Trung Dung Tân Khảo: Chương 19. Hiếu Là Nối Chí Tổ Tông

TRUNG DUNG TÂN KHẢO: CHƯƠNG 19. HIẾU LÀ NỐI CHÍ TỔ TÔNG

第 十 九 章

子 曰: 武 王, 周 公 其 達 孝 矣 乎. 夫 孝 者, 善 繼 人 之 志, 善 述 人 之 事 者 也. 春 秋, 修 其 祖 廟, 陳 其 宗 器, 設 其 裳 衣 荐 其 時 食. 宗 廟 之 禮 所 以 序 昭, 穆 也. 序 爵, 所 以 辨 貴 賤 也. 序 事, 所 以 辨 賢 也. 旅 酬 下 為 上, 所 以 達 賤 也. 燕 毛, 所 以 序 齒 也. 踐 其 位, 行 其 禮, 奏 其 樂, 敬 其 所 尊, 愛 其 所 親, 事 死 如 事 生, 事 亡 如 事 存, 孝 之 至 也. 郊 社 之 禮, 所 以 事 上 帝 也. 宗 廟 之 禮 所 以 祀 乎 其 先 也. 明 乎 郊 社 之 禮, 禘 嘗 之 義, 治 國 其 如 示 諸 掌 乎.

PHIÊN ÂM

Tử viết: Võ vương, Châu công kỳ đạt hiếu hĩ hồ! Phù hiếu giả, thiện kế nhân chi chí, thiện thuật nhân chi sự giả dã. Xuân thu tu kỳ tổ miếu, trần kỳ tông khí, thiết kỳ thường y tiến kỳ thời thực. Tông miếu chi lễ, sở dĩ tự chiêu, mục dã. Tự tước, sở dĩ biện quí tiện dã. Tự sự, sở dĩ biện hiền dã. Lữ thù hạ vị thượng, sở dĩ đãi tiện dã. Yến mao, sở dĩ tự xỉ dã. Tiễn kỳ vị, hành kỳ lễ, tấu kỳ nhạc, kính kỳ sở tôn, ái kỳ sở thân, sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn, hiếu chi chí dã. Giao xã chi lễ, sở dĩ sự Thượng Đế dã. Tông miếu chi lễ, sở dĩ tự hồ kỳ tiên dã. Minh hồ giao xã chi lễ, đế thường chi nghĩa, trị quốc như thị chư chưởng hồ?

CHÚ THÍCH

- Đạt 達= thông suốt. - Trần 陳 = bày. - Tông khí 宗 器 = Đồ dùng để tế tự (như: Tôn 樽= chén rượu; Chản 琖 = chén rượu; Tế = ve, ly; Lôi 罍 = chén uống rượu; Giả 斝 = chén ngọc; Thịnh 盛 = bát đựng xôi; Biên 籩 = cái để bày hoa quả và xôi để cúng.) - Thường Y 裳 衣 = áo xống của tổ tiên xưa. - Tiến 薦 = hiến dâng. - Thời thực 時 食 = vật thực theo mùa. - Chiêu mục 昭 穆 = trong tông miếu, bên tả gọi là chiêu, bên hữu gọi là mục. Họ hàng lúc dự tế đứng sắp hàng theo thế hệ mà đứng bên chiêu hay bên mục. Tông miếu đời Châu có cửu miếu xếp như sau:

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

(Les 4 Livres, Couvreur Lexique, tra chữ Miếu 廟 .)

- Lữ 旅= chúng. - Đãi 逮 = tới. - Tiễn 踐= bước lên, dẫm lên, theo. - Tấu 奏 = đánh nhạc. - Giao 郊 = tế trời. - 社 = tế đất. - Sự 事 = thờ. - Đế 禘 = đại tế ở tông miếu, Thiên tử đứng tế, năm năm mới có một lần. - Thường 嘗 = Tế tông miếu vào mùa thu. - Tự 祀= tế (sacrifice, offrande, faire un sacrifice ou une offrande). - Thị 示= xem. - Chưởng 掌= bàn tay.[1]

DỊCH CHƯƠNG 19

Hiếu là nối chí tổ tông

Mua đá năng lượng:

Võ Vương, Châu Công thông đạo hiếu,

Chí tổ tông cố liệu noi theo.

Nghiệp xưa, tôn tổ mọi điều,

Con người hiếu thảo y chiều khuếch trương.

Xuân thu tới sửa sang miếu mạo,

Bao đồ thờ, xiêm áo bày ra.

Mùa nào thức ấy hương hoa,

Nhờ kỳ lễ tổ nhận ra họ hàng.

Theo chức tước, biết sang biết khó,

Theo phân công tỏ rõ hiền ngu.

Rồi ra chén tạc, chén thù,

Dưới trên chuốc chén, nhỏ to đãi đằng.

Khi yến ẩm mới phân già trẻ,

Theo tóc răng định lẽ dưới trên.[2]

Ngôi xưa nối gót bước lên,

Lễ xưa tôn tổ giữ nguyên chẳng rời.

Nhạc cha ông không thôi hòa tấu,

Người yêu gì ta cũng dấu tôn.

Trước sau mất cũng như còn,

Dẫu là sống thác chẳng mòn tình thâm.

Lòng hiếu thuận không phân sống chết,

Thế mới là trọn hết đạo con.[3]

Xã, giao mượn lẽ càn khôn,

Hai mùa đông hạ,[4] cốt tôn kính trời.

Nơi tông miếu tế người đã khuất,

Để tri ân công đức sinh thành.

Xã, Giao nếu rõ mối manh,

Đế, Thường nếu biết ngọn ngành duyên do.

Nếu rõ biết tinh hoa ý nghĩa

Trị quốc gia như thể trở tay.[5]

BÌNH LUẬN

Chương này bàn về lòng hiếu thảo sáng suốt của Văn Vương và Châu Công, cũng như phương pháp rất tế vi nhưng hữu hiệu mà các ngài đã dùng để cải hóa toàn dân thiên hạ.

Trước hết, Trung Dung cho rằng hiếu thảo sáng suốt là nối được chí lớn của tổ tiên, tiếp tục được sự nghiệp hãy còn dang dở của tổ tiên.

Người xưa lập ra lễ Giao, Xã là cốt để thờ Trời, để kính nhớ tổ tiên. Nói rằng kính nhớ tổ tiên vì Trung Dung cho rằng trọng người chết cũng như người còn sống, trọng người đã khuất như người hãy còn. Các linh mục dòng Tên xưa đã dựa vào hai câu «Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn» này mà xin Giáo Hội La Mã cho phép những người Trung Hoa, dù đã theo đạo Công giáo, cũng vẫn được tiếp tục thờ cúng tổ tiên. Nhưng tiếc thay Giáo Hội La Mã không chịu, và khi chịu thì quá muộn rồi.[6]

Các nghi lễ trên còn có mục đích nhắc nhớ rằng con người có gốc có nguồn. Nguồn gốc gần là tổ tiên, nguồn gốc xa nhưng chân thực là Trời. Ngoài ra những cuộc tế lễ này còn là những dịp rất long trọng, rất tự nhiên để dạy con người biết kính sợ Trời, biết nối chí lớn của tổ tiên để luôn tự miễn tự cường, tiến đức tu nghiệp, biết ăn ở cho phải đạo làm người, biết kính trên nhường dưới, biết trọng tài năng và tuổi tác.

Nếu mọi người đều biết kính sợ Trời, sẽ bớt làm những điều xằng bậy. Nếu mọi người biết kính trên nhường dưới, thương yêu người thân thuộc, thì thiên hạ lo chi chẳng thái bình? [7]

Thế là dùng những phương pháp hết sức tự nhiên, hết sức giản dị, nhưng cũng hết sức hữu hiệu để giáo hóa mọi người và những kết quả sẽ hết sức lớn lao, hết sức sâu rộng.

Nếu có thể nghĩa ra được những phương pháp hết sức giản dị, hết sức tự nhiên mà cải hóa được toàn dân thiên hạ, thì thực có thể cai trị thiên hạ dễ như trở bàn tay.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh