Trung Dung Tân Khảo: Chương 2. Bầu Không Khí Đạo Giáo Thời Thái Cổ

TRUNG DUNG TÂN KHẢO: CHƯƠNG 2. BẦU KHÔNG KHÍ ĐẠO GIÁO THỜI THÁI CỔ

Ðức Khổng nói trong Luận Ngữ:

«Ta trần thuật chứ không sáng tạo,

Tin cổ nhân, mộ đạo cổ nhân.» [1]

Trung Dung viết thêm: «Trọng Ni tổ thuật Nghiêu, Thuấn, hiến chương Văn, Võ.» (Đức Khổng nối tiếp đạo Thuấn, Nghiêu, làm sáng tỏ lối đường Văn Võ.)

Thế là ta phải đi ngược dòng sông lịch sử cho lên tới thời Nghiêu, Thuấn, Văn, Võ mới hiểu được đạo Trung Dung được tường tận hẳn hoi, cũng y như:

«Muốn tắm mát thời lên ngọn cái con sông đào,

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mua đá năng lượng:

Muốn ăn sim chín thời vào rừng xanh.» (Ca dao)

Ta hãy cùng nhau dở kinh Thi, thiên Đại nhã cho lòng xô lùi về cảnh đời dĩ vãng, phiêu diêu lên tới dĩ vãng xa xăm, để sống với dân gian thời Trung Hoa thượng cổ:

Thuở xa xăm ấy, nhân loại như dây dưa, mọc lan man,[2] chưa có nhà cửa, sống trong hang hốc…

Nhưng họ tin sùng Thượng Đế và tin Thượng Đế sống rất gần vua, gần dân, gần quân sĩ:

Trong cuộc giao tranh quyết liệt với binh vua Trụ

ở Mục Dã, Võ Vương muốn gây tinh thần nhuệ khí cho quân sĩ đã kêu lên: «Thượng đế ở với ba quân. Ba quân đừng nghi ngại.»

Kinh Thi viết:

Quân Thương Ân bạt ngàn Mục Dã,

Một rừng người chật cả sa tràng,

Cho ba quân thêm dạ sắt, gan vàng,

Võ Vương kêu: Thượng Đế ở cùng ta đó,

Ba quân hãy vững lòng, vững dạ.[3]

Lời kêu gọi đó đã làm binh sĩ nhà Chu hứng khởi, ào lên đánh tan quân Thương Ân trong có một buổi sáng.

Kinh Thi viết thêm:

Nơi Mục Dã mênh mang rộng rãi,

Xe bạch đàn chói chói, chang chang,

Ngựa tứ nguyên, phau phau đẹp rỡ ràng,

Khương Thượng phụ, trông oai phong lẫm lẫm,

Ngài như chim ưng, xòe tung đôi cánh,

Giúp Võ Vương, thế mạnh xiết bao.

Cả phá Thương, ba quân tiến ào ào,

Sau một sáng, Trời thanh quang trở lại.[4]

Thời buổi thô sơ ấy, nhân loại tin rằng Trời chiếu ánh sáng muôn trùng vào tâm hồn họ để làm khuôn phép, mẫu mực, để ra mệnh lệnh cho họ theo. Các vương giả, hiền nhân thời ấy cố sống sao đức hạnh tuyệt vời để kết hợp với Trời, để có thể được là vẻ sáng của Trời như Văn Vương. Họ mong muốn được đức hạnh như Trời (dữ thiên đồng đức). Hễ thấy ai có:

«Đức sáng quắc, sáng choang ở dưới,

Họ liền biết:

«Mệnh hiển dương chói lọi ở trên.» [5]

Thời buổi ấy, các bậc trí thức vương giả, tin có ảnh tượng Trời trong đáy lòng mình. Văn Vương nói: Chẳng thấy nhãn tiền, nhưng vẫn giáng lâm, chẳng phải long đong, mà vẫn giữ được.[6]

Văn Vương lên tới một trình độ đức hạnh siêu việt, nếu như vẻ sáng Thượng Đế. Vì thế gọi là Văn Vương, ý nói Thượng Đế là chất, mà ngài là văn, là vẻ sáng Trời được phát huy ra.

Kinh Thi viết:

Việc Trời chẳng tiếng, chẳng tăm,

Nên dùng dạng thức vua Văn hiển hình,

Cho muôn dân thấy mà tin.[7]

Kinh Thi viết thêm:

Văn vương trọn một lòng kính nể,

Làm chói chang thượng đế ra ngoài,

Muôn nghìn phúc lộc chiêu lai,

Một niềm nhân đức chẳng sai lòng vàng.[8]

Khi Văn Vương băng hà, Chu Công thuật lại công nghiệp Văn vương rằng:

Văn Vương ở trên Trời cao thẳm,

Trên Trời cao, rạng ánh sáng quang minh.

Nước Chu tuế nguyệt dư nghìn,

Nhưng mà thiên mệnh mới truyền từ đây.

Phải chăng vì Chu đầy vinh hiển,

Phải chăng vì Đế mệnh gặp thời,

Văn Vương lên xuống thảnh thơi,

Hai bên Thượng Đế tới lui thanh nhàn.[9]

Thời buổi thô sơ ấy, họ quan niệm rằng nối chí tổ tiên, giữ vẹn đạo Trời, ấy là hiếu kính.

Kinh Thi viết:

Muốn nhớ tới tổ tiên khi trước,

Hãy gắng công tích đức tu thân,

Mệnh Trời phối hiệp vào thân,

Muôn ngàn phúc lộc xa gần chiêu lai.

Thuở nhà Ân còn thời thịnh trị,

Đã từng cùng Thượng Đế tất giao .

Gương triều Ân hãy soi vào,

Mệnh Trời cao cả, lẽ nào dễ đâu.[10]

Thời buổi thô sơ ấy họ sống thuận mệnh Trời.

Kinh Thi viết:

Mệnh Trời ấy há đâu có dễ,

Muốn cho ta đừng kể tư nhân,

Biểu dương phóng phát thiện chân…[11]

Tóm lại thời buổi ấy, những hiền nhân quân tử đã thông hiểu lẽ «Thiên nhân tương dữ», Trời người giao hảo, tình Trời người cá nước duyên ưa, thiên ý nhân tâm hòa hợp. Thời buổi ấy những bậc thánh vương đã biết sống những ngày thanh bình, thảnh đãng, vô tư, như những bông hoa tắm mình trong ánh bình minh dịu dàng của muôn thế hệ.

Các bậc thánh hiền Trung Hoa về sau, nhân khảo sát lại nguồn tín ngưỡng cổ thời mà lập đạo, sáng tạo các lý thuyết triết học.

Lão Tử lập đạo Lão, một đạo huyền đồng (mysticisme), mong hòa mình với Trời, với Đạo để được trường sinh. Lão Tử bắt nguồn đạo mình lên tận Hoàng Đế.

Đức Khổng bắt nguồn đạo Trung Dung từ thời vua Nghiêu .

Khảo lại kinh Thi ta đã đoán được phần nào những thuyết «Thiên nhân tương dữ», «Thiên nhân nhất quán» của ngài, và ta sẽ thấy đạo Trung Dung cũng là một đạo huyền đồng (mysticisme).

Sau này, Mặc Tử cho bắt nguồn đạo mình từ thời nhà Hạ. Nhưng lòng tin Trời, kính Trời của các vị đó, chẳng ai nhường ai.

Nguồn tín ngưỡng sâu xa đó có lẽ cũng đã phát sinh ra những lý thuyết triết học:

- «Thể, Dụng»

- «Khinh danh, vụ thực» các đời sau.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh