Ta Là Cái Đó: Chương 35. Sự Giết Hại Gây Đau Khổ Cho Kẻ Giết, Chứ Không Phải Người Bị Giết

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 35. SỰ GIẾT HẠI GÂY ĐAU KHỔ CHO KẺ GIẾT, CHỨ KHÔNG PHẢI NGƯỜI BỊ GIẾT

Hỏi: Một ngàn năm về trước có một người đã sống và chết đi. Tính cách cá biệt tức thân vi tế của người đó - Antahkarana - tái xuất hiện trong một thân xác mới. Vì sao người đó không nhớ được kiếp trước của mình? Và nếu người đó nhớ được thì liệu có thể đưa ký ức về tiền kiếp đó vào ý thức?

Maharaj: Làm sao ông biết được cùng một con người tái xuất hiện vào thân xác mới? Một thân xác mới có thể là một con người hoàn toàn mới.

H: Hãy tưởng tượng một hũ ghee. Khi cái hũ bể, ghee còn lại và được chuyển sang một hũ khác. Cái hũ cũ có mùi riêng của nó, và cái hũ mới cũng vậy. Ghee sẽ mang mùi của hũ này sang hũ khác. Tương tự như thế, thân thức của một người được di chuyển từ thân này sang thân khác.

M: Tốt. Khi có thân, những đặc điểm riêng biệt của thân tạo ra những biểu hiện của một con người. Khi không có thân, thân thức thuần túy của chúng ta ở trong ý thức “Ta hiện hữu”. Khi ông tái sinh vào một thân mới, cái thế giới đã kinh nghiệm trước kia ở đâu?

H: Mỗi thân kinh nghiệm thế giới riêng của nó.

M: Trong cái thân hiện tại thì cái thân cũ chỉ là một ý tưởng,

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

hay là một ký ức?

H: Dĩ nhiên là một ý tưởng. Làm sao bộ óc có thể nhớ được cái mà nó chưa kinh nghiệm?

M: Ông vừa trả lời câu hỏi của chính ông. Việc gì phải đùa giỡn với những ý tưởng? Hãy bằng lòng với những gì ông biết chắc. Cái duy nhất mà ông biết chắc là cái “Ta hiện hữu”. Hãy ở với nó, buông bỏ tất cả mọi thứ khác. Đó là Yoga.

H: Tôi chỉ có thể buông bỏ bằng ngôn từ. Giỏi lắm là tôi có thể nhớ và lặp lại: “Cái này không phải là Ta, cái này không phải là của Ta. Ta ở ngoài tất cả những cái này.”

Mua đá năng lượng:

M: Thế là tốt rồi. Trước tiên là bằng ngôn từ, rồi bằng tâm và cảm thọ, rồi trong hành động. Hãy chú ý vào thực tại trong ông và nó sẽ hiển lộ. Cũng như đánh sữa làm bơ. Hãy làm đúng cách và chuyên cần thì chắc chắn kết quả sẽ đến.

H: Làm sao cái tuyệt đối có thể là kết quả của một tiến trình?

M: Ông nói đúng, cái tương đối không thể đem lại cái tuyệt đối. Nhưng cái tương đối có thể ngăn trở cái tuyệt đối, cũng như nếu không đánh sữa thì không thể làm bơ tách ra khỏi sữa. Chính cái thật tạo nên sự thúc giục; cái bên trong thúc giục và cái bên ngoài đáp ứng bằng sự quan tâm và tinh tấn. Nhưng tối hậu thì chẳng có bên trong mà cũng chẳng có bên ngoài; ánh sáng của ý thức vừa là người sáng tạo vừa là vật được sáng tạo, vừa là người kinh nghiệm vừa là kinh nghiệm, vừa là thân xác vừa là cái thị hiện qua thân xác. Hãy để tâm đến nguồn năng lực phóng chiếu ra tất cả những cái đó, rồi mọi vấn đề của ông sẽ chấm dứt.

H: Năng lực phóng chiếu đó là gì?

M: Đó là trí tưởng tượng được thôi thúc bởi lòng ham muốn.

H: Tôi biết tất cả những điều đó, nhưng tôi chẳng có một quyền năng gì đối với chúng.

M: Lại thêm một ảo tưởng nữa của ông, do sự vọng cầu kết quả.

H: Có gì là không đúng với một hành vi có chủ đích?

M: Hành vi có chủ đích không dùng được ở đây. Trong những vấn đề như thế này không hề có mục đích, mà cũng chẳng có hành động. Tất cả những gì ông cần là lắng nghe, ghi nhớ, và tư duy. Cũng giống như ăn. Tất cả những gì ông có thể làm là cắn, nhai và nuốt, sau đó là hoàn toàn vô thức và tự động. Lắng nghe, ghi nhớ và hiểu - tâm vừa là diễn viên vừa là sân khấu. Tất cả đều thuộc về tâm, mà ông thì không phải là tâm. Tâm được sinh ra và tái sinh, chứ không phải ông. Tâm tạo ra thế giới và tính đa dạng tuyệt vời của nó. Trong một vở tuồng, ông cần đủ loại nhân vật và tình huống khác nhau, tương tự như thế ông cần mỗi thứ một ít để tạo ra thế giới.

H: Trong một vở tuồng thì chẳng có ai đau khổ.

M: Trừ khi một người tự đồng hóa mình với nó. Đừng đồng hóa ông với thế giới thì ông sẽ không đau khổ.

H: Nhưng người khác sẽ đau khổ.

M: Vậy thì hãy bằng mọi cách làm cho thế giới của ông hoàn hảo. Nếu tin vào Thượng đế, hãy cùng tạo dựng với Ngài. Nếu không tin vào Thượng đế, thì hãy trở thành Thượng đế. Hoặc là thấy thế giới như một vở tuồng, hoặc là xây dựng nó bằng tất cả sức lực của mình. Hoặc cả hai.

H: Thế còn nội thân hay tính cách cá biệt của người chết? Chuyện gì sẽ xảy ra với nó khi người đó chết đi? Ông có đồng ý là nó sẽ tiếp tục trong một thân xác khác?

M: Nó tiếp tục và nó cũng không tiếp tục. Tất cả còn tùy thuộc vào cách ông nhìn nó. Xét cho cùng thì cái gì là tính cách cá biệt? Một sự tiếp tục trong ký ức? Liệu ông có thể nói đến tính cách cá biệt mà không có ký ức?

H: Có chứ, tôi có thể. Một đứa bé có thể không biết cha mẹ là ai, nhưng các đặc tính di truyền trong nó vẫn có đó.

M: Ai nhận ra những đặc tính di truyền đó? Phải có một người với một ký ức để ghi nhận và so sánh. Ông có thấy rằng ký ức cũng giống như cái khung dệt của đời sống tâm lý, và tính cách cá biệt chỉ là một kiểu mẫu của các sự kiện xảy ra trong thời gian và không gian. Thay đổi kiểu mẫu là ông thay đổi con người.

H: Kiểu mẫu rất cần thiết và quan trọng. Nó có giá trị riêng của nó. Nếu nói rằng một mẫu dệt đơn thuần chỉ là những sợi chỉ đã được nhuộm mầu thì ông bỏ qua điều quan trọng nhất - cái đẹp của nó. Hoặc, nếu ông bảo rằng quyển sách chỉ là một xấp giấy với những dấu mực in thì ông bỏ qua ý nghĩa trong đó. Tính cách cá biệt rất quý giá vì nó là nền tảng của một cá nhân, nó làm cho mỗi người trong chúng ta là độc nhất và bất khả thay thế. “Ta hiện hữu” là trực giác của tính một duy nhất.

M: Đúng và sai. Tính cách cá biệt, tính cách cá nhân, tính độc nhất - chúng là những phương diện quý giá nhất của tâm, nhưng chỉ của tâm mà thôi. “Ta là tất cả những gì hiện hữu” cũng là một kinh nghiệm có giá trị tương đương. Cái riêng biệt và cái chung nhất thì bất khả phân. Chúng là hai phương diện của cái vô danh xưng, được nhìn từ cả bên ngoài lẫn bên trong. Điều đáng tiếc là ngôn từ chỉ có thể đề cập về nó, nhưng không chuyên chở được nó.

Hãy tìm cách siêu vượt ngôn từ.

H: Cái gì chết theo với cái chết?

M: Cái ý nghĩ “Ta là thân xác này” chết; nhân chứng thì không.

H: Những người theo giáo phái Jana tin vào tính cách đa nhân chứng, luôn luôn tách biệt nhau.

M: Đó là truyền thống của họ, dựa trên kinh nghiệm của những vĩ nhân nào đó. Nhân chứng duy nhất phản chiếu tự thân thành cái “Ta hiện hữu” trong vô số thân xác. Chừng nào các thân xác đó, dù vi tế đến đâu, còn tồn tại thì cái “Ta hiện hữu” xuất hiện như là nhiều. Bên ngoài thân xác chỉ có Một duy nhất.

H: Thượng đế?

M: Đấng sáng tạo là một người, thân người đó là thế giới. Cái Một vô danh xưng thì siêu vượt thánh thần.

H: Đạo sư Ramana Maharsi đã mất. Cái chết đã tạo ra sự

khác biệt nào đối với ông ấy?

M: Chẳng có gì khác biệt. Ông ấy là cái mà ông ấy đã là - Thực tại Tuyệt đối.

H: Nhưng đối với người thường thì cái chết tạo ra một sự khác biệt.

M: Trước khi chết người đó nghĩ mình là cái gì thì sẽ tiếp tục là cái đó sau khi chết. Hình ảnh về chính mình (self-image) của người đó vẫn còn.

H: Hôm trước ông có giải thích về điều các bậc giác ngộ dùng da thú để ngồi thiền, vân vân. Tôi vẫn không cảm thấy thuyết phục. Biện minh bằng cách nêu lên phong tục và truyền thống thì quá dễ. Phong tục có thể tàn ác và truyền thống có thể đồi bại. Phong tục và truyền thống là cách giải thích nhưng không thể biện minh.

M: Ta chưa bao giờ có ý nói rằng vô luật lệ sẽ theo sau sự giác ngộ chính mình. Một người đã giải thoát là một người vô cùng tuân thủ luật pháp nhưng là luật của cái Ta chơn thật, không phải luật pháp của xã hội. Người đã giải thoát có thể tuân thủ hay vi phạm luật pháp của xã hội tùy theo tình huống và sự cần thiết, nhưng chẳng bao giờ làm chuyện kỳ cục hay mất trật tự.

H: Tôi không thể chấp nhận sự biện minh bằng phong tục và thói quen.

M: Khó khăn là ở trong quan điểm khác biệt của chúng ta. Ông nói từ quan điểm thân-tâm. Quan điểm của Ta thuộc về nhân chứng. Sự khác biệt đó là căn bản.

H: Nhưng, tàn ác vẫn là tàn ác.

M: Chẳng có gì bắt buộc ông phải tàn ác.

H: Lợi dụng sự tàn ác của người khác là tàn ác dấu tay.

M: Nếu nhìn kỹ vào tiến trình sống, ông sẽ thấy sự tàn ác ở khắp nơi, sự sống này sống bằng sự sống khác. Đó là một thực tế, nhưng điều đó không làm ông cảm thấy tội lỗi vì sống. Ông bắt đầu một cuộc sống tàn ác bằng cách gây cho mẹ ông không biết bao nhiêu phiền nhiễu. Suốt đời ông cho đến khi chết ông tranh giành ăn, mặc, chỗ ở, bám víu vào thân xác, giành giật cho các nhu cầu của nó, muốn nó được an ổn trong một thế giới của sự bất trắc và cái chết. Nhìn từ quan điểm thú tính, bị giết hại không phải là hình thức rùng rợn nhất của cái chết; dĩ nhiên người ta vẫn muốn chết vì bệnh hoạn, và lão suy hơn. Sự tàn ác nằm ở động cơ giết, chứ không phải sự giết. Giết hại gây đau khổ cho kẻ giết, chứ không phải người bị giết.

H: Đồng ý, vậy thì một người không nên nhận gì của những tay thợ săn và bọn đồ tể.

M: Ai bảo ông nhận?

H: Ông nhận.

M: Đó là cách ông nhìn Ta! Ông tố cáo, buộc tội, lên án và thi hành án nhanh quá! Nhưng tại sao lại bắt đầu với Ta mà không phải với chính ông?

H: Một người như ông phải làm gương.

M: Ông sẵn sàng theo gương Ta chứ? Ta đã chết đi đối với thế giới. Ta chẳng muốn gì cả, ngay cả sống. Hãy là như Ta là, làm như Ta làm. Ông phán xét Ta bằng quần áo và thức ăn của Ta, trong khi Ta chỉ nhìn động cơ thúc giục ông. Nếu ông tin rằng ông chỉ là thân, tâm và hành động theo sự tin tưởng đó, thì ông phạm một tội ghê tởm nhất: tàn ác với sự hiện hữu chơn thật của chính ông. So với sự tàn ác đó thì mọi sự tàn ác khác chẳng là gì.

H: Ông nại cớ rằng ông không phải là thân xác để trốn tránh. Nhưng ông điều khiển thân xác của ông và chịu trách nhiệm về tất cả những gì nó làm. Để thân xác hoàn toàn tùy tiện là ngu ngốc và điên rồ.

M: Hãy bình tĩnh. Ta chống lại mọi sự sát hại thú vật để lấy thịt và lông, nhưng đó không phải ưu tiên hàng đầu. Ăn chay là một lý do chính đáng, nhưng không phải là điều cấp bách nhất; tất cả mọi lý do đều được thỏa mãn tốt đẹp nhất bởi một người đã trở về với cội nguồn.

H: Khi còn ở Sri Ramanashram, tôi cảm thấy Bhagavan ở khắp mọi nơi, bao trùm tất cả, thấy biết tất cả.

M: Ông đã có được tín tâm cần thiết. Những ai thực sự có tín tâm với Bhagwan thì luôn luôn thấy Bhagwan ở khắp nơi. Tất cả đều xảy ra theo tín tâm của ông, và tín tâm của ông là hình tướng của lòng ham muốn của ông.

H: Thế không phải tín tâm mà ông có đối với chính ông cũng là hình tướng của một sự ham muốn?

M: Khi nói: “Ta hiện hữu”, Ta không hàm ý một thực thể tách biệt có một thân xác là trung tâm của nó. Ta muốn nói sự toàn thể của hiện hữu, đại dương của ý thức, toàn thể vũ trụ của tất cả hiện hữu và biết. Ta chẳng có gì để ham muốn, vì Ta luôn luôn toàn hảo.

H: Ông có thể giao tiếp với đời sống nội tâm của người khác?

M: Ta là mọi người.

H: Tôi không muốn nói sự giống nhau của tánh thể hay thực chất, mà cũng không phải sự tương tự về hình tướng. Tôi muốn nói sự nhập vào tâm thức và trái tim của người khác một cách thực sự, và tham dự vào những kinh nghiệm cá nhân của họ. Ông có thể cùng vui sướng và đau khổ với tôi, hay ông chỉ phỏng đoán những cảm xúc của tôi bằng sự quan sát và phép loại suy?

M: Tất cả mọi hiện hữu đều ở trong Ta. Nhưng đem vào não bộ nội dung của một bộ óc khác đòi hỏi một sự tập luyện đặc biệt. Nếu tập luyện thì chẳng có gì là không làm được.

H: Tôi không phải là phóng ảnh của ông, và ông cũng không phải là phóng ảnh của tôi. Tôi có tư cách cá nhân của tôi, mà không phải là tạo vật của ông. Cái triết lý thô thiển về sự tưởng tượng và phóng chiếu chẳng hấp dẫn đối với tôi. Ông tước đoạt tất cả thực tại của tôi. Ai là hình ảnh của ai? Ông là hình ảnh của tôi, hay tôi là hình ảnh của ông? Hay tôi là một hình ảnh trong hình ảnh của chính tôi! Không, có cái gì không ổn ở đâu đó.

M: Ngôn từ tự tố cáo sự rỗng tuếch của nó. Cái thật thì không thể mô tả, mà phải được chứng nghiệm. Ta không thể tìm ra ngôn từ nào chính xác hơn cho những gì Ta biết. Những gì Ta nói nghe có vẻ khôi hài, nhưng điều mà ngôn từ tìm cách chuyển tải là chân lý tối thượng. Dù chúng ta có ngụy biện đến đâu thì tất cả vẫn là một. Tất cả được thực hiện để làm vừa lòng cái nguồn gốc và mục đích duy nhất của mọi tham ái, cái mà tất cả chúng ta đều biết: cái “Ta hiện hữu.”

H: Chính đau khổ ở tại nguồn gốc của tham ái. Sự thôi thúc căn bản là trốn tránh đau khổ.

M: Cái gì là nguồn gốc của đau khổ? Vô minh về chính ông. Cái gì là nguồn gốc của tham ái? Sự thôi thúc tìm kiếm chính ông. Mọi sinh vật đều vất vả tìm kiếm cái Ta của nó, và chỉ khi nào trở về với cái Ta thì nó mới an nghỉ.

H: Bao giờ nó trở về?

M: Nó có thể trở về bất cứ khi nào ông muốn.

H: Còn thế giới?

M: Ông có thể đem nó theo.

H: Liệu tôi có cần hoãn lại việc cứu giúp thế gian cho đến khi tôi đạt được sự toàn hảo?

M: Hãy giúp thế gian bằng mọi cách. Ông sẽ chẳng giúp được bao nhiêu, nhưng sự cố gắng sẽ làm ông trưởng thành. Tìm cách cứu giúp thế gian thì chẳng có gì sai.

H: Chắc chắn đã có nhiều người - những con người bình thường - đã giúp ích rất nhiều cho thế gian này.

M: Khi đến lúc thế gian cần được cứu giúp, một số người nào đó sẽ được ban cho ý chí, trí tuệ và quyền năng để tạo ra những thay đổi vĩ đại.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh