Ta Là Cái Đó: Chương 56. Bên Ngoài Tâm Không Hề Có Đau Khổ

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 56. BÊN NGOÀI TÂM KHÔNG HỀ CÓ ĐAU KHỔ

Hỏi: Thấy ông ngồi trong nhà con trai chờ bữa ăn trưa, tôi thắc mắc không biết nội dung ý thức của ông có giống với của tôi, hay một phần nào đó khác biệt, hay hoàn toàn khác biệt. Không biết ông có cảm thấy đói và khát như tôi, mong cho bữa ăn sớm được dọn ra, hay tâm ông ở trong một trạng thái hoàn toàn khác biệt?

Maharaj: Chẳng có gì khác biệt lắm trên bề mặt, nhưng ở dưới sâu thì rất nhiều. Ông chỉ biết ông qua các cảm thọ và tâm, ông cho ông là những gì chúng đề khởi. Vì không có được sự hiểu biết trực tiếp về chính mình, ông chỉ có những ý tưởng về ông mà tất cả đều tầm phào, gián tiếp, và nghe nói. Ông cho bất cứ gì ông nghĩ ông là - là sự thật. Cái thói quen tưởng tượng rằng ông là một cái gì đó có thể nhận thức được và mô tả được - rất mãnh liệt trong ông.

Ta thấy như ông thấy, nghe như ông nghe, nếm như ông nếm, ăn như ông ăn. Ta cũng cảm thấy đói, khát và mong đợi thức ăn được dọn đúng giờ. Khi nhịn đói hay đau ốm thân và tâm Ta suy yếu. Tất cả những trạng thái như thế Ta nhận thức rất rõ, nhưng một cách nào đó Ta không ở trong chúng. Ta cảm thấy như thể Ta nổi trên chúng, xa lìa và bất tùy thuộc. Có sự xa lìa và bất tùy thuộc, cũng có cảm giác đói và khát, cũng có cả sự biết về tất cả những thứ đó, và một ý thức về một khoảng cách mênh mông, như thể là thân, tâm và tất cả những gì xảy ra cho thân, tâm ở một nơi nào đó xa xăm tận chân trời. Ta giống như một màn ảnh xinê - trong sáng và trống không - phim ảnh đi ngang qua đó và biến mất, để lại màn ảnh trong sáng và trống không như trước kia. Màn ảnh không hề bị tác động bởi phim chiếu, và phim chiếu cũng không hề bị tác động bởi màn ảnh. Màn ảnh ngăn ánh sáng lại và phản chiếu các hình ảnh, nó không tạo ra các hình ảnh. Màn ảnh chẳng có liên quan nào với cuốn phim. Cuốn phim là cuốn phim - một mớ định mệnh - không phải định mệnh của Ta mà là định mệnh của những người trên màn ảnh.

H: Ông không có ý nói rằng những người trong phim ảnh có định mệnh! Họ thuộc về một chuyện phim, mà chuyện phim thì không phải của họ.

M: Thế còn ông? Ông định hình cuộc đời hay cuộc đời định hình ông?

H: Vâng, ông nói đúng. Một câu chuyện đời tự trải ra và tôi là một trong các diễn viên trong đó. Tôi không có hiện hữu nào ngoài nó, cũng như nó không thể hiện hữu mà không có tôi. Tôi chỉ là một nhân vật, chứ không phải một con người.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

M: Khi bắt đầu định hình cuộc đời của chính mình - thay vì

chấp nhận cuộc đời như nó đến - thì nhân vật trở thành con người, rồi đồng hóa chính mình với cuộc đời.

H: Khi tôi hỏi và ông trả lời, một cách chính xác chuyện gì xảy ra?

M: Câu hỏi và câu trả lời - cả hai đều xuất hiện trên màn ảnh. Môi cử động, thân xác nói, rồi màn ảnh lại trở về với sự trong sáng và trống không.

Mua đá năng lượng:

H: Khi nói trong sáng và trống không, ông muốn nói gì?

M: Ta muốn nói là hoàn toàn không có nội dung. Ta không thể nhận thức được hay hiểu được đối với chính Ta; không có gì để Ta có thể chỉ vào đó và bảo: “Đây là Ta.” Ông đồng hóa chính ông với bất cứ gì một cách dễ dàng, Ta thì không thể như thế. Nhận thức: “Ta không phải là cái này hay cái kia, hay không có gì là của Ta” mãnh liệt trong Ta đến nỗi ngay khi có một cái gì, hay một ý nghĩ xảy ra thì lập tức ý thức “Cái này không phải Ta” xuất hiện.

H: Ông muốn nói rằng suốt đời ông, ông chỉ lập đi lập lại “Cái này không phải Ta, cái kia không phải Ta?”

M: Dĩ nhiên là không. Ta nói ra để cho ông hiểu. Nhờ ân đức của Tôn sư, Ta đã nhận ra một lần và vĩnh viễn rằng Ta không phải là đối tượng hay chủ thể, Ta không cần lúc nào cũng nhắc nhớ chính mình.

H: Tôi không nắm bắt một cách chính xác ý ông khi ông bảo rằng ông không phải là đối tượng hay chủ thể. Ngay lúc này, khi ông và tôi đang nói chuyện, không phải tôi là đối tượng mà ông kinh nghiệm, còn ông là chủ thể?

M: Ông xem đây, ngón tay cái của Ta chạm vào ngón tay trỏ. Cả hai cùng chạm và bị chạm. Khi sự chú ý của Ta đặt vào ngón cái thì ngón cái là người cảm nhận, và ngón trỏ là - cái Ta. Thay đổi tiêu điểm của sự chú ý thì tương quan đảo ngược. Ta nhận thấy rằng một cách nào đó, bằng cách thay đổi tiêu điểm của sự chú ý, Ta trở thành chính cái mà Ta quan sát và kinh nghiệm ý thức của nó; Ta trở thành nhân chứng nội tại của cái đó. Ta gọi cái khả năng thể nhập những tiêu điểm khác của ý thức là tình yêu. Ông có thể đặt cho nó bất cứ cái tên nào ông thích. Tình yêu bảo: “Ta là tất cả.” Trí tuệ bảo: “Ta không là gì cả.” Ở giữa hai cái là cuộc sống của Ta trôi chảy. Vì vào bất cứ điểm nào trong thời gian và không gian Ta đều có thể trở thành cả chủ thể lẫn đối tượng của kinh nghiệm, nên Ta bảo: Ta là cả hai, mà chẳng phải cả hai, và ở ngoài cả hai.

H: Ông phát biểu những điều rất lạ lùng về chính ông. Điều gì khiến ông nói như thế? Ông nói ông ở ngoài không gian và thời gian nghĩa là thế nào?

M: Ông hỏi và câu trả lời bật ra. Ta quan sát chính Ta - Ta quan sát câu trả lời và thấy không có gì mâu thuẫn. Ta biết rõ rằng Ta đang nói với ông sự thật. Tất cả chỉ đơn giản như thế. Miễn là ông tin Ta nói điều Ta muốn nói, và Ta rất nghiêm túc. Ta đã nói với ông rồi, Tôn sư chỉ cho Ta bản tánh chơn thật của Ta - và bản tánh chơn thật của thế giới. Khi nhận ra Ta là một với thế giới nhưng vẫn ở ngoài thế giới thì Ta trở nên tự do đối với tham ái và lo sợ. Ta đã không biện luận rằng Ta phải tự do - Ta nhận ra chính Ta tự do - một cách bất ngờ, mà không hề cố gắng. Từ đó đến nay sự tự do đối với tham ái và lo sợ này vẫn còn trong Ta. Ta còn nhận ra một điều nữa là Ta không cần phải dụng công - hành động đi liền theo ý nghĩ, không chậm trễ hay va chạm. Ta cũng nhận thấy ý nghĩ trở nên tự viên mãn, và mọi thứ rơi vào đúng chỗ của nó một cách êm thấm. Sự thay đổi quan trọng xảy ra trong tâm; tâm trở nên tịnh và lặng, tâm phản ứng bén nhạy nhưng không làm cho phản ứng trở nên thường xuyên. An nhiên tự tại trở thành một lối sống, cái thật trở nên tự nhiên và cái tự nhiên trở nên thật. Và quan trọng hơn tất cả, tình cảm bao la, tình yêu, sự kín đáo và tĩnh lặng, chiếu sáng khắp mọi phương, bao trùm tất cả, làm cho tất cả trở nên thù thắng và đẹp đẽ, uy nghi và tốt lành.

H: Chúng tôi nghe nói các năng lực Yoga phát sinh tùy nghi trong một người đã nhận ra sự hiện hữu chơn thật của chính mình.

Ông có kinh nghiệm nào về những năng lực như thế?

M: Năm thân của con người (vật lý, vân vân) có những năng lực tiềm tàng ngoài những mơ tưởng phóng túng nhất của chúng ta. Không những toàn thể vũ trụ được phản ảnh trong con người, mà cả cái năng lực điều hành vũ trụ lúc nào cũng sẵn sàng để con người sử dụng. Người có trí tuệ không nao nức sử dụng những năng lực như thế, trừ khi tình huống yêu cầu. Người đó nhận thấy các khả năng và sự khéo léo của tính cách con người đủ dùng trong những vấn đề của cuộc sống thường ngày. Bằng sự luyện tập chuyên biệt, người ta có thể phát huy một năng lực nào đó, nhưng ai còn phô trương những năng lực như thế thì còn trong vòng ràng buộc. Người có trí tuệ không cho bất cứ gì là của riêng mình. Nếu có một phép lạ ở một nơi nào đó, vào một thời điểm nào đó, được gán cho một ai đó, thì người trí tuệ không đặt ra một quan hệ nhân quả nào giữa các sự kiện và con người, và cũng không cho phép đưa ra một kết luận. Tất cả đã xảy ra như nó đã xảy ra vì nó đã phải xảy ra; mọi thứ xảy ra như mọi thứ xảy ra, bởi vì vũ trụ hiện hữu như nó hiện hữu.

H: Hình như vũ trụ không phải là một nơi hạnh phúc để sống. Vì sao lại có quá nhiều đau khổ đến thế?

M: Đau đớn là vật lý, đau khổ là tâm lý. Bên ngoài tâm không hề có đau khổ. Đau đớn chỉ là một dấu hiệu cho thấy thân xác gặp nguy hiểm và đòi hỏi phải được chăm sóc. Tương tự như thế, đau khổ báo cho chúng ta biết rằng cái cơ cấu của ký ức và thói quen mà chúng ta gọi là con người - Vyakti - bị đe dọa bởi sự mất mát hay thay đổi. Đau đớn là cần thiết cho sự sinh tồn của thân xác, nhưng không có gì buộc ông phải đau khổ. Đau khổ hoàn toàn do thái độ bám giữ hay cưỡng lại gây ra; nó biểu hiện thái độ miễn cưỡng của chúng ta trong sự tiến tới và tùy thuận với cuộc sống.

Một cuộc sống lành mạnh thì không còn đau đớn, một cuộc sống thánh thiện thì không còn đau khổ.

H: Chẳng có ai đau khổ hơn thánh nhân.

M: Họ nói với ông, hay chính ông nói thế? Điều quan yếu của sự thánh thiện là là hoàn toàn chấp nhận khoảnh khắc hiện tại, hòa hợp với tất cả như chúng đang xảy ra. Bậc thánh nhân không hề muốn sự vật khác với những gì chúng là, vì biết rằng - xét đến tất cả các yếu tố - chúng là bất khả tránh. Bậc thánh nhân thân thiện với cái bất khả tránh, và, do đó không đau khổ. Bậc thánh nhân có thể biết sự đau đớn nhưng sự đau đớn không thể khuất phục bậc thánh nhân. Bậc thánh nhân có thể làm những gì cần thiết để lập lại sự quân bình đã mất - hoặc cũng có thể bậc thánh nhân cứ để mọi chuyện xảy ra theo giòng luân lưu của chúng.

H: Bậc thánh nhân có thể chết.

M: Thế thì đã sao? Sống mãi người đó được gì, và chết đi người đó mất gì? Cái được sinh ra thì phải chết. Cái chưa bao giờ được sinh ra thì không thể chết. Cho mình là cái nào thì hoàn toàn tùy thuộc người đó.

H: Giả sử ông đau ốm thập tử nhất sinh. Ông có hối tiếc hay ân hận gì không?

M: Nhưng Ta đã chết, hay đúng ra là Ta không sống mà cũng chẳng chết. Ông thấy thân xác Ta hành hoạt theo thói quen của nó và đưa ra những kết luận. Ông không chịu nhìn nhận rằng mọi kết luận của ông không thể ràng buộc được ai ngoài chính ông. Hãy thấy được rằng hình ảnh mà ông có về Ta là hoàn toàn sai lầm; ngay cả hình ảnh mà ông có về chính ông cũng lầm nốt, nhưng đó là vấn đề của ông. Ông không cần thiết phải tạo ra vấn đề cho Ta, rồi yêu cầu Ta giải quyết. Ta không tạo ra vấn đề và cũng chẳng giải quyết vấn đề.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh