Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể: Chương 6. Kabbalah Với Quan Niệm Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể

THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ: CHƯƠNG 6. KABBALAH VỚI QUAN NIỆM THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

Kabbalah là huyền môn Do Thái có từ xa xưa.Theo Spinoza, nó tóm thâu tư tưởng của các người Do Thái thời xưa. [1]

Huyền môn này có hai bộ sách danh tiếng:

  1. Sepher Ietzirah(Livre de la Création: Sách sáng tạo) (hay Sépher Yessira, hay Sépher Yetsira)
  2. Zohar(Livre de la Splendeur: Sách Quang huy).

Kabbalah giải thích căn nguyên, sự hình thành, Vòng biến dịch cùng đích vũ trụ và con người bằng: Ein-Sof và mười Sephiroths (thập tính, thập duyên, dix attributs).

Ein-Sof là Hư vô, là Bản thể tuyệt đối của vũ trụ, khi chưa hình hiện, hiển dương. Ein-Sof là toàn thể vũ trụ. Ein-Sof tương đương với Vô cực trong Kinh Dịch.

Sephiroths (Thập duyên) phác họa sơ đồ hình thành vũ trụ hữu hình. Thập duyên là:

  1. Kéther(Crown,Couronne) là Nguyên lý sáng tạo nên vũ trụ hữu hình, tương đương với danh từ Thái cực.
  2. Chocmah, Khí dương (Male, expansive Force)
  3. Binah, Khí âm (Female, astringent Force)
  4. Chesed, Nghĩa (Benevolent Force)
  5. Geburah, Lễ (Destructive Force)
  6. Tiphered, Tín (Harmony, equilibrium, beauty)
  7. Netzach, Nhân (Amor)
  8. Hod, Trí (Objective Intelligence)
  9. Yésod, dục giới (Astral kingdom of desires)
  10. Malkuth, sắc giới (Corporeal sphere, terrestrial kingdom).

Có thể nói được rằng Thập Duyên tương tương đương với các quan niệm Thái cực (Kéther), Âm Dương (Binah, Chocmah), Ngũ Hành (Chesed, Geburah, Tiphered, Netzach, Hod), Tam Tài (Kéther: Thiên); (Yesod: Nhân); (Malkuth: Địa) [2] của Kinh Dịch.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mua đá năng lượng:

Như vậy, Kether là Bản thể. Chín Duyên sau là Hiện tượng.

Kabbalah cũng còn dùng:

Tâm điểm và nhiều Vòng tròn đồng tâm để giải thích về căn do, sự hình thành, biến dịch, và mục phiêu vũ trụ.

Đại khái:

1.- Khi chưa có vũ trụ hữu hình (Tiên Thiên), thì chỉ có Bản thể (Ein-Sof) ở thế tiềm ẩn. Lúc ấy Ein-Sof là toàn thể vũ trụ.

2.- Khi thế giới đã hình hiện (Hậu Thiên), thì Thượng Đế là tâm điểm, là cốt lõi vũ trụ.

Từ trung tâm sáng tạo ấy, phóng phát ra vạn hữu.

Chiều sinh hóa từ vô cùng đến hữu hạn ấy được diễn biến từ một tâm điểm cho đến các Vòng tròn bên ngoài. Càng xa tâm càng trở nên chất chưởng.

Và các lớp lang hình tướng bên ngoài của vũ trụ y như là những lớp vỏ, lớp áo phủ ngoài Thượng Đế.[3]

Thời kỳ hoàng kim mai hậu là thời kỳ mà vạn vật qui căn phản bản.[4] Khi ấy Thượng Đế sẽ rũ bỏ những lớp áo, lớp vỏ bên ngoài, và sẽ hiện ra vinh quang.[5]

-- Zohar chủ trương Phiếm thần và coi Thượng Đế là vũ trụ, vũ trụ là Thượng Đế. [6]

-- Zohar chủ trương thuyết phóng xuất, sinh hóa ra vũ trụ, không chấp nhân thuyết tạo dựng.[7]

-- Zohar cho rằng: Cơ cấu con người, cơ cấu vũ trụ giống nhau. Hiểu vũ trụ sẽ hiểu con người, hiểu con người sẽ hiểu vũ trụ. Ngắm nhìn suy tư về vũ trụ, con người sẽ «nhận ra rằng tất cả những yếu tố, những chất liệu bên ngoài đều có đủ trong mình, con người toát lược lại vũ trụ, và đấng Duy Nhất, bất khả tư nghị, đấng đã sinh ra vũ trụ và sẽ thu hút vũ trụ về, cũng chính là đấng ngứù trị ngay trong lòng con người.» [8]

Khảo Kabbalah, ta thấy người Do Thái xưa, ngoài cách dùng từ ngữ thông thường, để diễn tả tư tưởng, còn có những cố gắng dùng nhiều phương pháp khác để diễn tả tư tưởng. Trong những phương pháp đó ta thấy họ dùng:

- số

- chữ

- hình ảnh

Khảo Kinh Dịch, ta cũng thấy những cố gắng tương đương như vậy

  1. Dùng số để diễn tả tư tưởng

Để diễn tả tư tưởng Nhất thể biến vạn thù, vạn thù qui Nhất thể, người Do Thái cũng đa dùng số, nhất là dùng 10 con số đầu.

Số 1 tượng trưng cho Bản thể duy nhất, cho Thượng đế, căn nguyên sinh xuất vạn hữu. [9]

Số 2 mới chính là con số bắt đầu, vì 2 là cơ chế biến hóa, gồm 2 động lực tương đối, sinh khắc.[10]

Số 1 như vậy là Căn nguyên, là Bản thể, 9 số sau là cung cách biến hóa. [11] Nói theo từ ngữ hiện tại, thì số 1 là Bản thể, các số khác là phụ tượng (accidents), là hiện tượng (phénomènes).[12]

Số 10 đặc biệt có nghĩa là Hòa hợp, là Thái hòa. Như vậy, nó gợi lên ý niệm rằng, đến lúc chung cuộc, vạn vật sẽ trở nên thành toàn, viên mãn, trong một toàn thể Thái Hòa.[13]

Số 10 tương ứng với mẫu tự số 10 Yod của tiếng Do Thái, mà Yod là Thượng đế. Như vậy 1 là Thượng đế, Căn nguyên, Bản thể vũ trụ. 10, là Yod, là Thượng đế viên mãn lúc chung cuộc. Thế là thủy chung như nhất.

Ý nghĩa 10 con số càng trở nên rõ rệt, nếu ta đem so sánh nó với quan niệm dân gian về vũ trụ. Dân gian tin rằng Thượng đế ngự trên chín tầng trời.

  1. Dùng chữ để diễn tả quan điểm Nhất thể vạn thù.

Do Thái gọi Thượng đế là Yod He Vau He.

Khi chưa sinh thành ra vũ trụ, thì họ viết Yod, He Vau, He nguyên thành một chữ. Khi đã sinh thành ra vũ trụ thì họ chia chữ Yod He Vau He thành ra 4 phần, mỗi phần riêng chiếm 1 phương trời. Yị nói Thượng đế là vũ trụ, vũ trụ là phân thân của Thượng đế.[14]

Ngoài ra Yod, còn có nghĩa là Bản thể.

He gồm hai phần: tượng trưng cho hai động lực âm dương, tương sinh tương khắc nguyên thủy, nguồn sinh hóa ra vạn hữu.

Vau là chữ thứ sáu. 6 có thể cắt nghĩa là Lục hợp (sáu phương trời).[15]

  1. Dùng hình ảnh diễn tả tư tưởng Nhất thể vạn thù

Hình ảnh mà Kabbale dùng để diễn tả tư tưởng Nhất thể tán vạn thù, như ta cũng đã thấy, là hình tròn, hay Tâm điểm và nhiều Vòng tròn đồng tâm.

Ibn Erza coi Vòng Tròn là tượng trưng cho vũ trụ biến dịch tuần hoàn, thủy chung như nhất.[16]

Kaballah xưa đã dùng 4 chữ YHVH (Thượng Đế) để vẽ nên con người. Yod là đầu, He là 2 tay, Vau là mình, He là 2 chân.[17]

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh