Tập Yêu Đứa Bé Trong Ta: Chương 10. Bé Thích Chơi Đóng Kịch

TẬP YÊU ĐỨA BÉ TRONG TA: CHƯƠNG 10. BÉ THÍCH CHƠI ĐÓNG KỊCH

Khi chúng ta còn nhỏ, đứa bé trong ta đảm nhiệm mọi trách nhiệm học tập và thực hành những bài học cơ bản trong cuộc sống, để làm nền tảng cho sau này khi ta lớn lên, lúc mà Nhận thức của chúng ta phát triển hoàn thiện. Cơ thể chúng ta lớn lên và Nhận thức của chúng ta phát triển nhưng đứa bé trong ta vẫn luôn nhỏ mãi ở tuổi ấu thơ như vậy, vì thế mà mong muốn của đứa bé trong ta không hề thay đổi theo thời gian: Muốn có được tình yêu và công nhận từ người khác như muốn có từ mẹ mình.

Ngày ấy, chúng ta vẫn thường rủ rê những đứa trẻ hàng xóm để chơi những trò chơi đóng kịch như: Cô dâu chú rể, mẹ con, cha con, cảnh sát và tên trộm, bệnh nhân và bác sĩ,... Đó là những bài học đầu tiên mà đứa bé trong ta chuẩn bị cho những vai diễn thật sự sau này.

Là những người cha người mẹ và là những người đã đi trước, chúng ta có trách nhiệm nuôi nấng và dẫn dắt những thế hệ tiếp theo đặt chân vào thế giới này. Nếu không có một chỉ dẫn nào hay một định hướng cụ thể nào thì một đứa trẻ sẽ lớn lên một cách hoang dã và chúng ta không thể định hình được đứa trẻ ấy sẽ trở thành người như thế nào. Giả dụ nếu như tất cả người lớn trên hành tinh này biến mất cùng một lúc, những đứa trẻ sẽ không còn phân biệt được đâu là “đúng” và đâu là “sai” (là những định nghĩa do chúng ta quy ước với nhau để xã hội đi theo hướng mà tất cả chúng ta đồng ý và mong muốn), chúng sẽ giết hại lẫn nhau và dùng sức mạnh của mình để thống trị người khác.

Lúc đó, những đứa trẻ sẽ lớn lên y như những động vật đơn thuần vậy, và chúng sẽ bắt đầu thành lập tổ chức đầu tiên và đơn giản nhất: Tổ chức bầy đàn. Qua thời gian dài thiệt dài, chúng sẽ học tập và phát triển thông qua xây dựng, sáng tạo và giết chóc, thống trị. Chúng sẽ phát triển xã hội và nền văn minh, và rồi là tôn giáo. Nhận thức của chúng phát triển dần và chúng sẽ nhận ra bản chất thật sự bên trong của mình sau một thời gian dài cố gắng tìm kiếm và kiểm soát những thứ bên ngoài chúng.

A ha, chẳng phải đó là lịch sử của chúng ta đó sao. Chúng ta đã bắt đầu giống như vậy đó, nhưng đây là lần đầu tiên chúng ta cán được tới đích. Rất nhiều lần, chúng ta đã bắt đầu giống như vậy nhưng lại kết thúc ở giữa chặng đường, chúng ta đã đánh giết nhau cho đến gần tuyệt diệt và nền văn minh lúc đó sụp đổ hoàn toàn. Mỗi lần như thế, luôn có những người sống sót và họ lại bắt đầu lại từ đầu, từ con số không.

Số lượng những nền văn minh đã tồn tại và biến mất như thế trên hành tinh này thì nhiều hơn là chúng ta có thể nghĩ tới. Có những nền văn minh đã phát triển tới những mốc cao và họ có sự liên lạc, tương tác và trao đổi với những nền văn minh ngoài Trái Đất.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Theo những tính toán và dự đoán cũ, đây sẽ là lần cuối cùng loài người chúng ta tồn tại trên mặt đất này, với kiệt tác cuối cùng mà chúng ta để lại cho “Thời đại loài người” chính là: Chiến tranh thế giới thứ ba. Nhưng mà chúng ta bỏ lỡ mất kiệt tác đó rồi, vì lần này chúng ta đã nhận ra, chúng ta đã thay đổi. Sẽ không có Thế chiến thứ 3 đâu các bạn ạ, sự tồn tại của quyển sách này là minh chứng cho điều đó, hãy cảm nhận điều này, trong tim bạn, nó có đúng không...?

...

Xã hội chúng ta đã tạo ra những quy ước để chúng ta biết cách hành xử, tương tác với nhau và dẫn dắt nhau phát triển. Chúng ta đặt ra những quy ước về vai trò và nghĩa vụ của người anh, người chị, người em, người cha, người mẹ, người ông, người bà, người con,... đến các chức danh khác như người bác sĩ, người công an, người giáo viên,...

Tất cả những điều đó là quy ước và là hệ quy chiếu để mỗi chúng ta biết cách ứng xử và hành động trong xã hội, và vậy mà chúng không phải là những yếu tố để xác định sự tồn tại của cơ thể ta. Nhưng với những thông tin đó, thông qua nền tảng học hỏi khi ta còn nhỏ, đứa bé trong ta xác định sự tồn tại của cơ thể ta thông qua các vai diễn từ người con cho tới người anh, chị, em, cha, mẹ, ông, bà,... với những vai trò và nghĩa vụ tương ứng.

Mua đá năng lượng:

Là người con, chúng ta được dạy phải hiếu thảo với cha mẹ, thuận hòa với anh chị em, và đứa bé trong ta dùng định nghĩa đó để khẳng định sự tồn tại của cơ thể ta: Một người con.

Khi chúng ta có mong muốn và hành động không như cha mẹ ta ước nguyện, đứa bé trong ta sợ hãi về sự tồn tại của cơ thể ta: Không hiếu thảo với cha mẹ thì không phải là người con, vậy cơ thể này sẽ trở thành ai và như vậy coi như đã chết. Vì thế mà chúng ta buồn đau, khổ sở, cô đơn, khó xử,... với cha mẹ của mình.

Còn đứa bé trong người cha, người mẹ cũng diễn vai diễn của mình: Là người cha, người mẹ phải nuôi dưỡng con cái nên người, có công ăn việc làm ổn định và gia đình, nhà cửa yên ấm. Qua quan sát và học hỏi, đứa bé trong người cha người mẹ thấy được như thế nào thì có thể gọi là hoàn thành vai trò của người cha, người mẹ và như thế đảm bảo được sự tồn tại của cơ thể của người cha, người mẹ.

Như thế, những người con thường được cha mẹ kỳ vọng đi một con đường định sẵn, nhưng rồi con cái lại thường mong muốn đi một con đường khác và theo đó mà làm cha mẹ bất an. Con đường mà chúng ta chọn có thể có ít và thậm chí là không có tiền, và ta sẽ “nghèo” và sẽ “khổ”. Điều đó làm đứa bé trong cha mẹ ta sợ hãi, vì nếu chấp nhận và đồng ý với con đường của chúng ta chọn thì vai trò và nghĩa vụ của việc làm người cha, người mẹ bị phá vỡ; đồng nghĩa với việc người cha/mẹ không còn là cha/mẹ nữa, rồi vậy họ trở thành ai? Và vậy mà coi như đã chết dưới cái nhìn của đứa bé trong ta.

Đó là lý do đứa bé trong cha mẹ ta phát tín hiệu sợ hãi, sản sinh ra sự tức giận trong cha mẹ ta, để đứa bé trong họ bảo vệ sự tồn tại của cơ thể họ. Chúng ta cũng đã có nói qua điều này ở phần trước và chúng ta cũng đã trò chuyện với đứa bé trong ta về vấn đề này rồi.

Chúng ta quay lại lần nữa về những dịp họp mặt gia đình và người thân nữa nhé. Những dịp ấy, chúng ta không ít thì nhiều đều được hỏi han, được khuyên bảo và nhắc nhở, làm không ít lần chúng ta khó chịu và có những suy nghĩ muốn chứng minh lại. Hay ngược lại, chúng ta có những suy nghĩ muốn dạy bảo và khuyên nhủ người khác. Những khi này, chúng ta hãy cứ hít thở thật sâu thôi, và hãy để mọi thứ tự nhiên miễn là tất cả mọi người đều vui vẻ:

“Mọi thứ vẫn ổn cả thôi. Cảm ơn bé vì những cảm xúc khó chịu này, để ta biết được ta vẫn chưa yêu thương bé đủ đầy, để bé bám vịnh vào vai trò người con (cha, mẹ, cô, chú, anh, chị, em...) để làm chỗ tựa cho sự tồn tại của cơ thể này. Những vai trò và nghĩa vụ được quy ước này cũng giống như đồ đạc, ngôn ngữ, kiến thức... mà thôi, là những công cụ để định hướng cho chúng ta đi đến sự an bình và hạnh phúc. Một khi những công cụ này làm người khác hay bản thân ta bất an thì công cụ đã không còn phục vụ mục đích ban đầu của nó nữa rồi. Và dù cho bé có hoàn thành những vai trò, nghĩa vụ đó hay không thì cũng không làm sự xứng đáng tồn tại của cơ thể ta nhiều hơn hay ít đi.

Cảm ơn sự sợ hãi của bé vì muốn bảo vệ cơ thể này, cho ta thấy được Tình yêu vô điều kiện của bé. Nếu người khác khuyên bảo, trách mắng hay mong muốn điều gì ở bé, hãy để họ làm vậy nếu như làm thế mà đứa bé trong họ cảm thấy an tâm hơn về vai diễn của mình, an tâm hơn về sự tồn tại của cơ thể họ. Và không phản kháng lại, không làm đứa bé trong họ sợ hãi thêm, là bé đã cho phép ta gửi Tình yêu vô điều kiện tới họ. Vậy nên ta cảm ơn và yêu thương bé”.

Khi chúng ta nghĩ rằng ta đã yêu đứa bé trong ta vẹn tròn rồi thì tình yêu lứa đôi sẽ đến với ta và để lộ ra những góc cạnh cuối cùng của đứa bé trong ta mà ta chưa hề thấy được. Nhìn ở góc cạnh tâm linh, người mà chúng ta yêu là những Linh hồn đã có hẹn ước với ta, đến với ta ở một thời điểm nhất định trong cuộc sống, khuấy động sự sợ hãi của đứa bé trong ta để ta thấy được và hoàn thành bài học lớn nhất ở trần gian này: Yêu bản thân mình.

Những vai diễn tình nhân luôn là những vai diễn mà làm sự sợ hãi của đứa bé trong ta được đẩy lên tới mức độ cao nhất. Sức hút mạnh mẽ và mãnh liệt giữa hai Linh hồn tạo ra cảm xúc hạnh phúc và yêu thương không gì có thể sánh bằng. Với sự hạnh phúc tuyệt diệu như thế, đứa bé trong ta cảm thấy sự xứng đáng tồn tại của cơ thể ta và ngay lúc đó thì đứa bé trong ta lấy tình yêu đó và con người đó để làm yếu tố xác định sự tồn tại của cơ thể ta.

Khi hai con người vẫn chưa “chính thức yêu nhau”, tình yêu giữa họ là Tình yêu vô điều kiện. Đó là khoảng thời gian duy nhất mà chúng ta thật sự yêu người khác, chúng ta không mong đợi gì ở họ ngoài việc chỉ muốn nhìn thấy họ mà thôi. Chúng ta sẽ làm những điều này, điều kia cho họ để khi nụ cười trên môi kia hé mở thì ta không thể không hạnh phúc trong lòng. Và nếu ngày mai đến chúng ta không thấy họ nữa, chúng ta cũng không buồn bã và không đau khổ.

“Bạn có muốn làm người yêu của tớ không?” Chúng ta hồi hộp chờ đợi câu trả lời của người ta. “Có!”... rồi chúng ta bắt đầu nhảy cẫng lên trong sung sướng, và ngay trong tích tắc ngắn ngắn ngủi đó, đứa bé trong ta “tải xuống và cài đặt” vai diễn tình nhân mà đã được tích trữ lâu nay qua văn hóa và phim ảnh. Thế là chúng ta “chính thức yêu nhau”, nỗi đau bắt đầu.

Từ ngày ấy, chúng ta càng lúc càng thân thiết hơn với người ta yêu, đứa bé trong ta xây dựng và xác định sự tồn tại của cơ thể ta mạnh mẽ hơn với sự hiện diện của người ta yêu. Những vai diễn bắt đầu được thực hành bởi cả hai đứa bé trong nhà hai bên. Vai nữ thì chăm sóc, nấu ăn, giặt giũ,... với phấn hoa và trang sức. Vai nam thì đèo bòng, bảo vệ, tặng quà,... với gọn gàng và thơm tho. Và sự tức giận, đau khổ, cô đơn bắt đầu khi một trong hai không hoàn thành vai diễn của mình:

“Có cái sinh nhật của người ta thôi mà cũng quên” – Họ phải nhớ sinh nhật của ta thì họ mới là người yêu của ta. Vì họ là người yêu của ta, nên cơ thể ta mới xứng đáng tồn tại. Và mọi vấn đề đều có thể được đưa về mô hình:

“Tại sao lại đối xử với anh/em như vậy?” – Họ phải đối xử với ta như thế này, thế kia thì họ mới là người yêu của ta. Họ là NGƯỜI YÊU của TA, và cái TA lúc này được xác định bởi cái NGƯỜI YÊU nên cái TA tồn tại - nên cơ thể TA tồn tại.

Từ Tình yêu vô điều kiện, chúng ta chuyển nó thành Tình yêu có điều kiện, và đó là nguồn gốc của sự sợ hãi và khổ đau. Mỗi chúng ta đều phải trải qua bài học yêu bản thân mình như là chúng ta đang bàn luận trong quyển sách này đây, nếu như chúng ta có người yêu đi cùng trên con đường của mình, chúng ta sẽ có cơ hội để đẩy nhanh quá trình yêu bản thân mình, với điều kiện là chúng ta phải ý thức được những điều mà chúng ta đang phân tích ở đây.

“Cảm ơn họ đã bước vào cuộc đời ta, cho ta trải nghiệm tình yêu và niềm hạnh phúc vô bờ. Cảm ơn họ vì đã khuấy động sự sợ hãi của bé ở trong ta, để ta buồn bã, giận dỗi, cô đơn... Và qua đó mà ta thấy được ta chưa yêu thương bé được nhiều như ta nghĩ, để bé còn mong chờ hành động và công nhận từ họ để bé cảm thấy được xứng đáng tồn tại. Ta yêu bé dù họ có hay không làm điều gì cho bé đi chăng nữa. Những điều họ làm và không làm cho bé cũng không làm sự xứng đáng tồn tại của cơ thể này tăng thêm hay bớt đi. Và cho phép ta gửi Tình yêu vô điều kiện tới đứa bé trong họ nếu họ có buồn bã, giận dỗi vì bé đã không làm điều gì đó cho họ. Ta cảm ơn và yêu bé”.

...

Qua mỗi điểm vấp trong một mối quan hệ, chúng ta nhận ra và chấp nhận một khía cạnh khác của đứa bé trong ta, để chúng ta hoàn thiện bài học yêu thương bản thân mình. Một khi chúng ta yêu bản thân mình tròn vẹn, chúng ta sẽ bắt đầu yêu người khác một cách vô điều kiện.

Chúng ta sẽ tặng quà cho họ vì chúng ta muốn nhìn thấy niềm vui trong mắt họ, không cần biết lý do là gì và không cần biết ngày tháng là bao nhiêu. Chúng ta sẽ giúp họ với bất kì điều gì chúng ta có thể, miễn rằng họ vui thì ta cũng vui. Khi cần giúp đỡ thì chúng ta có thể hỏi họ giúp, nếu họ không giúp được thì cũng không sao cả. Và có một sự thật là mỗi chúng ta đều có thể tự làm được mọi thứ: Giặt giũ, nấu ăn, rửa chén, quét nhà, lái xe, sửa xe, lắp điện, khuân vác,... Vậy tại sao lại tự giới hạn mình lại với một số thứ và việc làm nhất định nhỉ?

Tới một lúc nào đó, người mà chúng ta yêu sẽ đi khỏi ta, đi mất tiêu luôn hay là ai đó dắt đi mất. Đây là lúc sự sợ hãi của đứa bé trong ta dâng cao và làm cơ thể ta suy sụp:

“Nỗi buồn này thật tệ bé à, nỗi đau này sao mà lớn như thế... Hôm nay, ta chấp nhận nỗi đau này, nỗi buồn này, nỗi cô đơn này. Không ai gây cho bé sự sợ hãi này, chỉ vì ta chưa yêu bé đủ đầy, chưa yêu bé thường xuyên. Ta xin lỗi và cảm ơn bé. Và ta cảm ơn họ đã bước vào con đường của ta, chỉ cho ta thấy rằng ta đã quên lãng bé biết chừng nào và biết bao lâu. Ta để họ đi với Tình yêu vô điều kiện của ta, ta muốn họ tìm được sự hạnh phúc và an bình của mình.

Dù họ có nói kể hay đổ lỗi bé về điều gì đi nữa thì đó chỉ là sự bất an của đứa bé trong họ, để bảo vệ an toàn sự tồn tại của cơ thể họ mà thôi. Sâu thẳm bên trong những câu nói và hành động ấy, đó là Tình yêu vô điều kiện của họ dành cho bé, cũng mong muốn bé được hạnh phúc và an bình.

Bé không cần phải nghĩ tới những hành động và lời nói của họ nữa. Đó không phải là lỗi của bé mà là sự sợ hãi của đứa bé trong họ, vì họ chưa yêu toàn vẹn đứa bé trong họ. Đó cũng không phải là lỗi của họ mà là sự sợ hãi của bé ở trong ta, vì ta chưa yêu bé vẹn đầy. Bằng cách thôi đổ lỗi cho họ cũng như cho bé, bé đã cho phép ta gửi Tình yêu vô điều kiện tới đứa bé trong họ cũng như cho bé. Cảm ơn bé vì đã làm vậy, và vậy mà bé xứng đáng được tồn tại và yêu thương.

Nếu không một ngày, hai ngày thì ba ngày, bốn ngày... ta sẽ ở đây với bé, tới khi nào mọi sự sợ hãi của bé tan biến thì thôi. Cảm ơn bé vì đã cho phép ta dùng cơ thể này để yêu người khác và yêu một cách vô điều kiện. Cảm ơn và yêu bé.”

...

Khi chúng ta thật sự để người mình yêu ra đi, thì đó chính là Tình yêu vô điều kiện ta dành cho họ cũng như cho ta. Khi chúng ta cho phép tất cả mọi người làm những việc mà họ thích làm, để họ đi đến nơi mà họ muốn đến, không phán xét, không ý kiến, thì đó là Tình yêu vô điều kiện ta dành cho họ cũng như cho ta. Khi chúng ta làm những thứ mà ta thích, đi đến nơi mà ta muốn, dù ai biết ai hay thì đều không còn quan trọng, thì đó là Tình yêu vô điều kiện chúng ta dành cho bản thân ta cũng như cho người khác.

Tình yêu vô điều kiện dành cho người khác và Tình yêu vô điều kiện dành cho bản thân ta xuất hiện cùng một lúc và không thể tách rời nhau. Khoảnh khắc chúng ta yêu bản thân mình vẹn tròn và vô điều kiện, thì đứa bé trong ta không còn bám víu và cản trở người khác trên con đường đi tìm hạnh phúc, đam mê của họ nữa, và đó là Tình yêu vô điều kiện ta dành cho họ. Tình yêu vô điều kiện ta dành cho chính bản thân mình cũng là dành cho tất cả mọi người. Vậy... ta và tất cả mọi người... chỉ là một...

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh