Trung Dung Tân Khảo: Chương 3. Đạo Thống Trung Dung

TRUNG DUNG TÂN KHẢO: CHƯƠNG 3. ĐẠO THỐNG TRUNG DUNG

Sau khi quen thung thổ, quen đường đi, nước bước của dân Trung Hoa thời cổ, ta hãy thung dung cùng Miễn Trai tiên sinh, thả thuyền mộng cho xuôi dòng thời gian. Buồn quế, chèo mây của chúng ta sẽ từ từ lướt sóng qua thế hệ, lững thững từ thời Nghiêu xuôi xuống, để tìm ra chuổi liên châu đạo thống đạo Trung Dung.

Vua Nghiêu là đấng thánh nhân.[2] Ngài được Trời truyền đạo. Khi vua Nghiêu truyền đạo ấy cho vua Thuấn,[3] ngài khuyên:

«Tinh ròng chuyên nhất ngày đêm,

Ra công ra sức giữ nguyên lòng Trời.»

Vua Thuấn truyền tâm pháp ấy cho vua Vũ.

Ngài dạy:

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

«Lòng của Trời siêu vi, huyền ảo,

Lòng con người điên đảo, ngả nghiêng.

Tinh ròng, chuyên nhất ngày đêm,

Ra công, ra sức giữ nguyên lòng Trời.» [4]

Mua đá năng lượng:

Vua Thang nhận đạo thống, suy nghĩ và phát minh ra phương pháp tiết dục. Ngài nói: «Lấy nghĩa chế sự, lấy lễ chế tâm.» [5]

Văn Vương lĩnh hội được tinh hoa thấm thúy của đạo Trung Dung đã bước lên tới một độ nhân đức cao siêu. Ngài luôn mường tượng như có Thượng đế ở trước mặt. Ngài nói: «Chẳng thấy nhãn tiền, nhưng vẫn giáng lâm, chẳng phải vất vả, nhưng vẫn giữ được.» [6]

Châm ngôn của Võ Vương là:

«Kính cẩn chăng dễ khinh,

Trọng nghĩa rẻ dục tình,

Thế là đường lối phải,

Thế là ý khuôn xanh.» [7]

Châm ngôn của Chu Công là:

«Kính xin ngay ngắn tâm hồn,

Theo đường nghĩa lý vuông tròn công tư.» [8]

Hơn 1500 năm sau thời vua Nghiêu, hơn 500 năm thời Văn Vương, đạo Trời lại ngưng đọng nơi Đức Khổng. Đức Khổng lại cảm thấy mình là vẻ sáng của Thượng Đế, Ngài lại bôn ba đi truyền dạy đạo Trời. Khi bị vây ở đất Khuông, Ngài nói: «Văn Vương đã thác, vẻ sáng nay chẳng ở đây sao? Nếu Trời muốn để mất vẻ sáng ấy, thì sau khi Văn Vương thăng hà đâu có ban cho ta. Nếu Trời không muốn mất vẻ sáng ấy, thì người đất Khuông làm gì được ta ? » [9]

Thế là ta bắt được liên châu đạo thống đạo Trung Dung. Đạo ấy do Trời ban cho các thánh hiền. Quang huy ngài chiếu soi vào các thánh hiền thế hệ. Quang huy ấy đạo nho gọi là Tính. Tính là nguồn mạch hoàn thiện, linh diệu, huyền vi, phát sinh ra muôn điều cao siêu, đẹp đẽ.

Hội ý tiên nho, ta có thể phác họa lại cương lĩnh đạo thống Trung Dung bằng mấy vần thơ sau:

Trộm nghĩ rằng duyên do sinh bát quái, Lạc thư,

Làm tâm điểm cho cuộc Trời đất doanh hư,

Gồm Thái cực, cả hai bề động tĩnh,

Làm chủ chốt cho muôn điều chân chính,

Thao túng hết vi diệu của Hoàng Thiên,

Duyên do đó ngự trong tâm ta, ẩn áo, an nhiên,

Làm vua Nghiêu treo cao gương đức cả,

Làm Vua Thuấn kính tin vô tư lự,

Cho Đại Võ nương vào khi giáo hóa,

Cho Cao Dao lấy đó để dạy đời,

Thành Thang nhờ đó nên hiền thánh hơn người,

Y Doãn, Lai Châu nương vào nên nhân đức,

Văn Vương những ước mơ mà chưa thấy được,

Vũ Vương, Chu Công rong ruổi trên đường Ngài,

Ngài cho Đức Khổng biết chóng chậm, tiến lui,

Cái thuật ấy xưa nay ai vượt nổi ?

Cảm thấy ngài cao, chắc, trước, sau, vươn khó tới,

Như Nhan Hồi thiên hạ dễ mấy mươi;

Đạo nhất quán thầy Tăng thấy nơi Người,

Mạnh Tử nhờ đức, tài bồi hạo nhiên chi khí. [10]

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh