Kinh Nghiệm Thiền Quán: Chương 2. Phương Pháp Tu Tập

KINH NGHIỆM THIỀN QUÁN: CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP TU TẬP

Mục tiêu, cố gắng và buông xả

Làm cách nào để ta có thể vừa có một mục tiêu cho sự tu tập, vừa cảm thấy hứng khởi vì con đường ta theo có chủ đích và phương hướng rõ rệt, mà lại không bị vướng mắc vào những phiền phức của sự nỗ lực và cố gắng? Đây là một câu hỏi chủ yếu cho bất cứ ai đang đi trên con đường tâm linh!

Bất cứ một sự chọn lựa nào của ta trong cuộc đời này đều có liên quan đến một mục tiêu hoặc chủ đích nào đó! Một ý thức phương hướng rõ ràng sẽ giúp ta sáng suốt hơn trong việc chọn lựa con đường đưa mình đến mục tiêu mong muốn. Thế cho nên khi hiểu được mục đích của sự ngồi thiền, ta sẽ hiểu được ý nghĩa cao thượng của hành trình tu tập này. Và sự hiểu biết đó, ngược lại, sẽ mang đến cho ta một niềm khích lệ cũng như năng lực để tiếp tục con đường ấy.

Giáo lý của đức Phật là một khích lệ lớn cho chúng ta, Ngài đã trình bày thật rõ ràng mục tiêu của con đường tu tập: đưa ta đến một trạng thái minh triết và tự tại hơn, dẫn đến một tâm thức thanh tịnh và an lạc hơn. Nơi đó ta sẽ không còn bị chi phối bởi tham, sân và si nữa.

Nếu bạn muốn làm tăng trưởng sự tinh tấn cũng như năng lực của mình cho hành trình vô tận này, bạn có thể thử một vài phương pháp quán niệm sau đây. Bạn hãy suy ngẫm về tự tánh phù du, tạm bợ của mọi hiện tượng. Mặc dù có lẽ chúng ta chỉ hiểu được sự thật này bằng tri thức mà thôi, vì nó đòi hỏi một chánh niệm sâu sắc mới có thể nhìn thấy thẳm sâu. Hãy nhìn lại những kinh nghiệm của bạn đi, bây giờ chúng đâu hết cả rồi? Giây phút này sang giây phút kế, chúng biến mất. Có chăng, ta chỉ còn giữ lại những ý niệm hoặc kỷ niệm về chúng, nhưng rồi đó cũng lại trở thành những kinh nghiệm phù du, ngắn ngủi. Hiểu được sự thật hiển nhiên về luật vô thường này rồi, thì cái gì là chân giá trị trong cuộc đời bạn? Còn một cái gì đáng để cho bạn đeo đuổi nữa không?

Cũng chính sự suy tư về lý vô thường này đã thúc đẩy đức Phật ra đi tầm đạo để tìm chân lý giải thoát. “Vì sao mà ta,” đức Phật tự hỏi khi còn là một vị thái tử trong hoàng cung, “khi vẫn còn bị chi phối bởi sinh, lão, bệnh, tử, lại đi săn tìm những gì cũng còn đang là đối tượng của sinh, lão, bệnh, tử?

Sau khi đạt được giác ngộ rồi, đức Phật đã khuyến khích vàthúc giục những người khác nên cảm thấy sự cấp bách, vì biết rằng mọi hiện tượng rồi sẽ hoại diệt. Ngài bảo các tăng, ni và những cư sĩ, “ Có những cây cao và những gốc cây, các ông hãy tu tập thiền quán ngay bây giờ, nếu không sẽ hối hận về sau.” Những cây cao vàgốc của chúng là những địa điểm thuận lợi để ngồi thiền trong khí hậu vào thời ấy ở xứ Ấn Độ.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Đức Phật đã thấy được rõ rằng cuộc đời của ta ngắn ngủi đến đâu, cũng như sự giác ngộ và cơ hội để tu tập quý báu và hiếm hoi đến dường nào. Trừ phi chúng ta biết sử dụng thời giờ của mình cho xứng đáng, sau này ta có thể sẽ mang một nỗi ân hận đay nghiến, vì biết rằng mình đã bỏ lỡ một cái gì quý giá nhất trên cuộc đời.

Bạn cũng có thể suy ngẫm về việc gì đầu tiên đã khiến bạn bước chân vào con đường tu tập! Phải chăng đó là một kinh nghiệm riêng tư sâu kín nào đó về khổ đau? Hay là bởi lòng thương xót khi chứng kiến những đau đớn của người chung quanh? Hoặc từ một nỗi ưu tư, khắc khoải về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống này? Đôi khi đâu đó trên con đường tu tập, chúng ta đã đánh mất đi cái cảm hứng ban đầu ấy. Hãy cố nối liền lại với nó, với tình yêu ban đầu của ta! Được như vậy, ta sẽ một lần nữa thắp lại ngọn lửa say mê và tinh tấn trên hành trình đầy bất ngờ của giác ngộ và giải thoát này.

Thiếu ngọn lửa đam mê ấy sẽ không có một việc gì có thể xảy ra. Chúng ta chỉ đơn giản sống và hành động theo những thói quen, tập quán cố hữu của mình. Thật là hiếm ai có thể thoát ra được những thói quen này, để có thể nhìn thấy thực tại một cách sáng suốt, mới mẻ, và biết chọn lựa bằng tuệ giác, thay vì theo những phản ứng đã bị điều kiện quá nặng nề.

Nhưng chỉ có sự tinh tấn thôi thì vẫn chưa đủ. Mặc dù phẩm hạnh ấy rất là quý báu, nhưng nó cũng có thể đưa ta đến sự lầm lạc nếu ta cố gắng quá độ.

Mua đá năng lượng:

Nếu không khéo, ta có thể vì quá cố chấp vào mục tiêu giác ngộ rồi trở nên đầy tham vọng, có một thái độ ganh đua tâm linh và đâm ra khắt khe về sự tiến bộ của mình. Khi ta nỗ lực và cố gắng với một sự khẩn thiết quá độ, nó có thể vì đó mà trở thành vô vọng. Bắt buộc một việc nào đó phải xảy ra ngay tức thì chắc chắn sẽ làm ta mất đi sự sáng suốt, việc ấy có thể đưa đến sự thất chí, nản lòng và có khi là tuyệt vọng.

Sau khi đã ý thức được những trở ngại gây nên bởi loại nỗ lực và tinh tấn vừa kể, thường là bằng kinh nghiệm đau thương của chính mình, có một số người đâm ra từ bỏ hết mọi ý niệm về mục đích. Đây cũng lại là một sai lầm khác! Khi ta không có mục tiêu và trở nên chấp rằng, tu tập chỉ đơn giản có nghĩa là trở nên tỉnh thức và chú ý trong giây phút hiện tại, mà không có một ý thức nào về mục đích, hoặc phát triển sự hiểu biết của mình, thì chúng ta đã vô tình đánh mất đi một nguồn năng lượng vô cùng của nghị lực và cảm hứng.

Điều quan trọng mà ta cần khám phá trong tu tập thiền quán - cũng như trong mọi vấn đề khác nữa - là sự quân bình giữa tinh tấn và buông xả. Trên bề mặt thì hai đức tính này có vẻ như rất mâu thuẫn với nhau! Làm sao mà ta có thể vừa gắng sức, vừa có một mục tiêu, mà cũng cùng một lúc vừa buông xuôi, chấp nhận những gì đang xảy ra, tuân theo sự khai mở tự nhiên của nó? Hiểu rõ được sự nghịch lý này là một khám phá quan trọng, vì nó giúp ta nhận thức được trọn vẹn con đường tu tập của mình.

Buông xả không có nghĩa là nhẫn nhịn một cách thụ động. Thật ra nó có nghĩa là biết buông bỏ, biết để cho Pháp tự biểu hiện, cho sự thật của kinh nghiệm trong giây phút hiện tại này. Sự chấp nhận ấy sẽ khơi dậy nghị lực và giúp ta có thể tinh tấn mà không hề bị náo động hoặc dính mắc. Ta ý thức được sự khẩn cấp của vấn đề tu tập, nhưng vẫn biết uyển chuyển và hội nhập vào bất cứ những gì đang xảy ra trong giây phút này, bây giờ cái này đang có mặt, rồi tiếp đến sẽ là cái khác.

Trong những năm đầu tiên tu tập, tôi đào luyện đức tính buông xả này bằng cách tự nhắc nhở rằng, phận sự của tôi trong khóa tu là ngồi thiền và đi kinh hành, ngồi và đi, ngồi và đi - rồi cứ để những gì sẽ xảy ra, xảy ra. Bằng cách duy trì sự cố gắng của mình qua phương thức đơn giản ấy, tôi có thể chấp nhận và phó mặc mọi thăng trầm trong sự tu tập. Có những lúc mọi sự đều trôi chảy, dễ dàng và tốt đẹp, và cũng có những lúc chỉ gặp toàn đau đớn, khó khăn. Tôi vẫn cứ tiếp tục ngồi thiền và đi kinh hành, ngồi và đi. Và đạo pháp cứ tuần tự khai mở.

Vấn đề giữ quân bình giữa hai yếu tố tinh tấn và buông xả này có thể được hiểu một cách rất giản dị. Một đêm tôi đi theo con đường nhỏ xuyên qua rừng dẫn từ nhà đến thiền đường ở cạnh đó. Trời tối đen như mực. Rõ ràng là tôi có một mục đích trong đầu: đi đến thiền đường phía bên kia bờ rừng. Ý muốn ấy tạo cho tôi một phương hướng, đặt tôi lên con đường mòn ấy và giữ cho tôi tiến bước. Nhưng nếu tôi không chịu chú ý đến mỗi bước chân trong mỗi giây phút, thì tôi có thể bị té bổ nhào vì vấp vào đá hoặc những chỗ lồi lõm trên đường.

Hoặc như trong việc leo núi chẳng hạn! Ta cần phải biết quân bình phối cảnh của mình để có thể tiếp tục tiến tới, để duy trì lòng ham thích và nghị lực của ta. Ta phải ý thức được từng mỗi bước chân, mỗi vị trí miếng đất dưới chân, và cùng một lúc, tập trung cái nhìn vào đỉnh núi, mục tiêu mà mình muốn lên đến. Bằng cách giữ tầm nhìn cho rộng - ý thức về mục đích - và cùng một lúc, chú tâm vào giây phút hiện tại, ta sẽ tìm thấy được sự quân bình cũng như năng lực để hoàn tất con đường giải thoát.

tu tâm

Có một cuộc tranh luận đã kéo dài từ hơn 2500 trăm năm nay về vấn đề tâm ta nằm ở nơi nào! Tâm nằm ở bộ óc chăng? Hay Tâm ta nằm ở trái tim của mình?

Ở đây, tôi không cố gắng để đem lại một câu trả lời xác định nào, nhưng tôi nghĩ cũng có ích để biết rằng, đôi khi trong thiền quán, ta có thể cảm nhận một cách mãnh liệt rằng tâm thức được toả phát ra từ nơi trung tâm trái tim của mình - không phải trái tim vật lý, mà là vùng năng lực tâm linh nằm ngay ở giữa ngực. Có thể là năng lực tâm linh ấy phát xuất từ bộ óc và ta cảm nhận nó ở trái tim, hay cũng có thể là nó bắt đầu nơi vùng chính giữa trái tim và được chuyển đạt qua bộ óc!

Trong ngôn ngữ của một số quốc gia châu Á, chữ Tâm đều có thể dùng để chỉ trái tim hoặc bộ óc. Vấn đề đã được giải quyết hết sức giản dị! Bạn nên nhớ rằng khi chúng ta sử dụng danh từ Tâm (mind) theo ngôn ngữ của Phật giáo, thì ta không chỉ nói riêng về bộ óc hay phần trí tuệ mà thôi. “Tâm” ở đây có nghĩa là Thức: một quan năng của tri giác giúp ta nhận biết được một đối tượng cùng với mọi cảm thọ, mọi cảm tưởng có liên hệ đến cái biết ấy, chúng có thể sinh lên bằng nhiều lối phối hợp khác nhau, trong bất cứ giây phút nào. Với tuệ giác thiền quán ấy, thì trái tim và bộ óc thật ra chỉ là một!

Nếu vậy thì sự tu tâm hay chuyển hóa ý thức là để làm gì? Thức nói một cách đơn giản có nghĩa là cái biết. Nhưng trong mỗi giây phút của cái biết ấy, có nhiều trạng thái tâm thức khác biệt liên hệ với nó phát sinh lên theo. Giáo lý của đức Phật có đề cập nhiều đến những trạng thái tâm thức này - những tâm bất thiện như là tham, sân, si, sợ hãi và những tâm thiện như là niệm, từ, bi và trí tuệ.

Chúng ta có thể hiểu sự tu tâm này qua pháp môn Tứ Chánh Cần mà đức Phật đã chỉ dạy: Trong sự tu tập, ta cố làm sao để diệt trừ những tâm bất thiện nào đã khởi sanh, đối với những tâm bất thiện nào chưa sanh thì giữ cho chúng đừng sanh. Và cũng thế, ta cố gắng nuôi dưỡng, củng cố những tâm thiện nào đã có mặt rồi, và tu tập, phát triển thêm những tâm thiện nào chưa sanh!

Đó cũng chính là công thức của sự chuyển hóa. Trước hết, ta cần quán chiếu cho kỹ cái tâm này của mình, xem nó thật sự là gì! Từ công phu quán chiếu ấy, ta sẽ phát triển được một trí tuệ phân biệt, nhận thức được những tâm nào là bất thiện, đưa ta đến khổ đau, và những tâm nào là thiện, đem lại cho ta hạnh phúc. Dựa trên chính nhận thức và kinh nghiệm của bản thân mình mà chúng ta sẽ thực hành theo bốn phương pháp ấy. Và đó cũng chính là con đường luyện tâm mà ta đang tu tập ở đây.

phương pháp thiền tập

Ngồi cho thoải mái, giữ cho lưng được thẳng nhưng không nên gồng cứng hoặc gắng sức quá. Nhẹ nhàng nhắm mắt lại và ghi nhận cảm giác của hơi thở khi không khí đi ngang qua mũi hay ở môi trên. Cảm giác của hơi thở vào thấy rất đơn giản và tự nhiên. Chú ý đến cảm giác của hơi thở ra xem như thế nào. Hay là bạn có thể chọn theo dõi cảm giác lên xuống của ngực hoặc bụng khi hơi thở ra vào.

Dù bạn có chọn theo dõi cảm giác của hơi thở ở bất cứ một nơi nào cũng vậy, ở mũi hay là sự di động của ngực hoặc bụng, bạn phải tập sao để mình có thể ý thức được rõ ràng giai đoạn đầu tiên nhất của hơi thở vào. Và tiếp tục duy trì sự chú ý của mình cho đến hết trọn một hơi thở vào ấy. Rồi sau đó, ghi nhận giai đoạn đầu tiên nhất của hơi thở ra và duy trì sự chú ý của ta cho đến lúc cuối của hơi thở ra ấy.

Điều quan trọng là đừng bao giờ trở nên tham lam quá. Chúng ta ai cũng có khả năng cảm nhận được trọn vẹn một hơi thở. Nhưng nếu ta cố gắng hơn thế, nếu chúng ta có ý rằng mình sẽ chú ý về hơi thở trong vòng nửa tiếng, thì chừng ấy ta sẽ không thể nào kham nổi. Duy trì một sự chú ý nhất như trong một khoảng thời gian dài như vậy là chuyện hoàn toàn nằm ngoài khả năng của tâm ta, và vì vậy mà ta sẽ dễ trở nên chán nản, thối chí. Hãy nối liền và duy trì sự chú ý của mình với một hơi thở mà thôi... rồi sau đó mới thêm một hơi thở nữa. Bằng cách ấy, ta có thể thực hành trong vòng khả năng của mình, và tâm ta sẽ trở nên an định dễ dàng và giản dị hơn.

Đôi lúc sẽ có những đối tượng khác khởi lên - như cảm thọ của thân, tư tưởng, hình ảnh, cảm xúc. Ghi nhận xem chúng xuất hiện và biến đổi ra sao bằng một ý thức cởi mở. Thường thường thì chúng ta dễ trở nên xao lãng, lạc giữa những sự phô bày của kinh nghiệm và đánh mất đi sự chú ý của mình.

Vừa khi ý thức được việc ấy, ta hãy trở về với trạng thái thuần tính của chánh niệm.

Trong giai đoạn đầu, ta có thể chỉ nên chú tâm vào hơi thở mà thôi, chọn đó làm đề mục chính. Đề mục ấy tuy căn bản nhưng nó không phải là duy nhất. Định tâm theo lối ấy sẽ giúp ta ổn định được sự chú tâm của mình, giữ cho ta được tỉnh thức và có chánh niệm. Đem tâm mình trở lại với một đề mục chánh, thí dụ như là hơi thở, đòi hỏi một sự cố gắng, một công phu. Và công phu ấy sẽ tạo nên một năng lượng. Chuyện ấy cũng giống như khi ta lặp đi, lặp lại một động tác thể dục để rèn luyện bắp thịt vậy. Bạn kiên nhẫn tập luyện và rồi thân bạn sẽ được cường tráng. Trở về với đề mục chính của mình là một loại thể dục của tâm linh. Khi ta cứ tiếp tục trở lại với hơi thở của mình, lần nữa rồi thêm lần nữa, dần dần tâm ta sẽ trở nên mạnh mẽ và vững vàng. Mức độ của năng lượng trong ta cũng từ đó mà gia tăng theo. Và đến khi nào ta đạt được một ý thức không cần đề mục, chừng ấy ta sẽ cảm nhận được sự vật một cách tinh tế và mạnh mẽ.

Những lúc nào bạn cảm thấy có một sự gò bó hay căng thẳng trong việc thực tập của mình, bạn nên giữ cho ta được thoải mái và nới rộng phạm vi ý thức của mình ra. Hãy tạm gác hơi thở qua một bên và thay vào đó chỉ cần giản dị ghi nhận bất cứ những gì xảy ra nơi sáu cánh cửa của giác quan (năm giác quan vật lý cùng với tâm ý) như: nghe, thấy, xúc chạm, ngứa ngáy, suy nghĩ... Hoặc là bạn cũng có thể an nghỉ trong cái ý thức mênh mông và tự nhiên của mình, và chỉ chú ý đến sự sinh diệt của những âm thanh đang xảy ra chung quanh mà thôi. Khi ta nới rộng tâm điểm phạm vi ý thức của mình ra bằng lối ấy, nó có thể giúp cho tâm ta trở lại quân bình và rộng lớn hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp ghi nhận bằng tâm để duy trì chánh niệm. Nghệ thuật ghi nhận bằng tâm, như là một khí cụ thiền quán, đòi hỏi một sự thực hành và thí nghiệm. Đặt tên cho những đối tượng của kinh nghiệm khi chúng sinh lên, có thể giúp cho chánh niệm bằng nhiều lối khác nhau.

Sự ghi nhận ấy phải được thực hành thật nhẹ nhàng, như một lời nói khẽ trong tâm, nhưng với một sự chính xác và chắc chắn đủ để ta có thể liên kết trực tiếp được với đối tượng. Ví dụ, bạn có thể đặt tên cho mỗi hơi thở của mình, và gọi thầm trong tâm là “vào, ra” hoặc “phồng, xẹp”. Thêm vào đó, bạn cũng có thể ghi nhận tất cả những hiện tượng khác xảy ra trong khi ngồi thiền. Khi có một tư tưởng khởi lên, ta ghi nhận “suy nghĩ”. Nếu có một cảm thọ nào ở thân trở nên nổi bật, ta có thể niệm thầm trong đầu: “đụng chạm, rung động, căng thẳng, ngứa ngáy”, hay là bất cứ một cảm giác nào đó mà bạn ghi nhận được. Khi có một âm thanh hoặc hình ảnh nào nổi bật, thì ta ghi nhận “nghe” hoặc “thấy”.

Sự ghi nhận ấy tự nó cũng có thể được xem như là một hiện tượng xảy ra trong tâm, mặc dù nó có khả năng giúp cho ta khỏi bị thất niệm. Việc gọi tên, cũng giống như là đóng tấm khung chung quanh một bức hình, nó giúp cho ta nhận diện đối tượng được rõ ràng hơn và giúp sự quan sát của ta được chính xác hơn.

Phương pháp ghi nhận bằng tâm này còn giúp cho chánh niệm của ta bằng một cách khác nữa. Nó cho ta thấy khi nào ý thức của mình chỉ là một phản ứng của thói quen và khi nào nó là chánh niệm thật sự. Ví dụ, có thể chúng ta cảm nhận được một cái đau đang có mặt nơi thân, nhưng nhận thức ấy cũng đã bị qua màn lọc của tâm ghét bỏ. Nếu không có phương pháp ghi nhận này, thường thường ta sẽ không thấy được sự ghét bỏ đó, và nó có thể trở thành một bức màn tinh vi che phủ trên cái đau của mình. Ngoài ra cách ghi nhận của ta cũng có thể tiết lộ cho biết rất nhiều về trạng thái tâm thức của mình.

Bạn ngồi yên đó và niệm thầm trong đầu “đau, đau” nhưng có lẽ bằng một giọng đay nghiến trong mỗi sự ghi nhận. Giọng điệu ghi nhận ấy cho ta thấy rõ ràng cái trạng thái thật sự của tâm mình. Điều thật lạ kỳ là ta chỉ cần giản dị thay đổi cách ghi nhận của mình thôi, thì đôi khi trạng thái của tâm cũng sẽ thay đổi theo! Phương pháp ghi nhận sẽ tôi luyện phẩm chất của chánh niệm, của một trạng thái ý thức thuần tuý không phản ứng trong ta.

Phương pháp ghi nhận bằng tâm này cũng có thể giúp năng lực tinh tấn của ta được vững mạnh thêm. Vì sự ghi nhận ấy đòi hỏi một cố gắng đặc biệt, nên có người sẽ cảm thấy khó khăn trong giai đoạn đầu. Nhưng nỗ lực cuối cùng của ta chắc chắn sẽ ưu thắng được hết mọi lười biếng và những dể duôi trong ta. Khi ta có thể nhẹ nhàng ghi nhận được mỗi đối tượng khi chúng sinh lên, nó sẽ khơi động được nguồn năng lượng và giữ cho sự tu tập của ta mỗi ngày được tiến triển và thâm sâu hơn.

Ghi nhận bằng tâm là một phương tiện thiện xảo giúp cho ta lúc nào cũng duy trì được nghị lực, sự tinh xác và chánh niệm. Bạn hãy tập thử phương pháp này trong lần ngồi thiền tới, mặc dầu lúc đầu thì bạn khó có thể duy trì được lâu. Hãy đơn giản ghi nhận những gì đang xảy ra vừa khi bạn ý thức được chúng: phồng, xẹp; suy nghĩ, suy nghĩ; đau, đau; phồng, xẹp. Đóng khung mỗi giây phút kinh nghiệm lại bằng một ghi nhận nhẹ nhàng trong tâm. Hãy quán sát sự khác biệt về phẩm chất của sự chú ý trong bạn.

Bạn hãy kiên nhẫn trong việc thực tập sử dụng phương pháp này. Đôi khi có người ghi nhận bằng một giọng điệu ồn ào quá, vô tình họ làm lu mờ đi cái kinh nghiệm thật sự của mình. Lại có lúc người ta cố gắng quá sức, khiến nó trở nên căng thẳng và gò bó. Hãy để sự ghi nhận của mình nhẹ nhàng rơi xuống chạm vào đối tượng, như một cánh bướm đậu lên một đóa hoa, hoặc là để cho nó nổi lên theo đối tượng, như một bong bóng nước dấy lên vậy. Hãy nhẹ nhàng, thoải mái, vui chơi với nó!

Bạn hãy thí nghiệm phương pháp ghi nhận này và tự tìm cho mình một kỹ thuật khéo léo riêng để áp dụng. Có một lần trong khi đi kinh hành, tôi bước những bước chân thật chậm rãi và có ý thức, tôi rút ngắn những sự ghi nhận của mình lại chỉ còn mẫu âm đầu tiên mà thôi. Thay vì niệm thầm trong đầu dỡ, bước, đạp, tôi chỉ niệm d, b, đ, d, b, đ. Những ghi nhận ấy dường như trôi lướt nhẹ nhàng tự nhiên trên mỗi tác động của bước chân. Dù vậy, nhưng mục đích của sự ghi nhận - là giữ cho tâm mình được định và trụ lại trong suốt thời gian của một bước chân hay hơi thở - vẫn được đáp ứng đầy đủ.

Bạn hãy tự thử nghiệm để tìm cho mình một phương pháp. Nếu có lúc nào bạn cảm thấy sự ghi nhận gây trở ngại nhiều quá, hay là nó chậm chạp quá không theo kịp với sự thay đổi chung quanh, bạn hãy tạm dừng sự ghi nhận lại một thời gian. Thử xem sao! Thí nghiệm với âm lượng, với sự gọi tắt, rút ngắn lại. Nhớ rằng đây chỉ là một công cụ, và hãy tự tìm cho mình một phương pháp sử dụng nào thích hợp nhất. Quan sát xem nó có duy trì được một sự chú ý kéo dài không! Bạn hãy tự chứng nghiệm lấy tác dụng của sự ghi nhận. Hãy mềm dẻo và hưởng niềm vui của sự khám phá.

pháp lý nintendo

Chắc bạn cũng nhận thấy rằng khi ta làm một việc gì mà mình ưa thích, những lúc ấy ta có thể sống trong hiện tại một cách thật dễ dàng! Thí dụ như là khi chơi thể thao, xem phim, đọc một quyển sách, hoặc ngay cả khi chơi nintendo (một thứ trò chơi điện tử hiện rất thông dụng). Vì sao chúng ta có thể tập trung tâm ý thật dễ dàng vào những sinh hoạt này, mà khi thiền tập tâm ta lại trở nên xao lãng và bất an đến thế? Một điều không ngờ là câu hỏi tầm thường đó có thể đưa ta đến một tuệ giác rất uyên thâm về khổ đau và giải thoát.

Cái mà ta gọi “tâm” đó là một quan năng nhận thức tự nhiên và thuần túy - nó vô hình, trong suốt và linh động. Trong Phật giáo Tây Tạng nó còn được gọi là “sức mạnh nhận thức của một tính rỗng lặng.” Nhưng thật ra tâm không phải chỉ duy có sự nhận thức mà thôi! Vì trong mỗi giây phút kinh nghiệm sẽ có những phẩm tính đặc biệt khác, còn được gọi là tâm hành (mental formation), sinh lên cùng với nó và tô màu thêm cho nhận thức ấy.

Tỷ dụ như tham, sân, thương yêu, chánh niệm, định, trí tuệ, và nhiều đức tính khác nữa, đều là những tâm hành sinh lên và diệt đi trong những thời khắc khác nhau, và mỗi tâm hành có một phận sự riêng biệt của nó.

Trong khi chúng ta làm những việc khác nhau, sẽ có những tâm hành khác nhau hoạt động. Như khi đang chơi Nintendo chẳng hạn, chúng ta cần phải thật sự có mặt ngay lúc đó với trò chơi, nếu không chắc chắn sẽ thua. Tâm ta khi đó cần phải được thật vững vàng và nhất điểm, lúc ấy yếu tố định khá vững mạnh. Thêm vào với định là một đặc tính khác của tâm, cũng giữ một vai trò vô cùng trọng yếu là tâm hành của Tưởng (perception).

Tưởng có bổn phận nhận diện, đặt tên và ghi nhớ mỗi hình dạng bằng cách chọn ra những điểm đặc thù của nó. Nhờ vào năng lực của tưởng mà chúng ta nhận ra được mỗi hình dạng của đối tượng mà mình kinh nghiệm là đàn bà hoặc đàn ông, cây thông, Abraham Lincoln, máy điện toán, xe hơi, và vô số vật khác nữa. Hai yếu tố Định và Tưởng giữ cho ta có mặt trong hiện tại và chú tâm vào bất cứ trò chơi nào của cuộc sống đang xảy đến với ta.

Nhưng trong thiền quán thì khác! Muốn phát triển trí tuệ, chúng ta cần cộng thêm yếu tố Niệm vào phương trình tâm thức của Định và Tưởng. Niệm đi xa hơn là chỉ đơn giản nhận diện những gì đang xảy ra. Nó không phải chỉ có bổn phận giữ cho tâm ta được vững vàng mà thôi. Qua năng lực quán chiếu sâu sắc của nó, chánh niệm có thể phô bày được chân tánh của mọi vật.

Mải mê chú tâm theo dõi một cuốn phim hoặc là chơi ninten-do sẽ không làm phát lộ được tính chất tạm thời của những hiện tượng. Những lúc ấy chúng ta không nhìn thấy được tự tính vô thường và bản chất vô thực thể của vạn vật, của mọi biến cố. Và ta cũng không nhận thấy được tự tánh rỗng lặng của tâm thức. Tâm hành của định và tưởng sinh lên trong mỗi giây mỗi phút, ngay cả trong những khi tâm ta đang bị lôi cuốn theo dòng tư tưởng, ta vẫn có khả năng nhận biết được vấn đề gì mình đang suy nghĩ. Nhưng duy chỉ có chánh niệm mới có thể phát hiện được rằng ta đang suy nghĩ! Đó là một điểm khác biệt rất quan trọng! Tương tự nó không đưa đến trí tuệ về vô thường và vô ngã, vì nó hay lôi kéo ta dính mắc vào nội dung và câu chuyện của việc đang xảy ra. Chính chánh niệm giúp ta thoát ra khỏi câu chuyện ấy và ghi nhận được sự sinh diệt tiếp nối liên tục của những cảm thọ, tư tưởng và ngay cả của chính ý thức nữa.

Nếu ta hiểu được ba tâm hành quan trọng này một cách thật rõ ràng - Định, Tưởng và Niệm - thì sự quân bình của chúng sẽ trở thành một không gian của sự giải thoát.

chấp nhận

Khi hướng dẫn hành thiền, chúng tôi thường khuyên các thiền sinh nên tập phát triển cho mình một “tâm mềm dịu và rộng lớn” (soft and spacious mind). Nhưng có một lần, khi tôi sử dụng từ ngữ ấy trong lúc dạy thiền ở châu Úc, tôi khám phá ra rằng từ ngữ “tâm mềm dịu” ấy có một ý nghĩa đối với người dân ở đó hoàn toàn khác với ý mà tôi muốn nói. Vì vậy mà tôi nghĩ cũng cần phải làm sáng tỏ thêm việc này.

Khi chúng tôi đề cập đến một “tâm mềm dịu và rộng lớn” là ý muốn nói đến đức tính chấp nhận. Ví dụ như khi bạn đang theo dõi hơi thở trong khi ngồi thiền và bạn cảm thấy có một sự gì chống chọi hay căng thẳng. Cảm giác chống cự này có thể là dấu hiệu báo với bạn rằng, có một sự việc nào đó đang có mặt trong kinh nghiệm của mình, mà bạn đã không ghi nhận hoặc không cho phép nó xảy ra. Có lẽ bạn đã không cởi mở đối với một số cảm thọ nào đó đang có mặt nơi thân, nó có thể là một sự khó chịu, hoặc một cảm xúc tiềm ẩn nào đó. Hay có thể bạn đang bị quá vướng mắc vào những kỳ vọng của mình, bằng sự nỗ lực và cố gắng quá mức, bạn muốn những gì mình kinh nghiệm trong hiện tại phải khác với những gì chúng thật sự đang là.

Mềm dịu có nghĩa là rộng mở ra với những gì đang có mặt, và an trú trong chúng. Những lúc đó bạn hãy thử câu “thần chú” này: “Không sao cả. Bất cứ việc gì cũng không sao hết. Hãy để cho tôi cảm nhận nó.” Một tâm mềm dịu là như thế đó! Bạn có thể mở rộng kinh nghiệm của mình ra, bằng một ý thức chấp nhận, cho phép, và thật sự có mặt với bất cứ một việc gì đang chiếm ưu thế: một cơn đau, một ý nghĩ, một cảm xúc, hay bất cứ một việc gì khác.

Phương cách làm cho tâm ta được mềm dịu, gồm có hai bước. Bước thứ nhất là trở nên tỉnh thức và chú ý đến bất cứ việc nào đang chiếm ưu thế nhất trong giờ phút này. Đó cũng là một kim chỉ nam cho mọi phương pháp thiền quán! Thế nên bước đầu tiên là tập cho ta biết nhìn và cởi mở.

Bước thứ nhì, hãy ghi nhận xem mối tương quan giữa ta với những gì đang xảy ra như thế nào. Thường thì chúng ta có thể có mặt với một hiện tượng nào đó đang khởi lên, nhưng bằng phản ứng của thói quen. Nếu ưa thích, ta sẽ có khuynh hướng muốn bắt giữ và trở nên dính mắc. Và nếu không ưa thích, vì nó đem lại một khổ đau nào đó, ta sẽ có khuynh hướng co rút lại, muốn xua đuổi vì sợ hãi, vì tức giận hoặc vì khó chịu. Cả hai lối phản ứng này đều hoàn toàn trái ngược lại với sự chấp nhận mà tôi muốn nói.

Phương pháp dễ dàng nhất để có sự an tĩnh là đừng bao giờ mong làm cho sự việc khác đi. Thay vì cố tạo nên một trạng thái nào khác, ta hãy cứ giản dị để cho bất cứ một việc gì đang xảy ra có được không gian riêng của nó. Nếu sau một ngày bận rộn bạn ngồi thiền, tâm bạn cảm thấy hỗn độn và động loạn, hãy cố gắng để nhìn thấy trạng thái ấy như-là và chấp nhận nó. Bạn cũng có thể đóng khung trọn kinh nghiệm của thân-tâm ấy lại bằng cách ghi nhận trong tâm: động loạn, động loạn. Thay vì hoạch định một chương trình để thay đổi phẩm chất của nó, bạn có thể sử dụng chìa khóa đơn giản này để mở rộng ra và an trú với bất cứ năng lượng nào đang có mặt. Nhưng điều ấy không có nghĩa là ta sẽ trở nên vô tâm hoặc phải sống với những tư tưởng khó chịu, bực mình. Với một sự chấp nhận thật sự, ta sẽ an trú trong một chánh niệm tự nhiên và có thể ý thức được bất cứ những gì đang có mặt trong giờ phút này.

Làm thế nào để cho tâm ta trở nên mềm dịu, việc ấy không có gì là khó lắm đâu, vấn đề là làm sao để ta nhớ mà thực hiện việc ấy! “Không sao hết, hãy cứ để tôi cảm nhận nó.” Lúc ấy mọi việc sẽ tự nhiên trở nên an ổn. Sở dĩ tâm ta vẫn còn cảm thấy có sự chống cự là vì chúng ta chưa thật sự biết chấp nhận đó thôi!

Trong ngôn ngữ của nhà thiền, người ta thường đề cập đến việc buông xả hết tất cả: buông bỏ những tư tưởng, buông bỏ cảm xúc, buông bỏ nỗi đau đớn. Nhưng chữ ấy cũng không hoàn toàn đúng hẳn, bởi vì buông bỏ vẫn còn có ý như là chúng ta cần phải làm một cái gì! Một từ ngữ khác thích hợp hơn mà ta có thể thực tập là “Hãy để cho nó như-là” (let it be). Bạn hãy cứ để cho nó như là. Mọi việc tự nó đến rồi tự nó sẽ đi. Chúng ta chẳng cần phải làm một việc gì để khiến cho nó đến, hay khiến nó đi, hoặc là buông bỏ nó. Hãy để cho nó được như-là.

Muốn được như vậy, chúng ta cần phải nắm vững một bài học tuy hơi khó khăn nhưng rất thiết yếu trong thiền tập, mà thật ra nó cũng quan trọng trong mọi phương diện khác của sự sống nữa. Mục đích của sự tu tập không phải là để có được những cảm thọ dễ chịu và trốn tránh những cảm giác khó chịu.

Mục đích của việc thực tập chánh niệm là để đạt đến tự do. Chừng nào chúng ta thanh lọc được hết những khổ thọ trong tâm như là tham lam, sân hận và si mê, chúng ta sẽ chấm dứt được khổ đau. Thế cho nên, vấn đề quan trọng trong thiền tập không phải là ở chỗ ta kinh nghiệm được một cảm thọ dễ chịu hay là khó chịu, nhưng mà ở cách chúng ta đối xử với những cảm thọ ấy như thế nào! Nếu ta đối diện chúng bằng một ý thức sáng tỏ - có nghĩa là chỉ cần giản dị ghi nhận và quan sát chúng - thì trong giây phút tỉnh thức ấy ta đang thanh lọc tâm mình. Vì trong ngay lúc đó, chúng ta không còn bị vướng mắc vào lòng ham muốn cảm giác dễ chịu, ghét bỏ những gì khó chịu, và sự si mê không nhìn thấy rõ những gì đang thật sự xảy ra.

Trong hành trình của thiền tập không phải là lúc nào chúng ta cũng cảm thấy dễ chịu, vui thích. Có nhiều khi ta cảm thấy rất bất an, nhưng việc đó không sao cả! Điều mà chúng ta muốn là làm thế nào để có thể cởi mở ra với tất cả mọi kinh nghiệm của thâm tâm này. Đôi khi ta cảm thấy hạnh phúc, tươi mát và hứng khởi, và cũng có lúc ta sẽ cảm thấy khổ đau một cách thấm thía.

Phải có một sự can đảm và cương quyết lắm ta mới có đủ nghị lực để đối diện với tất cả những khía cạnh của con người mình. Trong tâm ta lúc nào cũng có những ngõ ngách đen tối mà từ xưa đến giờ mình không muốn nhìn tới, hay muốn khám phá. Nhưng sớm muộn gì rồi thì chúng cũng sẽ xuất hiện. Đôi khi, chỉ mỗi việc năng lực được tích tụ trong lúc tu tập cũng có thể khiến ta cảm thấy căng thẳng và khó chịu rồi. Mọi kinh nghiệm bất an trong cuộc sống đều là một phần của thiền tập. Tự do không thể nào xảy ra nếu không có chúng. Tu tập là cởi mở, là lâu dài, và quan trọng hơn hết, là giải thoát.

Hiểu được sự thật này là một giai đoạn chuyển tiếp khó khăn. Bạn có thể nào thành thật chấp nhận rằng, ngay bây giờ đây, bạn tu tập không phải là vì những cảm giác an lạc hay không? Bạn có thể giải trừ được những điều kiện kiên cố trong tâm, lúc nào cũng nói với bạn rằng chỉ có những cảm thọ dễ chịu mới được chấp nhận không? Những gì xảy ra trong thiền tập hoàn toàn trái ngược với những thói quen bị điều kiện lâu đời ấy, cũng vì chúng mà ta đã bị trôi lăn trong khổ đau. Trong thiền quán, chúng ta mở rộng ra với tất cả những gì dễ chịu lẫn khó chịu, bằng một thái độ chấp nhận thành thật và quân bình.

Nhiều năm trước tôi có mướn một căn nhà nhỏ vào những tháng hè trên một ngọn đồi ở Ấn Độ. Đó là một căn nhà gỗ nhỏ cất cao trên những đỉnh núi, phong cảnh đẹp tuyệt vời và vô cùng yên tịnh. Nơi đây tôi dự định sẽ bỏ ra bốn tháng để hành thiền một cách rốt ráo.

Khoảng một vài tuần sau khi tôi đến ngụ nơi ấy, nhóm nữ hướng đạo sinh của thành phố Delhi đến dựng trại ngay nơi khoảng đất trống bên dưới căn nhà của tôi. Họ gắn những máy phóng thanh và mở nhạc thật to mỗi ngày từ sáu giờ sáng cho đến mười, mười một giờ đêm. Tôi không thể nào tưởng tượng nổi! Tôi định sẽ khiếu nại lên với vị chủ tịch thành phố, và tôi đã soạn thảo biết bao nhiêu những lá thư bất mãn trong đầu mình, nhưng có điều là sự ồn ào ấy hình như chẳng làm phiền một ai khác, ngoài tôi.

Đó là một sự thử thách rất lớn cho sự an tĩnh của tôi. Sau khi trải qua hết những giai đoạn chống đối, giận dữ, bất mãn... đến một lúc tâm tôi tự nhiên buông bỏ hết. Trong hoàn cảnh ấy thật ra không có gì cần phải làm. Với sự chấp nhận, mọi việc đều trở nên tốt đẹp. Những huyên náo, ồn ào vẫn còn nơi đó, nhưng không sao cả. Cuối cùng, tôi để mặc cho nó được như-là.

không nhìn thấy được khổ đau mới là khổ đau

Muốn đối xử với những kinh nghiệm khó chịu một cách hiệu quả, thì trước hết chúng ta phải biết đến sự có mặt của chúng. Rất nhiều khi vì không nhận diện được khổ đau mà chúng ta lại bị trói chặt trong khổ đau. Khi nhìn thấy được chúng rõ ràng và chính xác, ta sẽ có thể cởi mở ra được với bất cứ một hình thức nào của khổ đau. Và thái độ cởi mở với chấp nhận ấy, ngược lại sẽ giúp chúng ta giải tỏa được những bất an trong tâm thức của mình.

Giả sử như thân của bạn đang có những sự khó chịu và căng thẳng, nếu như không ý thức được điều ấy, bạn sẽ mang cảm xúc đó với bạn đi khắp nơi mà không hay biết. Những cảm giác khó chịu ấy sẽ điều kiện hóa con người của bạn, cảm xúc của bạn. Đến khi nào sự bất an ấy trong thân trở nên đủ mạnh để chiếm một ưu thế, bạn sẽ bắt đầu để ý đến nó. Và nếu như bạn có thể chấp nhận nó, thì theo sau sẽ là một cảm giác an nghỉ. Với một cái nhìn sáng tỏ và thái độ chấp nhận, năng lượng của chúng sẽ mang lại cho ta một cảm giác nhẹ nhàng và thảnh thơi.

Cảm thọ đau đớn có thể vẫn còn đó, nhưng bây giờ thì thái độ của bạn đã thay đổi rồi. Mối tương quan của bạn đối với khổ thọ ấy bây giờ được phát xuất từ một điều kiện an lạc, chứ không còn vì sự si mê hoặc thiếu chánh niệm nữa. Quá trình ấy có thể xảy ra trên cả hai lãnh vực của khổ thọ: thân và tâm.

Thời gian trước đây, có một việc xảy ra đã đem lại cho tôi một cảm giác hổ thẹn khá sâu đậm. Mặc dù tôi biết rằng mình đang kinh nghiệm một trạng thái vô cùng khó chịu, nhưng tôi vẫn không thật sự biết được cái cảm thọ ấy là gì. Và ngày nào tôi vẫn chưa có thể nhận diện được nó, nỗi khổ của tôi thật to!

Tôi đã thử hết mọi cách mà tôi có thể nghĩ đến để cố thoát ra khỏi cái tình trạng đau đớn này. Sau một thời gian bị khốn khổ như vậy, cuối cùng tôi tự hỏi, “Chuyện gì đang xảy ra đây?” Tôi dừng lại, nhìn kỹ tâm mình và chợt nhận thấy rằng “À, thì ra đây chính là một cảm thọ hổ thẹn!” Ngay trong giây phút nhận diện ấy, cùng với sự bằng lòng chấp nhận nó, mọi khổ đau tự nhiên biến mất! Khổ đau trong Pali là dukkha, nó cũng có nghĩa là bất toại nguyện, khó chịu. Tôi thấy được rằng sự hổ thẹn là một cảm thọ sinh lên trong lúc ấy do một số điều kiện nào đó. Không có gì là sai trật khi ta chỉ thuần túy cảm nhận nó. Chừng đó nó sẽ tự động biến mất. Và việc ấy dễ làm hơn là ta đi thu xếp, sắp đặt lại cuộc sống để trốn tránh những khổ thọ trong đời mình.

Lại còn một trường hợp khác mà cũng vì ta không nhìn thấy khổ đau nên mới có khổ đau. “Không biết là hạnh phúc” (ignorance is bliss) hoặc “quá mù hóa mưa” có lẽ là những câu châm ngôn thông dụng nhất trong lịch sử từ xưa đến nay. Cái tuệ giác mà những câu châm ngôn ấy muốn nói là khi ta không biết rằng hành động của mình là bất thiện, thì nó sẽ không thể ảnh hưởng đến ta được. Như là ta có thể dựa vào sự si mê, vô ý của mình, bằng một cách nào đó, để giải tội cho mình vậy! Nhưng sự thật thì hoàn toàn trái hẵn.

Thà rằng bạn làm một chuyện bất thiện mà biết được rằng nó bất thiện còn hơn là làm mà không ý thức được điều ấy. Theo quan điểm của nhà Phật thì cái Biết là một hạt giống của trí tuệ - từ cái biết sẽ đưa đến cái hiểu, và rồi đến một lúc nhờ cái hiểu ấy ta sẽ tự kiềm chế lại những hành động bất thiện của mình. Thế cho nên, cái biết có khả năng làm vơi bớt đi tính chất bất thiện của các hành động. Còn như nếu ta không biết đó là một việc làm bất thiện, trạng thái si mê ấy sẽ làm cho sự bất thiện càng lúc càng trở nên nặng nề, phức tạp hơn. Si mê là một năng lực vô cùng đã tạo nên biết bao khổ đau trên cuộc đời này, bạn chỉ cần mở bất cứ một tờ báo hằng ngày nào ra sẽ thấy rõ việc ấy.

Khi chúng ta không thấy được điều xấu trong những việc mình làm, ta sẽ không phân biệt được giữa thiện và bất thiện, và từ đó ta sẽ bị nô lệ một cách vô thức cho những thói quen và sự ham muốn của mình. Thiếu tuệ giác phân biệt, ta sẽ không bao giờ có khả năng chọn lựa sáng suốt được. Thế cho nên, ý thức được yếu tố khổ đau trong những hành động bất thiện, bao giờ cũng đem lại cho ta tự do, hơn là cứ mặc tình để vướng mắc và đi nhận những hành động ấy vào mình.

Tất cả những gì tôi muốn nói ở đây là có bây nhiêu thôi: khi bạn cởi mở ra trước những khổ đau trong cuộc sống, bạn hãy cứ vững lòng tin - vì bạn cũng đang mở rộng tâm mình ra để đón nhận tuệ giác đấy.

tiếp xúc với cái đau

Chúng ta đối phó với những khó chịu của tinh thần và cảm xúc như thế nào, thì ta cũng có thể đối phó với cơn đau thể chất của mình như thế đó.

Tiếp xúc được với cái đau nơi thân, cũng như học cách cởi mở ra với chúng, là một việc vô cùng quan trọng. Vì ta đối xử với cơn đau của mình trong khi ngồi thiền ra sao, thì cách ta đối xử với những khó khăn trong cuộc sống cũng giống y như thế.

Đức Phật đã nhắc nhở chúng ta về một chân lý hết sức hiển nhiên là khi đã sinh ra thì tất nhiên ai cũng sẽ phải chịu kết quả của sự trưởng thành, hư hoại và chết. Đã mang thân người thì chúng ta có thể tin chắc rồi có lúc mình sẽ phải chịu đau đớn và bệnh hoạn, và cũng như thân này rồi một ngày sẽ mất. Đa số sự tu tập thiền quán của ta là để có thể cởi mở ra với sự thật đó ngay bây giờ - không phải chỉ giản dị nghĩ về chúng, nhưng kinh nghiệm chúng một cách trực tiếp và sâu sắc.

Những khi có một cơn đau nào trỗi lên trong khi thiền tập, bạn có thể thử vài phương pháp quán niệm sau đây. Trước hết, bạn hãy ghi nhận cái phạm vi tổng quát của vùng cảm xúc - thí dụ như, đầu gối hay lưng chẳng hạn. Chỉ cần ý thức được cảm xúc ấy một cách toàn diện, hãy giữ cho tâm mình trở nên thoải mái, nhẹ nhàng ở với cảm xúc ấy nơi thân. Kế đến bước thứ hai, bạn hãy quán sát thật chính xác đặc tính của cảm thọ ấy. Nó như thế nào?

Nóng? Nặng nề? Nhức nhối? Quặn thắt? Hay là một cảm giác nào khác? Khi ta ghi nhận được rõ ràng cái phẩm chất của những gì mình đang cảm xúc, tâm ta sẽ trở nên định tĩnh hơn.

Sau khi đã nhận diện được cảm xúc nào đang thật sự có mặt rồi, bước thứ ba sẽ đưa ta đi sâu hơn một chút. Kế tiếp, hãy tập trung sự chú ý của bạn vào ngay bên trong vùng cảm giác ấy, chính xác ngay nơi điểm nào mà cường độ của cảm xúc mạnh nhất. Ghi nhận hết những việc gì đang xảy ra nơi điểm cảm xúc ấy. Thường thì cảm xúc ấy sẽ biến đổi, và rồi sẽ có một điểm cảm xúc mới khác trở nên mạnh mẽ hơn. Bạn hãy chú ý đến điểm mới xuất hiện đó, và rồi tiếp theo sẽ có một điểm mới khác nữa - nó cũng giống như trò chơi “nối liền những điểm” cảm xúc lại vậy.

Và những khi nào tâm ta cảm thấy mệt mỏi, ta hãy đem nó trở về chú ý đến toàn thể vùng cảm xúc, hay là chú ý đến hơi thở cũng được. Thường thường thì ta nên thay đổi sự chú ý tới lui giữa hơi thở và cái đau, mỗi lần ở lâu chừng năm, sáu phút vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất. Vì tâm ta có khuynh hướng tránh né, thối lui, hoặc trở nên nhàm chán, những khi ta kinh nghiệm một cảm giác khó chịu nào lâu quá. Trừ phi chúng ta biết cách đối phó với cái đau một cách khéo léo, bằng không nó có thể làm cho tâm ta trở nên mỏi mệt, và rồi chánh niệm và sự tinh tấn cũng theo đó mà suy sụp theo. Biết xen kẽ sự chú ý giữa hơi thở và cảm giác đau sẽ giữ cho ta được tỉnh táo và linh động.

Sự thay đổi xen kẽ này cũng còn giúp cho nghị lực của ta phát triển qua một lối khác nữa. Những khi cơn đau đang mạnh, tâm ta lúc đầu sẽ có khuynh hướng trụ vào đó mà không cần một sự cố gắng nào. Tâm ta khó có thể nào bị xao lãng những khi mình có một cảm giác đau mạnh. Nhưng cũng vì ta không cần phải cố gắng nhiều để chú ý đến cái đau nên nghị lực cũng theo đó mà trở nên yếu ớt đi. Nếu thỉnh thoảng ta lại đem sự chú ý của mình trở về với hơi thở, mặc dù khi ấy cái đau vẫn còn trội hơn, ý chí và nghị lực của ta sẽ được phát triển mạnh mẽ. Thỉnh thoảng trở về với hơi thở sẽ giúp củng cố và làm tăng trưởng thêm nghị lực của ta. Và rồi những lúc trở lại quán chiếu cái đau nơi thân, ta sẽ có thể kinh nghiệm được chúng trên một bình diện mới khác lạ hơn.

Sự tích tụ quan trọng này sẽ giúp cho xung lực (momentum) của ta được mạnh mẽ thêm, và cũng nhờ đó mà sự tu tập được sâu thẳm hơn. Nó tác động cũng giống như một máy phân tử gia tốc (particle accelerator) trong ngành vật lý nguyên tử vậy. Những chất điểm (particles) di chuyển mỗi lúc một nhanh, cho đến khi chúng có khả năng tách đôi được một hạt nguyên tử.

Trong thiền quán, chúng ta sẽ tích tụ năng lượng của chánh niệm cho đến khi nó có đủ sức mạnh để nhìn thấy thực tại trên nhiều bình diện hoàn toàn khác nhau.

Sự tăng trưởng của xung lực ấy phát xuất từ một chánh niệm thường trực và một nghị lực đều đặn mang tâm ta trở về với đề mục căn bản của thiền quán. Ép buộc sự chú ý của ta phải bỏ cái đau để trở về với hơi thở, lẽ dĩ nhiên, là phản hiệu quả. Nhưng nếu ta biết dẫn dắt tâm mình một cách tự nhiên, ta sẽ bảo tồn và tích tụ được năng lượng, cho đến khi ta có thể sử dụng được sức mạnh nội tâm ấy để có thể khám phá được những tuệ giác sâu xa hơn.

Khi chúng ta có thể cởi mở ra và tiếp xúc với cái đau trong lúc thiền tập, ta sẽ khám phá ra những sự dính mắc vi tế của mình vào nó. Chúng ta sẽ thấy được những ác cảm và sợ hãi của mình đối với cái đau, cũng như theo dõi được tâm mình lên án và ghét bỏ chúng. Tất cả chúng ta đều đã từng đối xử với những khổ thọ của mình bằng những lối vô ích như thế, mà chúng không hề đem lại cho ta một sự an lạc nào. Và khi ta biết thực tập duy trì chánh niệm, một sự chuyển hóa nhiệm mầu sẽ bắt đầu xảy ra trong ta.

Khi tôi mới bắt đầu tập ngồi thiền, cái đau nơi đầu gối nhức nhối khôn cùng, khiến tôi không tài nào ngồi yên được đến mười phút. Sự khó chịu ấy bắt tôi phải nhúc nhích và thay đổi vị thế ngồi liên tục. Thế rồi tôi nghĩ thầm, “Chắc là mình nên ngồi trên ghế.” Nhưng vì tôi khá cao, một chiếc ghế bình thường không cao đủ, nên tôi lại đặt vài viên gạch dưới mỗi chân ghế để nâng nó lên cách mặt đất một chút. Rồi thì đến phiên mấy con muỗi đến vo ve, quấy rầy. Thế là tôi lại máng thêm một chiếc mùng phủ lên trên ghế. Chẳng mấy chốc, tôi đã biến chỗ tôi ngồi thành một “ngai vàng” để sự thiền tọa của tôi được dễ chịu, thoải mái hơn. Có nhiều lần vị thiền sư của tôi, Ngài Munindra-ji, ghé qua thăm chỗ tôi ngồi, làm tôi cảm thấy hổ thẹn vô cùng.

Mặc dù trong thời gian đầu rõ ràng là sức chịu đựng cái đau của tôi chẳng là bao nhiêu, nhưng dần dà nhờ công phu tu tập tâm tôi trở nên vững mạnh và bớt sợ sệt. Tôi học được cách trở nên thư thái đối với cái đau, thay vì căng thẳng hoặc gồng người chịu đựng mỗi khi nó khởi lên.

Khi ta thay đổi mối tương quan của mình đối với cái đau trong lúc ngồi thiền, ảnh hưởng của nó sẽ lan ra rất xa. Những thời gian khó khăn trong lúc ngồi thiền sẽ dạy cho ta phương pháp để đạt được tự do trong những hoàn cảnh bất an khác của cuộc sống. Chúng ta đối xử với giây phút hiện tại này ra sao, ngay lúc này đây, với sự khó chịu, với cái đau, với những điều bất như ý như thế nào? Tôi nhận thấy có một điều khá thú vị là bao giờ cũng vậy, những hoàn cảnh mà ta cho rằng không-thể-chịu-nổi, thường khi chính vì sự chống cự của ta mà chúng lại trở thành không-thể-chịu-nổi! Vấn đề khó khăn không phải là do vì hoàn cảnh, mà là vì ta bất lực không thể sống với chúng, không cởi mở ra được với chúng mà thôi.

Nhưng dầu sao chúng ta cũng cần phải ý thức được khả năng và mức giới hạn của mình trong mỗi hoàn cảnh. Đôi khi, cũng có những kinh nghiệm rất mãnh liệt mà ta không cách nào hoàn toàn cởi mở ra với chúng được. Có lúc ta cần phải lui lại trong một thời gian, hay là tiến lại gần một cách từ tốn, chậm chạp hơn một chút. Giữ được sự quân bình này là một chìa khóa rất trọng yếu cho sự tu tập. Bao nhiêu là đủ, trước khi chúng ta từ bỏ đường lối nhẹ nhàng, ôn hoà của mình và đóng kín cửa lại, trước khi ta có thể nói rằng, “Bấy nhiêu đó là đủ rồi”? Nới rộng giới hạn của mình ra nhiều khi lại làm cho ta trở nên dũng mãnh hơn. Bằng phương pháp tu tập đơn giản này, ta sẽ phát triển được một tâm lực kiên cố, một khả năng đối diện với những hoàn cảnh khổ đau trong cuộc đời. Sức mạnh ấy chắc chắn sẽ chuyển hóa sự sống của ta.

lạc thọ, khổ thọ: sự tiến triển trong thiền tập

Thói quen lúc nào cũng phòng vệ của ta, với mục đích tránh né khổ đau và ôm chặt khoái lạc, cũng còn biểu lộ ra trong sự tu tập bằng một lối khác nữa. Chúng ta nhiều khi hiểu thiền tập một cách rất sai lầm là, nếu cảm thấy an lạc tức là ta đang tiến bộ, còn nếu bị đau đớn có nghĩa là ta đã thất bại. Ta thường nghĩ rằng, khi ngồi thiền mà cảm thấy đau đớn tức là mình đã không thực hành “đúng”, còn nếu ngược lại có những cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái, bay bổng thì ta là một thiền sinh giỏi. Thật ra quan niệm đó khó mà dễ dàng có thể buông bỏ được. Nguồn gốc của sự sai lầm ấy thật ra tuy rất đơn giản nhưng cũng vô cùng kiên cố: vì chúng ta bao giờ cũng ưa thích những gì dễ chịu và ghét bỏ những gì đau đớn!

Sự tiến bộ của ta hoàn toàn không hề tùy thuộc vào mức độ an lạc hoặc khổ đau của mình, mà là ở chỗ ta có thể cởi mở được với những gì đang xảy đến với mình hay không. Khi con đường tuệ giác bắt đầu khai mở, thường thường ta sẽ trải qua một giai đoạn tu tập mà khi ấy khổ thọ sẽ chiếm một ưu thế. Chúng chỉ là một đặc tính riêng biệt của giai đoạn tu tập đó. Cũng như những cảm thọ dễ chịu, khinh khoái, tĩnh lặng sẽ là những đặc điểm của một giai đoạn khác trên con đường tu tập. Trong những giai đoạn khác nhau sẽ có những kinh nghiệm khác nhau khởi lên. Thế thôi!

Con đường giải thoát sẽ dẫn ta qua nhiều chu kỳ giống như thế. Một kinh nghiệm dễ chịu hoặc khó chịu tự nó không thể nào xác định được trình độ cao thấp cho sự tu tập của ta. Chúng ta có thể đang ở vào giai đoạn cuối của một khổ thọ, mà lúc ấy sự tu tập của ta lại tiến triển sâu thẳm hơn là một giai đoạn ban đầu của trạng thái hỷ lạc.

Vì thế, cảm thọ đau đớn hay hỷ lạc không thể xác định được sự tu tập của mình đang tiến triển đến đâu. Mục tiêu mà ta muốn đạt đến là sự hiểu biết và thương yêu, chứ đâu phải là một cảm giác thích thú lâu dài nào đó! Mà đa số chúng ta còn phải mất đến bao lâu nữa mới hiểu được điều này?

Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện buồn nhỏ trong kinh nghiệm thiền tập của tôi. Trong thời gian tôi đang tu tập ráo riết khoảng chừng được một vài tháng ở Ấn Độ, cả toàn thân tôi đột nhiên tan biến thành một vùng ánh sáng rung động, toả chiếu. Cứ mỗi lần tôi ngồi xuống, vừa khi nhắm mắt lại là vùng năng lượng của ánh sáng này tràn ngập toàn thân. Nó vô cùng nhiệm mầu, tôi cảm thấy tuyệt vời. “À! Tôi đã đạt được rồi!”

Sau mấy tháng ấy, tôi trở về Hoa Kỳ một thời gian. Khi trở lại Ấn Độ, tôi hoàn toàn tin chắc rằng cái thân ánh sáng ấy cũng sẽ trở về lại với tôi. Tôi bắt đầu thực hành thiền tập một cách tích cực như xưa, nhưng cái vùng ánh sáng rung động ấy đã đi đâu mất! Chẳng những cái thân ánh sáng ấy không còn nữa, mà bây giờ người tôi lại cảm thấy như là một khối sắt thép vặn vẹo đau đớn. Khi tôi ngồi cố gắng đem sự chú ý của mình đi sâu vào khối thép rắn chắc ấy, tôi gặp phải biết bao nhiêu là áp lực và sự căng thẳng, bao nhiêu là những cảm giác khó chịu.

Hai năm kế tiếp là một thời gian vô cùng thất vọng và khó khăn nhất trên con đường tu tập của tôi. Vì sao thế? Vì tôi đã không còn thật sự có chánh niệm. Tôi cứ ngỡ rằng mình đang đối diện trực tiếp với cái đau, với sự khó chịu, nhưng sự thật thì tôi đã không bao giờ chấp nhận chúng, tôi đã không hoàn toàn cởi mở được với thực tại trước mắt mình. Sự thật thì tôi cố gắng tu tập vì mong đạt lại được một cái gì đã mất - cái cảm giác toả sáng, dễ chịu tuyệt vời ấy. Phải mất cả hai năm trời tôi mới hiểu được rằng, sự tu tập không phải là để cho ta đạt được một cái gì hết, dầu cho nó có huyền diệu đến đâu.

Những gì chúng ta kinh nghiệm trong quá khứ đã qua mất rồi. Nó đã chết, có chăng chỉ là một xác khô. Chúng ta đâu cần phải lôi kéo cái thây khô ấy theo mình trong cuộc sống để làm gì. Hãy thực tập cởi mở ra với bất cứ việc gì đang hiện hữu trong giây phút này, bất cứ điều gì đang có mặt. Cho dù đó có là một cảm giác náo nức, thanh nhẹ, hay sắt thép vặn vẹo. Không sao cả!

Và cuối cùng, khi tôi đã ý thức được chân lý ấy sau hai năm chống cự vất vả, sự tu tập của tôi lại bắt đầu tiếp tục tiến triển lại như xưa. Bạn không cần phải mất hai năm trời để tìm ra chân lý ấy. Hãy cẩn trọng, đừng để cho mình bám víu vào một kinh nghiệm nào đó trong quá khứ, mà ta đang cố gây dựng lại.

Đó không phải là sự tu tập chân chính. Thật ra nó chính là một sự dọn đường cho khổ đau. Hãy đơn giản cởi mở ra, ôn hoà và giữ chánh niệm đối với những gì đang có mặt trước mắt. Đó mới thật chính là con đường tu tập giải thoát của ta.

tính tự nhiên và sự tu tập

Đôi khi người ta thối lui trên con đường tu tập vì họ sợ rằng sự tu tập sẽ làm mất đi lòng say mê (passion) và sự tự nhiên (spontaneity) trong cuộc sống của họ. Họ thắc mắc không hiểu rằng tỉnh giác và tự nhiên, hai đức tánh ấy có tương hợp với nhau không, hay là cái này sẽ tiêu diệt cái kia. Câu hỏi đó rất là lý thú bởi vì nó cho ta thấy một sự hiểu biết về tính tự nhiên của tập quán, thói quen, mà theo tôi thì nó chẳng tự nhiên một chút nào hết.

Chúng ta thường quan niệm rằng hễ những hành động nào mà vô ý tứ, không sửa soạn trước thì mới là chân thật tự nhiên, nhiều khi ta còn cho rằng như vậy chúng mới được tinh nguyên. Nhưng sự thật có phải là như vậy không? Vì chúng rất có thể chỉ là những hành động nô lệ vào các phản ứng có điều kiện mà thôi. Bạn nghĩ xem một tâm chân thật, rộng lớn và tự nhiên có khi nào lại tạo nên những hành động như vậy không? Có thể là đôi khi.

Nhưng phần nhiều thì tất cả những tập quán, thói quen lâu đời của tham dục, giận dữ, sợ hãi và si mê đều khiến chúng ta hành động thiếu suy nghĩ như thế. Và chúng ta lại gọi đó là chân thật và tự nhiên. Biết bao nhiêu lần bạn chợt ý thức được mình đang làm một việc gì đó, mà không hề nhớ là mình đã bắt đầu lúc nào. Đó đâu phải là một sự tự nhiên! Chúng là những hành động máy móc, cũng giống như là một người mộng du vậy.

Tính tự nhiên chân thật sẽ tự biểu lộ ra một cách rất rõ rệt trong sự tu tập của ta. Vì nó là bản tính tự nhiên của mọi hiện tượng, của đạo pháp, của mọi tiến trình trong sự sống. Khi ta có được một năng lượng của niệm và định rồi, ta sẽ bắt đầu kinh nghiệm được một quá trình diễn biến mau lẹ, không ngừng nghỉ của mọi hiện tượng, tự sinh lên rồi tự diệt đi.

Khi ta đang ngồi thiền và có một tư tưởng xuất hiện. Ta có mời nó đến không? Chắc là không. Đôi khi cũng có thể, nhưng đa số thì tư tưởng tự chúng đến mà chẳng cần ai mời gọi hết. Cảm giác khởi lên, âm thanh xuất hiện. Khi ta càng an trú được trong tiến trình sống của mình bao nhiêu, một diễn biến của thân tâm, ta sẽ càng cảm nhận được sự nhiệm mầu của nó bấy nhiêu.

Nhịp điệu này của sự sống, của thực tại là một phước báu rất lớn. Nó là một bài nhạc tuyệt vời của những hiện tượng đồng xướng ca lên. Đây mới chính là cái ý nghĩa chân thật, sâu xa của sự tự nhiên, và đó cũng chính là tự tánh của chúng ta. Bạn hãy chiêm nghiệm điều tôi nói đi, sự tự nhiên ấy nó khác biệt với những hành vi máy móc có điều kiện kia biết là bao nhiêu.

Hiểu theo nghĩa này thì sự tỉnh thức mới chính thật là chìa khóa của tính tự nhiên. Và chánh niệm là một phương tiện giúp chúng ta tiếp xúc được với sự tiếp nối tự nhiên liên tục trong những sinh diệt của mọi hiện tượng.

trở về quê xưa

Sự cảm nhận được tính tự nhiên ấy rất gần gũi với một kinh nghiệm khác trong sự tu tập, mà bạn cũng cần nên biết đến. Kinh nghiệm này xảy ra khi tâm của bạn chuyển hướng từ việc tập trung sự chú ý của mình vào nội dung của kinh nghiệm sang đến cái quá trình diễn tiến của kinh nghiệm.

Nội dung của kinh nghiệm thì hoàn toàn tùy thuộc vào mỗi cá nhân.

Chúng bị điều kiện bởi hoàn cảnh, bởi những sự kiện riêng biệt trong kinh nghiệm của mỗi người. Bậc cha mẹ thường chỉ biết đến con cái mà thôi, học trò chỉ nghĩ đến bài thi, nhà nghệ sĩ luôn tưởng đến những tác phẩm của họ.

Vài năm trước đây, tôi có dính líu đến việc thiết kế và xây cất một ngôi nhà. Vào mỗi giai đoạn xây cất, khi tôi lái xe vòng quanh khu tôi ở, tôi tự nhiên bị thúc đẩy để ý đến cái phần mà tôi đang xây cất ấy ở những ngôi nhà khác. Có khi cả tuần tôi chỉ biết đến mái ngói mà thôi, rồi tuần kế tiếp tôi chỉ chú ý đến mặt bên ngoài của ngôi nhà, rồi sang đến là cửa sổ, cửa ra vào...

Trong đời sống cũng vậy, chúng ta thường bị dính mắc vào phần nội dung và những quan tâm đặc biệt như thế, chúng có thể là một số tư tưởng và cảm xúc đặc thù nào đó, những hình ảnh và câu chuyện về ta hoặc người khác, hoặc những chi tiết về hoàn cảnh hiện tại của mình.

Rồi một sự chuyển hóa sẽ tự nhiên từ từ xảy đến cho ta trên con đường tu tập. Khi ta có thể quan sát các hiện tượng xảy ra trong mỗi giây phút, và thấy được tự tánh của chúng rõ ràng, ta sẽ ghi nhận được việc gì thật sự xảy ra với một tư tưởng, một cảm giác. Dần dà cái tiến trình biến đổi ấy sẽ trở thành đối tượng của quán chiếu. Và từ cái nhìn mới đó, những thay đổi không thật sự còn là quan trọng nữa, vì ta đã có thể nhìn, tiếp xúc và kinh nghiệm một cách thật sâu sắc cái tính chất tạm bợ, nhất thời của mọi hiện tượng. Đó cũng là cảm giác của một người trở về quê xưa: từ bỏ lãnh vực của ý niệm, nội dung để đi vào một lãnh vực cơ bản hơn của sự sống, của hiện hữu nhiệm mầu này.

Cái cảm giác trở về quê xưa ấy sẽ đem lại cho ta một nhận thức rằng, mọi hiện tượng trong cuộc sống này đều có liên hệ với nhau. Cũng như cái nội dung thay đổi là tùy thuộc nơi mỗi cá nhân độc lập, nhưng cái tiến trình đổi thay cơ bản ấy thì áp dụng chung cho tất cả. Một khi chúng ta đã nhập được vào dòng hiện tượng sinh diệt ấy rồi, ta sẽ có thể kinh nghiệm được tất cả mọi sự sống khác chung quanh ta. Tiếp xúc với cái nhiều sẽ tạo cho ta một ý thức về cái duy nhất, về mối liên hệ tương quan chằng chịt giữa mọi vật với nhau. Và khi đã hiểu được tiến trình sống nơi ta rồi, thì ta cũng sẽ hiểu được tiến trình ấy ở nơi bất cứ một người nào khác.

năng lượng

Khi định lực của ta được tăng trưởng nhờ công phu thiền tập, toàn thể tự tánh kinh nghiệm của ta cũng sẽ thay đổi theo. Ta sẽ bắt đầu nhìn thấy thực tại bằng một lối mới. Một trong những khám phá quan trọng của tôi trong thiền tập là kinh nghiệm được thân-tâm này như là một hệ thống năng lượng.

Ở giai đoạn đầu của sự tu tập, ta thường có một cảm giác rằng thân này là một khối kiên cố và rắn chắc, trong khi ngồi thiền hay khi sinh hoạt trong đời sống hằng ngày gì cũng vậy. Nhưng khi công phu thiền tập tiến triển và khi định lực đem lại cho ta một cái nhìn thâm sâu hơn, cái kinh nghiệm về một khối cứng rắn ấy sẽ dần dà phai mờ và tan biến đi. Thay vào đó, chúng ta sẽ bắt đầu cảm nhận và ý thức được thân này như là một khối năng lượng, một dòng sông cảm thọ trôi chảy không ngừng nghỉ.

Một cách để nhận biết được dòng năng lượng này là khi ta chú tâm vào những điểm khác nhau trong thân, ta sẽ cảm nhận được những kinh nghiệm khác nhau. Những điểm khác nhau ấy cũng còn được gọi là các trung tâm năng lượng. Ví dụ, nếu chúng ta tập trung tâm ý vào trung tâm quả tim, ở giữa ngực, ta sẽ thấy được một cảm xúc đặc biệt. Nếu chúng ta tập trung vào trung tâm sinh dục, ta lại sẽ kinh nghiệm được một cảm xúc hoàn toàn khác biệt. Và chúng ta cũng có thể tập trung vào những trung tâm khác như ở cổ họng, chân mày, đỉnh đầu, hay bất cứ một nơi nào trong thân thể. Lúc đầu tôi rất lấy làm ngạc nhiên khi thấy rằng, tất cả mặc dù cùng chung một dòng năng lượng, nhưng mỗi vùng khác nhau trên thân thể lại có những “mùi vị” khác biệt đến thế.

Ngoài việc cảm nhận được hệ thống năng lượng này, mà chúng ta gọi chung là thân-tâm, ở những trung tâm khác nhau, ta cũng còn có thể kinh nghiệm được chúng ở những tần số dao động khác nhau nữa! Khi ta tu tập và định lực trở nên kiên cố, tần số của dòng cảm giác cũng sẽ trở nên tinh tế hơn. Việc ấy cũng giống như là khi ta tiếp tục gia tăng tần số của một dao động kế (oscillator) cho đến khi nào dòng cảm giác trở nên thật lặng êm và tinh khiết. Có đôi khi cảm giác ấy trở nên tinh tế đến mức nó dường như biến mất hẳn, và lúc đó ta chỉ còn nhận thức được sự trôi chảy của một dòng sông tâm thức mà thôi.

Khi sự tu tập được sâu sắc, bạn sẽ rút ra một kết quả khá lý thú từ kinh nghiệm về dao động này. Nó là một sự kiện rất vi tế trên con đường tu tập của ta. Ở giai đoạn đầu của sự tu tập, chúng ta thường có một ý thức phân biệt rất rõ ràng về những khổ thọ và lạc thọ trong thân. Thí dụ như năng lượng của tình dục là một khoái cảm lớn của thân. Và lẽ dĩ nhiên cũng còn nhiều loại lạc thọ khác nữa. Nhưng khi sự tu tập tiến triển, và khi tần số của những xúc cảm trở nên cao hơn và tinh khiết hơn, chúng ta sẽ được tiếp xúc với trung thọ - không vui cũng không khổ - nhiều hơn là với những lạc thọ.

Nhưng điều lý thú là, ta sẽ khám phá ra rằng những cảm thọ trung tính ấy, thật ra lại đem đến nhiều hạnh phúc cho ta hơn là những cảm thọ sung sướng hoặc dễ chịu. Khám phá ấy là một sự giác ngộ, vì chúng ta thường có khuynh hướng cho rằng những trung thọ thì hoàn toàn vô vị. Nhưng sự thật thì chúng lại rất là vi tế và tinh vi. Khi nào chánh niệm của ta được trở nên tinh tế hơn, chúng ta sẽ có thể cùng rung động với chúng một cách toàn vẹn hơn.

Tiến trình này, ban đầu là ta cảm nhận những năng lượng mạnh rồi dần dần chuyển sang những năng lượng trung hòa hơn, cũng giống hệt với kinh nghiệm thiền quán về đề mục tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỷ và xả. Khi chúng ta quán niệm ba vô lượng tâm đầu tiên, từ, bi và hỷ, ta sẽ có những cảm giác vui sướng, an vui - chúng có thể là những hạnh phúc rất tuyệt vời. Đến khi ta quán chiếu về tính xả, nó sẽ làm phát sinh ra những trung thọ, và chính kinh nghiệm này sẽ đưa ta vào một trạng thái của hạnh phúc toàn vẹn hơn.

tuệ giác

Tuệ giác của thiền quán là thuộc về trực giác chứ không phải thuộc về nhận thức của tri giác. Trực giác ở đây không có nghĩa là một cảm giác mơ hồ về một vật gì, mà ngược lại nó có nghĩa là một cái thấy rõ ràng, trực tiếp và kinh nghiệm được sự vật như là chúng thật sự có mặt.

Ví dụ như khi bạn đang ngồi thiền và theo dõi hơi thở. Đột nhiên tâm bạn lắng yên xuống trong một không gian mới lạ và tươi mát. Mặc dù khoảnh khắc ấy rất ngắn ngủi, nhưng bạn có thể cảm nhận được một sự an lạc và tĩnh lặng rất sâu. Lúc ấy, thay vì cố gắng để theo dõi hơi thở, bạn sẽ an trú trong hơi thở một cách êm ả và tự nhiên.

Đó chính là một tuệ giác phát xuất từ một kinh nghiệm trực tiếp với tự tánh của tĩnh lặng và an lạc. Bạn không phải nghĩ ngợi hay là suy tư về chúng. Bạn biết rằng đóa hoa thủy tiên màu vàng là vì bạn đã từng thấy nó như vậy. Bạn biết được tự tánh của tĩnh lặng và an lạc là vì bạn đã từng cảm nhận được chúng trong tâm mình.

Có rất nhiều kinh nghiệm tương tự như thế, và mỗi kinh nghiệm lại có nhiều mức độ khác nhau. Mỗi lần chúng ta nhận thức chúng trực tiếp là mỗi lần chúng ta được mở ra với một cái nhìn mới, một sự sống mới. Đó chính là minh triết, là tuệ giác.

Nhưng thường thường tâm ta hay trở nên kích động mỗi khi mình có một kinh nghiệm nào mới lạ. Lúc ấy ta lại khởi nghĩ, “Xem kìa. Mình đang thật là an lạc. Thích quá!” Hoặc ta lại bận rộn dùng trí năng để suy luận và phân tách về tính vô thường, về khổ đau, hoặc bất cứ một cảm giác đặc biệt nào đó trong kinh nghiệm của mình.

Vì vậy mà lúc nào ta cũng phải hết sức cẩn trọng. Nếu ta không sớm ý thức được những việc ấy để rồi bị dính mắc – mà những suy tư, phân tích về đạo pháp đôi khi cũng rất là lý thú và hấp dẫn - tự chúng sẽ trở thành những chướng ngại cho sự phát triển tuệ giác của ta. Nhiều khi người ta lại trở nên bị mê hoặc bởi những ý niệm của giáo lý, hoặc bóng dáng của một tuệ giác chân thật, mà họ quên rằng mình đã và đang có nó.

Thế cho nên, bạn hãy phân biệt rõ ràng giữa một trí tuệ của trực giác và cái ý niệm về nó. Ý thức được sự khác biệt ấy sẽ giúp cho bạn tránh khỏi những trở ngại và sự chậm trễ không cần thiết. Bạn đừng lo nghĩ về việc sau này ta sẽ tìm những lời nào để truyền đạt lại tuệ giác của mình. Tâm của ta ít khi nào gặp khó khăn trong việc tìm kiếm chữ nghĩa lắm. Hãy an trú trong hiện tại với mỗi hiện tượng khởi lên, được như vậy, toàn thể hành trình tu tập của ta sẽ được hiển lộ.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh