Ta Là Cái Đó: Chương 77. Tất Cả Kiến Thức Đều Là Vô Minh

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 77. TẤT CẢ KIẾN THỨC ĐỀU LÀ VÔ MINH

Hỏi: Chúng tôi xin phép được hỏi ông đã giác ngộ như thế nào?

Maharaj: Trường hợp của Ta khá đơn giản và dễ dàng. Tôn sư trước khi qua đời đã bảo Ta: “Hãy tin Ta, ông là Thực tại Tối thượng. Chớ nghi hoặc lời Ta, chớ hoài nghi Ta. Điều Ta nói với ông là chân lý, hãy làm theo đó.” Ta đã không thể quên được lời dạy của Tôn sư, và vì không quên - Ta đã giác ngộ.

H: Nhưng thật ra ông đã làm gì?

M: Chẳng có gì đặc biệt. Ta sống cuộc đời của Ta, làm nghề của Ta, chăm sóc gia đình, và mỗi phút rảnh rỗi Ta chỉ nhớ nghĩ đến Tôn sư và lời ngài dạy. Tôn sư qua đời một thời gian ngắn sau đó, Ta chỉ còn ký ức để trông cậy. Thế là đủ.

H: Chắc chắn là phải do ân đức và quyền năng của Tôn sư.

M: Lời lẽ của Tôn sư là chơn thật nên đã trở thành sự thật. Chân ngôn luôn luôn là chân lý. Tôn sư đã chẳng làm gì cả, lời lẽ của ngài ứng nghiệm vì đó là chân lý. Bất cứ gì Ta làm đều phát xuất từ bên trong, không van xin mà cũng chẳng mong cầu.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

H: Tôn sư đã khởi động một tiến trình nhưng không tham dự trong đó?

M: Ông muốn nói thế nào cũng được. Mọi chuyện xảy ra như chúng xảy ra - ai có thể giải thích tại sao và làm sao? Ta đã chẳng làm gì một cách có chủ ý. Tất cả đều tự đến - ước muốn buông bỏ, độc cư, và trở vào trong.

H: Ông không làm một cố gắng nào?

M: Không. Ông có tin hay không tin thì tùy, thậm chí Ta cũng chẳng nôn nóng giác ngộ. Tôn sư chỉ bảo Ta là cái Tối thượng rồi ngài qua đời. Ta hoàn toàn tin lời Tôn sư. Phần còn lại tự xảy ra.

Mua đá năng lượng:

Ta nhận thấy Ta thay đổi - chỉ thế thôi. Thực tình mà nói, Ta đã sửng sốt. Một ước muốn sinh khởi trong Ta để xác minh lời của Tôn sư. Ta tin chắc Tôn sư đã không lừa dối Ta, và cảm thấy hoặc là Ta phải hiện thực hóa trọn vẹn ý nghĩa lời ngài dạy, hoặc là Ta chết đi. Ta cảm thấy rất cương quyết nhưng không biết phải làm gì. Ta vẫn thường trải qua hằng giờ suy nghĩ đến Tôn sư và sự đoan chắc của ngài - không phải tìm lý lẽ để chứng minh, mà chỉ nhớ đến những gì ngài đã nói với Ta.

H: Rồi chuyện gì xảy ra với ông? Làm sao ông biết được ông là cái Tối thượng?

M: Chẳng có ai đến bảo Ta, mà Ta cũng không được báo cho biết từ bên trong. Thật ra, lúc ban đầu khi còn cố gắng, Ta đã trải qua một số chứng nghiệm lạ thường: Ta thấy ánh sáng, nghe tiếng nói, gặp chư thiên nam, nữ và trò chuyện với họ. Nhưng sau khi nghe Tôn sư bảo Ta: “Ông là Thực tại tối thượng” thì Ta không còn thấy các linh ảnh và không còn trải qua những cơn xuất thần mà trở nên rất tỉnh lặng và đơn giản. Ta nhận ra chính mình ngày càng biết ít đi và càng ít tham ái cho đến khi Ta có thể nói trong sự kinh ngạc: “Ta không còn biết gì, Ta không còn muốn gì.”

H: Ông thật sự không còn tri kiến và tham ái, hay ông tự nhân cách hóa một con người giác ngộ dựa theo hình ảnh mà Tôn sư đã trao cho ông?

M: Tôn sư không hề trao cho, mà Ta cũng chẳng có sẵn một hình ảnh nào. Tôn sư không hề nói với Ta về một cái gì đó để mong đợi.

H: Còn nhiều chuyện xảy đến với ông. Hay ông đã đến đích của cuộc hành trình?

M: Không hề có cuộc hành trình nào. Ta là, như Ta đã luôn luôn là.

H: Thực tại Tối thượng mà ông đã phải đạt đến là gì?

M: Ta không còn bị mê lầm nữa, chỉ thế thôi. Ta vẫn thường tạo ra một thế giới rồi vào sống trong đó. Bây giờ Ta không làm điều đó nữa.

H: Thế thì ông ở đâu?

M: Trong cái không - ở ngoài hiện hữu và phi hiện hữu, bên ngoài ý thức. Cái không này rất viên mãn, đừng tội nghiệp cho Ta. Cũng như một người nói: “Ta đã hoàn tất công việc của Ta, Ta không còn gì để làm nữa.”

H: Ông cho sự giác ngộ của ông một cái ngày nhất định. Điều này có nghĩa một cái gì đã xảy ra với ông vào ngày đó. Chuyện gì đã xảy ra?

M: Tâm chấm dứt tạo ra sự kiện. Sự tìm kiếm muôn thuở và không ngừng đã kết thúc - Ta không cần gì nữa, Ta không mong cầu gì nữa - Ta không nhận bất cứ gì là của chính Ta. Chẳng còn cái “ta” để phấn đấu cho nó. Ngay cả ý thức “Ta hiện hữu” trơ trọi cũng phai nhạt dần. Còn một điều khác Ta nhận thấy là Ta đã mất hết tất cả những sự tin tưởng chắc chắn theo thói quen. Trước kia Ta chắc chắn về rất nhiều thứ, nhưng bây giờ Ta không chắc chắn về bất cứ gì. Ta cảm thấy Ta chẳng mất gì vì không biết gì, vì tất cả cái biết của Ta đều sai lầm. Sự không biết của Ta trong chính nó có sự hiểu biết một thực tế là: tất cả cái biết đều vô minh, và “Ta không biết” là câu nói đúng thật duy nhất mà tâm có thể phát biểu. Lấy ý tưởng “Ta đã được sinh ra” làm ví dụ. Ông có thể cho đó là đúng thật. Nhưng thật ra nó không đúng. Ông chưa bao giờ được sinh ra, và ông sẽ không bao giờ chết đi. Chính cái ý tưởng đã được sinh ra và chết đi, chứ không phải ông. Bằng cách đồng hóa ông với ý tưởng đó ông trở nên hữu tử. Cũng giống như trong phim xinê tất cả đều là ánh sáng, thì ý thức là một thế giới bao la. Khi quan sát kỹ, ông sẽ thấy tất cả danh xưng và hình tướng chỉ là những con sóng vô thường trong đại dương bao la của ý thức, và chỉ có ý thức mới có thể được nói là , chứ không phải những biến hóa của nó.

Trong sự bao la của ý thức một tia sáng xuất hiện, một điểm vô cùng nhỏ bé và vẽ ra vô số hình ảnh, ý nghĩ, cảm thọ, khái niệm và ý tưởng - giống như cây bút vẽ lên mặt giấy. Vết mực mà cây bút để lại chính là ký ức. Ông là cái điểm vô cùng nhỏ bé đó, và thế giới luôn luôn được tái tạo bằng chính chuyển động của ông. Ngay khi ông dừng lại thì không còn thế giới. Hãy nhìn vào trong và ông sẽ nhận ra điểm sáng đó là ảnh phản chiếu của nguồn sáng vô biên trong thân xác thành ý thức “Ta hiện hữu”. Duy nhất chỉ có ánh sáng, tất cả những cái khác chỉ xuất hiện.

H: Ông có biết ánh sáng đó không? Ông đã thấy nó chưa?

M: Đối với tâm thì nó có vẻ như bóng tối. Nó chỉ có thể được biết qua các ảnh phản chiếu của nó. Tất cả đều được thấy trong ánh sáng ban ngày - nhưng chính ánh sáng ban ngày thì không được thấy.

H: Liệu tôi có phải hiểu rằng tâm ông và tâm tôi như nhau?

M: Làm sao có thể như thế? Ông và cái tâm của riêng ông, được đan dệt bằng ký ức, ràng buộc bởi tham ái và lo sợ. Ta không có tâm của riêng Ta; cái gì Ta cần biết thì vũ trụ sẽ đem đến trước Ta, cũng như vũ trụ cung cấp thực phẩm cho Ta thọ dụng vậy.

H: Ông có biết tất cả những gì ông muốn biết?

M: Chẳng có gì Ta muốn biết. Nhưng nếu cần biết thì Ta biết.

H: Cái biết đó đến với ông từ bên trong hay bên ngoài?

M: Không phải như ông nghĩ. Cái bên trong của Ta là bên ngoài, và cái bên ngoài là bên trong. Ta có thể lấy từ ông cái biết cần thiết vào lúc này, nhưng ông không tách biệt khỏi Ta.

H: Chúng tôi nghe nói về Turiya - trạng thái thứ tư, trạng thái này là gì?

M: Là cái điểm sáng vẽ ra thế giới tức là Turiya. Là chính ánh sáng tức là Turiyatita. Nhưng danh xưng có ích gì khi thực tại thì quá cận kề?

H: Có sự tiến bộ nào trong tình trạng của ông? Khi so sánh ông hôm qua với ông hôm nay, ông có thấy chính ông thay đổi, và tiến bộ? Cái nhìn của ông về thực tại có mở ra theo chiều rộng và chiều sâu?

M: Thực tại thì bất di bất dịch nhưng thường xuyên chuyển động. Nó cũng giống như một con sông hùng vĩ - trôi chảy nhưng vẫn có đó - một cách vĩnh cửu. Cái trôi chảy không phải là con sông với lòng sông và hai bờ, mà là nước của con sông, thì Sattva Guna - sự hài hòa vũ trụ - đối với - TamasRajas - những thế lực của bóng tối và tuyệt vọng - cũng như thế. Trong Sattva luôn luôn có thay đổi và tiến bộ, trong Rajas có thay đổi và thoái bộ, còn Tamas tiêu biểu cho sự hỗn loạn. Ba Gunas này luôn luôn tương khắc lẫn nhau - đây là một thực tế và không gì có thể tranh biện với thực tế.

H: Tôi có phải luôn luôn trở nên trì trệ với Tamas, tuyệt vọng với Rajas? Thế còn Sattva?

M: Sattva là sự chiếu sáng thuộc bản chất chơn thật của ông. Ông luôn luôn có thể tìm ra nó ở ngoài tâm và ở ngoài vô số thế giới của tâm. Nhưng nếu chỉ muốn một thế giới thì ông phải chấp nhận ba Gunas - vật chất - năng lượng - sự sống - là bất khả phân, là một về tánh thể, và dị biệt về hình tướng. Cả ba hòa lẫn với nhau và trôi chảy trong ý thức. Trong thời gian và không gian có một dòng chảy bất tận: sinh ra và lại chết đi, tiến bộ, thoái bộ, rồi lại tiến bộ, thoái bộ - hiển nhiên là vô thủy và vô chung. Thực tại - tức tánh biết vô thời, bất biến, vô thân, vô tâm - là cực lạc.

H: Tôi hiểu. Theo ông mỗi vật đều là một trạng thái của ý thức. Thế giới có vô số vật - một hạt cát là một vật, một hành tinh là một vật. Chúng liên hệ với ý thức như thế nào?

M: Nơi ý thức không đạt đến thì vật bắt đầu. Một vật là một hình thức hiện hữu mà chúng ta chưa hiểu. Nó không biến đổi - luôn luôn như thế - nó có vẻ như có đó bởi chính nó - một cái gì xa lạ. Dĩ nhiên là nó ở trong Chit - ý thức, nhưng lại có vẻ như ở ngoài ý thức vì tính bất biến hiển nhiên của nó. Nền tảng của mọi vật là ở trong ký ức - nếu không có ký ức thì không có sự nhận biết. Sáng tạo - Phản chiếu - Loại bỏ: Brahma - Vishnu - Shiva - là một tiến trình bất tận. Tất cả đều bị chi phối bởi tiến trình này.

H: Không có một lối thoát?

M: Ta không làm gì khác hơn là đang chỉ cho ông lối thoát. Khi hiểu rằng cái Một bao gồm cả Ba, và ông là cái Một thì ông không còn tạo ra thế giới.

H: Lúc đó chuyện gì xảy ra đối với ý thức của tôi?

M: Sau giai đoạn sáng tạo là giai đoạn tìm hiểu và nhận xét, rồi sau cùng đến giai đoạn từ bỏ và quên. Ý thức vẫn còn, nhưng ở trong trạng thái tiềm ẩn và tĩnh lặng.

H: Thế trạng thái biết chính mình vẫn còn?

M: Trạng thái biết chính mình sẵn có trong thực tại và không bao giờ phai nhạt. Nhưng ý thức về chính mình thì không phải là tính cách con người vô thường - Vyakti, mà cũng không phải tính cách cá nhân bị ràng buộc bởi nghiệp lực - Vyakta. Nó là cái còn lại sau khi tất cả những nhận dạng chính mình bị loại bỏ là hư giả nó là ý thức thuần túy, ý thức [chính mình] là tất cả những gì hiện hữu, hay có thể hiện hữu. Ý thức thì thuần khiết vào lúc đầu và vào lúc cuối, nhưng ở khoảng giữa nó bị tưởng tượng - tức là nguồn gốc của sáng tạo - làm cho cấu nhiễm. Trong tất cả mọi thời, ý thức vẫn luôn luôn như thế. Biết được ý thức như nó là, có nghĩa là giác ngộ và an lạc phi thời.

H: Ý thức “Ta là” thật hay không thật?

M: Cả hai. Nó là không thật khi chúng ta nói: “Ta là cái này, Ta là cái kia.” Nó là thật khi chúng ta nói: “Ta không là cái này mà cũng chẳng là cái kia.”

H: “Ta hiện hữu” chính là nhân chứng, hay tách biệt với nhân chứng?

M: Nếu không có cái này thì không thể có cái kia. Nhưng chúng không phải là một. Cũng giống như hoa và mầu sắc của hoa. Không có hoa thì không có mầu sắc; không có mầu sắc thì hoa không thể hiện hình. Ở ngoài cả hai là ánh sáng; khi tiếp xúc với hoa thì ánh sáng tạo nên mầu sắc. Hãy nhận ra bản tánh chơn thật của ông là thuộc về ánh sáng thuần khiết mà thôi, còn cái được nhận thức lẫn người nhận thức cùng xuất hiện và biến mất với nhau. Cái làm cho cả hai khả hữu - nhưng không phải cả hai - là sự hiện hữu chơn thật của ông, có nghĩa là không phải “cái này” hay “cái kia”, mà là sự thấy biết thuần túy cái hiện hữu và phi hiện hữu. Khi tánh biết xoay ngược trở lại với chính nó thì cảm nhận là không biết. Khi tánh biết xoay ra ngoài thì những cái có thể biết xuất hiện. Nói rằng: “Ta biết chính Ta” là một mâu thuẫn, theo nghĩa cái gì “bị biết” thì không thể là “chính Ta”.

H: Nếu cái Ta luôn luôn là cái không biết, vậy cái gì được giác ngộ trong sự giác ngộ chính mình?

M: Biết được cái bị biết không phải là Ta hay cái của Ta là đủ giải thoát. Không còn đồng hóa chính mình với một mớ ký ức và thói quen; trạng thái ngạc nhiên trước sự trải ra đến vô biên của hiện hữu; khả năng sáng tạo bất tận và tính cách hoàn toàn siêu việt của nó; sự vô úy tuyệt đối phát sinh từ nhận thức rõ tính hư giả và vô thường của từng tướng trạng của ý thức - đều tuôn trào từ một cội nguồn sâu thẳm và vô tận. Biết nguồn gốc là nguồn gốc, biểu hiện là biểu hiện, biết chính mình là nguồn gốc tức là giác ngộ chính mình.

H: Nhân chứng là thật hay không thật?

M: Không ai có thể nói: “Ta là nhân chứng.” Cái “Ta là” luôn luôn bị chứng kiến. Trạng thái thấy biết không dính mắc là ý thức nhân chứng, là tấm “gương tâm.” Nhân chứng xuất hiện và biến mất cùng với đối tượng, do đó nó không hẳn là thật. Tuy nhiên, dù đối tượng là bất cứ gì thì nhân chứng vẫn không thay đổi, do đó, nhân chứng cũng là thật. Nhân chứng cùng dự phần trong cái thật và cái không thật, và do đó nó là cây cầu giữa cái thật và cái không thật.

H: Nếu tất cả chỉ xảy ra với cái “Ta là” và nếu cái “Ta là” vừa là cái bị biết vừa là người biết vừa là chính sự biết thì nhân chứng làm gì? Nhân chứng có ích lợi gì?

M: Nhân chứng không làm gì và cũng chẳng có ích lợi gì?

H: Thế thì tại sao lại nói về nhân chứng?

M: Bởi vì nhân chứng có đó. Cây cầu chỉ phục vụ cho một mục đích duy nhất - vượt qua. Không ai xây nhà trên cầu cả. Cái “Ta là” nhìn sự vật, nhân chứng thấy xuyên suốt sự vật. Nó thấy sự vật như chúng là: hư giả và vô thường. Lên tiếng nói rằng: “Không phải Ta, không phải của Ta” là công việc của nhân chứng.

H: Có phải nhân chứng là cái thị hiện - Saguna - mà qua đó cái bất thị hiện - Nirguna - được miêu tả?

M: Cái bất thị hiện không thể được miêu tả. Không gì thị hiện có thể miêu tả cái bất thị hiện.

H: Thế tại sao ông lại nói về nó?

M: Vì đó là sinh quán của Ta.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh