Hành Thiện Sao Cho Đúng?

HÀNH THIỆN SAO CHO ĐÚNG?

Có lẽ tất cả chúng ta luôn tự nhắc mình về hành thiện để nhận phước báu mỗi ngày. Nhưng không phải ai cũng đắn đo suy nghĩ xem nên hành thiện như thế nào cho đúng. Sẽ rất tai hại nếu chúng ta hành thiện sai, không những không nhận được phước báu mà có thể nghiệp quả lại rất nặng nề. Chúng ta hãy phân tích mổ xẻ để cùng suy ngẫm nhé.

Thứ nhất bạn không có thần thông như các vị tu cao đắc đạo, bạn không thể nhìn được nhân duyên, cũng chẳng nhìn được quả báo tương lai nên khi bạn hành thiện bạn sẽ không thể biết được cái thiện mình làm là cái trước mắt hay cái lâu dài. Tổng thể thì lợi nhiều hại ít hay lợi ít hại nhiều. Chính vì không có thần thông nên chúng ta phải dùng cái đầu và kinh nghiệm để phân tích. Vậy cái đầu nên phân tích như thế nào cho đúng?

Làm thiện cần phải biết 3 chữ đúng: Đúng chỗ, đúng cách, đúng thời điểm

- Đúng chỗ là phải tìm được người, hoàn cảnh khổ thật sự để cứu. Đặt tình thương đúng chỗ luôn là điều quan trọng nhất của việc hành thiện.

- Đúng cách là người ta cần cái gì thì cho họ cái đó. Thái độ khi cho đi cũng rất quan trọng. Phải biết rằng ai cũng có lòng tự trọng của mình. Họ đã khổ lắm rồi đừng khiến họ phải đau khổ thêm. Hãy cho đi bằng cái tâm trong sáng, sự thương cảm từ con tim mà bạn dành cho họ. Ngoài ra nếu bạn có thể cho đi cái cần câu thì luôn tốt hơn là cho con cá.

- Đúng thời điểm là gì? Hãy cho họ đúng thời điểm họ đang cần. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Bạn cho họ đúng lúc họ cần thì họ luôn thực sự biết ơn bạn. Khi họ biết ơn bạn trái tim họ rung động, họ phát ra tần số của lòng biết ơn.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mua đá năng lượng:

Ngoài ra thì việc cho đi vô điều kiện mới là làm thiện đúng cách. Vì khi bạn cho đi có điều kiện (có nguyên nhân thì có kết quả) bạn vẫn ở lại trong vòng xoáy luân hồi. Các phước báu ấy sẽ theo điều kiện mà trả lại bạn khi kết trái. Còn khi cho đi vô điều kiện, phước báu ấy sẽ giúp bạn thức tỉnh và trở lại là chính mình. Nếu bạn thành tiên thành phật thì nhờ phước báu ấy bạn sẽ có kim thân để sống ở các cõi, cảnh giới cao hơn.

Và chỉ khi họ rung động vì lòng biết ơn thì bạn mới thực sự nhận được phước báu. Phước báu là gì? Là năng lượng tốt lành với tần số rung cao. Khi bạn mở trái tim thì họ cũng mở trái tim, sự rung động của con tim này sẽ kết nối các con tim khác, năng lượng của các con tim sẽ giao thoa, cộng hưởng lẫn nhau (vì chúng cùng tần số, cùng pha). Vậy nên để hành thiện cho đúng hãy học cách mở rộng trái tim bạn nhé!

Dẫu biết rằng lòng tốt luôn lớn lên nhờ sự cho đi, và chỉ khi biết cho đi, ta mới có thể nhận lại những hạnh phúc thật sự trong đời. Thế nhưng, cuộc sống vẫn sẽ nhắc nhở chúng ta rằng, ai cũng xứng đáng nhận được hạnh phúc vì chính những gì bản thân lựa chọn chứ không chỉ từ sự giúp đỡ hay những gì ta có thể làm được cho người khác...

Sẽ thật tốt khi cả hai đều hoan hỷ cho - nhận và cùng hướng về những lợi ích chung tốt đẹp, nhưng cũng thật tệ nếu một người chỉ nhân danh “cho và nhận”, làm biến tướng ý niệm tốt đẹp này để rồi vụ lợi.

Làm thế nào để đánh giá một cách khách quan và trung thực trong những tình huống khi một người đang cần sự giúp đỡ của bạn? Cuộc sống này không hề tồn tại vạch phân chia rõ ràng giữa tốt và xấu, bởi trong cái tốt đẹp luôn ẩn chứa những mặt tối, và trong cái xấu cũng có thể hiện diện những điều tốt lành tồn tại như để chờ lòng người đủ tốt, đủ sâu để “khai hoang” và “gieo tưới”.

Đã và sẽ có những lúc bạn cần đến sự hỗ trợ của người khác để hoàn thành một dự định nào đó quan trọng và tâm huyết. Vì vậy, hãy dùng tâm thế đó để đối đãi khi nhận được một yêu cầu giúp đỡ từ ai đó thay vì cảm thấy ngờ vực rồi cảm tính đưa ra kết luận bản thân đang bị lợi dụng. Sự mẫn cảm là tốt, nhưng đôi khi nó sẽ phản tác dụng vì khiến bạn không thể suy nghĩ thấu đáo và hiểu được tường tận gốc rễ của vấn đề.

Ví dụ 1: Khi một đồng chí gầy gò, ốm yếu, nghiện ngập giả ăn xin đến xin tiền bạn. Bạn có cho không? Nếu bạn cho họ tiền, họ cầm tiền đó đi chích hút là họa hay là phước?

Ví dụ 2: Một người bạn của bạn đang gặp khó khăn. Họ đến và đặt vấn đề mong nhận được sự giúp đỡ của bạn. Nếu bạn giúp họ bạn biết rằng bạn sẽ mất số tiền đó, thậm chí có thể mất luôn người bạn này. Bạn chọn giúp hay không giúp?

Ví dụ 3: Bạn thấy 1 người phụ nữ bế đứa trẻ mới sinh lang thang đầu đường xó chợ xin tiền bố thí. Bạn cho tiền họ thì ngày mai họ lại tiếp tục tha đứa trẻ đi khắp nơi xin ăn. Bạn đang gián tiếp giúp người phụ nữ đày đọa đứa trẻ (Phải biết là đứa trẻ này đi mượn thôi, nó là công cụ để người đời thương hại mà móc hầu bao)

Ví dụ 4: Bạn vào chùa, vào đền, bạn góp tiền công đức cho chùa. Bạn có chắc chắn về số phận đồng tiền của mình chứ? Liệu tiền của bạn sẽ được mang ra làm từ thiện, xây dựng chùa hay để chia nhau? Nếu tiền của bạn không được sử dụng vào những việc thiện thì bạn liệu có phước báu nào? Hay tiền của bạn sẽ thành nghiệp quả?

Vậy làm thế nào để biết người nào đáng được cho và người nào không? Nếu bạn không biết sao có thể hành thiện đúng? Cái đó phụ thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng của bạn:

- Nếu bạn chú ý bạn sẽ biết được đâu là lời thật tâm, đâu là lời nói dối.

- Lời thật tâm luôn xuất phát từ con tim, hãy chú ý đến con tim của mình. Chỉ có con tim mới có thể lắng nghe con tim, chỉ với một trái tim rộng mở bạn mới có thể bắt sóng từ các con tim đang run rẩy vì thiếu tình thương (Đọc lại bài nuôi dưỡng tình thương: https://www.facebook.com/hoang.n.minh.568/posts/3504659099563718)

- Bạn có chú ý người ăn xin bây giờ rất công nghiệp không ạ? Họ đi xin rồi đi cám ơn, lời họ nói ra như một cái máy, sáo rỗng và không có cảm xúc. Họ không có cảm xúc vì họ chỉ đang đi làm công việc của mình chứ không phải vì họ đang khổ thật sự. Vậy bạn biết phải bắt đầu từ đâu chưa?

- Hãy chú ý xem người đó có đang thực sự khổ? Nhìn vào ánh mắt, nét mặt, dáng đi, độ tuổi, hình dáng cơ thể (có khuyết tật hay không), giọng nói, câu cảm ơn... Tất cả thông tin bạn đã tiếp nhận bằng ngũ quan, sau khi tiếp nhận hãy hỏi con tim xem nó cảm thấy thế nào? Nếu nó có rung động hoặc bạn có thể cảm nhận được hoàn cảnh của người được cho thông qua rung động thì đừng ngần ngại cho đi vô điều kiện bạn nhé!

Trước khi từ chối giúp đỡ một ai đó, bạn hãy tự hỏi mình rằng, điều gì khiến bạn hối tiếc nhất nếu bạn không làm việc đó? Bạn sẽ chẳng thể giúp đỡ tất cả những người khó khăn tìm đến mình, nhưng cũng đừng bao giờ từ chối những người xứng đáng nhận được sự giúp đỡ từ bạn. Có thể thực tế là yêu cầu của đối phương đôi khi vượt quá giới hạn cho phép nơi bạn, nhưng nếu sự giúp đỡ đó là điều bạn thực sự muốn làm, đừng ngần ngại đồng ý.

Bản chất của làm thiện là gì? Đó là tạo niềm vui cho chúng sanh, tạo thuận lợi cho sinh tồn, thuận lợi cho tiến hóa. Ranh giới của thiện ác nó rất mong manh, những việc nhỏ nhặt bạn đang làm mỗi ngày cũng đều thể hiện thiện ác ở trong đó. Chỉ là bạn có nhận ra nó hay không thôi. Hãy xem lại bảng nhị nguyên để hiểu bản chất của thiện để hành thiện cho đúng nhé (Xem lại tại đây: https://www.facebook.com/hoang.n.minh.568/posts/3508126545883640)

- Gây hiểu lầm cho người khác - Là ác

- Khiến người khác nổi lên cảm xúc tiêu cực - Là ác

- Cái lợi trước mắt thì nhỏ mà cái hại lâu dài lại lớn - Là ác

- Khi bạn nóng giận, buồn bã, năng lượng tiêu cực của bạn làm ảnh hưởng đến người khác - Là ác

- Khi vô tình hoặc hữu ý, lời nói, hành động của bạn gây tổn thương cho người khác - Là ác

- Đối xử thô bạo với bản thân, khiến thân thể này phải chịu đựng các cảm xúc tiêu cực - Là ác

Lợi mình, lợi người là thiện

Lợi người, hại mình là đại thiện

Hại người, hại mình là ác

Hại người, lợi mình là đại ác

Mọi hành động của bạn dù cho nhỏ nhất trong nó đã bao gồm tính thiện và tính ác. Tất cả các suy nghĩ, lời nói và hành động của bạn sẽ tác động tới cả bạn lẫn vạn vật xung quanh. Khi làm thiện phải biết cân nhắc, xem xét xem việc bạn làm ảnh hưởng đến thân, tâm của mình như thế nào? Ảnh hưởng đến thân và tâm của vạn vật ra sao. Tổng hòa của 2 việc đó nếu phần thiện lớn hơn phần ác thì có thể làm.

Phàm làm việc lành mà người ngoài biết được là dương thiện, làm việc lành mà người ngoài không biết được là âm đức. Âm đức được phúc báo, dương thiện hưởng danh thơm. Nhưng danh thơm thường chưa chắc tốt vì xưa nay biết bao nhiêu người vì háo danh thành thử bị danh làm hại, lâm vào cảnh tai họa, ngược lại những người không tội lỗi mà cứ bị thiên hạ chê oan, thì lắm lúc con cháu họ được phát đạt.

Vậy nên không nên chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt mà cần xét xem hành động đó có ảnh hưởng tệ hại gì về sau này hay không. Không nên bàn tới lợi ích nhất thời ở đời nầy mà phải nghĩ tới tương lai xa, mà cũng chẳng nên chỉ nghĩ riêng cho cá nhân mình mà phải nghĩ cho cả thiên hạ đại chúng nữa. Việc làm hiện nay tuy bề ngoài là thiện nhưng trong tương lai lại gây hại cho người, thì thiện mà thực chẳng phải thiện.

Cho nên nếu có chí nguyện làm việc lợi ích cho quốc gia thiên hạ, cho đại chúng thì tuy việc làm đó có nhỏ mà công đức lại lớn, còn nếu chỉ nghĩ làm lợi riêng cho thân mình thì tuy có làm nhiều mà công đức lại nhỏ vậy. Phàm những người có tiền tài, có quyền thế mà họ muốn làm phúc thì thực là dễ, dễ mà chẳng làm là tự hủy hoại mình. Người nghèo hèn khốn cùng muốn làm phúc thật là khó, khó nhưng mà làm được, đó mới thực là đáng quý vậy.

Vậy việc thiện nào là lớn nhất? Việc thiện lớn nhất là giúp người giác ngộ. Khi bạn giúp người khác thức tỉnh, họ sẽ nhận ra bản chất của đời sống này và làm trăm ngàn việc thiện. Rồi họ lại đem công đức ấy phát triển giúp nhiều người nữa thức tỉnh, phước báu ấy tuy phần lớn là của họ nhưng phần của bạn thì chắc chắn không hề nhỏ. Việc này tuy khó nhưng lợi lạc lại vô cùng vô tận, khó lòng đo đếm, tại sao không làm?

Thế việc ác nhất là gì? Việc ác nhất là giết người tu hành. Bạn giết 1 người tu tức là bạn đã ngăn cản hàng trăm, hàng ngàn việc thiện xảy ra. Quả báo của nghiệp này to lớn vô cùng. Người tu càng tinh tấn nghiệp càng nặng nề.

Có một điều nữa các bạn cũng cần phải biết. Người thường họ chưa hiểu gì về đạo, khi làm sai trái họ chỉ nhận quả báo cho riêng mình. Còn người tu đạo, là người hiểu chuyện mà vẫn cố tình làm sai thì nghiệp quả ấy lớn hơn người bình thường rất nhiều. Mình thấy nhiều người bắt đầu trên con đường tâm linh họ rất giác ngộ nhưng rồi cuốn vào vòng xoáy của kinh doanh, tiền bạc, của tham sân si mà họ ngày một kém dần dẫn đến bao nhiêu công lao tu tập đổ sông đổ bể. Chưa hết, kiếp sau có còn phải nhận quả báo vì những sai lầm của mình gây ra. Thật đáng tiếc biết bao!

Bố thí có nhiều loại bố thí. Tựu chung thì chia làm 3 loại như sau:

1. Tài thí: gồm có bố thí hiện vật bên ngoài và bên trong. Vật ngoài thân là những tài sản của cải vật chất như tiền bạc, thực phẩm, các vật dụng, phương tiện cần thiết trong đời sống… Nội thân là tài sản trong thân như mắt, tai, mũi, lưỡi, máu, các cơ quan bộ phận của cơ thể, kể cả sự sống thân mạng.

2. Bố thí pháp: Là đem lời hay, lẽ phải, những chân lý đúng đắn, những lời dạy quí báu của thánh nhân để chỉ bày, khuyên bảo người khác. Hoặc tu hành chân chính theo lời Phật dạy để làm khuôn mẫu cho người bắt chước, bỏ dữ theo lành, cải tà quy chính đều là pháp thí. Pháp thí có giá trị rất lớn lao hơn cả tài thí. Vì tài thí chỉ giúp người khác bớt túng thiếu về vật chất trong một thời gian, hay nhiều nhất là cứu giúp một đời người. Tặng kinh sách, băng đĩa, truyền bá đạo lý là pháp thí.

3. Vô úy thí: Vô úy nghĩa là không sợ. Vô úy thí là làm cho người khác không sợ, hết sợ. Khi nhỏ chúng ta sợ la rầy, sợ đánh đập, sợ ma quỉ. Khi thanh niên sợ thiếu ăn, thiếu mặc, sợ thiếu công danh, sự nghiệp. Khi già sợ đau, sợ ốm, sợ chết... Chỉ toàn sợ và sợ. “Ðó là chưa nói đến gặp thời buổi loạn lạc, còn phải sợ sưu cao, thuế nặng, sợ quan lại tham nhũng, sợ trộm cướp, lưu manh, sợ tù tội, sợ chém giết... Bao nhiêu thứ sợ chồng chất lên đầu, làm cho họ không dám ngẩng lên, lưng họ còm xuống, đầu gối họ sắp quỵ.

Như thế nào là thiện, làm gì là ác, đều không thể nhìn từ bề ngoài liền có thể tuỳ tiện phán đoán. Chỉ cần có ích cho người khác, có ích tại thế gian, coi như đánh người mắng chửi người cũng đều là thiện. Trái lại, nếu chỉ là vì đạt tới mục đích của mình, cho dù kính nhân ái nhân, hoặc thay đổi thành nịnh bợ lấy lòng, cũng là ác. Một người làm việc thiện tích đức, cho dù sinh hoạt nghèo khó một chút, hậu thế thường thường phát đạt, mà một người đầu cơ trục lợi, mặc dù được nhất thời phú quý, tóm lại không có kết cục tốt."

Vậy một người hiền lành rất hay bị bắt nạt. Vậy anh ta phải hành xử ra sao với bọn côn đồ mới gọi là thiện? Nếu có thể lấy tấm lòng trượng nghĩa để đối xử với gian tà đó mới là bậc chính nhân quân tử. Nếu chỉ vì chút chuyện nhỏ mà nảy sinh oán niệm thì lại trở nên thành người tầm thường.

Thế gian này vốn không có thiện ác, đúng sai. Tất cả chỉ là những bài học để các linh hồn trưởng thành. Hiểu được điều này chúng ta sẽ không còn cảm thấy nặng nề khi quan sát vạn sự nhân gian. Người ta đánh nhau, chửi nhau, nói xấu nhau, hại nhau, làm khổ nhau... Tựu chung đó cũng chỉ là nhân và quả, học để biết thế nào là giàu thì sẽ được học để biết thế nào là nghèo. Kiếp này đánh người thì kiếp sau để cho người đánh để xem đánh người và bị người đánh cảm giác nó ra làm sao?

Hoàng Nhật Minh

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh