Ta Là Cái Đó: Chương 3. Hiện Tại Sinh Động

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 3. HIỆN TẠI SINH ĐỘNG

Hỏi: Như chỗ tôi thấy, không có gì bất ổn với thân xác của tôi, cũng như với sự hiện hữu chơn thật của tôi. Cả hai đều không phải do tôi tạo ra, và cũng chẳng cần phải làm cho tốt đẹp hơn. Cái bất ổn là cái “nội thân”, gọi là tâm, ý thức, Antahkarana, hay bất cứ danh xưng nào khác.

Maharaj: Điều gì làm ông cho rằng tâm ông bất ổn?

H: Nó không an nghỉ, nó ham muốn lạc thú và sợ hãi phiền trược.

M: Có gì là không đúng khi tâm ông tìm kiếm lạc thú và trốn tránh phiền trược? Giữa hai bờ đau khổ và lạc thú là dòng đời trôi chảy. Chỉ khi nào tâm không chịu trôi theo dòng đời, mà vướng mắc hai bên bờ thì lúc đó vấn đề mới khởi sinh. Trôi theo dòng đời, Ta muốn nói là chấp nhận - cái gì đến thì cứ để nó đến, cái gì đi thì cứ để nó đi. Chẳng ham muốn, và cũng chẳng lo sợ; quan sát cái đang xảy ra như nó đang xảy ra và khi nó xảy ra, vì ông không phải những gì xảy ra - những gì xảy ra là xảy ra đối với ông. Cuối cùng, ngay cả ông cũng không phải là người quan sát. Ông là tiềm năng tối hậu mà sự biểu thị và thể hiện của nó là ý thức bao trùm tất cả

H: Nhưng giữa thân và cái Ta là một đám mây ý nghĩ và cảm thọ, chẳng phục vụ gì cho thân hoặc cái Ta. Những ý nghĩ và cảm thọ này rất mong manh, vô thường và vô nghĩa; chúng là lớp bụi tâm lý tạo ra ngăn che và bế tắc, nhưng chúng có đó, gây chướng ngại và phá hoại.

M: Chắc chắn là vậy, ký ức về một sự kiện hay dự tính về một sự kiện thì không thể được cho là chính sự kiện. Nhưng sự kiện hiện tại là ngoại lệ duy nhất, khác với cái trước đó hay cái sắp đến. Nó có một sự sinh động, một hiện thực; nó nổi bật như thể được chiếu sáng. Chỉ cái hiện thực mới mang “dấu ấn của thực tại” còn quá khứ và tương lai thì không.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

H: Cái gì ban cho hiện tại “dấu ấn của thực tại”?

M: Chẳng có gì đặc thù trong sự kiện hiện tại khiến cho nó khác với quá khứ và tương lai. Quá khứ đã từng là hiện thực trong một khoảnh khắc, và tương lai cũng sẽ trở thành như thế. Vậy cái gì làm cho hiện tại khác biệt? Rõ ràng là sự có mặt của Ta. Ta là thật vì Ta luôn luôn là bây giờ, trong hiện tại, và những gì hiện hữu với Ta bây giờ đều dự phần trong thực tại của Ta. Quá khứ ở trong ký ức, còn tương lai trong tưởng tượng. Tự thân sự kiện hiện tại thì chẳng có gì làm chính nó nổi bật như cái thật. Nó có thể là một sự xảy ra đơn điệu và định kỳ, giống như tiếng gõ của đồng hồ. Chúng ta biết rằng những tiếng đồng hồ gõ liên tiếp đều giống nhau, nhưng tiếng gõ hiện tại rất khác với tiếng trước và tiếng sau - vì tiếng trước được ghi nhớ, và tiếng sau được mong đợi. Một vật được đưa vào tiêu điểm của hiện tại thì hiện hữu cùng Ta vì Ta luôn luôn hiện tại. Ta truyền đạt thực tại của chính Ta cho sự kiện hiện tại.

H: Nhưng chúng ta hành xử với những gì được ghi nhớ như thể chúng là thật.

M: Chỉ khi nào ký ức xuất hiện trong hiện tại thì chúng ta mới nghĩ đến nó. Cái đã bị quên đi thì không được biết tới cho đến khi người ta được gợi nhớ - điều này hàm ý đưa nó vào bây giờ.

Mua đá năng lượng:

H: Đúng, tôi có thể thấy trong hiện tại có một số yếu tố không biết được, và chính yếu tố này làm cho cái hiện thực ngắn ngủi trở thành thực tại nhất thời.

M: Ông không thể nói nó là cái không biết được, vì ông thấy nó hoạt động không ngừng. Từ khi ông được sinh ra đến nay, nó có bao giờ thay đổi? Sự việc và ý nghĩ luôn luôn thay đổi. Nhưng cảm giác cái gì bây giờ là có thật thì chẳng bao giờ thay đổi, ngay cả trong chiêm bao.

H: Trong giấc ngủ sâu không hề có kinh nghiệm về thực tại hiện tiền.

M: Tình trạng vô ký của giấc ngủ sâu hoàn toàn là do sự trống vắng những ký ức riêng biệt nào đó. Nhưng ký ức tổng quát về một trạng thái an lành vẫn còn đó. Có một sự khác biệt trong cảm thọ khi chúng ta nói “Tôi đã ngủ sâu,” và “Tôi đã vắng mặt.”

H: Trở lại câu hỏi mà chúng tôi đã bắt đầu lúc nãy: ở giữa nguồn sống và thể hiện của sự sống (có nghĩa là thân xác) là: tâm và những trạng thái thường xuyên biến dịch của nó. Giòng chảy của những trạng thái tâm thì bất tận, vô nghĩa và đầy đau khổ. Đau khổ là yếu tố bất biến. Cái mà chúng ta gọi là lạc thú chỉ là một khoảng trống, một sự xen vào giữa hai trạng thái đau khổ. Tham ái và lo sợ là những đường chỉ dọc, ngang của đời sống, và cả hai đều được tạo ra từ đau khổ. Câu hỏi của chúng tôi là: Liệu có thể có một cái tâm an lạc?

M: Tham ái là ký ức của khoái lạc, và lo sợ là ký ức của đau khổ. Cả hai làm cho tâm bất an. Những khoảnh khắc của khoái lạc đơn thuần chỉ là những khoảng trống trên giòng đau khổ. Làm sao tâm có thể an lạc?

H: Điều đó đúng khi chúng ta ham muốn khoái lạc hay chờ mong đau khổ. Nhưng cũng có những lúc vui sướng bất ngờ, không dự tính trước. Vui sướng thuần túy, không bị nhiễm ô bởi tham ái - không tìm kiếm, không biện bạch được, và Trời cho.

M: Nhưng, vui sướng là vui sướng trước một hậu cảnh khổ đau.

H: Đau khổ là một sự kiện vũ trụ, hay thuần túy tâm lý?

M: Vũ trụ thì viên mãn, và ở nơi viên mãn, nơi không có gì thiếu vắng, thì cái gì có thể gây đau khổ?

H: Vũ trụ có thể viên mãn khi là một tổng thể, nhưng khi đi vào chi tiết thì không trọn vẹn.

M: Một phần của tổng thể được thấy trong tương quan với cái tổng thể thì cũng viên mãn. Chỉ khi nào được thấy trong cô lập thì mới trở nên khiếm khuyết và do đó gây đau khổ. Cái gì tạo ra sự cô lập?

H: Dĩ nhiên là những hạn chế của tâm. Tâm không thể thấy một phần như tổng thể.

M: Tốt, Tâm, do bản chất của nó, phân chia và gây đối nghịch. Liệu có thể có một cái tâm nào khác, hợp nhất và hòa hợp tất cả, thấy cái toàn thể trong một phần và một phần hoàn toàn liên quan với cái toàn thể?

H: Cái tâm khác - tìm nó ở đâu?

M: Bằng cách vượt ra ngoài cái tâm hữu hạn, phân chia và gây đối nghịch. Bằng sự chấm dứt tiến trình tâm lý như chúng ta biết nó. Khi tiến trình này chấm dứt, cái tâm đó khởi sinh.

H: Trong cái tâm đó, vấn đề vui sướng và đau khổ không còn?

M: Không như chúng ta biết chúng qua ưa thích hay chán ghét. Đúng ra, nó trở thành vấn đề của sự thể hiện tìm kiếm tình yêu và đối diện với trở ngại. Một cái tâm dung nhiếp là tình yêu trong hành động, đương đầu với mọi hoàn cảnh; khởi đầu trở ngại, nhưng tối hậu thành công.

H: Có phải tình yêu tạo dựng cây cầu giữa tâm linh và thân xác?

M: Còn gì khác hơn? Tâm tạo ra hố thẳm, trái tim vượt qua hố thẳm đó.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh