Tinh Hoa Các Đạo Giáo: Chương 4. Các Môn Phái Triết Học Ấn Độ Giáo

TINH HOA CÁC ĐẠO GIÁO: CHƯƠNG 4. CÁC MÔN PHÁI TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ GIÁO

Triết học Ấn Độ có:

6 chính phái (Orthodox systems).

3 biệt phái (Heterodox systems)

6 chính phái.

Gọi là chính phái vì đều công nhận:

- Giá trị của Veda.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

- Xã hội được chia làm 4 giai cấp.

- Đời người có 4 giai đoạn.

- Đời người có 4 mục tiêu:

-Công danh, tài lợi.

Mua đá năng lượng:

-Tình ái.

-Sống một đời sống hẳn hoi.

-Tìm cầu giải thoát.

Có 6 chính phái (khoảng từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 5)

-NYASA: Nhân minh luận (Chính luận).

-VAICESIKA: Thắng luận (Vệ thế sư luận, Tỳ thế sư luận).

-SAMKHYA: Số luận.

-YOGA: Du Già Luận.

-MIMAMSA: Thanh thường trú luận.

-VEDANTA: Thánh kinh huyền nghĩa luận.

3 Biệt phái:

Gọi là Biệt phái vì:

-Không chấp nhận Hoá Công, tách biệt khỏi vũ trụ, tạo nên vũ trụ.

-Không công nhận giá trị của Veda.

-Không chấp nhận lễ nghi, kinh kệ.

-Không chấp nhận lối phân chia giai cấp.

3 Biệt Phái là:

-Triết học Duy Vật Carvaka.

-Kỳ Na Giáo (Jainism).

-Phật giáo (Buddhism).

Trừ phái Duy Vật Carvaka ra, ta thấy triết học Ấn Độ (Phật, Ấn, Kỳ Na) có những điểm tương đồng sau đây:

-Vũ trụ này được chi phối bởi những định luật vĩnh cửu.

-Đạo nào cũng chủ trương không nên mê luyến ngoại cảnh gian trần.

-Chủ trương sống cho hẳn hoi.

-Cần tu luyện để thoát vòng luân hồi, nghiệp chướng.

SÁU CHÍNH PHÁI.

6 Chính Phái đều đề cao sự hiểu biết, vì chỉ có sự hiểu biết mới khai phóng được con người, và giúp con người thoát mê lầm, giác ngộ, giải thoát.

1. Nyaya (Nhân minh luận, chính luận phái):

Nyaya dạy cách suy luận, hiểu biết cho đúng đắn, hẳn hoi. Nó tương đương với Luận Lý Học (Logic) Tây Phương.

2. Vaicesika (Thắng luận phái):

Vaicesika khảo sát về các yếu tố, cấu tạo nên vũ trụ hữu hình. Người ta thường gọi phái này là Nguyên Tử Đa Nguyên Phái. Gọi là Đa Nguyên vì Kanada, người sáng lập ra môn phái cho rằng vũ trụ này đã do 9 yếu tố vĩnh cửu sáng tạo nên. 9 yếu tố đó là:

Địa (đất), thuỷ (nước), hoả (lửa), phong (khí), không (thái hư), thời (thời gian), phương (không gian), Thần (Thượng Đế và các hồn thiêng. Thực ra, môn phái này, thoạt đầu chỉ chấp nhận có các hồn thiêng vô số kể, nhưng không chấp nhận có Thượng Đế. Ý niệm Thượng Đế dần dà mới được thêm vào.)[1] Cuối cùng là Ý (cơ quan suy tưởng, mana, organ of thought).

Chín yếu tố đó vĩnh cửu, như vậy đối với Vaicesika, vũ trụ này là thật chứ không phải là giả.

Vaicesika tức là Nguyên Tử Luận của Âu Châu.

Tóm lại phái Vaicesika chủ trương:

-Vũ trụ này được cấu tạo bằng 9 yếu tố vĩnh cửu.

-Các nguyên tố ấy hợp thì thành vũ trụ, tan thì huỷ vũ trụ.

-Các linh hồn vĩnh cửu.

-Thượng đế (nếu có) thì chỉ điều khiển cho các nguyên tố ấy ly hợp cho phải phép, chỉ trông coi cho các duyên nghiệp được hoạt động đứng đắn, chứ không tạo nên các nguyên tố, cũng như không dựng nên các linh hồn.

-Muốn giải thoát khổ đau, phải biết cho đúng, hành cho phải, và rũ sạch duyên nghiệp.

3. Samkhya.

Samkhya bàn về các yếu tố cấu tạo nên các thế giới tinh thần và vật chất, và phân biệt 2 bình diện vũ trụ:

-Một bình diện hiện tượng của Prakriti.

-Một bình diện siêu việt của Purusa.

Sáng lập viên là Kapila.

Vaicesika là Đa Nguyên Vô Thần Luận, còn Samkhya là Nhị Nguyên Vô Thần Luận, hay Nhị Nguyên Nhị Thập Tam Đế Luận.

Tại sao Samkhya là vô thần? Thưa vì không đề cập đến Thượng Đế trong học thuyết.

Tại sao gọi là Nhị Nguyên? Thưa vì chủ trương vạn hữu này đã được tạo dựng nên từ 2 Nguyên Lý Vĩnh Cửu. Đó là:

Purusa = Thần Ngã.

Prakriti = Tự Tính.

Thần Ngã là những linh hồn cá thể (nhiều vô số), không trực tiếp tạo thành vũ trụ.

Prakriti thực ra không đơn thuần, nhưng gồm có 3 hợp chất, ba tính:

-Tuệ Tính (Sattva) (khinh thanh, vi tế, quang minh).

-Động tính (Rajas) (Động tính, hoạt lực, năng lực).

-Hôn Tính (Tamas) (Trọng trọc, thô thiển, hôn ám)

Nếu ba tính đó (Gunas) ở thế quân bình, thì Prakriti ở trạng thái tĩnh, lúc ấy không có vũ trụ.

Nếu ba tính đó mất quân bình, tác dụng lẫn nhau, thì Prakriti dần dần sinh thêm 23 yếu tố mới, đi từ tế vi, đến trọng trọc, thô thiển để tạo thành vũ trụ.

23 yếu tố mới hay Nhị Thập Tam đế là:

  1. Purusa.
  2. Đại hay Giác (Mahat, Buddhi)
  3. Ngã mãn, ngã chấp (Ahamkara)
  4. 4.Ý Căn (Mana)

5-9 Ngũ Tri Căn (5 Buddhindryas): Nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý.

10-14 Ngũ tác căn (5 Kormendrya): Thiệt, thủ, túc, cơ quan sinh dục, cơ quan bài tiết.

15-19 Ngũ Duy (5 Tanmatras) là: Sắc,Thanh, Hương, Vị, Xúc.

20-24 Ngũ Đại (5 Mahabhutas) là: Không, phong, hoả, thuỷ, địa.

Ngũ tri căn, ngũ tác căn thuộc nội giới.

Ngũ duy, ngũ đại thuộc ngoại giới.

Theo Samkhya, thì con người được phác hoạ như sau:

  1. Purusa:Phần thần, vĩnh cửu, bất biến
  2. Phần Nhân Tâmgồm:

- Giác (Buddhi).

- Ngã mạn (Ahamkara).

- Mana

- Ngũ tri căn + Ngũ tác căn.

Phần Nhân Tâm này còn được gọi là Tế Thân (subtil body), hay phần Hồn (Soul) theo từ ngữ Âu Châu, hay Hồn Phách theo từ ngữ Trung Hoa.

  1. Phần Xác (Thô Thân, Nhục Thể) tương ứng vớiNgũ Đại.

Tóm lại:

-Giác, Ngã Mạn, Ngũ Tri Căn, Ngũ Tác Căn, Ngũ Duy, Ngũ Đại hợp lại thành Nhị Thập Tam Đế, do Prakriti biến hiện ra. Chúng tạo thành toàn thể hiện tượng biến thiên.

-Như vậy, Luân Hồi là khi Tam Tính (3 gunas) loạn động, tạo duyên, tạo nghiệp, làm ta luẩn quẩn trong vòng hiện tượng biến thiên. Chỉ có Phần Nhân Tâm bị Luân Hồi; phần Thần không bị Luân Hồi.

-Buddhi là Giác, nhưng Giác được là nhờ ảnh hưởng Purusha. Giác này nếu thuần là Sattva, thì sẽ tĩnh lãng, trong trẻo. Nhưng nếu bị Rajas (Động tính) Tamas (trọng tính, hôn tính) pha phách, trộn lộn vào, sẽ làm cho loạn động, ám hôn. Tu trì là cốt gột rửa cho Buddhi khỏi mọi hôn ám, định tĩnh cho buddhi được hết loạn động.

-Giải thoát là khi tam tính quân bình, Thần Ngã (Purusha) tách rời khỏi Tự Tính (Prakriti), khỏi Buddhi.

Samkhya chủ trương Nhị Nguyên chẳng khác nào Trung Hoa chủ trương ÂM DƯƠNG tạo thành Vũ trụ.

Tam Tính (3 Gunas) cũng giúp ta hiểu thuyết Tam Tài: Thiên, Địa, Nhân Trung Hoa.

Nó giúp ta trông rõ đâu là Thần, đâu là Hồn, cái gì là Tế Thân, cái gì là Thô Thân V. V...

Bồ Đề (Buddhi) của Samkhya tương ứng với Bồ Đề Tâm của Phật Giáo.

Mạt Na (Ý Căn) là Mạt Na thức của Phật giáo.

Ngũ Tri Căn (Nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý) sau này được Phật Giáo gọi là Ngũ Căn.

Ngũ Đại sau này Phật Giáo gọi là Ngũ Cảnh, hay Ngũ Trần.

Phái Samkhya có nhiều điểm tương đồng với Phật Giáo, ví dụ:

-Coi cuộc sống là khổ đau.

-Không trọng lễ nghi, hình thức.

-Không tin có Thượng đế chủ trì, chủ trương như Veda.

-Tin vũ trụ biến thiên.

-Coi hành hạ xác thân quá lẽ là vô lý. [2]

4. Yoga (Du già phái).

Do Patanjali sáng lập.

Yoga áp dụng các khám phá của Samkhya vào công cuộc tu thân, và dạy con người cách thức chế ngự xác thân, tâm chí, để vươn vượt từ bình diện hiện tượng lên tới bình diện siêu việt.[3]

Yoga phái, ngoài nhị thập ngũ đế ( như Samkhya), còn tin có Thượng Đế mà họ gọi là Isvara.

Yoga phái chủ trương rằng Thần Ngã (Purusha) bị giam cầm trong màng lưới xe bằng ba sợi dây Tam Tính (Gunas: Sattva, Raja, Tama) của Prakriti, bị giam trong vòng tâm tư, xác thân, ngoại cảnh.

Mục đích của Yoga là làm sao cho Thần Ngã thoát khỏi những mối dây phiền trược đó.

Như vậy, muốn giải thoát, trước hết phải xác tín rằng trong thân mình, có Thần Ngã Cao Cả, Vĩnh Cửu, Trường Tồn, Khinh Khoát, Thảnh Thơi, Tự Tại.

Sau đó, phải biết những phương pháp, để chế ngự xác thân, chế ngự tâm tư, định thần, phát huệ.

Khi đạt tới trạng thái xuất thần (Thần thoát khỏi sự vấn vương Tâm và Cảnh), con người sẽ đạt tới cảnh giới THẦN LINH, SIÊU VIỆT, HUYỀN DIỆU, đồng thời cũng thoát khỏi những khuôn sáo lý luận thông thường, gác bỏ mọi thị phi, thiện ác, để sống hồn nhiên, tiêu sái, thanh thản.

Trước hết Yoga nhận định rằng: Sở dĩ con người không được tự do, tự tại, thoải mái vì không nhận ra Chân Tướng, Chân Thể của mình. Khi ấy, Tâm Thần bị mê hoặc (Blundered), loạn động (turbulent), tản mác (dissipated), bị ngoại cảnh trói buộc, tù túng.

- Loạn động, mê hoặc chính là vì Tam cách, Tam Đức (Gunas) trong con người mất quân bình. Raja, Tama quấy nhiễu, bức bách Sattva.

- Mê hoặc bởi ngoại cảnh, cho nên không nhận ra được Thần Ngã nơi mình.

- Tâm hồn bị tản mạn, phiền trược vì:

-Vô minh (ngu dốt) : (Avidya).

-Chấp Ngã ( Asmita) : lấy tiểu ngã làm trọng.

-Ái (Raja) : Yêu sắc tướng bên ngoài (Attraction).

-Ố (Dvesa): Ghét sắc tướng bên ngoài (Repulsion)

-Ham sống (Adhinivrca)

Yoga còn đưa ra 8 phương pháp sau đây để diệt trừ phiền trược, thanh tâm, tĩnh trí, điều thần, mà người Trung Hoa dịch là Bát Chi Hành Pháp, mà tôi dịch là Bát Đại huyền Công.

Bát Đại Huyền Công là:

  1. Ngũ Giới(Yama):

Không sát sinh, không trộm đạo, không tà dâm, không nói dối, không tham lam.

  1. Ngũ luật(Niyama), Năm điều khuyên:

-Sạch sẽ thể xác (Sauca), Thanh tịnh.

-Tri túc (Samtosa = Contenment).

-Khổ luyện, tu luyện để gia tăng nội lực (Tapas).

-Học tụng (Svadyaya). Học tập, trì tụng Veda.

-Kính mến Thượng đế (devotion to God): Isvara-Pranidhana.

  1. Toạ pháp(Asana) Posture:

Thực hành ít tư thế ngồi để định thần.

  1. Điều tức(Respiration control).

Điều hoà hơi thở.

  1. Chế cảm(Withdrawal of senses organs from the objects): Lục căn thu nhiếp, để tâm thần khỏi bị ngoại cảnh quấy nhiễu.
  2. Chấp trì= Bất động tâm (Fixation of thoughts): Chuyên tâm, chú ý về một vấn đề gì, hay về một điểm gì trong ngoài con nguời.
  3. Tĩnh lự(Dyana = Meditation): Thiền na, thiền định, quán tưởng, tham thiền.

Tinh thần càng ngày càng tập trung, càng ngày càng định tĩnh.

  1. Đẳng trì(Xuất thần = Samadhi): Chỉ quán, Tam muội, Tam ma địa, định huệ, thiền định.

Thần hoàn toàn được tập trung và thoát ly khỏi vòng kiềm toả của thân tâm.

Về phương diện Sinh Lý Học, Yoga đã hết sức chú trọng đến:

-Xương Sống, đến Tuỷ Xương Sống, nhất là đến đường kinh chạy qua Tuỷ Xương Sống (Sudhuma Nadi).

-Đường kinh chạy qua tuỷ xương sống được gọi là Brahma nadi = Con đường dẫn tới Tuyệt Đối Thể.[4]

-Cuối xương sống (huyệt Vĩ Lư) được gọi là Cánh Cửa của Brahma (Brahmadvara: Brahma gate, la porte de Brahma [5]

-Chung quanh tuỷ sống có 2 đường thần kinh Âm Dương, Ida (Dương) và Pindala (Âm) quấn quanh.

-Đường thần kinh giữa tuỷ sống lên cho tới Luân Xa Sahasrara (Não thất Ba = Third Ventricle). Sahasrara, hay bông hoa sen nghìn cánh, chính là nơi mà nhà đạo sĩ Yogi sống kết hợp với Thượng Đế. [6]

Thóp nơi đỉnh đầu được gọi là Thượng Đế Huyệt (Trou de Brahman, Brahma’s cave = Brahmarandhra)[7]

Từ Xương Cùng cuối xương sống, lên tới Não thất Ba, có tất cả bảy Luân Xa chính. Luân Xa là những tụ điểm của Chân Khí qui tụ về để vào tuỷ xương sống. [8]

Nhà Đạo Sĩ Yogi, phải biết cách vận chân khí qua tuỷ xương sống, để đưa lên đỉnh não. Âu Châu, Ấn Độ gọi là Đánh thức Con Hoả Xà, Trung Hoa gọi là Đả Thông Nhâm Đốc. [9]

7 Xa Luân đó có vị trí, hình dáng, và tên gọi như sau:

  1. Muladhara(Soutien de la Base, bulbe de la Base; Mula means root, adhara support.) Nó tương ứng với Thổ Đại. Có hình hoa sen 4 cánh. Nó ở cuối xương sống, tương ứng với huyệt Vĩ Lư Trung Hoa).
  2. Svadhistana(Siège de Soi; Sva means “that which is its self; which belong to which self”, and Dhistana means “its actual place”. Hình bông sen 6 cánh. Giữa đốt xương cùng và thắt lưng. Tương ứng với Thủy Đại, và huyệt Khí Hải.
  3. Manipura(Abondance de joyau; city of jewels), hình bông sen 10 cánh. Tương ứng với Hoả Đại, tương ứng với huyệt Trung Uyển.
  4. Anahata(intact; unbeater). Hình sen 12 cánh. Ngang Tim. Tương ứng với Khí Đại, và Huyệt Chiên Trung.
  5. Visuddha(le purifié à la gorge; pure). Hình bông sen 16 cánh. Ngang cổ. Tương ứng với Không Đại và huyệt Thiên Đột.
  6. Ajna(commandement au palais; command). Hình bông sen hai cánh. Giữa trán. Tương ứng với Thức Đại và Huyệt Ấn Đường.

Sáu huyệt trên tổng cộng có 50 cánh sen. Mỗi cánh có một chữ trong mẫu âm tiếng Phạn. Như vậy gồm đủ các mẫu âm.

  1. Sahasrara(mille pétales; Thousand -petaled lotus). Hình bông sen nghìn cánh. Khoảng Não Thất Ba, giữa các xoang não). Đó chính là Nê Hoàn Cung của Đạo Lão. Sahasrara tương ứng với Kiến Đại.

Bông sen nghìn cánh là tượng trưng cho óc não con người. Mà Luân Xa này nằm ở giữa bông sen nghìn cánh. Đó chính là nơi Thần Trời và Thần người kết hợp, như đã đề cập tới ở trên. Và 1000 cánh sen tức là gấp 20 lần tổng số cánh sen của sáu Luân Xa trước (20 x 50 =1000).[10]

7 Chakras trên, xếp từ dưới lên trên, theo tỉ trọng từ nặng đến nhẹ, từ trọng trọc đến khinh thanh. Đất >Nước>Lửa> Khí>Không>Thức> Kiến. Thật là khéo léo.

Về phương diện đạo giáo, Yoga có thể được coi như là đường đưa tới Phối Thiên, kết hợp với Thượng Đế, hay là con đường tìm lại Bản Thể Thần Minh của Con Người, qua các tầng lớp Thân, Tâm ...

Như vậy, Giải Thoát, đối với Yoga, chính là:

Sống phối kết với Thượng Đế, hay là sự Thoát Ly của Thần Ngã nơi con người, ra khỏi sự phiền trược, ám chướng của vật thể, của Tâm, Thân, nói tóm lại của màng lưới tam tài Prakriti...

Yoga áp dụng các định luật tự nhiên vào công cuộc tu thân.

Người thường thì Hướng Ngoại, tâm thần bị ngoại vật làm hôn mê, ô trọc, tán loạn, động dao.

Đạo sĩ Yogi thì Hướng Nội, tâm thần thoát khỏi vòng kiềm toả của ngoại cảnh, thanh sảng, định tĩnh, tĩnh lãng...

Yoga muốn phát huy con người toàn diện, nên có nhiều hình thức Yoga:

  1. Hatha Yoga: Phương pháp điều hoàthân xác.
  2. Laya Yoga:Phương pháp điều hoàtâm tư.
  3. Raya Yoga:Phương pháp tập trungthần trí.

Tóm lại, muốn phát huy con người toàn diện, phải biết định thần, điều khí, giữ gìn thân xác khoẻ mạnh, tâm hồn thanh sảng, tinh thần khinh khoát.

Yoga chỉ cho ta con đường giải thoát và hạnh phúc, đó là sống phối kết với Thượng Đế, hay sống bằng Thần Ngã.

Yoga là thuỷ tổ của Thiền Tông. Các tư thế ngồi Thiền, cách điều tức, định Thần của Yoga, Thiền Tông đều lấy.

Chữ Dhyana (tịnh lự) sau này được Phật Học Tự Điển dịch là Thiền Na, Thiền Định, Quán Tưởng, Toạ Thiền.

Phép vận chân khí qua tuỷ xương sống của Yoga rất giống với phương pháp vận chân khí qua mạch Nhâm, Đốc của Đạo Lão.

Yoga cho rằng nơi Xa Luân Sahasrara (Nê hoàn cung) là nơi Trời, Người phối kết, thì Đạo Lão cũng chủ trương y thức như vậy.

Nhập Dược Kính, đạo Lão có thơ:

Nê hoàn nhất khiếu đạt Thiên Môn,

Trực thượng Hư Hoàng, Ngọc Đế Tôn.

Thử thị Chân Nhân lai vãng lộ,

Thời thời khoá hạc khứ triều nguyên.

Nhập dược Kính, tr. 108.

Dịch:

Nê Hoàn một khiếu đạt Thiên Môn,

Thẳng tới Hư Hoàng, Ngọc Đế Tôn.

Ấy chính Chân Nhân lai vãng lộ,

Thời thời cưỡi hạc để triều nguyên.

Yoga chủ trương thu nhiếp, định tĩnh, thì Đạo cũng chủ trương y thức như vậy. Và khi giảng về Đạo Lão, tôi thường nhắc đến bài thơ sau:

Hướng tiền, Thần tụ, đồng Vô Cực,

Kim tán, trần ai mãn thế đồ,

Dục qui Chính Vị Hoàng Trung Lý,

Nê Hoàn vạn vựng, tốc hồi qui.

Đạo Học Cầu Chân, Chương X.

Dịch:

Xưa kia, Thần tụ đồng Vô Cực,

Nay tán: trần ai mãn thế đồ,

Muốn về Nguyên Vị, Hoàng Trung Lý,

Nê hoàn, vạn tượng kíp hồi qui.

Có so sánh như vậy ta mới thấy lẽ Nhất Quán của các đạo giáo.

5. Mimansa (thanh thường trụ phái)

Mimansa do Jamini sáng lập. Mimansa có muc đích:

  1. Giải thích, bảo vệ Veda.
  2. Giải thích, tìm hiểu vi ý của lễ nghi trong Veda.
  3. Tìm tòi nhữngđịnh luật nhân sinhđã được Veda đề cập tới.
  4. Cho rằng tiếng Sanscrit dùng để viết nên Veda đã được phát sinh từ những âm thanh vĩnh cửu của Bản Thể từ muôn thủa phát ra, vì thế những lời chú trong Veda có một huyền lực đặc biệt. Chính vì chủ trương này mà Mimamsa được gọi là phái Thanh (Thanh Âm) Thường Trụ (Vĩnh Cửu).
  5. Chủ trương muốn được giải thoát, phải làm những gì Veda dạy làm, lánh những gì mà Veda cấm.
  6. Giải thoát là lên đến cảnh giới Thần Linh.

Cố gắng của Mimamsa là đi tìm những định luật tự nhiên chi phối các hành vi con người, qua các lễ nghi, phong tục, cũng y thức như cố gắng của Đạo Nho, trong công cuộc đi tìm các lễ nghi. Mà Lễ chính ra đối với Đạo Nho cũng như Mimamsa, cần phải là những hoạt động lý tưởng, những đường lối lý tưởng, mà con người phải theo, phải giữ, để mà tinh tiến.

Không biết định luật đất trời thì làm sao mà biết tu trì tinh tiến?

Trời đất đã được chi phối bởi những định luật vĩnh cửu mà hai định luật lớn nhất là VÃNG (TÁN = PRAVITI) và LAI (TỤ= NIVRITI).

Có biết đi vào con đường Lai, mới đi vào được con đường giải thoát.

Mimamsa gọi những định luật vĩnh cửu đó là Dharma.

Dharma chính là vòng tuần hoàn của vũ trụ. Nó có chiều đi ra và chiều đi vô. Chiều đi ra là chiều phát tán sinh hoá ra muôn vật, chiều đi vô, mới là chiều qui nguyên, phản bản, sinh Thánh, sinh Thần. Đi theo chiều ra và chiều vô chính là theo định luật trời đất. Nhưng đi theo được chiều vô cho tới kỳ cùng, là Tham Tán Tài Thành cùng Trời Đất. Theo Dharma, như vậy là sẽ tìm thấy hạnh phúc chân thực. Xin đọc thật kỹ lời chú giải sau đây, sẽ hiểu rõ Dharma.[11]

Hiểu Mimamsa là một cố gắng đi tìm định luật của đất trời là vạch ra cho nhân quần hiện tại và mai hậu một con đường lớn để khoa học hoá đạo giáo...

6. Vedanta.

Phái này chủ trương phát huy tinh hoa và huyền nghĩa của Veda và Upanishads.

Phái này vạch rõ đích điểm (Anta: cùng đích) của Veda, là tìm hiểu về Brahman, bản tính của Brahman, nhờ đó đạt tới Brahman và được giải thoát.

Theo phái này, thì chỉ có Brahman hay Atman là thực thể duy nhất; còn tâm tư, tiểu ngã, vũ trụ biến thiên bên ngoài, chỉ là những áo, những vỏ bên ngoài, hay nói một cách mạnh mẽ hơn, chỉ là những phóng ảnh, hay ảo ảnh (Maya) của Brahman mà thôi.

Brahman hay Atman được che lấp nơi con người bằng 5 lần vỏ:

1.Vỏ ngoài cùng là Vỏ Thức Ăn (Annamayakoca. Anna = thức ăn; Maya = làm bằng; Koca = vỏ).

2.Vỏ Sinh khí (Pranamayakoca. Prava= Sinh Khí.)

3.Vỏ Tâm Tư (Manamayakoca. Mana= Tâm trí.)

4.Vỏ Trí Tuệ (Vijnanamayakoca. Vinana= Trí Tuệ)

5.Vỏ hạnh phúc (Anandamayakoca. Ananda = hạnh phúc).

Trong cùng là Đại Ngã nằm khuất sau bức màn Vô Minh (Avidya).[12]

Vedanta cũng còn phân biệt nơi con người;

  1. Atman hay Brahman, Ngã Tuyệt đối, Bất biến, Hằng cửu nơi con người (Absolute Self, Metaphysical subject).

Atman ở trong con người, Brabman ở ngoài con người. Nhưng 2 đằng là một. Nên ta viết Atman=Brahman.

Atman hay Brahman vừa là căn cốt, vừa là Bản Thể con người, vừa là bản thể vạn hữu. Ngài là đấng chứng giám (Witness self).

  1. Jivahay Nhân tâm, gồm thất tình, lục dục. Đó là con người tâm tư (Psychological Self), con người hoạt động, thụ hưởng (Active and enjoying inpidual), biến thiên tương đối.[13]

Như vậy càng đi ra bên ngoài, thì càng ngày càng đi xa Atman. Càng tiến sâu vào nội tâm, thì càng gần tới Atman. Giải thoát là đạt tới Atman nội tại.

Cũng một lẽ, vũ trụ này chẳng qua là do một Căn Nguyên Duy Nhất, Brahman vô ngã phát sinh, biến hoá ra. Chính vì thế mà vũ trụ này được coi là một hiến tế (sacrifice) vĩ đại, mà chủ tế và lễ hiến dâng đều là Brahman. (Trong cuộc tế lễ, vật hi sinh tế thần, đã được cắt chặt ra để dâng thần, thì trong cuộc tạo dựng, Brahman chính đã như phân thân, xả thân để phóng phát, xuất sinh ra vũ trụ, vì thế vũ trụ được coi như là một cuộc hiến tế.)

Brahman căn nguyên vũ trụ thời siêu không gian, thời gian. Còn vũ trụ hữu hình này thì nằm trong không gian, thời gian, và định luật nhân quả.

Vedanta đại cương là như vậy, và ta thấy Vedanta phản ảnh lại thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất Thể với các cách suy luận, các phương thức áp dụng của nó vào công cuộc tìm hiểu vũ trụ và con người. Nhất Thể Tán Vạn Thù là phương trình tạo dựng. Vạn Thù Qui Nhất Thể là phương trình giải thoát. Đó là Đạt Đạo của Vedanta và Upanishads.

Tuy nhiên Vedanta không đồng nhất về chủ trương như ta tưởng. Có 4 môn phái với tư tưởng khác nhau ít nhiều:

  1. Sankara (788-820) chủ trương Nhất Nguyên Thuần Tuý, hay Nhất Nguyên Vô Biệt (Monisme Absolu). Đó chính là thuần tuý chủ trương Thiên Địa Vạn Vật Nhất Thể của Upanishads, mà Gaudapada khoảng năm 600 đã bắt đầu xiển minh, chủ xướng. Ấn Độ gọi thuyết này là Avisista-advaita).

Nếu như vậy, thì Brahman hoàn toàn đơn thuần, không có gì phân biệt nơi Brahman, mà cũng không có gì ở ngoài Brahman. Cho nên sự vật, con người, vũ trụ, vạn hữu, xét cho cùng chỉ là ảo ảnh giả tạo, chỉ khác nhau ở chỗ hình danh, sắc tướng.

Đối với Sankara, giải thoát là đồng nhất với Brahman, không còn cái tiểu ngã nhỏ nhoi nữa.

Theo tôi, chủ trương của Sankara là cao siêu và hay nhất. Sankara là một người đắc đạo sớm nhất. Trên 10 tuổi đã đi giảng đạo...

  1. Ramanuja (1017-1137) chủ trương; Cục hạn Nhất Nguyên.Nghĩa là Brahma tuy là nhất thể, tuy thể hiện trong lòng vạn hữu, nhưng tâm hồn con người, vạn hữu chỉ là ngoại thân của Thượng Đế, của Brahman. Và như vậy, tâm hồn con người cũng như vạn vật vừa đồng nhất, vừa khác biệt với Brahman.

Khi giải thoát, linh hồn sẽ được bản tính Chúa làm bản tính mình, nhưng không tan biến hoàn toàn vào Chúa. Tóm lại, lúc ấy tuy được kết hợp với Chúa nhưng cái Ta vẫn còn.

  1. Madhava chủ trương Chúa, Hồn, Chất hoàn toàn khác biệt. Thế là ông chủ xướng Tam Nguyên.

Chủ thuyết của Ông là Duy Phân: Theo đó thì các hồn và vạn vật đều phân biệt với Chúa và với nhau.Tất cả đều có Bản Thể riêng biệt, nhưng đều dựa vào Chúa.

  1. Vallaba (1481-1553) cho rằng: Chỉ có Chúa là viên mãn, còn vạn hữu đều bất toàn.Chúa thì gồm đủ Chân (sat), tri (cid), hạnh (ananda). Vật chất chỉ cóSat; con người chỉ có Sat, Cid.

BA BIỆT PHÁI.

Sau khi đã trình bày sáu Chính Phái, đáng lẽ phải trình bày luôn cả Ba Biệt Phái là Carvaka, Kỳ Na giáo và Phật giáo. Nhưng vì chương VI sách này sẽ dài giòng trình bày về Phật giáo, nên nơi đây chỉ nói sơ lược về Carvaka và Kỳ Na giáo mà thôi.

A. Phái Carvaka (Duy Vật).

Chủ thuyết của phái này là Lokayata. Chỉ có vũ trụ này mà thôi (Loka); ngoài ra không còn gì khác. Phái này không tin có lai sinh, cho rằng con người biết được là nhờ tri giác (perception), còn suy luận thời không có giá trị.

Cơ cấu rốt ráo của Vũ Trụ này là Tứ Đại: Thuỷ, Hoả, Khí, Địa.

Hồn con người chỉ là những biến hoá do các nguyên tố này tạo nên, khi kết hợp với nhau. Cho nên, khi các nguyên tử này chia lìa nhau, thì hồn cũng tan biến. Học phái này chia làm 4 chi, tuỳ theo nhận định về linh hồn.

-Chi thì cho rằng: Hồn chỉ có xác, có trí khôn.

-Chi thì cho rằng: Hồn là Giác quan.

-Chi thì cho rằng: Hồn là hơi thở.

-Chi thì cho rằng: Hồn là cơ quan suy tư.

Đối với phái này, thì Thượng Đế, đạo giáo, tự do, trường sinh, bất tử chỉ là ảo tưởng vu vơ, tính con người chẳng tốt cũng chẳng xấu. Sống ở đời cốt sao thoát khổ và được sung sướng.

Dĩ nhiên là phái Carvaka cũng không tin rằng Veda là có giá trị. Đó cũng là chủ trương của Kỳ Na giáo và của Phật Giáo.

B. Kỳ Na Giáo (Jainism).

Giáo chủ là Mahavira.

Tượng Giáo Chủ Mahavira

Đối với Kỳ Na Giáo thì Mahavira là một trong 25 vị Tirthankara (Hướng Đạo nhân loại; Faiseuse de passage) đã có từ trước tới nay.

Mahavira không nhận có Thượng Thần nào làm chủ tể vũ trụ, cấm nói về Thần minh, cấm cầu xin, tế tự, kinh kệ.

Theo Kỳ Na Giáo, vũ trụ này là do một Đại thể Duy Nhất đã phóng phát ra từ muôn thủa, và Con Người Vũ Trụ ấy, Đại thể ấy với vũ trụ là Một, nên phi bác các quan niệm về sự khởi nguyên cũng như về chung cuộc của vũ trụ.

Quần sinh cũng là những cá thể thiêng liêng (monade) nằm trong những vỏ tế vi, bị duyên nghiệp chi phối.

Tuỳ theo làm lành hay làm dữ, mà cái vỏ vi tế của mỗi người đổi màu: Trắng, vàng, hay hồng, đỏ thẫm, xám, xanh thẫm, đen.

Càng trong trẻo thì càng khinh thanh, và càng nổi lên cao trong thân đại vũ trụ. Càng đen đủi, thì càng trọng trọc, và càng sa xuống các tầng lớp dưới trong thân hình đại vũ trụ.

Vũ trụ này chẳng qua là một lò cừ để vạn vật tự thanh lọc mình để đi từ thô đến tinh. Giải thoát là thoát số kiếp con người, trở thành thần minh, trở về với Bản Thể Nguyên Thuỷ, thanh cao, thuần tuý của mình.

Mỗi hành vi con người lập tức có ảnh hưởng đến vi thể, không cần là có ý hay không có ý. Ví dụ, một tu sĩ ăn nhầm phải một miếng thịt, thì lập tức vi thể bao quanh nguyên thể bị ô uế, không cứ là phải minh tri, cố phạm. Gosala, một triết gia Kỳ Na Giáo đã có lần chủ trương muôn loài trước khi được giải thoát đều phải trải qua 84.000 kiếp, từ vật đến thần, và tu trì hay không tu trì không ảnh hưởng gì hết.

Tuy nhiên Kỳ Na Giáo vẫn tin rằng tu trì có thể được giải thoát mau hơn. Một tu sĩ Kỳ Na Giáo phải khổ hạnh, khiêm nhường, không làm hại ai, không thù oán ai. Kỳ Na Giáo tin rằng vạn hữu, từ đất, nước, cỏ, cây, hoa, lá, đến muông chim, đến con người, tất cả đều sống động, và như vậy, người tu sĩ phải hết sức tránh không được giết hại hay quấy nhiễu sinh linh, để tránh làm cho vạn vật tổn thương; thở thì thở qua miếng vải thưa, có té xuống sông, cũng không được vùng vẫy, mà cứ nằm cho nước đưa dần vào bờ. Tu sĩ Jain đi đâu cũng đem theo một cây chổi để quét đất trước khi tiến bước. Như vậy, để tránh khỏi phải dẵm vào những sinh vật ở dưới chân. Đồ đạc họ cũng được sơn bóng, để dễ nhìn thấy những sinh vật bò ở trên.

Mahavira đả kích sự chia xã hội thành nhiều giai cấp.

Ai muốn tu trì, thì được nhận vào đoàn thể tăng lữ, sống chung với nhau.

Mahavira cho rằng phụ nữ là căn do mọi tội lỗi trong xã hội. Tuy nhiên, ông cũng chấp nhận cho họ đi tu, và sống trong những đoàn thể ni lữ.

Tam Bảo của Kỳ Na Giáo là Tri Thức (Knowledge), Thành Tín (Faith) Chính Hạnh (Right Behavior). Tam Bảo ấy sẽ dẫn đến giải thoát. Giái thoát cũng được gọi là Moksha, hay Nirvana, là trạng thái hạnh phúc, mà tâm hồn con người đạt được, khi thoát khỏi mọi tiền oan, nghiệp chướng.

Jain nghĩa là Kẻ Chiến thắng (Người đã chiến thắng mọi dục vọng). Họ cho rằng Đạo họ mới là chân đạo. Còn Ba La Môn đã đánh mất phần tinh hoa của Chân Đạo. Họ cũng cho rằng Đạo họ mới là Đạo có từ muôn thủa. Họ chủ trương không bạo động, không dùng vũ lực, (Ahimsa), không bao giờ giết hại sinh linh. Một sinh vật nào, dù hèn mọn đến đâu, cũng giá trị như một con người cao quí nhất. Họ trường chay. Moksha như vậy không phải là nhập thể với Brabman, vì họ không tin có Brahman. Đạo Jaism thật ra cũng rất cao si

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh