mẫu đó nếu không có chất liệu dẫn. Ví dụ:

  • Trong tiền kiếp người đàn ông có một người vợ rất xinh đẹp và tình cảm của họ dành cho nhau vô cùng mãnh liệt, đậm sâu. Họ đang sống rất hạnh phúc nhưng không may người chồng chết sớm, cái chết gây ra một cú sốc quá lớn khiến người vợ bị tâm thần suốt quãng đời còn lại.
  • Trong tiền kiếp một chàng trai và một cô gái yêu nhau thắm thiết, mối tình của họ đang rất nồng nàn nhưng vì một lý do nào đó khiến duyên phận của họ trái ngang. Vì thế cô gái đã tự tử và chàng trai rất ân hận luôn thương nhớ người yêu đến trọn đời.
  • Trong tiền kiếp có một đôi trai gái yêu nhau tha thiết, họ thề non, hẹn biển là sẽ lấy nhau và yêu nhau trọn đời, nhưng không may hai người đã chết trong một vụ tai nạn.

Trong ba ví dụ trên, chúng ta nhận thấy có một điểm tương đồng đó là những người này đều có một tình yêu quá đậm sâu trong tiền kiếp và sau khi được tái sinh thì mọi cảm xúc và hình ảnh của người yêu xưa vẫn in sâu trong tàng thức. Cho nên tuy trong hiện tại họ có rất nhiều cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều đối tượng, nhưng thường thì họ không thể có tình cảm với những người này. Lý do không phải vì các đối tượng này không đủ tiêu chuẩn và phẩm chất để họ chọn làm người yêu, mà là vì các đối tượng này không biểu hiện được các tính cách, cử chỉ và hình ảnh giống như người yêu của họ trong tiền kiếp. Cho đến khi họ gặp lại người yêu trong tiền kiếp, tức khắc họ nhận ra nhau qua tính cách, hình dáng và những thói quen thân thuộc từ đối phương. Tất cả những thông tin này là chất liệu dẫn kích hoạt tàng thức. Từ đó những tình cảm mà họ đã có từ trước sẽ xuất hiện tạo nên một tình yêu mãnh liệt cho dù họ không ý thức được họ đã từng yêu nhau trong tiền kiếp. Các trường hợp yêu nhau tương tự như thế được cho là tình yêu sét đánh.

Ngoài ra còn có những trường hợp có liên quan đến tình cảm trong tàng thức nhưng chỉ là tình yêu đơn phương. Vi dụ: Một người đàn ông luôn tôn thờ và yêu say đắm một người phụ nữ, đáng tiếc đó chỉ là tình yêu đơn phương. Mặc dù tình yêu không được đáp lại nhưng tình cảm của người đàn ông dành cho người phụ nữ này vẫn luôn trong sáng và mãnh liệt. Người này sẵn sàng giúp đỡ và hy sinh cho người mình yêu không hề suy nghĩ, tính toán.

Chúng ta biết rằng tình yêu sét đánh là trường hợp hai người đã yêu nhau rất mãnh liệt trong tiền kiếp và may mắn gặp lại nhau trong kiếp này. Nhưng đối với tình yêu đơn phương, thì chỉ có một đối tượng là có tình yêu mãnh liệt trong tiền kiếp còn người kia thì không hề liên quan đến tình yêu trong tiền kiếp của đối phương. Nhưng hiện tại thì hình dáng, cử chỉ và tính cách của đối tượng họ đã gặp rất giống với người yêu xưa, vì thế tàng thức của họ kích hoạt sai dẫn đến tình yêu đơn phương.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh