Ta Là Cái Đó: Chương 33. Tâm Chính Là Sự Bất An

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 33. TÂM CHÍNH LÀ SỰ BẤT AN

Hỏi: Tôi là người Thụy Điển. Tôi hiện đang dạy Hatha Yoga ở Mễ và Mỹ.

Maharaj: Ông học Hatha Yoga ở đâu?

H: Tôi học một vị thầy Ấn Độ, ở Mỹ.

M: Hatha Yoga đã đem lại cho ông những gì?

H: Yoga đã đem lại cho tôi sức khỏe tốt và một phương tiện sinh sống.

M: Tốt lắm. Đó là tất cả những gì mà ông mong muốn?

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

H: Tôi tìm sự an lạc cho tâm. Tôi ghê tởm những sự tàn ác do những kẻ gọi là Thiên Chúa giáo, nhân danh Đấng Christ, gây ra. Có một dạo tôi chẳng theo tôn giáo nào cả. Thế rồi tôi bị Yoga lôi cuốn.

M: Ông đã được những gì?

H: Tôi nghiên cứu triết lý Yoga, và triết lý Yoga đã giúp tôi.

M: Triết lý Yoga đã giúp ông bằng cách nào? Căn cứ vào chỉ dấu nào mà ông kết luận rằng triết lý Yoga đã giúp ông?

Mua đá năng lượng:

H: Sức khỏe tốt là một cái gì khá rõ rệt.

M: Cảm thấy khỏe mạnh rõ ràng là điều vui thích. Sự vui thích là tất cả những gì ông kỳ vọng ở Yoga?

H: Niềm vui sướng của sự an mạnh là một phần thưởng của Yoga. Nhưng một cách tổng quát Yoga đem lại nhiều hơn thế nữa.

Yoga giải đáp rất nhiều vấn đề.

M: Khi nói đến Yoga ông muốn nói gì?

H: Toàn thể nền đạo giáo của Ấn Độ - sự tiến hóa, luân hồi, nghiệp, và nhiều điều khác.

M: Được, ông có đủ tất cả kiến thức ông mong muốn. Nhưng ông hưởng được lợi lạc từ kiến thức đó như thế nào?

H: Nó cho tôi một cái tâm an lạc.

M: Có thật không? Tâm ông an lạc? Sự tìm kiếm của ông đã kết thúc?

H: Ồ, chưa.

M: Tất nhiên. Sẽ không có kết thúc nào cho sự tìm kiếm đó, vì không hề có cái như là tâm an lạc. Tâm có nghĩa là nhiễu loạn. Bất an chính là tâm. Yoga không phải là một thuộc tính của tâm, và cũng chẳng phải là một trạng thái của tâm.

H: Có một mức độ an định nào đó mà tôi hưởng được từ Yoga.

M: Hãy quan sát kỹ và ông sẽ nhận thấy rằng tâm luôn luôn lăng xăng với ý nghĩ. Thỉnh thoảng nó ở trong trạng thái vô ký, nhưng chỉ một lúc rồi trở lại trạng thái bất an cố hữu. Một cái tâm được trấn an thì không phải một cái tâm an.

Ông nói rằng ông muốn làm cho tâm ông an. Liệu chính người muốn làm cho tâm an, có an không?

H: Không. Tôi không an, tôi cần sự trợ lực của Yoga.

M: Ông không thấy sự mâu thuẫn sao? Suốt nhiều năm ông tìm kiếm sự an tâm. Ông không thể tìm ra nó, vì một cái mà bản chất vốn dĩ bất an thì không thể nào an.

H: Có một sự cải thiện nào đó.

M: Sự an định mà ông tự cho là đã tìm được thì rất mong manh, bất cứ chuyện nhỏ nhặt nào cũng có thể làm nó tan vỡ. Cái mà ông gọi là an chẳng qua chỉ là sự nhiễu loạn đi vắng. Nó không đáng được gọi là an. Thật sự an thì không thể bị quấy nhiễu. Liệu ông có thể tự nhận là đã tìm được sự an tâm, bất khả xâm phạm?

H: Tôi đang phấn đấu.

M: Cả phấn đấu cũng là một hình thức bất an.

H: Vậy thì cái gì an?

M: Cái Ta không cần phải làm cho an. Nó chính là an, mà không phải cảm thấy an. Chỉ cái tâm là bất an. Tất cả những gì tâm biết là sự bất an, dưới vô số dạng thức và mức độ khác nhau. Những gì thích thú thì được cho là ưu việt và những gì gây đau khổ thì không được kể đến. Điều mà chúng ta gọi là tiến bộ chỉ là sự thay đổi từ trạng thái không vừa ý sang trạng thái vừa ý. Tự thân những cái thay đổi không thể đem chúng ta vào cái không thay đổi, vì bất cứ gì có sự khởi đầu đều có sự kết thúc. Cái thật thì không bắt đầu; nó chỉ tự hiển lộ là cái vô thủy vô chung, nó bao trùm lên tất cả, nó đầy quyền năng, là động lực đầu tiên nhưng bất động, và bất biến với thời gian.

H: Vậy một người phải làm gì?

M: Nhờ Yoga ông đã thu thập được kiến thức và kinh nghiệm. Đó là điều không thể phủ nhận. Nhưng nó có lợi ích gì cho ông? Yoga có nghĩ là sự hợp nhất, là kết hợp. Ông đã tái hợp nhất với cái gì, và đã tái kết hợp với cái gì?

H: Tôi đang tìm cách tái kết hợp tính cách con người trở lại với cái Ta chơn thật.

M: Tính cách con người - Vyakti - chỉ là sản phẩm của tưởng tượng. Còn cái Ta - VyakTa - là nạn nhân của sự tưởng tượng này. Chính sự nhận lầm cái không phải ông là ông đã trói buộc ông. Không thể nói rằng con người tồn tại nhờ những thực trạng của chính nó; chính cái Ta tin rằng có một con người, và [cái ta] ý thức nó là con người đó. Bên ngoài cái Ta - VyakTa - là cái bất thị hiện - AvyakTa - tức là nguồn gốc phi nhân duyên của tất cả mọi sự vật. Thậm chí khi nói về sự tái hợp nhất của con người với cái Ta cũng không đúng bởi vì không hề có con người, mà chỉ có một hình ảnh của tâm được tạo ra bởi sự tin tưởng vào một thực tế sai lầm.

Không có gì bị phân chia và do đó chẳng có gì để hợp nhất.

H: Yoga trợ giúp sự tìm kiếm và tìm ra cái Ta.

M: Ông có thể tìm ra cái ông đã mất. Nhưng ông không thể tìm ra cái ông chưa mất bao giờ.

H: Nếu chưa bao giờ làm mất thì lẽ ra tôi đã giác ngộ. Nhưng tôi có giác ngộ đâu. Tôi đang tìm kiếm. Thế không phải chính sự tìm kiếm của tôi là bằng chứng tôi đã làm mất một cái gì đó hay sao?

M: Nó chỉ cho thấy một điều là ông tin tưởng rằng ông đã làm mất. Nhưng ai là người tin? Và cái gì được tin là đã bị mất? Ông đã làm mất một người nào đó giống như chính ông? Thế ông đang tìm kiếm cái Ta nào? Hay, một cách chính xác là ông mong tìm được cái gì?

H: Sự hiểu biết chơn thật về cái Ta.

M: Sự hiểu biết chơn thật về cái Ta không phải là một kiến thức. Nó không phải là một cái gì đó ông có thể phát hiện bằng cách đi tìm, giáo giác khắp nơi. Không thể nào tìm ra nó trong không gian và thời gian. Kiến thức chỉ là một ký ức, một mô thức của ý nghĩ, một thói quen của tâm. Tất cả những cái đó được thúc giục bởi lạc thú và đau khổ. Chính vì bị dằn vặt bởi lạc thú và đau khổ mà ông đi tìm sự hiểu biết. Là chính mình thì hoàn toàn ở bên ngoài mọi sự thúc giục. Ông không thể là chính ông vì một lý do nào đó. Ông chính ông, và không lý do nào là cần thiết.

H: Bằng cách tu tập Yoga tôi sẽ tìm ra sự an lạc.

M: Liệu có thể nào sự an lạc tách rời khỏi chính ông? Ông nói từ kinh nghiệm của chính ông hay chỉ từ sách vở? Kiến thức sách vở của ông rất hữu ích để bắt đầu, nhưng cần phải mau chóng từ bỏ nó để trực tiếp chứng nghiệm, mà thực chất của sự chứng nghiệm đó thì bất khả diễn tả. Ngôn từ còn có thể được sử dụng để hủy diệt, ngôn từ tạo ra hình ảnh và cũng chính ngôn từ hủy diệt hình ảnh. Ông đưa đẩy ông đến trạng thái hiện nay qua lối tư duy bằng ngôn từ, ông phải thoát ra khỏi nó cũng bằng con đường mà ông đã đi vào.

H: Tôi đã đạt được một mức độ an lạc nội tâm. Tôi cũng phải hủy nó hay sao?

M: Cái gì đạt được thì có thể lại bị mất. Chỉ khi nào ông nhận ra sự an lạc chơn thật, sự an lạc mà ông chưa bao giờ mất thì sự an lạc đó sẽ ở với ông, vì nó đã chưa bao giờ lìa xa ông. Thay vì bỏ công tìm kiếm cái mà ông không có, hãy nhận ra cái mà ông chưa bao giờ mất. Cái luôn luôn có đó, trước sự khởi đầu và sau sự chấm dứt của tất cả mọi cái - cái bất sinh và bất tử. Trạng thái bất di bất dịch đó, không hề bị ảnh hưởng bởi sinh và tử của một cái thân, hay của một cái tâm. Ông phải nhận ra trạng thái đó.

H: Những phương tiện để đạt được nhận thức như thế là gì?

M: Trong cuộc sống, chẳng có gì có được mà không phải vượt qua chướng ngại. Những chướng ngại đối với sự nhận thức rõ ràng về sự hiện hữu chơn thật của chính mình là lòng ham muốn lạc thú và nỗi lo sợ đau khổ. Chính cái động cơ lạc thú và đau khổ là chướng ngại. Chính sự tự do không còn mọi thôi thúc - trạng thái trong đó không còn tham ái sinh khởi - là trạng thái tự nhiên.

H: Liệu từ bỏ tham ái có cần đến thời gian?

M: Nếu ông giao phó nó cho thời gian thì phải cần đến hàng triệu năm. Từ bỏ hết tham ái này đến tham ái khác là một tiến trình dài lê thê mà chẳng bao giờ thấy được sự kết thúc. Cứ mặc kệ các tham ái và lo sợ của chính ông, dành tất cả sự chú ý cho chủ thể, tức kẻ ở đằng sau từng kinh nghiệm tham ái và lo sợ. Hãy hỏi: Ai tham ái? Hãy để từng tham ái đem ông trở lại với chính ông.

H: Nguồn gốc của tất cả tham ái và lo sợ là một: lòng mong cầu hạnh phúc.

M: Cái hạnh phúc mà ông có thể nghĩ tưởng đến và mong cầu đơn thuần chỉ là những thỏa mãn vật lý và tâm lý. Những lạc thú có tính cách cảm quan và tâm lý như thế không phải là hạnh phúc chơn thật và tuyệt đối.

H: Những lạc thú có tính cách cảm quan và tâm lý, cũng như cái cảm giác chung về sự bình an phát sinh từ sự khỏe mạnh của thân xác và tinh thần, chắc chắn là phải có nguồn gốc trong thực tại.

M: Nguồn gốc của chúng ở trong sự tưởng tượng. Một người được ai đó cho một hòn đá và bảo rằng đó là viên kim cương vô giá thì sẽ vô cùng sung sướng cho đến khi nhận ra sự lầm lẫn của chính mình; cũng như thế mọi lạc thú sẽ mất đi vị ngọt và đau khổ sẽ không còn cay đắng khi cái Ta được nhận ra. Cả lạc thú lẫn đau khổ đều được thấy như chính chúng là - những phản ứng có tính cách điều kiện, thuần phản ứng, chỉ là những lôi kéo và xô đẩy dựa trên ký ức, hay những nhận thức đã có từ trước. Thường thì lạc thú và đau khổ chỉ được kinh nghiệm khi nào chúng được mong đợi.

Tất cả chỉ là sự tin tưởng và thói quen được huân tập.

H: Lạc thú có thể là tưởng tượng, nhưng đau khổ thì thực có.

M: Đau khổ và lạc thú luôn luôn đi cùng với nhau. Thoát ra khỏi một cái thì cũng có nghĩa là thoát ra khỏi cả hai. Nếu ông không màng đến lạc thú, thì ông chả sợ gì đau khổ. Nhưng có một thứ hạnh phúc không phải cả hai, mà hoàn toàn siêu vượt ra ngoài. Thứ hạnh phúc mà ông biết thì có thể diễn tả và đo lường được. Nó thuộc về khách quan giới, có thể nói như thế. Mà cái thuộc về khách quan giới thì không thể là của riêng ông. Đồng hóa chính mình với một cái gì đó ở bên ngoài là một sai lầm nghiêm trọng. Đào xới các tầng lớp của tâm chẳng đi đến đâu. Thực tại ở ngoài chủ quan giới lẫn khách quan giới, siêu vượt mọi tầng lớp của tâm, và mọi khác biệt. Một cách chắc chắn, thực tại không phải là nguyên thủy, cội nguồn hay gốc rễ của chúng. Chúng sinh khởi từ sự mê mờ thực tại, mà không phải từ chính thực tại, tức là cái không thể diễn tả, ở ngoài hiện hữu và phi hiện hữu.

H: Rất nhiều vị thầy bảo tôi theo đuổi và nghiên cứu các triết thuyết khác nhau, nhưng không ai đã cho tôi đúng cái tôi muốn.

M: Ham muốn tìm kiếm cái Ta sẽ được thực hiện, miễn là ông đừng vọng cầu bất cứ gì khác. Ông phải thành thật với chính ông và thực sự không mong cầu gì khác. Nếu hiện nay ông ham muốn nhiều thứ khác và mải mê theo đuổi chúng thì mục đích chính của ông sẽ bị trì hoãn cho đến khi ông trở nên khôn ngoan hơn và không còn bị giằng co giữa những thôi thúc đầy mâu thuẫn. Hãy đi vào, đừng để mất định hướng, đừng bao giờ nhìn ra.

H: Nhưng tham ái và lo sợ của tôi vẫn còn đó.

M: Chúng ở đâu nếu không phải trong ký ức của ông? Một khi nhận ra gốc rễ của chúng là ở trong sự mong cầu, do ký ức đẻ ra thì chúng sẽ thôi ám ảnh ông.

H: Tôi hiểu rất rõ rằng công tác xã hội là một việc làm không

bao giờ kết thúc, vì tiến hóa và thoái hóa, tiến bộ và thoái bộ đi cùng với nhau. Chúng ta có thể thấy điều đó từ mọi góc cạnh, và trên mọi bình diện. Cái gì còn lại?

M: Bất cứ công việc nào ông đảm nhiệm - hãy làm xong. Đừng nhận thêm công việc nào mới, trừ khi được yêu cầu bởi một tình huống liên quan cụ thể đến đau khổ và làm dịu bớt đau khổ. Hãy tìm ra chính ông trước, vô số phước báu sẽ theo sau. Không có gì đem lại lợi lạc cho thế gian nhiều cho bằng sự từ bỏ mọi lợi lạc. Người nào không còn tư duy theo thói quen được và mất mới thật là người bất bạo động, vì đã ở ngoài mọi xung đột.

H: Đúng, tôi luôn luôn bị thu hút bởi ý tưởng Ahimsa - bất bạo động.

M: Trước tiên, Ahimsa có nghĩa: “đừng gây đau khổ.” Không phải làm điều thiện trước, mà trước tiên hãy ngừng gây đau khổ, đừng tạo thêm đau khổ. Ahimsa không phải là làm cho người khác hoan hỉ.

H: Tôi không nói đến chuyện làm cho người khác hoan hỉ, mà tôi hết lòng muốn giúp người khác.

M: Sự giúp duy nhất xứng đáng để đem cho là sự không cần phải giúp thêm. Sự giúp được lập lại thì không phải là giúp. Đừng nói đến chuyện cứu giúp một ai đó, nếu ông không đưa được người đó ra khỏi mọi sự cần cầu cứu giúp.

H: Làm sao có thể thoát ra khỏi mọi sự cần cầu? Một người có thể giúp được người khác như vậy sao?

M: Khi ông hiểu ra rằng tất cả mọi tồn tại - trong phân chia và hữu hạn - thì đầy đau khổ, và khi ông sẵn sàng và có thể sống một cách hợp nhất, trong tính một duy nhất với tất cả cuộc sống, như sự hiện hữu thuần túy, thì lúc đó ông vượt ra khỏi mọi sự cần giúp. Ông có thể giúp người khác bằng những lời chỉ giáo, những ví dụ, nhưng trên tất cả, bằng chính sự hiện hữu của ông. Ông không thể cho cái mà ông không có, và ông không có cái không phải là ông. Ông chỉ có thể cho cái ông là - và cái đó thì ông cho vô tận.

H: Nhưng liệu có thật là tất cả mọi tồn tại đều đau khổ?

M: Thế cái gì khác có thể là nguyên nhân của sự tìm cầu hạnh phúc có tính chung nhất cho mọi loài chúng sinh? Liệu một người hạnh phúc có còn đi tìm hạnh phúc? Con người chẳng bao giờ yên nghỉ, mà luôn luôn di chuyển. Đó là vì người ta đau khổ và tìm thuốc giảm đau trong lạc thú. Tất cả hạnh phúc mà con người có thể tưởng tượng được là ở trong sự bảo đảm cho lạc thú được tái diễn.

H: Nếu cái tôi là - con người mà tôi cho là tôi như hiện nay - không thể hạnh phúc, thì tôi phải làm gì?

M: Ông chỉ có thể chấm dứt hiện hữu - như ông có vẻ hiện hữu vào bây giờ. Chẳng có gì độc ác trong điều Ta nói. Đánh thức một người ra khỏi cơn ác mộng là từ bi. Ông tìm đến đây vì ông đau khổ, và tất cả những gì Ta có thể bảo ông là: thức tỉnh, biết chính ông, là chính ông. Sự chấm dứt của đau khổ không ở trong lạc thú. Khi nhận ra rằng ông ở ngoài đau khổ và lạc thú, xa lìa và bất khả xâm phạm thì lúc đó sự theo đuổi hạnh phúc mới ngừng, và kết quả là đau khổ cũng vậy. Vì đau khổ nhắm vào hạnh phúc và hạnh phúc chấm dứt trong đau khổ, luôn luôn là như thế.

H: Trong trạng thái tối thượng có thể nào không có hạnh phúc?

M: Cũng chẳng có đau khổ, mà chỉ có tự do. Hạnh phúc tùy thuộc vào một ai đó hay một cái gì đó thì có thể mất đi; tự do khỏi tất cả mọi thứ, không tùy thuộc vào bất cứ cái gì thì không thể mất đi. Tự do khỏi đau khổ thì không có nguyên nhân, và, do đó, không thể bị hủy diệt. Hãy nhận ra sự tự do đó.

H: Thế không phải tôi được sinh ra để chịu đau khổ do một kết quả từ quá khứ? Liệu có thể có tự do? Có thể nào tôi đã được sinh ra bởi ý muốn của chính tôi? Thế không phải tôi là một sinh vật được tạo ra?

M: Những gì được sinh ra và chết đi chỉ là sự bắt đầu và chấm

dứt của một giòng diễn tiến các sự kiện trong ý thức. Chính vì cái ý tưởng phân chia và hữu hạn nên chúng mới đầy đau khổ. Một sự giảm đau nhất thời chúng ta gọi là lạc thú, chúng ta xây dựng lâu đài trong hư không với hy vọng an hưởng lạc thú bất tận mà chúng ta gọi là hạnh phúc. Tất cả hoàn toàn là do hiểu lầm và lạm dụng. Hãy thức tỉnh, vượt ra ngoài, và sống thật.

H: Kiến thức của tôi thì hạn hẹp, còn sức lực thì chẳng có bao nhiêu.

M: Là nguồn gốc của cả hai, cái Ta ở ngoài cả tri kiến lẫn sức lực. Cái có thể quan sát được thì ở trong tâm. Bản chất của cái Ta là tánh biết thuần túy, nhân chứng thuần túy, không hề bị tác động bởi sự có mặt hay vắng mặt của tri kiến, hay sự hài lòng.

Hãy đặt sự hiện hữu của chính ông ở ngoài xác thân sinh tử này thì tất cả mọi vấn nạn của ông sẽ được giải quyết. Chúng tồn tại vì ông tin rằng ông được sinh ra để chết đi. Đừng tự lừa dối mình và hãy tự do. Ông không phải là một con người.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh