Hành Trình Giác Ngộ: Sự Xóa Bỏ Của Cái Tôi Cùng Cái Chết Của Bản Ngã

HÀNH TRÌNH GIÁC NGỘ: SỰ XÓA BỎ CỦA CÁI TÔI CÙNG CÁI CHẾT CỦA BẢN NGÃ

Thức tỉnh là một sự mất mát bất tận của những gì bạn nghĩ rằng mình biết, giống như một cơn sóng tàn phá chẳng để lại gì – ngoài sự thật.

Cái chết là một từ mà chúng ta thường liên tưởng đến bóng tối, tang tóc, suy tàn và sự đáng sợ nói chung. Chúng ta dành cả cuộc đời để chạy trốn, né tránh và phủ nhận thực tế là một ngày nào đó chúng ta đều sẽ chết.

Tuy nhiên, cái chết mà tôi sẽ nói đến trong bài viết này không phải là cái chết điển hình mà chúng ta sợ. Cái chết mà tôi sẽ đề cập đến là trải nghiệm đẹp nhất, quý giá, rực rỡ, mang lại đầy cảm hứng, sự mở rộng, giác ngộ và mang đến cho bạn một trải nghiệm chưa từng có về sự xóa bỏ của mọi khuôn mẫu bạn từng biết đến về cái chết. Trải nghiệm này được biết đến như là cái chết của bản ngã, và đối với mỗi người tìm kiếm tâm linh nghiêm túc, đó là một quá trình quan trọng để trải qua.

Bản ngã là gì?

Để hiểu cái chết của bản ngã là gì, trước tiên chúng ta phải hiểu bản ngã là gì.

Bản ngã về cơ bản là ý thức về bản thân hoặc bản sắc của chúng ta. Bản ngã là một công cụ sinh học và tâm linh được tạo ra và được bảo vệ bởi niềm tin rằng tất cả chúng ta đều là những thực thể riêng biệt.

Kết quả của việc tin rằng chúng ta tách biệt và cô lập trong cuộc sống này, chúng ta phải chịu đựng rất nhiều. Bản ngã nhận thức cuộc sống qua lăng kính nhị nguyên. Tính nhị nguyên là sự đối lập với thực tế - đó là sự phân chia cuộc sống thành các lực lượng đối lập như yêu/ghét, tốt/xấu, đúng/sai và thánh thiện/tội lỗi.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Khi chúng ta phân chia cuộc sống, chúng ta đau khổ. Kết quả của bản ngã nhị nguyên là sự phán xét, thù hận, lên án và xa lánh, bất hòa. Mặc dù chúng ta vẫn chấp nhận một số điều, nhưng chúng ta lại chối từ những thứ khác. Trong khi chúng ta chấp nhận yêu một số người, chúng ta lại ghét bỏ vô số những kẻ khác. Thay vì chấp nhận vô điều kiện cuộc sống trong sự toàn vẹn của nó, chúng ta phân tách nó thành những trải nghiệm, những người, những niềm tin, suy nghĩ có thể chấp nhận được và không thể chấp nhận được. Bởi vậy, chúng ta bị đau khổ.

Kết quả của sự tách biệt nhận thức của chúng ta khỏi tinh thần và thấu kính nhị nguyên mà chúng ta đang dùng để nhìn cuộc sống, là chúng ta cũng bắt đầu từ chối chính mình. Bất kỳ suy nghĩ, cảm giác, cảm thụ, kinh nghiệm hoặc niềm tin nào của chúng ta có đều bị đánh giá là xấu, điều không thể chấp nhận được hoặc sai trái, chúng ta bắt đầu lẩn tránh, phủ nhận. Kết quả của sự đàn áp này, chúng ta cung cấp cho “Vùng tối của bản thân)” một lượng lớn những đống bùi nhùi, giận dữ, trụy lạc hư hỏng và càng như vậy, chúng ta lại càng muốn khóa chặt và giấu kín chúng đi.

Sản phẩm của việc sống qua bản ngã có thể được quan sát rất rõ trong thế giới của chúng ta. Sự chán nản, lo lắng, bệnh tâm thần, giết người, hận thù, tham lam, nghèo đói, chiến tranh và hủy hoại môi trường mà chúng ta trải qua là sự phản ánh chính xác sự đau khổ bên trong của chúng ta. Sự đau khổ bên trong của chúng ta chỉ là sản phẩm của bản ngã và tin rằng nó tách biệt với những người khác và chính cuộc sống này.

713-hanh-trinh-giac-ngo-su-xoa-bo-cua-cai-toi-cung-cai-chet-cua-ban-nga-1.jpg

Cái chết bản ngã là gì?

Tôi đã sử dụng thuật ngữ Cái chết của bản ngã/cái Tôi trong bài viết này bởi vì đó là cụm từ phổ biến nhất được sử dụng cho một trải nghiệm như vậy. Nhưng sự thật là bản ngã không bao giờ thực sự có thể chết; thay vào đó, nó có thể bị vượt qua và trở nên có ý thức để nó không còn điều khiển cuộc sống của chúng ta nữa.

Vậy làm thế nào chúng ta có thể định nghĩa về cái chết của Bản ngã/cái Tôi?

Cái chết của bản ngã là kinh nghiệm vượt qua cái tôi, bản ngã hoặc bản sắc. Trải nghiệm này là trải nghiệm tuyệt vời nhất, thức tỉnh, đầy cảm hứng, bình yên và yêu thương vô điều kiện mà bạn có thể có. Cái chết bản ngã về cơ bản là một trải nghiệm thể hiện đúng nhất cái tự nhiên của bạn (hoặc trở lại với con người thật của bạn), tạm thời.

Tuy nhiên, trong khi trải nghiệm về cái chết của bản ngã là đẹp không thể tả, nó cũng có thể khá khủng khiếp cho những người không nhận thức được con đường tâm linh và cho những người chống lại trải nghiệm thực tế.

Các báo cáo nói rằng trải nghiệm cái chết của bản ngã thường rơi vào hai nhóm: những người tìm thấy kinh nghiệm về sự khai sáng và những người tìm thấy kinh nghiệm dày vò, đau khổ. Tôi đã trải nghiệm cả hai trạng thái gây ngất thuần khiết và điều kinh khủng thuần khiết.

Nếu bạn đã quen thuộc với cộng đồng psychonaut (một nhóm những người sử dụng các chất gây ảo giác để tiếp cận các trạng thái cao hơn), bạn sẽ nghe thấy nhiều kinh nghiệm về cái chết của Bản ngã. Điều này là do những loại cây tâm linh như ayahuasca, DMT và nấm psilocybin là những cánh cổng mạnh mẽ cho trải nghiệm Thiêng liêng. Các nhà thám hiểm tinh thần như Dennis và Terence McKenna (những người tự gọi mình là Brotherhood of the Screaming Abyss) thường đề cập đến trạng thái tinh thần hưng phấn cực độ và cũng là nỗi kinh hoàng khi đối mặt với cái chết của Bản ngã. Tuy nhiên, như Terence McKenna từng nói, vực thẳm phải được tiếp cận bằng lòng can đảm, bởi vì chỉ khi đó bạn mới có thể khám phá ra rằng nỗi sợ hãi chỉ là ảo ảnh:

Tự nhiên yêu sự can đảm. Bạn thực hiện đúng những cam kết và tự nhiên sẽ đáp ứng cam kết đó bằng cách loại bỏ những trở ngại tưởng chừng không thể. Mơ những giấc mơ không thể thực hiện và thế giới sẽ không lật úp bạn xuống dưới, thay vào đó, nó nâng bạn lên. Đây là những gì mà tất cả những người thầy hay các triết gia thực sự quan tâm đến, những người thực sự chạm vào lớp vàng của thuật giả kim, đây là những gì họ hiểu. Đây là điệu nhảy của pháp sư ở nơi thác nước. Đây là cách ma thuật được thực hiện. Bằng cách lao mình xuống vực thẳm và khám phá ra một chiếc giường bằng lông vũ.

Cái chết của bản ngã có thể gây ra nỗi đáng sợ bởi vì nó là mối đe dọa cuối cùng đối với bản ngã: mất hoàn toàn bản thân, dù chỉ trong một phút. Như một cơ chế phòng thủ, bản ngã tạo ra nỗi sợ hãi mãnh liệt. Tuy nhiên, để tiến lên trên con đường tâm linh của bản thân, chúng ta phải hiểu vai trò của nỗi sợ hãi này, hãy chú ý đến nó và không cho phép nó hạn chế chúng ta.

713-hanh-trinh-giac-ngo-su-xoa-bo-cua-cai-toi-cung-cai-chet-cua-ban-nga-2.jpg

7 giai đoạn của cái chết Bản ngã

Cái chết của bản ngã xảy ra theo từng giai đoạn và nếu bạn đi theo nó bằng sự dũng cảm, kết quả là nó sẽ dẫn bạn đến những trải nghiệm về Niết bàn, Đấng đồng nhất hoặc Giác ngộ.

Mặc dù cái chết của bản ngã không phải là công thức hoặc nhất thiết phải dự đoán, nhưng nó có xu hướng theo một mô hình như sau:

Giai đoạn 1 - Thức tỉnh tâm linh

Trong giai đoạn đầu tiên của cái chết Bản ngã, chúng ta bắt đầu thức dậy với cuộc sống. Quá trình thức tỉnh tâm linh của chúng ta có thể được kích hoạt bởi một cuộc khủng hoảng trong cuộc sống, một bi kịch, một căn bệnh mãn tính hoặc đơn giản là quá trình tự nhiên của sự trưởng thành trong tâm hồn. Khi chúng ta trải nghiệm một sự thức tỉnh tâm linh, chúng ta bắt đầu tìm kiếm chiều sâu hơn trong cuộc sống. Thông thường, chúng ta thường hỏi những câu hỏi lớn như mục đích của tôi là gì? Hiện tại, ý nghĩa của cuộc sống là gì? Điều gì xảy ra sau khi chết? Sự thức tỉnh tâm linh được kích hoạt bởi cảm giác thiếu một cái gì đó sâu sắc trong cuộc sống, và đi kèm với cảm giác chán nản và lo lắng, thậm chí trầm cảm.

Giai đoạn 2 - Đêm tối của tâm hồn

Đêm tối của linh hồn không thể tách rời khỏi quá trình thức tỉnh tâm linh. Khi chúng ta trải nghiệm Đêm tối, chúng ta trở nên cực kỳ ý thức về sự tách biệt của chúng ta với chính mình, những người khác và sự thiêng liêng. Đêm tối của tâm hồn là khoảng thời gian chúng ta cảm thấy hoàn toàn lạc lõng, cô đơn và bị cô lập với những người khác. Đó là sự tích lũy đỉnh điểm của sự đau khổ của chúng ta. Sâu xa hơn, chúng ta biết một cái gì đó phải thay đổi mạnh mẽ trong cuộc sống của chúng ta, nhưng chúng ta không biết làm gì hoặc từ đầu.

Giai đoạn 3 - Người tìm kiếm tâm linh

Cuối cùng, sau khi trải qua một sự thức tỉnh tâm linh và Đêm tối của tam hồn, chúng tôi bắt đầu bước vào địa phận của tâm linh. Chúng ta bắt đầu thử nghiệm các bài thực hành tâm linh khác nhau và thấy rằng một số làm giảm bớt đau khổ của chúng ta. Chúng ta bị ám ảnh với việc giảm bớt những đau khổ mà chúng ta đã mang theo và khám phá nhiều lĩnh vực khác nhau như chữa bệnh bằng năng lượng, zen, yoga, chiêm tinh, chủ nghĩa thần bí, v.v.

713-hanh-trinh-giac-ngo-su-xoa-bo-cua-cai-toi-cung-cai-chet-cua-ban-nga-3.jpg

Giai đoạn 4 - Satori

Từ ngữ Satori là một từ Phật giáo có nghĩa là sự giác ngộ nhất thời. Satori là một cái nhìn thoáng qua vào Bản chất thật của bạn, hay chính là Ý thức; một khoảnh khắc khi cái tôi của bạn hoàn toàn bị rũ bỏ. Đối với một số người, trải nghiệm này thật đáng sợ và sự tăng trưởng tâm linh dường như bị đình trệ, đối với những người khác, đó là sự thay đổi sâu sắc trong cuộc sống và sự phát triển tâm linh vẫn tiếp tục.

Giai đoạn 5 - Linh hồn cao niên

Sau một thời gian nhất định, chúng tôi bắt đầu phát triển sự nhận thức tâm linh rõ rệt hơn. Chúng ta khám phá những mánh lới và những hình thức đi tắt tâm linh khiến chúng ta bị mắc kẹt trong vòng xoáy của nỗi đau, sợ hãi và chia ly, và học những phương pháp thực hành giúp chúng ta tiến gần hơn với sự Thiêng liêng. Khi chúng ta bắt đầu trải nghiệm sự trưởng thành ngày càng nhiều hơn, chúng ta học được những đức tính của kỷ luật tự giác, kiên nhẫn và tập trung.

Giai đoạn 6 - Sự phân rã và giải tỏa kết cấu

Trong giai đoạn này, chúng ta bắt đầu đầu hàng tất cả những gì chúng ta không có. Giai đoạn này không chỉ là xác định những giới hạn, sự phá hoại của những niềm tin và các hình mẫu hành vi mà còn thực sự hiểu rằng việc để chúng đi là điều cần thiết cho việc mời gọi ánh sáng bước vào. Sự thanh nhã, kỷ luật, tin tưởng, can đảm, không gắn bó và yêu thương đều đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này.

Giai đoạn 7 - Kết thúc tìm kiếm

Cuối cùng, chúng ta dừng lại. Chúng ta nhận ra rằng tất cả những gì chúng ta đang có, và tất cả những gì chúng ta cần, có thể được tìm thấy ngay bây giờ. Việc tìm kiếm để trở thành một cái gì đó, để mất một cái gì đó, để tìm một cái gì đó và để hoàn thành một cái gì đó trở nên vô nghĩa. Chúng ta nhìn xuyên qua ảo ảnh tìm kiếm sự thật, niềm vui, hòa bình và tình yêu ở bất kỳ nơi nào bên ngoài. Chúng ta thấy sự thật rằng chúng ta chính là sự phản ánh trong tất cả mọi người và vạn vật.

Trong khi bản ngã vẫn tồn tại, chúng ta nhận thức về bản ngã chỉ đơn giản là một công cụ; không phải là Chân lý của chúng ta. Vượt qua sự Nhị nguyên và sự kìm kẹp của cái tôi, chúng ta phát triển một tình yêu vô điều kiện và chấp nhận mọi thứ. Đây là trạng thái của hòa bình, tự do và những gì mọi người gọi là giác ngộ, nhưng những người trải nghiệm điều này biết rằng không có bất cứ chiếc nhãn hay cấu trúc tinh thần nào có thể gói gọn hay diễn tả được thứ trải nghiệm này.

Cái chết của bản ngã là một kinh nghiệm nghiêm túc, thanh lọc, sâu sắc và gây choáng váng. Nó rất sâu sắc và vượt xa mọi thứ chúng ta đã trải qua trong cuộc sống này, nó thay đổi nhận thức của bạn về sự tồn tại chỉ trong một khoảnh khắc.

Tôi hy vọng những “giai đoạn” này có thể giúp bạn hiểu nó tốt hơn.

Cuối cùng, tôi muốn để lại cho câu nói rất đẹp đẽ nhằm suy ngẫm về bản chất của Cái chết:

Cái chết là một sự tước bỏ tất cả những gì không phải là bạn. Bí mật của cuộc sống là hãy chết trước khi cái chết tìm đến bạn – và thấy rằng chẳng có cái chết nào cả – Eckhart Tolle (Sức mạnh của hiện tại)

Hãy suy ngẫm về những điều này và chia sẻ với chúng tôi điều bạn nghĩ.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh