Ta Là Cái Đó: Chương 70. Trong Sự Tỉnh Thức Về Chính Mình, Ông Học Về Chính Ông

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 70. TRONG SỰ TỈNH THỨC VỀ CHÍNH MÌNH, ÔNG HỌC VỀ CHÍNH ÔNG

Hỏi: Kinh nghiệm nhiều lần cho chúng tôi thấy rằng môn đồ thường gây ra nhiều tai họa cho Đạo sư. Họ tự lập ra kế hoạch rồi thực hiện mà không cân nhắc đến ý muốn của Đạo sư. Cuối cùng họ chỉ chuốc lấy đắng cay và đem đến cho Đạo sư vô vàn ưu tư.

Maharaj: Đúng, chuyện như thế có xảy ra.

H: Cái gì bắt buộc Đạo sư chịu những sỉ nhục này?

M: Một cách căn bản thì Đạo sư không còn tham ái. Ông ta thấy sự việc xảy ra nhưng cảm thấy không bị thúc bách phải can thiệp. Đạo sư không lựa chọn và cũng không quyết định. Là nhân chứng thuần túy, Đạo sư chỉ quan sát những gì đang xảy ra mà không hề bị tác động.

H: Nhưng sự nghiệp của vị ấy bị ảnh hưởng.

M: Chiến thắng luôn luôn thuộc về Đạo sư vào lúc cuối. Vị ấy biết rằng nếu môn đồ không học được từ những gì mình chỉ giáo, thì họ sẽ học bằng chính những sai lầm của họ. Bên trong vị ấy vẫn tĩnh lặng. Vị ấy không cảm nhận mình là một con người riêng biệt. Toàn thể vũ trụ thuộc về vị ấy, kể cả các môn đồ và các kế hoạch tầm thường của họ. Không gì tác động đến vị ấy một cách riêng biệt, hoặc, toàn thể vũ trụ có tác động đến vị ấy thì cũng như thế chỉ cùng một mức độ.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

H: Không có gì như là ân đức của Đạo sư?

M: Ân đức của Đạo sư thì bất biến và chung cho tất cả. Không dành riêng cho một ai và từ chối một ai.

H: Làm sao ân đức của Đạo sư ảnh hưởng đến tôi một cách cá nhân?

M: Chính nhờ ân đức của Đạo sư mà tâm ông tham dự vào sự tìm kiếm chân lý, và cũng chính nhờ ân đức đó ông sẽ tìm thấy chân lý. Ân đức của Đạo sư tác động một cách chắc chắn đến lợi ích tối hậu của ông. Và cũng cho tất cả.

Mua đá năng lượng:

H: Có những môn đồ đã sẵn sàng, chín chắn, và cũng có những người chưa. Thế Đạo sư không thực hiện sự lựa chọn và đưa ra quyết định?

M: Đạo sư biết cái tối hậu và kiên quyết thúc đẩy môn đồ về hướng đó. Người môn đồ gặp đủ mọi chướng ngại mà chính người đó phải vượt qua. Đạo sư không mấy quan tâm đến những hiện tượng bề ngoài trong đời sống của môn đồ. Cũng như sức hút của quả đất, trái phải rụng khi không còn gì giữ lại.

H: Nếu không biết được mục đích, làm sao người môn đồ nhận ra được chướng ngại?

M: Mục đích được Đạo sư chỉ ra, chướng ngại do môn đồ phát hiện. Đạo sư không ưu đãi riêng ai, những ai gặp chướng ngại phải vượt qua thường tụt lại phía sau.

Trong thực tế, người môn đồ không khác biệt với Đạo sư. Người môn đồ là cùng trung tâm nhận thức vô phương vị, và tình yêu trong hành động. Chính sự tưởng tượng của người môn đồ và sự tự đồng hóa với cái được tưởng tượng - đã đóng khung và biến người đó thành một con người. Đạo sư không mấy quan tâm đến con người. Sự chú ý của Đạo sư nhắm vào người quan sát bên trong. Công việc chủ yếu của người quan sát là hiểu, và, do đó, loại trừ con người. Ân đức là một chuyện, phải tận tình cống hiến cho công việc lại là chuyện khác.

H: Nhưng con người không muốn bị loại trừ.

M: Con người chỉ là kết quả của một sự hiểu sai. Trong thực tế, không hề có cái như là con người. Cảm thọ, ý nghĩ và hành động rượt đuổi nhau trong một diễn tiến bất tận trước mắt người quan sát, để lại những dấu vết trong não bộ, và tạo ra ảo ảnh về sự liên tục. Ảnh phản chiếu của người quan sát trong tâm tạo nên ý thức về “ta”, và con người dành được một sự tồn tại có vẻ như độc lập. Trong thực tế, không có con người, chỉ có người quan sát đồng hóa mình với cái “ta”, và cái “của ta”. Đạo sư bảo người quan sát: Ông không phải là cái này, chẳng có gì thuộc về ông ở trong cái này, ngoại trừ cái điểm nhỏ “Ta là”, nó chính là cây cầu giữa người quan sát và giấc chiêm bao của người đó. “Ta là cái này”, “Ta là cái kia” là chiêm bao, còn cái “Ta là” thuần túy đóng dấu ấn của thực tại lên giấc chiêm bao đó. Ông đã trải qua rất nhiều thứ - và tất cả đều trở thành không. Chỉ ý thức “Ta là” vẫn còn - bất biến. Hãy ở với cái bất biến giữa những cái biến dịch, cho đến khi ông có thể vượt ra ngoài.

H: Khi nào thì điều đó xảy ra?

M: Điều đó xảy ra ngay khi ông dẹp xong các chướng ngại.

H: Chướng ngại nào?

M: Ham muốn cái hư giả và sợ hãi cái chơn thật. Ông - một con người tưởng tượng Đạo sư quan tâm đến ông như một con người. Hoàn toàn không phải thế. Đối với Đạo sư ông là một phiền nhiễu, một chướng ngại cần loại trừ. Đạo như nhắm vào sự loại trừ ông như một yếu tố trong ý thức.

H: Nếu tôi bị loại trừ, cái gì còn lại?

M: Chẳng có gì còn lại, tất cả còn lại. Ý thức về chính mình vẫn còn nhưng không tự đồng hóa với một thân xác riêng biệt nào nữa. Hiện hữu - tánh biết - tình yêu sẽ chiếu sáng trong sự rực rỡ viên mãn. Giải thoát không bao giờ là giải thoát con người, giải thoát luôn luôn là giải thoát khỏi con người.

H: Và không còn vết tích nào của con người?

M: Một ký ức mơ hồ còn lại, như ký ức về một giấc mơ, hay về thời thơ ấu. Xét cho cùng, có gì để mà nhớ? Một giòng các sự kiện, hầu hết là ngẫu nhiên và vô nghĩa. Một chuỗi tiếp nối của những tham ái, lo sợ và sai lầm ngớ ngẩn. Liệu có gì đáng nhớ?

Con người chỉ là cái vỏ giam hãm ông. Hãy đập vỡ cái vỏ.

H: Ông bảo ai đập vỡ cái vỏ? Ai là kẻ đập vỡ cái vỏ?

M: Cứ đập tan những ràng buộc của ký ức và sự nhận diện chính mình thì cái vỏ sẽ tự vỡ. Có một trung điểm, và trung điểm đó truyền thực tại cho bất cứ gì nó nhận thức. Tất cả những gì ông cần là hiểu rằng ông là nguồn gốc của thực tại; ông trao truyền, thay vì tiếp nhận thực tại, ông chẳng cần đến sự chống đỡ hay xác nhận nào. Mọi vật như chúng là, vì ông chấp nhận chúng như chúng là. Ông ngừng chấp nhận thì chúng biến mất. Bất cứ gì ông nghĩ đến - với tham ái và lo sợ - thì cái đó sẽ xuất hiện trước ông như thật. Nếu ông nhìn nó mà không tham ái hay lo sợ thì nó sẽ mất đi tính chất thật. Lạc thú và đau khổ đều vô thường. Đừng quan tâm đến chúng thì đơn giản hơn và dễ dàng hơn là làm theo chúng.

H: Nếu tất cả đều đi đến chỗ kết thúc, vậy tại sao chúng xuất hiện?

M: Sáng tạo ở ngay trong bản chất của ý thức. Ý thức tạo nên hình tướng bề ngoài. Thực tại ở ngoài ý thức.

H: Dù biết các hình tướng bề ngoài, nhưng tại sao chúng ta không biết đó chỉ là hình tướng bề ngoài?

M: Tâm che lấp thực tại mà không biết. Để biết bản chất của tâm, ông cần đến trí tuệ, khả năng quan sát tâm trong tĩnh lặng và sự tỉnh thức vô tư.

H: Nếu tôi là bản chất của ý thức trùm khắp, làm sao vô minh và ảo tưởng có thể xảy ra đối với tôi?

M: Chẳng có vô minh hay ảo tưởng nào đã từng xảy ra với ông. Tìm ra cái Ta mà ông gán cho là vô minh và ảo tưởng thì câu hỏi sẽ được trả lời. Ông nói như thể ông biết cái Ta và thấy nó trong vòng ảnh hưởng của vô minh và ảo tưởng. Nhưng thật ra ông không biết cái Ta, mà ông cũng chẳng biết vô minh. Bằng mọi cách hãy tỉnh thức - điều này sẽ đem ông đến với cái Ta, và ông sẽ nhận ra rằng trong nó không hề có vô minh hay ảo tưởng. Giống như bảo rằng: Nếu có mặt trời thì làm sao có bóng tối? Dù ánh sáng mặt trời có chói lọi đến đâu thì bên dưới tảng đá vẫn là bóng tối. Tương tự như thế, trong cái bóng của ý thức “Ta là thân xác” chắc chắn có vô minh và ảo tưởng.

H: Tại sao ý thức thân xác lại xuất hiện?

M: Đừng hỏi “tại sao” mà hỏi “làm sao”. Chính bản chất của sự tưởng tượng sáng tạo là tự đồng hóa với những gì nó tạo ra. Ông có thể chấm dứt tưởng tượng bất cứ lúc nào bằng cách ngừng chú ý, hay qua sự tra vấn.

H: Liệu sáng tạo có trước sự tra vấn?

M: Trước tiên ông tạo ra một thế giới, rồi cái “Ta hiện hữu” trở thành một con người, con người đó không hạnh phúc vì rất nhiều lý do. Trên đường dấn thân đi tìm hạnh phúc, con người đó gặp một Đạo sư, và Đạo sư bảo: “Ông không phải là một con người, hãy tìm ra ông là ai.” Hắn làm theo và vượt ra ngoài.

H: Tại sao con người không làm như thế ngay từ đầu?

M: Con người không nghĩ ra. Hắn cần một ai đó bảo hắn.

H: Vậy là đủ?

M: Vậy là đủ.

H: Tại sao lại không đúng với trường hợp của tôi.

M: Ông không tin tưởng Ta.

H: Tại sao niềm tin của tôi yếu?

M: Tham ái và lo sợ làm cho tâm ông u tối. Tâm ông cần được làm cho trong sáng.

H: Tôi làm cho tâm trong sáng bằng cách nào?

M: Bằng cách quan sát nó thường xuyên. Không chú ý thì mê mờ, chú ý thì sáng tỏ.

H: Tại sao các Đạo sư Ấn Độ chủ trương vô hành động?

M: Hầu hết hành động của con người là vô giá trị, nếu không nói là hoàn toàn phá hoại. Bị khống chế bởi tham ái và lo sợ, con người chẳng làm được điều gì tốt lành. Ngưng làm các điều ác trước khi bắt đầu các điều lành. Do đó cần ngưng tất cả hành động trong một thời gian, để tìm hiểu những thôi thúc của chính mình và động cơ của sự thôi thúc; thấy rõ tất cả những gì hư giả trong cuộc sống của chính mình, thanh tẩy tất cả những điều ác trong tâm, rồi mới khởi sự công việc trở lại, bắt đầu với những nhiệm vụ hiển nhiên nhất của mình. Dĩ nhiên, nếu có dịp giúp ai đó thì hãy giúp bằng mọi cách và giúp ngay; đừng bắt họ chờ cho đến khi mình toàn hảo. Nhưng đừng trở thành một người chỉ biết làm việc thiện.

H: Tôi nhận thấy chẳng có mấy người làm điều thiện trong giới hành giả. Hầu hết những người tôi gặp quá mải mê với những xung đột nhỏ nhen của họ. Họ không còn tình cảm cho người khác.

M: Thái độ hướng ngã như thế chỉ là nhất thời. Hãy kiên nhẫn với những người như thế. Suốt nhiều năm họ chú ý đến đủ mọi thứ ngoại trừ chính họ. Hãy để họ quay lại với chính họ cho một sự thay đổi.

H: Kết quả của sự tỉnh thức chính mình là gì?

M: Ông trở nên sáng suốt hơn. Ông học trong sự tỉnh thức. Trong sự tỉnh thức chính mình, ông học về chính ông. Dĩ nhiên ông chỉ có thể học cái không phải là ông. Muốn biết cái mà ông là thì ông phải ra ngoài tâm.

H: Thế không phải sự tỉnh thức ở ngoài tâm?

M: Tỉnh thức là điểm từ đó tâm vượt ra khỏi chính nó vào thực tại. Trong sự tỉnh thức ông không tìm sự vừa ý, ông tìm sự thật.

H: Tôi nhận thấy tỉnh thức đem lại một trạng thái nội tâm tĩnh lặng, một trạng thái không còn tâm.

M: Đúng là như thế, nhưng chưa đủ. Đã bao giờ ông cảm nhận một sự rỗng rang trùm khắp trong đó vũ trụ bồng bềnh như một đám mây giữa bầu trời?

H: Thưa ông, trước tiên hãy để tôi biết rõ khoảng không gian bên trong của chính tôi.

M: Phá xập bức tường phân chia cái ý tưởng “Ta là thân xác” thì bên ngoài và bên trong sẽ là một.

H: Liệu tôi sẽ chết?

M: Sự hư hoại vật lý thì vô nghĩa. Chính sự bám víu vào cuộc sống tri giác ràng buộc ông. Nếu ông có thể chứng nghiệm sự trống rỗng nội tâm một cách rốt ráo thì sự bùng nổ vào cái toàn thể không còn bao xa.

H: Kinh nghiệm tâm linh của tôi thăng trầm tùy lúc. Có khi tôi cảm thấy rất tuyệt vời, có khi tôi cảm thấy thất vọng trở lại. Tôi như thằng bé điều khiển thang máy - lên rồi xuống, xuống rồi lên.

M: Tất cả những thay đổi trong ý thức là do ý tưởng “Ta là thân xác”. Loại bỏ được ý tưởng này thì tâm trở nên an định. Lúc đó chỉ có sự hiện hữu thuần túy, hoàn toàn không kinh nghiệm bất cứ gì riêng biệt. Nhưng muốn nhận ra cái đó ông phải làm theo những gì Đạo sư chỉ dạy. Chỉ nghe suông, thậm chí ghi nhớ, vẫn chưa đủ. Nếu ông không thường xuyên tinh tấn ứng dụng từng lời dạy của Đạo sư trong cuộc sống thường nhật thì đừng than vãn là mình không tiến bộ. Tất cả những tiến bộ thực sự đều không thể đảo ngược. Những thăng trầm chỉ cho thấy sự chỉ dạy của Đạo sư chưa nhập tâm, và chưa được thể hiện thành hành động một cách trọn vẹn.

H: Hôm trước ông có nói với chúng tôi rằng không hề có cái gì là nghiệp. Nhưng chúng tôi thấy mọi vật đều có một nguyên nhân và tổng thể các nguyên nhân đó có thể gọi là Karma.

M: Bao giờ ông còn tin mình là một thân xác thì ông còn gán ghép nguyên nhân cho tất cả mọi thứ. Ta không nói sự vật là không có nguyên nhân. Mỗi một sự vật có vô số nguyên nhân. Nó là như nó là, vì thế giới là như thế giới là. Khi phân thành chi nhánh, mỗi nguyên nhân bao trùm cả vũ trụ.

Khi nhận ra ông hoàn toàn tự do là cái mà ông bằng lòng là, và [khi nhận ra] ông là cái mà ông có vẻ là - vì do vô minh hoặc thờ ơ - thì ông tự do nổi loạn và thay đổi. Ông để cho ông là cái mà ông không phải. Rồi ông đi tìm nguyên nhân của cái không phải là ông! Đó chỉ là sự tìm kiếm vô ích. Không hề có nguyên nhân, nhưng ông lại không biết sự hiện hữu chơn thật của chính ông là toàn hảo và ở ngoài mọi nguyên nhân. Toàn thể vũ trụ có trách nhiệm về bất cứ gì xảy ra, và ông là nguồn gốc của vũ trụ.

H: Tôi hoàn toàn không biết mình là nguyên nhân của vũ trụ.

M: Vì ông không tìm hiểu. Tìm hiểu, tìm kiếm bên trong và ông sẽ biết.

H: Làm sao một hạt bụi như tôi có thể tạo nên vũ trụ bao la?

M: Khi ông bị lây nhiễm con vi khuẩn “Ta là thân xác” thì toàn thể vũ trụ đột nhiên xuất hiện. Nhưng khi nhàm chán nó, ông ấp ủ một số ý tưởng hoang đường về giải thoát, và theo đuổi những nguyên tắc hành động hoàn toàn vô ích. Ông tập trung, ông thiền quán, ông hành hạ tâm, thân - ông làm đủ mọi chuyện không cần thiết, nhưng ông không thấy được điều cốt lõi: loại bỏ con người.

H: Thoạt tiên chúng tôi có thể cầu nguyện và thiền quán một thời gian, trước khi sẵn sàng tìm hiểu chính mình.

M: Nếu tin như thế thì ông cứ làm. Đối với Ta, mọi trì hoãn chỉ phí phạm thời gian. Ông có thể bỏ qua tất cả những bước chuẩn bị, và đi thẳng vào sự tìm kiếm tối hậu bên trong. Trong tất cả các pháp Yoga, đó là pháp đơn giản nhất và đốn nhất.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh