Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể: Chương 8. Hội Tam Điểm Với Thuyết Thiên Địa Vạn Vật Nhất Thể

THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ: CHƯƠNG 8. HỘI TAM ĐIỂM VỚI THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT NHẤT THỂ

Tam điểm (Freemasonry) xưa nay được coi như là một Mật tông. Tam điểm rất sính dùng tượng hình, ảnh tượng (symboles) để truyền thụ tư tưởng.[1]

Ta sẽ dùng tượng hình của môn phái này để soi sáng cho chúng ta về thuyết thiên địa vạn vật nhất thể.

Đại Tự Điển Tam Điểm nhận định về thuyết thiên địa vạn vật nhất thể như sau:

«Học thuyết PHÓNG PHÁT là một học thuyết thịnh hành trong nhiều đạo giáo Á Đông, nhất là Bà la môn và Bái Hỏa Giáo (Parsisme). Đến sau, Huyền môn Kabbalah và Viên Giác (Gnostics) cũng chấp nhận nó, Philo, Plato cũng giảng dạy nó.

Học thuyết này chủ trương: Vạn vật từ Tuyệt-đối-thể phóng phát ra, từ Tuyệt-đối-thể thoái hóa dần mãi xuống. Vậy nên, trong Bà La Môn giáo, Hồn vũ trụ, nguồn mạch huyền diệu của muôn sinh linh được đồng hóa với Brahma, với Thượng Đế.

Môn phái Viên Giác (Gnostics) cũng cho rằng vạn hữu sinh xuất từ Thực thể Thần linh. Vạn vật sinh hóa từ cao đến thấp, và sự cứu rỗi lúc chung cuộc, là sự vạn hữu trở về với thanh tịnh của Tạo Hóa.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mua đá năng lượng:

Philo dạy rằng Tuyệt-đối-thể hay khối Linh quang nguyên thủy đã tung hỏa quang huy để soi sáng cho mọi tâm hồn, và như vậy vạn hữu đều chung một nguồn gốc.

Thuyết phóng phát rất được Tam điểm lưu tâm chú trọng, vì các cấp cao trong Tam điểm thường đề cập tới các học thuyết cả Kabbalah của Philo và của huyền môn Viên Giác...»

  1. Quan niệm thiên địa vạn vật nhất thể được tượng trưng bằng:

a/ Tâm điểm và Vòng tròn.

Tâm điểm là Nhất Thể, là Nguyên nhân.

Vòng tròn là Vạn thù, là Hậu quả (kết quả). [2]

b/ Hình con chu xà Ouroboros, trong Vòng có viết ba chữ EN TO PAN có nghĩa là NHẤT-VẠN. [3]

εντοπαν (en to pan)

  1. Quan niệm nguyên thể phóng phát ra vạn hữu được tượng trưng bằng:

a/ Ngôi sao sáu cánh do hai hình tam giác đan nhau hợp thành.

Trong lòng ngôi sao có 4 chữ tức là Thượng đế viết bằng mẫu tự Enoch.

b/ Hai hình tam giác đan nhau tượng trưng cho hai lực Âm Dương.[4]

Hoặc bằng đồ hình;

b/ hình tam giác với Thiên Nhãn hay với chữ YHVH (Thượng đế) ở trung tâm tung tỏa hào quang. Bên ngoài là một vừng mây tròn bao quanh.

Thiên Nhãn hay YHVH là Thượng đế ở Tâm điểm. Hình Tam giác là khí Dương, phóng phát, tạo dựng.

Các tia hào quang chỉ sự phóng phát.

Vầng mây tròn bên ngoài, chỉ vạn hữu với định luật tuần hoàn.[5]

Hoặc bằng:

c/ hình tròn có 6 chấm cách nhau đều đặn, tạo thành hình lục giác với 6 hình tam giác đều cùng chung một đỉnh là tâm. Nó cũng giống như hình vẽ tâm điểm và Vòng tròn, và cũng nói lên ý nghĩa nhất thể biến vạn thù như vậy.[6]

  1. Quan niệm nhất thể phân hóa thành vũ trụ của Tam điểm cũng giống Kinh Dịch.

* Lưỡng nghi của Dịch Kinh được tượng trưng:

— Hoặc bằng 2 cột:

ÂM : B (BOOZ)

DƯƠNG : J (JACHIN)

trong đền thờ Jérusalem như Salomon đại đế xây.

— Hoặc bằng 2 hình tam giác giao thoa:

Tam giác hướng thượng là lửa (Dương)

Tam giác hướng hạ là nước (Âm)

Hai hình Tam giác này thường giao thoa, thường gắn bó lấy nhau: Ý nói: «Âm Dương tương thôi nhi sinh biến hóa.» Hoặc: «Cô Dương bất sinh, cô Âm bất trưởng» như Dịch Kinh đã chủ trương.[7]

* Tứ tượng của Dịch Kinh được Tam Điểm tượng trưng bằng hình vẽ sau:

  1. Quan niệm Thượng Đế ngự trị trong con người, và người giác ngộ phải biểu dương, phóng phát Thượng đế ra bên ngoài được tượng trưng bằng:

- Hình sao năm cánh tung tỏa hào quang, với chữ G hoa ở tâm điểm. G là God là Thượng đế.

Ngôi sao năm cánh là tượng trưng con người.[8]

Như vậy ta thấy những đồ hình Tam điểm cũng đã giúp ta hiểu được rất nhiều về các quan điểm chính yếu của người xưa. Thật đúng là bất ngôn nhi giáo vậy.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh