Tinh Hoa Giáo Dục. Chương 29: Muốn Phát Triển Bền Vững Nên Thuận Theo Quy Luật Âm Dương

TINH HOA GIÁO DỤC. CHƯƠNG 29: MUỐN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÊN THUẬN THEO QUY LUẬT ÂM DƯƠNG

I. QUY LUẬT ÂM DƯƠNG

Người tốt cũng nhờ người không tốt nên mới được gọi là người tốt. Cuộc đời có âm có dương, có tốt có xấu, biết xấu không theo, biết sai thì sửa, vậy là được rồi. Nếu bạn vui quá thì cán cân nặng lệch về phần dương, rồi đến một ngày bạn sẽ bị khảo lại một phần buồn (âm) tương tự như vậy để đạt lại cân bằng âm dương. Chẳng hạn khi bạn không gặp được ai đó, bạn không buồn và không vui, nhưng khi bạn yêu một người tình yêu đó sẽ mang lại cho bạn ngập tràn hạnh phúc và khi chia tay nỗi buồn, khổ đau cũng sẽ tương tự như vậy. Bạn lấy của ai cái gì đó tức là nặng về phần dương, theo luật cân bằng âm dương thì một ngày nào đó bạn cũng sẽ mất đúng như vậy để trả lại trạng thái cân bằng.

Quy luật âm dương nghĩa là sẽ có hai mặt luôn tồn tại cùng nhau, hai mặt tuy đối lập nhưng lại gắn bó vận động và chuyển hóa cho nhau, nếu mất một trong hai thì mặt kia cũng không thể tồn tại được. Như nam nữ, đông tây, hữu hình vô hình, tốt xấu, khen chê, được mất, cũ mới, thất bại thành công, mềm cứng, khí thanh khí trược, tất cả đều có ý nghĩa thiêng liêng của nó. Hai mặt này không bao giờ tồn tại riêng rẽ, bạn không thể mong cuộc đời có thành công mà không có thất bại, không thể mong cầu hạnh phúc mà thiếu vắng đi khổ đau, không thể có người tốt mà không có người xấu, không thể có dương mà không có âm… nghĩa là chúng có tính khách quan tồn tại độc lập với mong muốn hay suy nghĩ của chúng ta, chắc chắn phải đối mặt với chúng.

Vạn vật trên đời đều có âm dương. Chính sự đối lập mâu thuẫn đó làm cho chúng luôn đấu tranh, chuyển hóa cho nhau. Trong âm có dương, trong dương có âm, dương cực sinh âm, âm cực sinh dương, âm dương luôn biến hóa cân bằng, luôn sinh, biến và chuyển thành vòng tuần hoàn. Sự chuyển hóa này là quy luật phát triển tất yếu của vạn vật, và nếu như mọi vật luôn tuân thủ quy luật cân bằng phát triển thì tồn tại lâu bền. Ngược lại nếu có lệch lạc, mất cân đối sẽ tạo ra sự không bền vững. Dù ở trong bất cứ một thực thể nào thì vẫn luôn có sự vận động, đấu tranh của hai mặt đối lập, cho nên sự cân bằng ở thực thể là cân bằng động, trong trường hợp thế cân bằng cũ bị phá vỡ, thế cân bằng mới sẽ được thiết lập ngay. Giả sử trong trường hợp âm dương không vận hành thì mọi thực thể sẽ giữ nguyên trạng thái ban đầu, không có cái mới cũng không có sự thay đổi hay phát triển. Cũng chính vì chuyển hóa tự nhiên không ngừng mà vũ trụ, mọi sự vật hiện tượng luôn thay đổi theo thời gian, sinh trưởng, hủy diệt và thay thế chuyển động không ngừng.

Đây là một trong những quy luật cân bằng lớn nhất trong Vũ Trụ, nguồn gốc của tiến hóa, cội nguồn của mọi sự sinh trưởng và hủy diệt, là quy luật sinh tử, định hình mỗi con người. Điểm cân bằng, an nhiên là điểm giữa, nơi giao nhau giữa mặt âm và dương, nếu mất cân bằng âm dương mọi thứ sẽ tan rã và tất nhiên cuộc sống này cũng sẽ không tồn tại. Vậy, hãy quan sát xem âm dương hoạt động như thế nào trong đời sống và việc hiểu được nguyên lý hoạt động của quy luật này, sẽ giúp ích được gì cho chúng ta trong việc nuôi dạy trẻ và phát triển con người?

II. ÂM DƯƠNG TƯƠNG HỖ

Âm dương là hai thuộc tính khác biệt đối lập nhau trong một thực thể. Nhưng cả hai đều có quy luật biến hoá, khi đạt được các điều kiện nhất định thì sự vật sẽ chuyển hóa từ cái này thành cái khác, nhưng vẫn giữ được những thuộc tính riêng biệt. Tuy nhiên, chỉ khi nào hai thực thể âm và dương kết hợp thì mới thúc đẩy sinh thành và phát triển. Do đó, mặc dù tồn tại phát triển một cách đối lập nhau nhưng để bền vững, sinh trưởng, tồn tại lâu dài thì phải dựa vào nhau để cân bằng. Áp dụng nguyên lý này vào trong giáo dục trẻ em chúng ta sẽ làm như sau.

Chẳng hạn, ông Đặng Lê Nguyên Vũ trước khi sáng lập Tập đoàn Trung Nguyên Legend xuất thân cũng chỉ là người làm thuê bình thường, từ đó ông hiểu được tâm lý của những người đi làm, nên ông có sự đồng cảm, có lòng trắc ẩn với những người nhân viên của mình nói riêng. Do vậy, ông muốn cư xử với họ như những con người lao động cao quý chứ không phải theo kiểu chủ tớ, người làm mướn, làm công. Như vậy ông ấy đã trải nghiệm được hai thái cực thấp hèn và cao quý, khiến ông giàu cảm xúc, tâm hồn trở nên nhạy cảm và yêu thương hơn.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Khi hỏi một đứa trẻ mồ côi: “Nếu có một điều ước, con sẽ ước điều gì?”, chúng sẽ trả lời: “Con ước có bố mẹ”. Nhưng cũng câu hỏi đó, bạn hỏi đứa trẻ khác còn có bố mẹ chúng sẽ trả lời: “Con ước bố mẹ mua cho con thật nhiều kẹo”. Khi luôn có được một thứ gì đó, người ta thường không trân trọng cho đến khi mất đi rồi thì mới biết trân quý. Tình yêu của bố mẹ dành cho con cái thật vĩ đại, bao la rộng lớn nhưng nhiều em mặc nhiên coi nhẹ tình cảm thiêng liêng đó. Vậy nên đôi khi bạn nên rời xa trẻ một lúc, một vài giờ, hay chủ động tách trẻ ra cho sang ở nhà người khác ở một vài ngày, vài tuần thậm chí vài tháng để trải nghiệm cảm giác mất đi sự yêu thương của bố mẹ, là điều rất cần thiết. Chính sự thiếu thốn, không nhận được yêu thương đấy sẽ làm cho đứa trẻ hiểu được ý nghĩa trong tình yêu mình đã được nhận và có như vậy đứa trẻ mới biết yêu thương, kính mến bố mẹ nhiều hơn.

Trẻ em sẽ không cảm nhận hết niềm vui, niềm hạnh phúc mặc áo quần mới khi lúc nào cũng được cung cấp đầy đủ, thừa thãi áo quần. Nên nhiều lúc cho trẻ mặc áo quần rách vài ngày, áo quần cũ một vài tuần, mặc đồ rẻ tiền vài tháng cũng tốt.

Để cho trẻ tự do tiêu tiền của bản thân hoang phí một vài lần đến nỗi cạn kiệt, rồi nhận lấy khó khăn, túng quẫn của việc không biết tiết kiệm. Như thế khi chúng lớn lên, có nhiều tiền hơn chúng mới hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm và biết cách chi tiêu hợp lý.

Tuổi trẻ là khoảng thời gian mà người ta dồi dào sức khỏe nhất, nhưng cũng chính là lúc họ thường hay có nguy cơ làm tổn thương bản thân nhiều nhất. Bởi sự phung phí sức lực của chính mình, để rồi khi về già sức khỏe tụt dốc không phanh thì hối hận cũng đã muộn. Cho nên khi trẻ còn nhỏ, vào tuổi vị thành niên nhiều lúc bạn cần chủ động cho trẻ nếm, trải nghiệm cảm giác người không còn chút sức lực trong vài ngày, vài tuần, cho trẻ đau ốm một chút cũng đừng quá lo lắng. Thậm chí chúng ốm đến thập tử nhất sinh cũng tốt, làm như vậy chúng mới biết cách trân quý sức khỏe, cơ thể mình.

Mua đá năng lượng:

Bên kia của sự sống là cái chết. Dạy cho trẻ về cách sống, kỹ năng sống (động) ở thế giới hiện tại là điều cần thiết. Nhưng giáo dục như vậy chưa bao giờ là đầy đủ, nếu không dạy cho con người ta hiểu biết về cái chết là chìa khóa mở ra toàn thể ý nghĩa cuộc đời. Một đứa trẻ còn đang trong bụng mẹ, nó có thể tự nhủ với bản thân rằng: “Chân, tay, mắt, mũi, miệng,... cần đến để làm gì?”. Đứa trẻ lúc bấy giờ chưa biết những bộ phận này có ý nghĩa gì với chúng. Nhưng khi rời khỏi bụng mẹ thiếu hoặc không có những bộ phận đó đứa trẻ sẽ như thế nào? Chúng sẽ bước vào thế giới với cơ thể không hoàn chỉnh. Hiểu biết về cái chết (tĩnh) cũng tương tự như việc phát triển đầy đủ các bộ phận chân, tay, mắt, mũi, miệng,… cho trẻ, giúp chúng được nguyên lành khi “đi qua thế giới bên kia”. Có vẻ sẽ là mới mẻ và khó tiếp nhận với nhiều người, nhưng dạy đứa trẻ biết về cái chết bằng cách ngừng suy nghĩ, ngừng tư duy thông qua thiền định, tĩnh tâm, học cách buông bỏ nhục dục, tâm dính mắc với những sự vật sự việc vô thường, nói chuyện hoặc trải nghiệm về cái chết cũng quan trọng tương tự như học về sự sống.

Osho cũng có nhận định tương tự khi nói về điều này: “Nếu giáo dục không có khả năng dạy bạn về cả sự sống và cái chết, nó không thể là giáo dục hoàn hảo. Nếu giáo dục không làm cho con người trở thành đàng hoàng, tự trọng, không thấp kém hay cao hơn bất kỳ ai, nó không phải là giáo dục.”

Nếu bạn sinh ra mà xung quanh chỉ là châu báu thì sớm cũng chẳng cảm thấy quý nữa. Nếu đứa trẻ sinh ra mà đã sống ở nơi mà hoàn toàn là hạnh phúc, chúng sẽ không cảm nhận được sự hạnh phúc do chưa được trải nghiệm tính phân cực sáng tối. Vậy nên cần phải có một phương pháp giáo dục giúp chúng cảm nhận tính hai mặt của cuộc đời. Lúc đó không ai còn chấp vào thiện ác, đúng sai, tất cả chỉ là bài học để con em chúng ta được cảm nhận và hiểu rằng chúng đang hạnh phúc đến nhường nào.

III. ÂM DƯƠNG ĐỐI LẬP, QUY LUẬT CỦA SỰ PHÁT TRIỂN

Vạn vật tồn tại bên trong đều có hai thuộc tính âm dương. Và hai thuộc tính âm dương luôn đối lập nhau, tạo nên cân bằng bổ trợ thúc đẩy sinh trưởng, đồng thời còn chứa đựng tính mất cân bằng giúp sự đối lập phát triển. Cho nên quy luật âm dương trong trường hợp này, có thể hiểu theo một nghĩa khác là quy luật bù trừ trong tự nhiên nhằm tạo động lực cho sự phát triển. Chẳng hạn, trong con người sẽ luôn luôn có hai yếu tố tương khắc, tương hỗ lẫn nhau. Có tâm Phật tâm Ma, có tư tưởng vĩ đại thì cũng có ti tiện, có ưu điểm thì có khuyết điểm, hai yếu tố này sẽ cạnh tranh với nhau không ngừng, tạo động năng cho sự phát triển.

Quy luật bù trừ thúc đẩy bạn muốn học hỏi thêm, để không ngừng hoàn thiện bản thân hơn. Vấn đề còn lại là tự bản thân mỗi người có thấy được cái thiếu đó mà có ý thức hơn trong việc tự học, tự mài giũa bản thân hay không.

Như người Nhật Bản dạy trẻ em mầm non của họ rằng: “Đất nước ta là một quốc gia nghèo nàn tài nguyên, khoáng sản, lại lắm thiên tai, thảm họa”. Do đó những đứa trẻ không có cách nào khác là dựa vào sự tự lực của mình, phát triển trí tuệ, lao động chăm chỉ để bù đắp lại những khoảng trống về sự thiếu hụt tài nguyên, thiên nhiên, do đó ngày nay họ trở thành siêu cường quốc về kinh tế. Như vậy chính từ sự tự nhận biết những mặt hạn chế, những thiếu thốn của mình mà người Nhật có động lực để phát triển.

Năm lên mười tuổi tôi sống ở quê mỗi buổi chiều hay đi đá bóng, nhưng sau nhiều lần bị đối phương áp đảo về thể lực, qua quá trình quan sát tôi để ý thấy rằng những đứa hay vượt trội tôi về sức mạnh đều là con nhà nông (nhà tôi không làm nông). Hằng ngày chúng thường xuyên làm việc giúp bố mẹ, chăn trâu bò, lội đầm lầy, cày ruộng, dầm mưa, trải nắng,… nên bù vào những khó khăn vất vả chúng lại có một thể lực dồi dào, cơ thể săn chắc. Còn tôi vì không phải làm việc gì nặng nhọc, ít được ra ngoài nhận năng lượng, sinh khí của cha trời mẹ đất nên chỉ có sức khỏe bình thường, không thể sánh kịp với tụi kia. Từ đó tôi rút ra bài học cho riêng mình, sau này mới nhận ra là quy luật bù trừ, phải biết cách điều chỉnh bản thân để không ngừng hoàn thiện. Cụ thể tôi đã áp dụng quy luật đó vào cuộc sống của mình như sau: “Một ngày tôi ngồi tám, chín tiếng viết sách là việc bình thường nên cuối ngày tôi hay dành một hai tiếng để đi bộ, tập thể thao nhằm cân bằng lại cơ thể thể chất.

Vì nhìn máy tính ở cự ly ngắn trong một khoảng thời gian dài, nên bù lại cứ khoảng 30 đến 60 phút tôi lại nghỉ ngơi, nhìn vào một vật thể bất kỳ ở xa xa để cân bằng lại cho đôi mắt. Viết sách đòi hỏi phải dùng thể trí, lý trí, suy nghĩ nhiều làm đầu óc mỏi mệt. Do đó, tôi có nhiều hoạt động để thả lỏng trí não, một trong số đó là Thiền nhằm cân bằng lại Tâm Trí trong một ngày làm việc.”

Câu chuyện về triệu phú tự lập trẻ tuổi Adam Khoo người Singapore được bố mình tôi luyện, giáo dục chắc hẳn là một trong những trường hợp tiêu biểu cho việc “hiểu quy luật bù trừ” để điều chỉnh, phát triển bản thân. Anh kể: Có thể nói rằng tôi là người được hưởng điều tốt đẹp nhất giữa hai thái cực giàu và nghèo. Tôi sinh trưởng trong một dòng họ giàu có ở Singapore. Cha tôi cùng các cô chú tôi không phải là doanh nhân thành đạt thì cũng là những chuyên viên cao cấp. Họ sống trong những ngôi nhà, biệt thự sang trọng, sinh hoạt ở những câu lạc bộ cao cấp và phần lớn đều có hai chiếc xe hơi trở lên. Một vài người còn sở hữu những chiếc xe hơi sang trọng bậc nhất, là những thứ khơi gợi khao khát riêng của mình từ khi tôi còn bé về một cuộc sống giàu có viên mãn.

Trong môi trường đó tôi dễ nhiễm suy nghĩ rằng kiếm tiền dễ như bỡn và rằng việc trở thành triệu phú, sống trong tòa biệt thự cao cấp, sang trọng là chuyện dĩ nhiên. Vậy điều gì đã ngăn tôi không trở thành một kẻ lông bông, lười biếng, cho rằng cả thế giới phải cung phụng mình? Tất cả là nhờ người cha thân yêu của tôi. Từ những điều mắt thấy tai nghe trong giới giàu sang và quyền lực, ông ngộ ra một điều rằng cho con cái tất cả những gì chúng muốn là bóp chết nỗi khát khao lành mạnh được làm giàu bằng chính sức lực của mình và động lực vươn tới thành công của chúng.

Nhiều đứa con của bạn bè ông đã ở vào tuổi tứ tuần mà vẫn phải sống dựa dẫm vào bố mẹ sau lưng. Từ những gì chiêm nghiệm được, cha tôi quyết định không thể để một kết cục như vậy xảy ra với tôi. Từ khi tôi biết tiêu tiền, ông chỉ cho tôi tiền tiêu vặt để ăn sáng và uống nước, ít hơn nhiều số tiền mà anh chị em họ hay bạn bè của tôi nhận được từ cha mẹ họ. Ông chủ trương ngay từ đầu rằng, nếu tôi muốn mua thêm bất cứ thứ gì khác thì tôi phải tự kiếm tiền mà mua. Thật lòng mà nói, lúc đầu tôi rất bất mãn và thầm oán cha mình keo kiệt với tôi, đứa con trai duy nhất của ông. Nhìn quanh thấy mấy anh chị em họ và bạn bè tôi được cha mẹ mua cho không thiếu thứ gì từ quần áo, đến những món đồ chơi xịn trong khi tôi chẳng được cha mua cho bất cứ thứ gì mà trẻ con vẫn thích. Tệ hơn, tôi biết rằng cha tôi rất giàu và tôi không hiểu tại sao ông lại keo kiệt và cay nghiệt đến như vậy.

Cha thường xuyên nói với tôi: “Nếu con muốn món đồ gì đó thì tự kiếm tiền mà mua lấy”. Ông làm mọi cách để tôi hiểu rằng, tôi không nên trông mong ông sẽ cho tôi một đồng nào trong tương lai, rằng nếu tôi muốn có được cuộc sống sung túc, thì tôi buộc phải làm việc cật lực như ông vậy. “Nếu con làm hỏng đời mình thì đừng mong cha sẽ nhảy vào cứu. Không ai nợ con cuộc sống của chính con”. Với cha tôi lúc nào ông cũng tuân thủ lời nói đi đôi với việc làm.

Tất nhiên, lúc trẻ người non dạ tôi không hiểu được và mang lòng oán ghét cách cha tôi răn dạy và đối xử với con cái, nhưng bây giờ nhìn lại, tôi biết cha tôi đã gieo những hạt giống tốt đẹp, giúp tôi trở thành một trong những triệu phú tự lập trẻ nhất Singapore. Quả thực dù sinh trưởng trong một gia đình giàu sang, nhưng cha tôi vẫn không nuông chiều tôi theo kiểu cậu ấm cô chiêu. Ông tạo cho tôi tâm lý bức bách không thỏa mãn, chưa bao giờ có được cái tôi muốn mà không phải bằng sức của mình (ông bắt tôi đi xe buýt đến trường trong khi chiếc Merceder Benz SLK của ông thì bỏ nằm không trong gara) và truyền cho tôi nỗi khát khao: “Một ngày nào đó tôi có thể giàu có như ông, bằng chính khối óc và đôi tay của mình.”

Ở tuổi học trò tôi mê nhất là bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao và ao ước phát điên có được tất cả những mô hình tàu vũ trụ và các nhân vật trong bộ phim này. Nhưng dù vòi vĩnh thế nào, cha tôi cũng nhất quyết không cho, thế là tôi đi đến quyết định tự kiếm tiền để mua những món đồ chơi đó. Chính vì không đủ tiền có được những thứ mình mong muốn nhất mà tôi có động cơ đi làm thêm vào những kỳ nghỉ. Năm 14 tuổi, tôi kiếm được việc làm thêm đầu tiên. Những gì gặt hái trong giai đoạn này, cũng là bước đệm cho sự thành tựu về sau của tôi.

Vũ Trụ này được hình thành dựa trên nền tảng âm dương. Vì vậy bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại tính hai mặt của nó. Trong âm đã có dương, trong thiện đã có ác, đúng với người này sai với người khác.

Không có chi là hoàn toàn ác, thiện nhỏ thì ác lớn và ngược lại.

1. Ngộ nhận

Có nhiều người nói rằng trời cho cái này thì lấy đi của bạn cái kia, được cái này thì mất cái khác, con người không ai là hoàn hảo cả. Kiểu như cho bạn vẻ đẹp thì lấy đi của bạn trí thông minh, sự hiểu biết. Cho bạn trí thông minh lấy đi của bạn sự chăm chỉ. Cho bạn giàu có sẽ lấy đi tình cảm. Cho bạn tình cảm lại lấy của bạn sự giàu có. Cho tài năng cũng lắm tật xấu đi kèm. Nói như vậy là bạn chưa hiểu luật bù trừ, chính vì sự thiếu đó mới tạo động lực cho bạn mài giũa, phát triển bản thân để không ngừng đi lên. Nếu sinh ra đã hoàn thiện thì bạn sinh ra để làm gì nữa, động lực đâu bạn phấn đấu, sinh ra mà đã hoàn thiện có nghĩa là bạn khiếm khuyết - cái bản thân hoàn thiện nhất mới là thiếu sót nhất. Điển hình nhất là trong câu nói “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, thực chất đó là câu nói, một khái niệm chủ quan của một số người Việt và người Trung Quốc hay dùng như một lời biện bạch, đó là vì nhiều người chưa hiểu quy luật này để áp dụng vào việc giáo dục con trẻ.

Nói “không ai giàu ba họ” là vì khi giàu có nhiều ông bố bà mẹ nuôi dạy con theo bản năng họ thường chiều chuộng con hết sức muốn gì có đó, bao bọc con quá mức. Đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường đầy đủ tiện nghi, ăn sung mặc sướng, lại có điểm tựa vững chắc là sự bảo đảm về khối tài sản được thừa hưởng từ ông bà, bố mẹ nên rất dễ sinh ra hư hỏng và thiếu ý chí. Một con người mà nội lực yếu ớt, ngoại lực cũng không thì đâu có sức lực, động lực cho những điều kiện cơ bản nhất để vươn lên phát triển, dần dần trở nên sa sút, như vậy chính sự giàu có cũng có mặt hại của nó.

Nói “không ai khó ba đời” là vì những người sinh trưởng trong gia đình nghèo khó họ quá túng quẫn, họ chán ghét cảnh nghèo nên bằng mọi cách họ quyết tâm muốn thoát nghèo, có khát vọng làm giàu. Họ có tinh thần dấn thân, có động lực làm việc mạnh mẽ, những người sinh ra trong gia đình nghèo khó, túng thiếu họ không còn đường nào khác, không có gì để mất họ làm việc chăm chỉ và không ngừng cố gắng, nên dần dần họ trở nên giàu.

2. Gian khổ - Sung sướng

Người Do Thái, dân tộc Israel không có định nghĩa “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” trong từ điển của họ. Không biết họ sớm nhận ra được quy luật này nhờ trí thông minh của mình hay là do kinh nghiệm đúc kết được sau hơn 2000 năm lưu vong mà hiểu ra được quy luật bù trừ để nuôi dạy con cái, thành quy luật tự điều chỉnh bản thân. Do đó họ có một phương pháp giáo dục đặc biệt, gọi là kỹ năng vượt khó hay gọi tắt là chỉ số AQ.

AQ là tên viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao… gọi tắt là chỉ số vượt khó), theo chuyên gia tâm lý học Paul Stoltz người Hoa Kỳ cũng là người đầu tiên đưa ra khái niệm này vào năm 1997. Theo đó bạn có thể hiểu rằng tại sao một số người trở nên xuất chúng và rất thành công, trong khi những người khác lại dễ nản lòng, thất bại, cho dù họ có thừa thông minh hoặc tư cách tốt? Điểm khác nhau giữa họ chính là sự chênh lệch về AQ. Đó là chỉ số dùng để đo xem ai có thể đương đầu và chinh phục những khó khăn, nghịch cảnh, cũng chính là một chỉ số về bốn mức độ cao thấp, bản lĩnh sống:

  • Đối diện khó khăn.
  • Xoay chuyển nghịch cảnh.
  • Vượt lên nghịch cảnh.
  • Tìm được lối thoát.

Paul G.Stoltz nói: “Người tốt vẫn có thể là người không bền lòng theo đuổi mục đích. Dù biết đó là mục đích cao đẹp nhưng họ không đủ can trường để đi tới. Bởi vì, bao giờ cũng vậy, mục đích cao đẹp luôn đi kèm với những thử thách cực kì khó mà chỉ ai dám vượt khó mới có thể tới đích.” Hiểu theo một tần nghĩa rộng nhất rèn luyện chỉ số AQ là con đường trung đạo, con đường của tình yêu thương minh triết mà người Do Thái đã chọn để giáo dục trẻ. Bởi đó là phương pháp giáo dục thuận tự nhiên, không nghiêng về một bên nào cả. Họ chấp nhận cho trẻ trải nghiệm khổ cực, như một hình thức để đón nhận sự sung sướng. Chấp nhận cho trẻ nếm trải gian nan, vất vả như một phần của hạnh phúc. Cho con thiếu thốn, bất tiện, như một phần của sự sung túc, đủ đầy. Chính vì không trọng bên này bỏ bên kia, không cho trẻ trải nghiệm thiên lệch chỉ một âm hoặc một dương, cho nên không bị phản đảo lại, nhờ đó mà có sự cân bằng và phát triển bền vững.

Vực dậy chỉ số AQ (hay còn gọi là nghị lực).

Ở cuốn sách “Chiết Giang Thương Đạo, Thương nhân Chiết Giang” đã được tôi luyện như thế nào? của tác giả Dương Hồng Kiến người Trung Quốc có đoạn trích như sau: “Rất nhiều thương nhân Chiết Giang khi mới khởi nghiệp đều vô cùng chịu thương chịu khó, họ có thể ban ngày làm ông chủ, ban đêm ngủ nền nhà”. Đối với họ bất cứ gian khổ nào cũng có thể chịu được, bất cứ công việc nhếch nhác nào, mệt nhọc nào cũng tình nguyện làm. Những công việc người khác không chịu làm như đánh giày, đánh chìa khoá thì người Chiết Giang đều giành lấy mà làm. Những vất vả mà người khác không chịu làm như vào Nam ra Bắc, rời xa quê hương, người Chiết Giang đều vui lòng chấp nhận bởi họ hiểu sâu sắc rằng: “Muốn giành được sự giàu có phải đổ ra sự lao động gian khổ.”

Rất nhiều người không chấp nhận gian khổ đều cho rằng hành vi của thương nhân Chiết Giang chẳng mang ý nghĩa gì, thậm chí có phần xem thường. Nhưng sau nhiều năm những thương nhân phải nằm đất đều thành công, doanh nghiệp nhỏ đều trở thành công ty lớn, vốn nhỏ đã trở thành đại phú hào, lúc này mọi người mới ý thức rằng: “Chịu đựng được trong gian khổ, mới là người cao hơn”, câu cổ ngữ này đã được chứng minh qua thương nhân Chiết Giang.

Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Điện tử 001 Chiết Giang - mặc dầu xuất thân từ nông dân nhưng ông không hề né tránh thân phận của mình, mà ngược lại, ông cho rằng: “Đó chính là cách rèn luyện tốt nhất, bởi những gian khổ của tuổi thơ ấu đã dạy cho ông nhiều điều.”

Ông đưa ra một ví dụ năm 1992 khi ông thử chế tạo ăng ten vệ tinh, lúc đó nhiệt độ ngoài trời là 40oC, có công nhân nói: “Trời nắng thế này ông chủ có muốn ra ngoài không?”

Ông nói: “Không thành vấn đề tôi cảm thấy bây giờ so với thời kì trước còn sướng hơn nhiều”. Tôi cứ giữ trạng thái như vậy cho nên tôi làm gì cũng không cảm thấy vất vả.

Những thương nhân Chiết Giang vô tình có một tuổi thơ cơ cực, nhưng điều này tạo ra lợi thế về sau cho họ. Đó cũng là những gì đã xảy ra trong giáo dục của người Do Thái một cách chủ đích họ tạo ra những khó khăn, nghịch cảnh để tôi luyện ý chí và động lực cầu tiến của đứa trẻ. Khác hẳn cách phần lớn các bố mẹ người Việt Nam và Trung Quốc làm cho con khi họ giàu có như sắm cho trẻ căn phòng xa hoa đầy đủ tiện nghi, ngủ máy lạnh, tắm nước ấm, đi học có xe đưa đón, ở nhà thì có người giúp việc, được đáp ứng đầy đủ đến thừa thãi vật chất. Tóm lại, chúng được ăn sung mặc sướng, muốn gì được đó thì những điều đấy không có trong thuật ngữ phát triển nghị lực của người Do Thái.

Richard Branson là chủ tịch tập đoàn Virgin Group tại nước Anh đã kể lại rằng: “Thế hệ bố mẹ tôi nuông chiều không có trong từ điển của họ. Họ đã dạy chúng ta biết đứng vững trên đôi chân của chính mình. Bài học đầu tiên tôi thực hành lúc 4 tuổi, chúng tôi đang trên đường về nhà còn cách nhà vài cây số, mẹ tôi dừng lại rồi bắt tôi xuống xe và bảo tôi phải tự tìm đường về nhà qua các cánh đồng. Đó là thử thách đầu tiên trong đời tôi không bao giờ quên. Càng lớn những bài học này càng khắc nghiệt hơn. Năm mười hai tuổi vào một buổi sáng sau khi ăn sáng xong, mẹ đưa cho tôi một hộp cơm và một quả táo cho bữa trưa, và nói chắc con sẽ tìm được nước uống trên đường. Rồi mẹ vẫy tay tạm biệt khi tôi khởi hành với chuyến đi dài hai mươi bốn cây số bằng xe đạp đến bờ biển phía Nam, mẹ tôi không quên đưa tôi bản đồ phòng khi tôi lạc đường, sau đó tôi phải ngủ qua đêm tại một nhà người họ hàng. Về nhà ngày hôm sau, những bài học này ngày càng nhiều vì bố mẹ muốn chúng tôi mạnh mẽ và tự lực cánh sinh.”

Ở trên là những câu chuyện, tấm gương, bài học cho chúng ta tham khảo, học hỏi để hiểu và biết cách khơi dậy nghị lực cho con. Tất nhiên bản thân tôi cũng dựa trên hiểu biết đó mà đã áp dụng vào việc nuôi dạy, phát triển bản thân cho trẻ và đồng thời linh hoạt biến hóa thêm nhiều cách khác nữa, dưới đây là một vài trường hợp như thế.

Khi trẻ ở vào độ tuổi từ 1 đến 4 tuổi có một trò chơi, tôi cho rằng khá thú vị mà bạn và con có thể chơi cùng nhau, vừa vui, vừa kết nối yêu thương lại vừa phát triển được nghị lực bên trong cho đứa trẻ. Hãy dùng hai chân, hai tay của bạn để khóa hoặc ôm trẻ lại đủ chặt nhưng vẫn có không gian để con thở. Sau đó hãy khuyến khích con tìm cách thoát ra khỏi vòng tay của bạn. Ở thử thách này hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của bạn, nên tùy vào nỗ lực, ý chí, sự kiên nhẫn muốn thoát ra ngoài của con mà bạn biết cách nới lỏng hay tăng dần độ khó sao cho phù hợp.

Trẻ từ 4 tuổi trở lên thử thách có thể khó khăn hơn. Chẳng hạn Bella 4 tuổi rưỡi rất thích đi xe đạp, nhiều lần muốn có một chiếc xe để đi, nhưng mãi hai, ba tháng sau tôi mới mua. Tuy nhiên, khi mua về rồi tôi không cho bé thỏa mãn ngay mà để trong nhà hai tuần liền để giúp bé tự chủ ham muốn. Hai tuần sau tôi bảo Bella rằng giờ con cần làm việc để chiếc xe đạp thực sự thuộc về con (thỏa mãn có điều kiện). Một là, tôi lấy hai loại đậu đen và đậu trắng mỗi loại một bát trộn vào nhau rồi cho bé tách ra (mài dũa tính kiên trì). Khi Bella hoàn thành xong thử thách thứ nhất, tôi thêm thử thách thứ hai là cho bé lau phòng ngủ (rèn luyện thói quen lao động). Cuối cùng mất hai ngày để bé vượt qua thử thách.

Bạn có thể hình dung được sự vui sướng của bé, khi đã trải qua một khoảng thời gian dài và thử thách để có được món đồ mà mình thích. So với việc khi con muốn và thỏa mãn ngay ý muốn của con điều đó quá tầm thường, bạn có thể làm nhiều hơn thế. Tôi đã cho Bella không chỉ một chiếc xe đạp mà cho thêm sự kiên trì, nghị lực, cách làm chủ ham muốn, sự trân trọng những món đồ và cả niềm vui sướng bất tận.

Trẻ từ 14 tuổi trở lên thì rèn nghị lực như thế nào? Chẳng hạn, khi đứa con trai bạn có niềm yêu thích với ca hát và muốn trở thành ca sĩ, thì đừng vội tìm thầy, mua trang thiết bị, đóng học phí cho con, đưa đón con đi học, cho tiền con đi taxi... Trong Đạo Đức Kinh có viết: “Tương dục hấp chi, tất cố tương tri. Tương dục nhược chi, tất cố cường chi”. Dịch nghĩa: “Muốn cho vật gì thu rút lại thì tất hãy mở rộng ra đã. Muốn cho ai đó yếu đi thì tất hãy làm cho họ mạnh lên đã”. Có nghĩa rằng theo cách thông thường, nhiều người nghĩ rằng tạo mọi điều kiện thuận lợi là cách để giúp con phát triển, nhưng thực ra là đang làm con sa sút, mất đi động lực để phấn đấu. Đạo thường sẽ đi ngược theo lẽ thông thường mà một người bình thường hay nghĩ. Vậy để thuận theo Đạo thì bạn nên làm gì?

Bạn hãy để con tự đến nơi tập, nếu quá xa hãy mua cho con chiếc xe đạp để con đi. Không phải xe điện hoặc xe máy nhé, để rèn cho thân con được khỏe mạnh, bền bỉ. Thậm chí bạn cần tạo nghịch cảnh để thử thách tâm con, chẳng hạn: “Nhờ một vài thanh niên, đợi sẵn trên đường con đến lớp học và dọa con nếu đi ngang qua đây sẽ phải đưa tiền, nếu không sẽ bị đánh”. Để xem con phản ứng thế nào, xử lý tình huống ra sao có còn dám tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình nữa hay không.

Học phí bạn cũng đừng vội đóng giúp con, hãy tạo cơ hội để cho con làm việc kiếm tiền chi trả cho việc theo đuổi ước mơ của mình. Nếu đây thực sự là điều con thích, bằng mọi cách con sẽ tìm ra giải pháp vượt qua, theo đuổi đến cùng, ngược lại con sẽ dễ dàng bỏ cuộc. Khi con vượt qua được thử thách này đến thử thách khác và lúc con nghĩ mọi chuyện đã ổn, bạn lại tiếp tục tạo ra thử thách để con vượt qua giới hạn mới cho bản thân, thử thách chồng chất thử thách. Bằng cách khi con làm việc đến cuối tháng chuẩn bị nhận tiền, bạn có thể chủ động nói chuyện với người chủ của con sang tháng sau hãy trả tiền, để gây khó khăn. Xem con sẽ xử lý tình huống này ra sao, không có tiền nộp học phí con sẽ nói gì với thầy cô.

Bạn cũng đừng vội trang bị cho con những vật dụng cần thiết, hãy để con thiếu, thiệt thòi, bất tiện một chút. Nếu đi làm kiếm được tiền con có thể tự sắm sửa những vật dụng cần thiết cho bản thân, để rèn tâm con chịu tổn thương một xíu, sau này nó mới hiểu được giá trị của lao động. Bạn không giúp đỡ vật chất nhưng nên hỗ trợ về đời sống tinh thần, việc bạn đến lớp xem con tập, thi đấu hoặc sau những buổi học bạn ngồi xuống lắng nghe con chia sẻ tâm tư tình cảm của mình là điều cần thiết.

Tiểu thiện như đại ác. Đại thiện tối vô tình.

Giáo dục cần hướng dẫn cho trẻ hiểu sâu sắc về tính hai mặt của mọi vấn đề. Khổ cũng có khổ ít, khổ nhiều, sướng cũng có sướng ít sướng nhiều. Nếu ngay lập tức trải nghiệm cái khổ nhiều, cơ thể sẽ không chịu được mà phản ứng. Vậy nên cho trẻ học cũng phải có tính tuần tự từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều, như vậy chúng mới có thể chấp nhận và thích nghi tốt.

Người ta vẫn nói người từng trải là người đã kinh qua muôn vàn cảm xúc thế gian, họ luôn vững vàng trước mọi tình huống và thực sự đáng tin cậy. Trẻ con cũng vậy, nếu có thể cho chúng va vấp, té ngã, mắc sai lầm, gian khổ thật nhiều trong môi trường giáo dục thì ra đời chúng đều là những cây đại thụ. Sóng gió cuộc đời có thể quật ngã chúng sao? Không, không thể, vì chúng là những chiến binh có sức mạnh nội tại to lớn, ý chí kiên gan, bền bỉ và nhân cách, đạo đức, tình yêu thương vô bờ bến. Hãy thử tưởng tượng một thế giới toàn người hiền tài, đức độ, khả năng xuất chúng và chí lớn ngang trời. Đó là một cuộc sống đáng mơ ước, vì không ai là không biết nghĩ cho người khác, không ai là không vì một cuộc sống tốt đẹp hơn, tất cả cùng chung tay xây dựng thiên đường đáng mơ ước trên trái đất.

IV. ÂM DƯƠNG PHÂN CỰC

Trong cuốn sách “Bí quyết xây dựng cơ nghiệp bạc tỉ” của Adam Khoo có một đoạn viết như sau:

Con nhà giàu hay con nhà nghèo có phải là một sự khác biệt lớn?

Thường ai cũng mong muốn được sinh ra trong một gia đình giàu có và coi đó là một lợi thế lớn cho việc vào đời. Nếu bạn cũng nghĩ như thế thì bạn cần biết rằng hoàn cảnh kinh tế gia đình có ảnh hưởng không đáng kể đến thành công của chúng ta. Phát hiện này được công bố trong cuốn sách “Làm hàng xóm với triệu phú (The Millionaire Next Door)” của Tiến sĩ Thomas J. Satley (sách bán chạy nhất theo bảng xếp hạng của New York Times). Ông đã tiến hành nghiên cứu và phỏng vấn trên 500 triệu phú ở Mỹ và rút ra kết luận đáng kinh ngạc, trong đó có kết luận trên. Thật vậy, trong số hơn 500 triệu phú kể trên chỉ chưa đến 50 người khởi nghiệp với số tiền được thừa kế hay không phải do mình làm ra. Hơn 90% còn lại xuất phát từ tầng lớp trung lưu, thậm chí là “con nhà nghèo.”

Nghèo khó cũng có mặt lợi ích của nó.

Tôi tin rằng dù bạn xuất thân trong gia đình giàu hay nghèo thì bạn cũng đều có hưởng lợi ích từ việc đó. Sự giàu có hiển nhiên mang đến nhiều điều cho chúng ta, cả cái nghèo cũng vậy. Sự nghèo túng thường là tiền đề tạo cho bạn khát vọng làm giàu, một tinh thần dấn thân và động lực làm tất cả cho cuộc sống của mình và những người trong gia đình trở nên tốt đẹp hơn. Đó là những điều mà sự giàu sang, dư thừa hiếm khi làm được. Những người có gia đình trong cảnh nghèo khó túng thiếu thường có sẵn tinh thần không có gì để mất, vả chăng cái khó ló cái khôn, nhiều người nghèo tỏ ra rất tháo vát, chịu thương chịu khó trong lúc mưu sinh. Đây là những đặc điểm hết sức cần thiết cho một doanh nhân thật sự. Điều này giải thích tại sao phần lớn những người giàu nhất thế giới như Richard Branson, Steve Jobs, Warren Buffett và Sam Walton đều sinh ra trong gia đình nghèo hoặc bình thường. Trong khi ấy, nếu bạn may mắn được sinh ra trong nhung lụa, lại được cha mẹ cưng chiều muốn gì có nấy, bạn có thể sẽ không đủ yếu tố để thắp sáng lên khát khao làm giàu và nguồn động lực cần thiết để vượt qua những khó khăn, thách thức mà bản thân việc xây dựng doanh nghiệp mang đến.

Có phải đã giàu lại có nhiều hơn, kiếp nghèo bươn chải tráo trưng vẫn nghèo?

Tất nhiên, việc được sinh ra trong gia đình giàu cũng là mơ ước của nhiều người, vì đồng tiền mang lại cho con người ta rất nhiều lợi thế. Tuy nhiên, ở góc độ khởi nghiệp, số tiền mà bạn nhận được từ cha mẹ lại không phải là yếu tố quyết định tạo ra sự khác biệt lớn. Điểm khác biệt nằm ở tư tưởng và niềm tin tích cực mà bạn có thể sẽ có được khi sống trong sự dồi dào của cải, vật chất. Nếu bạn sống trong khu biệt thự sang trọng bậc nhất, cha bạn kiếm vài triệu đô la một năm, cả nhà đi du lịch trên những du thuyền sang trọng thì bạn có xu hướng tin rằng những chuyện như thế là bình thường, và rằng kiếm vài triệu đô là “điều có thể”. Những người mà gia đình bạn thường giao du sẽ có ảnh hưởng lớn đến những tiêu chuẩn sống cao hơn dần dần hình thành trong bạn. Như thế, bạn sẽ bắt đầu cố gắng để đạt được những điều như vậy khi trưởng thành vì bạn tin những điều đó là hoàn toàn có thể.

Trong khi ấy cuộc sống nghèo khó hiển nhiên có nhiều điểm bất lợi. Nếu bạn sinh ra trong khu nhà ổ chuột, nơi đa số hàng xóm láng giềng chưa học hết phổ thông, phần lớn lao động chân tay, chưa bao giờ có một chiếc xe tử tế hoặc sống trong một căn hộ đàng hoàng. Bạn sẽ có khuynh hướng tin rằng, “Xung quanh mình toàn những người không thoát nổi cái nghèo thì làm sao mình có thể khác đi được?”, rằng “Xe hơi nhà lầu ư? Đó là những thứ dành cho người khác, chứ không phải cho mình”. Nhiều trẻ con nhà nghèo thường có xu hướng nhiễm phải những thói quen xấu từ bố mẹ hoặc môi trường xung quanh chúng như sống hôm nay không biết ngày mai; chỉ tiêu xài mà không biết tiết kiệm; bài bạc; bỏ học giữa chừng; lãng phí thời gian,... Đây chính là những thói quen làm cho họ, con cái và cháu chắt của họ không thể đổi đời được mà cứ phải sống mãi trong cảnh chạy ăn từng bữa.

Vậy thì làm cách nào mà những người như Steve Jobs, Warren Buffett hoặc Sim Wong Hoo (Giám đốc điều hành của Creative Technologies) là những người được sinh ra trong nghèo khó lại có những cách nghĩ tích cực, họ biết mượn cái nghèo làm bệ phóng và động lực cho những ước mơ lớn? Vấn đề là ở chỗ, cái nghèo không giam hãm tâm hồn và ý chí của họ mà trái lại tạo động lực cho họ kiến tạo một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Họ là những người biết hướng tầm mắt ra khỏi gia đình của mình, học hỏi và noi gương những thần tượng là những tỷ phú xuất thân từ hai bàn tay trắng. Trong đó là những tấm gương sống tiếp thêm cho họ niềm tin rằng việc trở thành tỷ phú không phải là điều không tưởng! Vì thế, nếu gia đình bạn luôn sống trong cảnh “giật gấu vá vai”, bản thân bạn mang tâm trạng bức bách, thất vọng với cảnh thiếu thốn thì hãy biến nỗi bức xúc đó thành động lực cho việc tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, cho bản thân và những người mà bạn yêu thương. Đồng thời, đừng để những chuẩn mực trong lối sống gia đình ấn định tiêu chuẩn sống cho chính bạn. Nếu những người xung quanh bạn không kiếm được hàng triệu đô mỗi năm thì điều đó không có nghĩa là bạn không làm được. Hãy tìm cho mình những thần tượng là những người thành công nhờ vào trí lực của họ, và đặt chuẩn mực cho mình dựa vào chuẩn mực của những thần tượng này.

Có hai dạng người trong xã hội. Dạng thứ nhất thường ít bị chi phối bởi ngoại cảnh, được thôi thúc bởi động lực bên trong, có thể coi đó là những linh hồn đã tiến hóa mạnh mẽ. Đối với những đứa trẻ này, chúng có khả năng tự chủ động học hỏi, giáo dục, tự có khả năng phát triển theo ý chí cá nhân bên trong của mình, có khả năng bùng nổ. Chúng là người có thể vượt qua hết thảy những giới hạn của các bậc tiền bối, bố mẹ hoặc vượt qua cả sự chi phối của môi trường xung quanh, để vươn lên làm chủ vận mệnh của mình. Chúng rất khó để nghe lời và chịu sự sai khiến của người khác, chúng không dễ dàng chấp nhận lời nói hay mệnh lệnh từ người khác nếu như chúng cảm thấy không thỏa đáng.

Dư thì bớt đi thiếu thì bù vào, vật không đi đến chỗ cực hạn của nó sẽ không phản biến trở lại được, đừng để cho phát triển cực độ sẽ phát triển mãi - tự mình phế bỏ để được hưng lên. Nuôi dưỡng những đứa trẻ này cần một nền giáo dục chuyên biệt, để chúng có thể phát triển vượt bậc hơn nữa. Nhưng cho chúng thấy, trải nghiệm được mặt trái của khía cạnh còn lại cũng hoàn toàn tốt.

Đôi khi việc bạn hạ thấp bản thân các em xuống, có thể là động lực để chúng trỗi dậy mạnh mẽ hơn. Chúng là những đứa trẻ nhanh trí, có bản lĩnh hơn người nên thành công theo đó mà hay đến sớm. Cũng vì thế dễ sinh ra tính chủ quan, ngạo mạn, nên nhiều khi bạn cần tìm kiếm thử thách lớn hơn, cho trẻ trải nghiệm, đối mặt với thất bại, nếm trải mùi vị của cay đắng, tủi nhục, sự bất lực, học bài học về khiêm tốn là điều cần thiết. Thỉnh thoảng dùng những ngôn từ tiêu cực với các em là một ý không quá tệ, vì đối với đứa trẻ này chúng có khả năng chuyển hóa thành năng lượng tích cực để tự khích lệ bản thân. Cho các em nhìn, tiếp nhận phần nào điều chưa tốt ở con người, xã hội, giáo dục là một cách khác để chúng có thể chuyển hóa nó thành mặt tốt đẹp và hoàn thiện bản thân hơn.

Sự phát triển của con người không đi theo một đường thẳng, cần chủ động trải nghiệm tính hai mặt để đưa mình về điểm cân bằng.

Dạng thứ hai là những cá thể dễ bị tác động, thay đổi bởi yếu tố bên ngoài, thụ động trong quá trình giáo dục là những linh hồn còn non trẻ. Chúng thường ở trong gia đình trung lưu hoặc nghèo, như vậy rất có thể sẽ rơi vào suy nghĩ tiêu cực như Adam Khoo đã nói ở trên. Như vậy tia sáng cứu cánh cuộc đời chúng là thông qua quá trình nuôi dạy tích cực từ bên ngoài, mà ở đây không ai khác chúng chịu tác động nhiều nhất là bố mẹ. Bố mẹ những đứa trẻ này có thể giúp chúng nuôi dưỡng tư tưởng lớn trong con người nhỏ, nuôi dưỡng giấc mơ vĩ đại trong một căn nhà đơn sơ? Chẳng hạn, nếu bạn hỏi con mình rằng, sau này con muốn lớn lên sẽ làm gì? Đứa trẻ trả lời: “Con muốn trở thành một vĩ nhân”, bằng giọng hoài nghi, tiêu cực bạn nói: “Thôi quên đi con, chuyện đó không thể”, như vậy sẽ gần như không còn hy vọng cho tương lai của đứa trẻ. Ngược lại bạn trả lời: “Được thôi, ở đây chưa ai làm được cả, có thể con sẽ là người đầu tiên”, hoặc “Hãy nói cho bố biết, kế hoạch chi tiết của con để tiến đến mục tiêu?”, thì rất có thể một ngày nào đó giấc mơ của đứa trẻ sẽ thành hiện thực.

Bạn gieo vào tâm hồn đứa trẻ những hạt mầm của niềm tin, tư duy tích cực, thường xuyên động viên, khen ngợi, nhấn mạnh cho con hiểu rằng mọi ước mơ, khát khao nếu có đủ niềm tin và nghị lực đều có thể thành hiện thực. Thường xuyên khẳng định giá trị bên trong đứa trẻ, khích lệ, ghi nhận những cố gắng của bản thân các em. Đồng thời như Adam Khoo nói ở trên, hãy cho đứa trẻ học hỏi, tìm hiểu những tấm gương của các vĩ nhân, những người có tư tưởng vĩ đại, sẽ tạo thêm động lực, niềm tin vào bản thân chúng, giúp trẻ học tập và lao động chăm chỉ hơn.

Đứa trẻ mới có thể vượt lên trên chính mình và biến ước mơ của mình thành hiện thực. Nếu bạn không mang những điều bạn không thể thực hiện được, những giới hạn của bản thân rồi gắn cho con. Dù bạn là người bình thường nhưng vẫn có thể trở thành bố mẹ của những đứa trẻ tuyệt vời, bằng cách trở thành người kiến tạo tương lai cho con. Dù cho đứa trẻ bình thường hay thậm chí dưới mức bình thường, nhưng cũng có thể có một cuộc đời vĩ đại nhờ công lao giáo dục của người làm bố mẹ.

Muốn làm nên Nghiệp lớn việc đầu tiên cần Nghĩ lớn. Sau đó cần có Phúc dày, Phúc dày từ Đức lớn mà ra, Đức lớn là biểu hiện cụ thể của người sống có Đạo Đức.

V. ÂM DƯƠNG CÂN BẰNG

Trong cuốn sách “Trở về từ xứ tuyết” do Nguyên Phong phóng tác có đoạn viết như sau: “Trước khi một nền văn minh phù hợp với trình độ tiến hóa mới được thành lập thì hoàn cảnh xã hội hiện tại sẽ phát triển đến cực điểm. Tất cả những điều hay cũng như dở, tốt cũng như xấu đều phải phát triển mạnh mẽ vì trước khi sự suy tàn xảy ra, nó phải lên đến tột đỉnh đã. Nền văn minh vật chất có tiến bộ cực thịnh và mang lại cho con người nhiều khổ đau thì khi đó họ mới biết quay về với phần tinh thần. Trong tương lai sẽ có những biến cố lớn lao xảy ra, mỗi ngày một mãnh liệt hơn trước và nó sẽ làm đảo lộn tất cả các quan niệm sẵn có trước khi một trật tự mới được thành lập. Con người trong tương lai sẽ phát triển trí tuệ thay vì lý trí như hiện nay. Chỗ nào có suy luận, nơi đó có chia rẽ và chỗ nào có trí tuệ, nơi đó có hợp nhất. Con người trong tương lai sẽ không chú trọng nhiều đến những sự kiện vật chất mà dành thời giờ cho việc phát triển nội tâm.”

Xưa hơn một chút thì cuốn “Chiến thắng con quỷ bên trong bạn” tác giả Naboleon Hill, được viết từ năm 1938 là nội dung nói về cuộc đối thoại giữa Napoleon Hill và con quỷ. Trong chương chín Giáo dục và tôn giáo có một đoạn manh nha cũng đã nói lên sự cân bằng cần thiết của hai mặt đối lập trong quy luật âm dương như sau:

Naboleon Hill hỏi: “Tại sao ngươi không tiếp quản luôn công việc của Chúa và điều hành tất cả mọi việc theo cách của ngươi?”

Con quỷ đáp: “Ngươi cũng có thể hỏi ta luôn là tại sao cực âm trong điện tử không tiếp quản luôn cả cực dương và điều hành tất cả mọi việc. Câu trả lời là cả năng lượng điện tích của cực âm lẫn cực dương đều cần thiết cho sự tồn tại của điện tử. Cái này cân xứng với cái kia và dồn đối phương vào thế bí. Giữa ta và thứ mà các ngươi gọi là Chúa cũng tồn tại mối quan hệ kiểu như vậy. Chúng ta tượng trưng cho ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của toàn bộ hệ thống của vũ trụ này và chúng ta cân xứng với nhau.”

Nếu sức mạnh của sự cân bằng này bị thay đổi dù là ở mức độ nhẹ nhất, toàn bộ vũ trụ sẽ nhanh chóng trở thành một khối vật chất trì trệ. Giờ thì ngươi đã biết tại sao ta lại không thể tiếp quản mọi thứ và điều hành nó theo cách của ta rồi chứ.

Naboleon Hill hỏi: “Nếu những gì ngươi nói là đúng thì ngươi có sức mạnh y hệt như Chúa vậy. Có đúng như thế không?”

Con quỷ đáp: “Đúng thế. Kẻ thù của ta, người mà các ngươi vẫn gọi là Chúa đó, thể hiện bản thân mình qua những sức mạnh mà các ngươi gọi là những thứ tốt đẹp hay ảnh hưởng tích cực của tự nhiên. Còn ta thể hiện bản thân mình qua những sức mạnh các ngươi gọi là những thứ xấu xa, những ảnh hưởng tiêu cực. Cả cái tốt lẫn cái xấu cùng tồn tại với nhau, cái này cũng quan trọng như cái kia.”

Cổ hơn nữa thì có cuốn Chu Dịch là một trong Tam đại kỳ thư - ba cuốn sách quý hiếm thời thượng cổ của Trung Quốc. Tư tưởng cốt lõi của Chu Dịch không ly khai khỏi ba chữ Thiên Địa Nhân. Theo lý giải về tri thức Thiên văn của chúng ta hiện nay mà nói thì Thiên chính là bầu trời, các vì sao trong Vũ Trụ; Địa chính là chỉ địa cầu; Nhân chính là con người sống trên địa cầu này. Cổ nhân ý thức được rằng sự vận động của Trời Đất có ảnh hưởng cảm ứng đối với con người. Cho nên, con người cần phải thuận theo đạo của Trời Đất mà sinh tồn thì mới có thể thông thuận, phát triển. Điều này được thể hiện rõ nét ở 3 câu nói vừa là đạo lý, vừa là thiên cơ trong Chu Dịch như sau:

Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu. Tạm dịch: “Sự vật phát triển tới cực điểm, khi cùng tận, thì tất phải biến hóa, sau khi biến hóa liền thông đạt, nhờ thông đạt mà được dài lâu.”

Trời Đất vận động biến hóa không ngừng, khi sự vật đi đến cực hạn thì tất sẽ sinh ra biến hóa và lực cản sự phát triển sẽ bị phá trừ. Người sáng suốt sẽ biết được độ cực hạn của sự vật, sự việc mà có cách ứng biến và dừng lại đúng lúc. Các triều đại trong lịch sử đều là như vậy, nối tiếp nhau ra đời, hưng thịnh và suy tàn. Bởi vì ý thức được những đạo lý này của Trời Đất mà người xưa làm việc đều tự nhiên hướng thiện, người có năng lực đều thấp điệu (khiêm nhường) làm người, có thể ứng biến linh hoạt với các loại nguy cơ. Cũng chính bởi những điều này mà Chu Dịch luôn được đánh giá là nền tảng văn hóa quan trọng, là tinh hoa mà người xưa để lại cho thời nay.

Trong khoảng thời gian, không gian khác nhau, bằng ngôn ngữ có thể diễn giải mỗi nơi một khác, nhưng nội dung ba đoạn trích từ các sách trên gần như có sự tương đồng. Đều nói về một quy luật chung, vũ trụ luôn phân chia âm dương, sáng tối, thiện ác, không hơn không kém luôn luôn cân bằng nếu phát triển thiên lệch bất kỳ bên nào thì đến một ngưỡng nào đó sẽ bị phản đảo trở lại - vật cùng tất biến. Con người muốn phát triển cần tuân theo các quy luật vũ trụ.

Âm dương cân bằng - vật cùng tắc biến. Biết đâu là đủ trong cái đủ sẽ luôn luôn đủ, biết dừng lại đúng lúc thì không gặp nguy hiểm nên được bền lâu. Trong vài thế kỷ trở lại đây chúng ta đã có những bước tiến đáng kể trong nền văn minh vật chất. Trước hết, nó là những nhân tố kích thích, tác nhân cần thiết không thể không có để thúc đẩy con người dấn thân, học hỏi và phát triển. Nhưng mặt trái của nó làm cho con người ngày càng trở nên kiêu ngạo, tham vọng và trì kéo con người đến với những ham muốn tầm thường, bị dẫn dắt bởi nhục dục mà không phát triển cao hơn được.

Nhân loại đang thăng hoa bởi nền văn minh vật chất mang lại, bị cám dỗ xoay quanh bởi các nhu cầu đó, bỏ quên đi đời sống tinh thần. Làm cho tâm hồn con người ngày càng trở nên nghèo nàn, họ chết chìm trong những cám dỗ của thời đại, đạo đức trở nên băng hoại. Khiến một cái lên quá cao một cái lại xuống quá thấp, đánh mất đi sự cân bằng. Ngày nay, sự mất cân bằng dần dần lên đến cực điểm, cho nên đã và đang có những biến động lớn tác động lên khắp địa cầu, để thiết lập lại cân bằng mới hoàn thiện hơn. Đây không phải là điều ngẫu nhiên, hão huyền, trong quá khứ đã xảy ra rồi và còn tiếp diễn nhằm thức tỉnh con người. Trong Kinh Thánh gọi đó là Ngày phán xét, còn bên Đạo Cao Đài gọi là Hội Long Hoa, còn cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm có lời sấm truyền: “Mười phần chết bảy còn ba. Chết hai còn một, mới ra thái bình”. Đây là thử thách, cám dỗ rất lớn trong thời đại ngày nay, lại cực kì khó với những người đang hưởng lợi và hưởng thụ được những thứ hiện hữu trước mắt, hạnh phúc từ vật chất mang lại.

Bởi vì, thường khi nếm trải sự đau khổ cùng cực con người ta mới chịu học, chịu tu. Cũng như một đứa trẻ còn bé nó không hiểu điện là thế nào nên tò mò chọc tay hay đinh vào ổ điện rồi bị điện giật, lần sau nó sợ không dám nghịch nữa. Đó là một bài học rất đắt giá khi đưa mạng sống của mình ra để học hỏi. Tuy nhiên cơ hội, vận mệnh nằm trong tay chính bạn, bạn được trao cho tự do ý chí, nên sẽ tự tìm hiểu, hoàn toàn tự do lựa chọn con đường mình đi và cũng là người chịu mọi hậu quả dù tốt hay xấu trong hành động của mình theo các định luật có trong vũ trụ.

Vì vậy, bạn đang sống trong một giai đoạn đặc biệt thiêng liêng, trước khi có những biến động lớn thực sự xảy ra trên trái đất để hình thành nên một thế giới mới. Sẽ phân định rõ hai nhóm người tồn tại và có mục đích sống khác nhau trong xã hội, một nhóm chìm đắm trong những cám dỗ của thời đại và nhóm người thức tỉnh.

Nhóm chìm đắm trong cám dỗ, họ bị các phản lực vô hình trong vũ trụ lôi kéo mà không hề hay biết (Nếu như trong vũ trụ có những động lực thôi thúc con người tiến hóa lên cao hơn nữa, cũng sẽ có những phản lực quấy nhiễu, cám dỗ, lôi kéo làm cản trở con đường tiến hóa. Khả năng nhận biết, lúc nào mình đang bị chi phối nào, là vũ khí sống còn để vượt lên). Đi ngược lại quy luật tiến hóa, họ hài lòng với bản ngã đang có mà quên mất rằng mình cần vươn cao hơn nữa. Họ chịu khuất phục trước chủ nghĩa duy vật, chìm đắm trong thú vui cảm giác mà vật chất mang lại, ngày càng xa rời chân thiện mỹ và dần trở nên tham lam, tà ác. Bị cám dỗ ngày càng lớn cùng với sự phát triển tinh vi của máy móc và trí tuệ nhân tạo, đấu đá với nhau trong sự ích kỷ của mình để giành năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt, cuối cùng tự hủy diệt trong các cuộc chiến tàn khốc. Họ sẽ là những người đáng thương lạc lõng giữa dòng đời, vì phải học lại những bài học hết sức đau khổ cho đến khi họ hiểu biết và biết quay về những giá trị thiêng liêng vĩnh hằng bên trong.

Nhóm người thức tỉnh, họ sẽ phải đi qua một con đường dài để tìm lại chính mình, hiểu được sự bí ẩn tồn tại của bản thân cũng như ý nghĩa của sự sống. Trên con đường đó họ sẽ trải qua lần lượt bốn giai đoạn gọi là Lửa, Nước, Khí và Đất được tóm tắt như sau.

  • Trong giai đoạn đầu tiên Lửa.

Người đó bắt đầu con đường phát triển tâm linh của mình, họ tin vào, thu thập và cho thấm vào người những kiến thức tâm linh. Đây là giai đoạn mà con người bớt hướng ra bên ngoài với những thói quen, nhu cầu trước đây mà tập trung vào nội tâm. Họ không ngừng khám phá, điều chỉnh và thấy được những tính nết chưa tốt ở mình rồi nhận ra cũng chính những cái đó là rào cản trên hành trình nên dần họ chuyển đổi mình thông qua việc rèn luyện, chiêm nghiệm, thiền - như lửa thử vàng vậy.

  • Giai đoạn tiếp theo Nước.

Đây là lúc mà họ đã lĩnh hội kiến thức tâm linh đủ để dùng chính các tri thức này và không gì khác, định hướng cuộc đời, phát triển đời sống.

Tuy nhiên, xưa có Đức Chúa Giê-su, Đức Phật Thích Ca, trước khi thành đạo, phải chịu cho Satan, Quỷ vương khảo đảo đủ cách, khi không lay chuyển được thì Satan, Quỷ vương mới chịu cho các Đấng ấy thành đạo. Đức Khổng Tử cũng bị thử thách bảy ngày giữa biên giới nước Trần và nước Thái. Thầy trò Đường Tam Tạng cũng phải trải qua 81 kiếp nạn, vượt qua trùng trùng gian khổ mới được thành Phật, cũng như vậy thì đích xác cũng là những gì họ phải trải qua trong giai đoạn này. Từ cổ tới kim, từ Thánh, Tiên, Phật đều trải qua con đường ma khảo mới chứng đạo được.

Do vậy, khi càng đi sâu vào con đường tu tập thì nghịch cảnh và mọi nhân duyên sẽ dần kéo đến đẩy người tu vào vô vàn hoàn cảnh oan trái, gian nan, khổ sở đến tận cùng. Lúc này bạn không nên sinh lòng oán hận, thoái chí mà nên tỉnh táo nhìn nhận, bằng lòng chấp nhận, nhẫn nại, kiên gan, bền chí. Và mỗi lần bị thử thách mà có thể vượt qua là mỗi lần bạn dứt đi bớt oan nghiệp từ kiếp trước, được lên một nấc thang tiến hóa mới, vì thế có thể gọi giai đoạn này là Nước. Do vậy, trong bốn giai đoạn, có lẽ giai đoạn này cam go và vất vả nhất: “Vô ma khảo bất thành Đại Đạo, Đạo bất khảo bất thành Phật.”

  • Giai đoạn thứ ba là Khí.

Ở đây họ không bị (và không cần) thử thách để phát triển nữa, mà chính họ phải tự tạo cho mình, từ trong chính bản thân, các động lực để phát triển. Nên ví như đứng trong không khí, không có gì để tựa vào (ngay cả thử thách từ ngoài đến) mà nên tự mình tạo điểm tựa cho mình để đi tới. Ở giai đoạn này, người đó dần dần trải nghiệm sự Tự do đầy đủ thực sự. Một con người mới (bản ngã cao) dần dần được sinh ra trong người đó, đến mức có thể làm cho cha mẹ hoặc bạn bè, người thân quen xưa không nhận ra mặc dù cùng bề ngoài. Họ từ từ trải nghiệm sự bao la và sâu đậm của tình yêu trong tự do. Trong mọi tình huống lớn nhỏ trong đời sống, ngay cả những việc vặt vãnh, họ cũng có thể làm với đầy đủ ý nghĩa như là việc quan trọng nhất, vì thực sự họ nhìn nhận nó có ý nghĩa như vậy.

Cuối giai đoạn này, người đó nhìn thấy ý nghĩa và sứ mệnh tồn tại của chính mình và vũ trụ. Những tri thức cao nhất bắt đầu chảy vào một cách có mục đích, đúng thời điểm, đúng nơi. Và họ bắt đầu dùng những tri thức được ban tặng này để thực thi sứ mệnh cao nhất của nhân loại, đây là lúc bước sang giai đoạn cuối cùng. Đất.

Ở giai đoạn Đất. Họ bắt tay cùng với thế giới tâm linh chèo lái tiến hóa của nhân loại, một trong số đó được người đời biết đến nhiều nhất có Đức Phật, Zarathustra, Giê-su, Muhammad,... Tuy nhiên, những nhân vật lỗi lạc mà bạn biết chỉ là bề nổi của họ trong lịch sử tiến hóa vĩ đại. Bởi còn rất nhiều người khác cùng chèo lái nhân loại qua vô số kiếp khác nhau mà họ không trực tiếp hiện diện và không phải ai cũng biết. Giai đoạn này gọi là Đất, vì những người này từng chút một tác động và biến Trái Đất thành Thiên Đường thực sự.

  • Lửa soi sáng
  • Nước trải nghiệm
  • Khí tự do
  • Đất trở về
VI. SỐNG TRONG MINH TRIẾT

Hiểu được quy luật âm dương giúp bạn ung dung, bình thản giữa dòng đời đầy biến động vô thường, thắng không kiêu, bại không nản, may cũng được rủi cũng ẩn chứa điều tốt của nó. Tất nhiên không tự nhiên mà rủi, tất cả đều do những nhân chưa tốt mà bạn đã gây nên, giờ bạn cần nhận lãnh. Do đó khi nghiệp (chuyện xấu, xui xẻo) đến, hãy vui vẻ đón nhận, vì đó là nghiệp của mình đã gây ra giờ bạn cần trả nghiệp. Hiểu được như vậy, cuộc sống của bạn toàn bộ sẽ là dòng năng lượng tích cực. Bằng cách đó, bạn sẽ mau chóng học xong bài học cho chính mình, trở nên tốt lên rồi không còn gây nhân xấu nữa, đó là sự trưởng thành, là tiến hóa.

Quy luật này còn nhắc nhở bạn rằng không thể chỉ có âm mà không có dương, không thể có người tốt mà không có người xấu, nhờ có cái xấu mà cái tốt mới được tồn tại và phát triển. Để bạn biết được bạn tốt như ngày hôm nay, trước kia bạn cũng đã trải qua giai đoạn xấu như vậy, làm việc xấu rồi nhận lấy những khổ đau sau đó mới tốt lên. Như thế bạn sẽ nhận thấy mặt xấu không hẳn xấu như bạn nghĩ, thấu triệt nó bạn mới nhìn có chiều sâu hơn được. Từ đó không còn đánh giá, phán xét ai nữa mà dần trở nên nhân từ, cảm thông, yêu thương và vị tha với đời với người.

Chúng ta nếu không biết phân biệt thì đó là ngu ngốc, thực tế không phân biệt rất nguy hiểm. Chẳng hạn, nếu chúng ta không biết nước sôi là nóng và khi bạn sờ vào, thậm chí để trong đó một hồi lâu sẽ như thế nào. Vậy sống ở đời nên biết phân biệt, nhưng phân biệt mà không đánh giá mới thực sự là người có trí tuệ. Phân biệt chỉ gây ra chia rẽ, khiến ta luôn đánh giá và phán xét, tạo tác ra khổ đau cho chính mình và cho người khác.

Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều là những bài học để bạn trải nghiệm, học hỏi và trưởng thành. Biết đúng biết sai mới có thể lựa chọn, nếu chỉ có một mà không có hai lấy gì chọn đây? Do đó, trước khi học không phân biệt sẽ học phân biệt trước. Cho nên trong quá trình trưởng thành ai rồi cũng phải qua giai đoạn học phân biệt, so sánh khổ sướng, giàu nghèo, tốt xấu, đúng sai, duy vật duy tâm, người tu người không tu, ăn chay ăn mặn, Đạo này Đạo kia. Chỉ có trải nghiệm đầy đủ tính hai mặt của thế giới, bạn mới nhận biết được đâu là điểm cân bằng và từ đó thoát ra khỏi sự biến đổi vô thường của âm dương, bước vào con đường trung đạo, cũng chính là con đường của tình yêu. Đây là con đường đi giữa ranh giới của âm dương, không còn phân biệt thiện ác, đúng sai. Bởi vì, mọi thứ diễn ra như nó nên là. Tất cả đều là những bài học để linh hồn tiến hóa và trưởng thành. Muốn có tiến hóa cần có trải nghiệm và rút ra được bài học từ trải nghiệm đó. Lúc này bạn sẽ có kinh nghiệm, từ kinh nghiệm hai mặt đối lập của thế giới này bạn mới có thể hiểu nó, hiểu nó rồi mới có thể thoát ra khỏi.

Bạn và thế giới là Một, vốn chưa từng phân chia, do tâm trí của bạn liên tục phân biệt khiến cho bạn cảm thấy mình tách biệt với thế giới. Khi tâm trí của bạn ngừng phân biệt, từ âm dương phân cực, bạn ở khoảng giữa, về với cái Một. Bạn chấp nhận thực tại, bạn trở về thiên tính bản tâm với bản nguyên trần trụi của mình. Thời đại cân bằng cần về điểm cân bằng, khi ở điểm cân bằng các bạn sẽ nhận ra chân lý, nhìn đâu cũng có thể ngộ đạo vì Đạo vốn thuộc về Tự nhiên - Người thuận theo Đất. Đất thuận theo Trời. Trời thuận theo Đạo. Đạo thuận theo Tự nhiên. Khi bạn và tự nhiên không còn chia tách nữa, bạn với tự nhiên là Một.

Chỉ trong sự cân bằng này bạn mới phát triển được trí tuệ. Nhìn đâu hiểu đó, học gì thông đó. Bạn trở về cái toàn thể và tận hưởng từng phút giây. Bạn sẽ cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống, đón nhận vạn sự đến với mình. Bạn tin tưởng rằng mọi việc xảy ra trên đời đều là có nhân duyên của nó và đến để cho bạn những điều tốt đẹp nhất, kể cả đó là điều làm bạn đau khổ. Bạn tin vào bản kế hoạch thần thánh, bạn giao phó cuộc đời của mình cho Trời và Trời sẽ có trách nhiệm lo cho bạn. Công việc của bạn là vui sống, làm việc thuận theo duyên. Cái gì tới thì làm, thành sự thì tốt, không thành sự cũng thành nhân, cũng học được những bài học. Việc không tới thì bạn chơi, bạn tận hưởng cuộc sống vũ trụ ban trao, bạn rung rinh với những cảm xúc và niềm vui bất tận, không còn gì níu giữ bạn nữa.

Bạn là chính bạn chứ không phải một ai khác, bạn đang hiện hữu và đang sống cho chính cuộc đời của mình. Cuộc sống vốn dĩ là một phép màu, ngay tại đây và trong phút giây này, bạn đang sống và đang thở, sao phải tìm kiếm ở đâu mà bỏ qua thực tại.

Nếu muốn mua sách giấy các bạn có thể đặt hàng tại đây:

https://tiki.vn/tinh-hoa-giao-duc-di-san-cho-muon-doi-sau-p116565377.html

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh