Ta Là Cái Đó: Chương 39. Chỉ Cái Ta Là Thật

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 39. CHỈ CÁI TA LÀ THẬT

Maharaj: Thế giới chỉ là một vở tuồng, trông hào nhoáng nhưng rỗng tuếch. Nó vừa có mà vừa không. Chừng nào Ta muốn thấy và tham dự trong đó thì nó có. Khi Ta không còn để ý thì nó biến mất. Nó không có nguyên nhân và cũng chẳng phục vụ cho một mục đích nào. Nó chỉ xảy ra khi chúng ta đãng trí. Nó xuất hiện một cách chính xác như cái vẻ bề ngoài của nó, nhưng bên trong nó không có chiều sâu mà cũng chẳng có ý nghĩa. Chỉ có người chứng kiến là thật, gọi người đó là Ta hay Tiểu Ngã - Atma. Đối với cái Ta thế giới chỉ là một vở tuồng đầy mầu sắc, cái Ta thưởng thức vở tuồng chừng nào nó còn đó, và quên mất vở tuồng khi nó kết thúc. Bất cứ gì diễn ra trên sân khấu đều làm cái Ta rùng mình sợ hãi, hay ôm bụng cười, nhưng cái Ta luôn luôn biết đó là một vở tuồng. Cái Ta thưởng thức vở tuồng như đang diễn ra, mà không hề tham ái hay lo sợ.

Hỏi: Con người dù đắm chìm trong thế giới nhưng vẫn có một cuộc đời đầy hương vị. Con người khóc, cười, yêu và ghét, ước muốn và lo sợ, đau khổ và vui sướng. Còn cuộc đời của một Gnani - người không còn tham ái và lo sợ - thì thế nào? Gnani có xa rời thực tế trong thái độ xa cách của mình?

M: Cảnh giới của Gnani không hoang lieu đến thế đâu. Nó có hương vị của sự an lạc thuần túy, sẵn có và không thể tan loãng. Người giác ngộ thì hạnh phúc và hoàn toàn biết rõ hạnh phúc là bản tánh của mình, người giác ngộ không cần phải làm gì, mà cũng chẳng cần phấn đấu để được nó. Hạnh phúc theo liền với người giác ngộ; nó thật hơn cả thân xác, và gần hơn cả tâm. Ông tưởng rằng không có nguyên nhân thì không thể có hạnh phúc. Tùy thuộc vào bất cứ gì để có hạnh phúc, đối với Ta, là vô cùng khốn khổ.

Lạc thú và đau khổ có nguyên nhân, còn trạng thái của Ta là của chính Ta, hoàn toàn phi nhân duyên, bất tùy thuộc và bất khả xâm phạm.

H: Cũng giống như một vở kịch trên sân khấu?

M: Vở kịch được viết ra, được dàn dựng, và được diễn tập. Còn thế giới đột nhiên xuất hiện từ cái không, rồi trở về với cái không.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

H: Không có người tạo ra nó? Vậy không phải thế giới ở trong tâm của Đại Ngã - Brahma - trước khi nó được tạo ra?

M: Chừng nào còn ở bên ngoài trạng thái của Ta thì ông còn có các Đấng Tạo Hóa, Đấng Giữ Gìn, Đấng Hủy Diệt, nhưng một khi đã thể nhập với Ta thì ông chỉ còn biết cái Ta, và thấy chính ông trong tất cả.

H: Dù sao thì ông vẫn hành động.

M: Khi bị chóng mặt ông thấy thế giới quay cuồng. Bị ám ảnh với ý nghĩ cứu cánh và phương tiện, việc làm và mục đích, nên ông thấy Ta có vẻ đang hành động. Thật ra, Ta chỉ quan sát. Bất cứ gì được thực hiện, chỉ ở trên sân khấu. Vui sướng và đau khổ, sống và chết chỉ thật đối với những ai còn bị ràng buộc; còn đối với Ta tất cả những cái đó chỉ diễn ra trong vở kịch, và cũng hư cấu như chính vở kịch.

Mua đá năng lượng:

Có thể Ta cảm nhận thế giới cũng như ông, nhưng ông tin là ông ở trong đó, còn Ta thấy nó như một giọt óng ánh trong đại dương bao la của ý thức.

H: Chúng ta đều trở nên già nua. Tuổi già thì chẳng vui thú gì - đau đớn và bệnh hoạn, suy yếu và cái chết đến gần. Là một người cao niên, bậc giác ngộ cảm thấy thế nào? Cái Ta bên trong của bậc giác ngộ nhìn sự lãi suy của chính mình ra sao?

M: Càng về già người giác ngộ càng an lạc. Xét cho cùng thì người ấy đang về nhà. Cũng như một lữ khách sắp sửa đến đích, gom góp hành lý và rời con tầu không chút lưu luyến.

H: Rõ ràng là có một sự mâu thuẫn. Chúng tôi được biết Gnani ở ngoài mọi thay đổi. Hạnh phúc của bậc giác ngộ bất tăng bất giảm. Làm sao Gnani lại vui mừng vì già đi, chưa kể đến sự lão suy của thân xác, và những phiền trược khác.

M: Chẳng có gì mâu thuẫn. Vòng quay của định mệnh sắp ngừng - tâm mừng vui. Tấm màn của sự tồn tại thân xác được kéo lên - gánh nặng thân xác ngày một trở nên nhẹ dần.

H: Giả sử như Gnani bị ốm. Vị ấy bị cúm và các khớp xương đau nhức. Trạng thái trong tâm của Gnani lúc đó như thế nào?

M: Mọi cảm thọ đều được quan sát trong sự thanh thản tuyệt đối. Không có sự mong cầu và cũng không có sự từ khước một cảm thọ nào. Nó như thế là nó như thế, và người giác ngộ nhìn nó với một nụ cười vô tư trìu mến.

H: Gnani có thể tách ra khỏi sự đau đớn của chính mình, nhưng sự đau đớn vẫn còn đó.

M: Sự đau đớn có đó nhưng chẳng có gì quan trọng. Dù ở trong bất cứ trạng thái nào, Ta cũng đều thấy đó là một trạng thái của tâm và chấp nhận như chính nó .

H: Đau đớn là đau đớn. Ông vẫn phải kinh nghiệm nó thôi.

M: Người nào kinh nghiệm thân xác thì kinh nghiệm đau khổ và lạc thú của thân xác. Ta không phải thân xác mà cũng chẳng phải người kinh nghiệm thân xác.

H: Giả sử bây giờ ông hai mươi lăm tuổi. Việc lập gia đình đã được sắp xếp và hoàn tất, trách nhiệm gia đình đè nặng lên ông. Ông cảm thấy thế nào?

M: Cũng giống như Ta đang cảm thấy bây giờ. Ông cứ khăng khăng cho rằng trạng thái nội tâm của Ta được đúc nặn từ các sự kiện bên ngoài. Không phải vậy. Bất cứ gì xảy ra thì Ta vẫn như thế. Ở ngay gốc rễ sự hiện hữu của Ta là tánh biết thuần túy, một điểm sáng chói lọi. Điểm sáng này, do bản thể của nó, chiếu sáng và tạo ra những hình ảnh trong không gian và diễn tiến trong thời gian - một cách dễ dàng và tùy nghi. Chừng nào nó chỉ biết thuần túy thì chẳng có gì xảy ra. Nhưng khi tâm phân biệt xuất hiện và tạo ra những tính cách khác biệt thì lạc thú và đau khổ khởi sinh. Trong khi ngủ, tâm ở trong trạng thái trống vắng, đau khổ và lạc thú cũng vậy. Tiến trình sáng tạo vẫn tiếp tục nhưng không có sự chú ý. Tâm là một hình thức của ý thức, và ý thức là một phương diện của sự sống. Sự sống tạo ra tất cả, còn cái Tối Thượng ở bên ngoài tất cả.

H: Cái Tối Thượng là chủ nhân và ý thức là tôi tớ?

M: Vị chủ nhân ở trong ý thức, chứ không ở ngoài ý thức. Trong tương quan với ý thức - cái Tối thượng vừa là sự sáng tạo vừa là sự xóa bỏ, vừa cụ thể vừa trừu tượng, vừa là tâm điểm vừa là vũ trụ. Mà nó cũng không phải những cái nói trên. Ngôn từ không thể đạt đến nó, mà tâm cũng thế.

H: Gnani có vẻ là một sự hiện hữu rất cô độc, hoàn toàn chỉ có một mình.

M: Người giác ngộ thì đơn độc, nhưng cũng là tất cả. Thậm chí người giác ngộ cũng không phải là một sự hiện hữu. Người giác ngộ là sự hiện hữu của tất cả mọi hiện hữu. Mà cũng không phải thế. Không ngôn từ nào có thể áp dụng. Người giác ngộ là cái mà người ấy , người giác ngộ là đất mà từ đó tất cả mọc ra.

H: Ông không sợ chết sao?

M: Để Ta kể cho ông nghe Tôn sư của Ta đã chết như thế nào. Sau khi thông báo là sự kết thúc cận kề, ngài không ăn gì nữa, nhưng vẫn giữ nguyên sinh hoạt thường nhật. Đến ngày thứ mười một, vào giờ cầu nguyện ngài hát và vỗ tay thật to rồi hốt nhiên thị tịch! Đúng như thế, giữa hai khoảnh khắc, như một ngọn nến bị thổi tắt. Người ta sống thế nào thì chết thế ấy. Ta không sợ chết vì Ta không sợ sống. Ta sống một cuộc sống hạnh phúc và Ta sẽ chết một cái chết hạnh phúc. Sinh ra thì khổ nhưng chết thì không. Tất cả đều tùy thuộc vào cách ông nhìn nó.

H: Không thể có bằng chứng nào về trạng thái của ông. Tất cả những gì tôi biết là do ông nói lại. Tất cả những gì tôi thấy là một ông già độc đáo.

M: Ông là một ông già độc đáo, chứ không phải Ta! Chưa bao giờ Ta được sinh ra. Làm sao Ta già? Ta xuất hiện như thế nào đối với ông thì chỉ tồn tại trong tâm ông. Ta chẳng quan tâm đến nó.

H: Dù là một giấc chiêm bao, ông vẫn là một giấc chiêm bao lạ thường nhất.

M: Ta là giấc chiêm bao có thể làm ông tỉnh giấc. Ông sẽ có bằng chứng về nó ngay khi ông chợt tỉnh.

H: Giả sử, ông được tin tôi chết. Có người đến báo với ông: “Ông biết ông đó chứ? Ông ấy chết rồi.” Phản ứng của ông sẽ như thế nào?

M: Ta sẽ vui mừng vì có ông về nhà. Thật sự vui mừng khi thấy ông thoát khỏi sự ngu xuẩn.

H: Sự ngu xuẩn nào?

M: Sự ngu xuẩn của ý nghĩ cho rằng ông đã được sinh ra và chết đi, ông là một thân xác tiêu biểu cho một cái tâm, và tất cả những thứ vớ vẩn như thế. Trong thế giới của Ta không có ai được sinh ra và cũng chẳng có ai chết đi. Có người đi xa rồi trở về, có người chẳng bao giờ đi đâu. Mà thật ra thì chẳng có gì khác biệt vì họ chỉ đi chơi xứ chiêm bao, mỗi người được gói trọn trong giấc chiêm bao của riêng mình. Chỉ sự thức tỉnh mới quan trọng. Biết được cái “Ta hiện hữu” là thực tại và cũng là tình yêu - là đủ.

H: Cách tiếp cận của tôi không được rốt ráo như thế nên mới khởi sinh câu hỏi. Ở khắp phương Tây người ta đi tìm một cái gì đó chơn thật. Họ trông cậy vào khoa học, mà khoa học cho họ biết rất nhiều về vật, rất ít về tâm, và không có gì về bản thể và mục đích của ý thức. Đối với người phương Tây, thực tại thì khách quan, và ở bên ngoài những gì có thể quan sát được, có thể mô tả được một cách trực tiếp hay bằng suy luận; còn phương diện chủ quan của thực tại thì họ không biết gì cả. Thật vô cùng quan trọng để cho họ biết rằng có thực tại, và thực tại chỉ có thể tìm ra trong sự giải thoát ý thức khỏi vật, cùng những hữu hạn và xuyên tạc của nó. Hầu hết mọi người trên thế gian này không biết được rằng có thực tại, mà thực tại chỉ có thể được tìm thấy và chứng nghiệm trong ý thức. Nếu chính họ nghe được tin lành đó từ một người đã thân chứng thực tại thì quả là một điều vô cùng quan trọng. Những nhân chứng như thế luôn luôn tồn tại, và các chứng ngôn của họ thật vô cùng quý giá.

M: Hiển nhiên là như thế. Chân lý về sự giác ngộ chính mình, một khi đã được nghe thì không bao giờ có thể quên được. Cũng như một hạt giống đã gieo xuống đất, khi thời tiết thuận tiện sẽ đâm chồi và lớn thành một đại thụ.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh