Ta Là Cái Đó: Chương 21. Sự Sống Là Tình Yêu Và Tình Yêu Là Sự Sống

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 21. SỰ SỐNG LÀ TÌNH YÊU VÀ TÌNH YÊU LÀ SỰ SỐNG

Hỏi: Có phải tu tập Yoga là luôn luôn có ý thức? Hay, có thể nào là vô thức, ở bên dưới ngưỡng cửa của biết?

Maharaj: Đối với những người sơ cơ, việc tu tập Yoga thường là có chủ ý và đòi hỏi quyết tâm cao. Nhưng sau nhiều năm tu tập nghiêm túc, hành giả có thể thường xuyên chuyên chú trong sự giác ngộ chính mình, dù có ý thức hay không. Pháp môn

[3] Sadhana - trực chỉ một cách vô thức - là hữu hiệu nhất, vì nó tùy nghi và chắc chắn.

H: Phải hiểu như thế nào về một người từng tu tập Yoga nghiêm túc trong một thời gian, rồi sau đó chán nản và buông trôi mọi cố gắng?

M: Chỉ xét đoán bề ngoài một người làm, hay không làm cái gì đó, thì thường là lầm lẫn. Người đó trông có vẻ như thờ ơ nhưng có thể là để gom góp sức lực. Các nguyên nhân về thái độ của chúng ta rất vi tế. Một người không nên vội vàng lên án, và thậm chí cũng chớ vội ca tụng. Nên nhớ rằng Yoga là sự tác động của cái Ta bên trong - VyakTa - lên cái Ta bên ngoài - Vyakti. Tất cả những gì cái bên ngoài làm đơn thuần chỉ là phản ứng đối với cái bên trong.

H: Nhưng cái bên ngoài vẫn hữu ích.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

M: Nó hữu ích được bao nhiêu và bằng cách nào? Nó có thể điều khiển một phần nào thân xác, và có thể hoàn chỉnh tư thế cũng như cách thở. Còn đối với ý nghĩ và cảm thọ của tâm thì nó chỉ có rất ít ưu thế, vì nó chính là tâm. Chính cái bên trong mới có thể điều khiển cái bên ngoài. Cái bên ngoài sẽ tuân theo một cách khôn ngoan.

H: Nếu cái bên trong có trách nhiệm tối hậu đối với sự phát triển tâm linh của con người, thì tại sao người ta lại hô hào và khuyến khích cái bên ngoài?

M: Cái bên ngoài có thể giúp ích bằng cách giữ im lặng và làm cho không còn tham ái và lo sợ. Chắc ông có để ý rằng tất cả những chỉ thị đối với cái bên ngoài đều là dưới hình thức phủ định như: đừng, chấm dứt, kiềm chế, từ bỏ, buông bỏ, hy sinh, bỏ, thấy cái hư giả là hư giả. Ngay cả mô tả ngắn gọn về thực tại cũng là sự phủ nhận: “Không phải cái này, Không phải cái này” - Neti, Neti. Tất cả những cái khẳng định thuộc cái Ta bên trong, cùng như tất cả những cái tuyệt đối thuộc về Thực tại.

H: Làm sao chúng ta phân biệt được cái bên trong và cái bên ngoài qua kinh nghiệm thực tế?

Mua đá năng lượng:

M: Cái bên trong là nguồn gốc của cảm hứng, cái bên ngoài được vận hành bằng ký ức. Nguồn gốc thì không thể truy tầm, trong khi tất cả ký ức đều bắt đầu ở một nơi nào đó. Như vậy cái bên ngoài luôn luôn được xác định, còn cái bên trong thì không thể nắm bắt bằng ngôn từ. Sự nhầm lẫn của các môn đồ Yoga là họ tưởng tượng rằng cái bên trong là cái gì có thể nắm bắt được, họ quên rằng tất cả những gì có thể nhận thức được đều biến dịch, và do đó không thật. Chỉ có cái làm cho nhận thức trở nên khả hữu - gọi nó là Sự Sống hay Đại Ngã - Brahman, hay bất cứ gì mà ông muốn - mới là thật.

H: Sự sống có cần phải có một cái thân để thể hiện chính nó?

M: Thân xác tìm cách sống. Không phải sự sống cần đến thân xác mà chính thân xác cần đến sự sống.

H: Sự sống làm như vậy một cách có chủ đích?

M: Thế tình yêu có hành xử một cách có chủ đích? Có và không. Sự sống là tình yêu và tình yêu là sự sống. Cái gì giữ cho thân xác được liên tục nếu không phải tình yêu? Tham ái là gì, nếu không phải là yêu quí cái Ta? Lo sợ là gì, nếu không phải là sự mong muốn được bảo vệ? Và hiểu biết là gì nếu không phải là lòng yêu chuộng sự thật? Phương diện và hình thức có thể sai lầm, nhưng động cơ phía sau luôn luôn là sự yêu quí - yêu quí cái Ta và yêu quí cái của Ta. Cái Ta và cái của Ta có thể là nhỏ bé, hoặc có thể bùng nổ và bao gồm cả vũ trụ, nhưng tình yêu lúc nào cũng thế.

H: Tụng niệm danh xưng Thượng đế là điều rất phổ biến ở Ấn Độ, liệu có công thức nào không?

M: Khi biết tên một vật, hay một người, ông có thể tìm ra vật đó hay người đó một cách dễ dàng. Kêu gọi Thượng đế bằng tên của Ngài, ông mời Ngài đến với ông.

H: Ngài đến dưới hình thức nào?

M: Tùy theo sự mong đợi của ông. Nếu ông kém may mắn và một người thánh thiện nào đó cho ông một câu thần chú - Mantra - may mắn, và ông trì niệm câu chú với tất cả tín tâm và thành khẩn thì vận rủi của ông chắc chắn sẽ ra đi. Tín tâm kiên cố vẫn mãnh liệt hơn định mệnh. Định mệnh là kết quả của nhiều nguyên nhân, hầu hết là ngẫu nhiên, và do đó đan kết với nhau một cách rất lỏng lẻo. Niềm tin và hy vọng sẽ vượt qua định mệnh một cách dễ dàng.

H: Khi niệm chú thì chuyện gì xảy ra?

M: Âm thanh của câu chú tạo ra hình tướng và hình tướng đó là hiện thân của cái Ta. Cái Ta có thể là hiện thân của bất cứ hình tướng nào - và hành hoạt qua hình tướng đó. Xét cho cùng, cái Ta thể hiện tự thân trong hành động - và câu chú là năng lượng khởi đầu hành động. Nó tác động đến ông, và nó tác động đến môi trường quanh ông.

H: Thần chú thuộc về truyền thống? Có bắt buộc phải như thế không?

M: Từ ngàn xưa đã có sự liên hệ giữa một số từ ngữ với những năng lượng tương ứng; nếu lập lại nhiều lần các từ ngữ đó thì sự liên hệ sẽ tăng thêm cường độ. Nó cũng giống như một con đường để đi. Đó là một con đường dễ dàng - chỉ cần có tín tâm là đủ. Người trì chú tin tưởng con đường sẽ đưa mình đến nơi muốn đến.

H: Ở Âu châu không có truyền thống thần chú, ngoại trừ trong một số dòng tu kín. Trì chú có ích lợi gì đối với một thanh niên Tây phương thời nay?

M: Chẳng có ích lợi gì, trừ khi anh ta bị thu hút rất mạnh. Đối với anh ta cách đúng nhất là chuyên chú với ý nghĩ rằng anh ta là nền tảng của mọi sự hiểu biết, là tánh biết bất biến và bất diệt về tất cả những gì xảy đến với các giác quan và tâm. Nếu luôn luôn giữ điều đó trong tâm, thấy biết và tỉnh thức, thì anh ta chắc chắn sẽ phá vỡ mọi giới hạn của vô minh, và thể nhập vào sự sống thuần túy, ánh sáng và tình yêu. Ý nghĩ “Ta chỉ là nhân chứng” sẽ thanh tẩy thân tâm và khai mở con mắt của trí tuệ. Anh ta vượt ra khỏi mọi ảo tưởng và trong lòng hoàn toàn không còn tham ái. Cũng như băng tan thành nước, nước bốc hơi, hơi nước hòa tan trong không khí và biến mất trong không gian, thì thân xác sẽ hòa tan trong tánh biết thuần túy - Chidakash, rồi thành sự hiện hữu thuần túy - Paramakash, là cái ở ngoài mọi tồn tại và không tồn tại.

H: Bậc giác ngộ cũng ăn uống và ngủ nghỉ. Cái gì khiến bậc giác ngộ làm như vậy?

M: Người giác ngộ được vận hành bởi cùng năng lượng vận hành vũ trụ.

H: Tất cả đều được vận hành bởi cùng một năng lượng; sự khác biệt là gì?

M: Đây là sự khác biệt duy nhất: Bậc giác ngộ biết được cái người khác chỉ nghe nói suông mà không trải qua. Về phương diện tri thức thì người thường có vẻ tin tưởng nhưng trong hành động họ để lộ ra sự ràng buộc, còn người giác ngộ chẳng bao giờ lầm lẫn.

H: Mọi người đều nói “Ta là”. Bậc giác ngộ cũng nói “Ta là”.

Sự khác biệt ở chỗ nào?

M: Sự khác biệt ở trong ý nghĩa gắn liền với câu: “Ta là”. Đối với người giác ngộ, kinh nghiệm: “Ta là thế giới, thế giới là của ta” có một giá trị tuyệt đối - người giác ngộ suy nghĩ, cảm thọ và hành động một cách hợp nhất, và là một với tất cả chúng sinh. Người đó thậm chí có thể không biết đến cả lý thuyết lẫn phương pháp tu hành sự giác ngộ của chính mình, người đó có thể được sinh ra và chẳng được giáo dục những quan niệm về tôn giáo hay siêu hình. Nhưng không hề có một lầm lẫn nào, dù nhỏ nhặt nhất, trong sự hiểu biết và lòng từ bi của người giác ngộ.

H: Giả sử tôi gặp một khất sĩ lõa thể và đói khát, tôi hỏi người đó: “Ông là ai?” Người khất sĩ trả lời: “Ta là cái Ta Tối Thượng.” Tôi đáp: “Được, ông là Cái Tối Thượng, vậy hãy thay đổi trạng thái hiện nay của ông đi.” Người đó sẽ làm gì?

M: Người đó sẽ hỏi ông: “Trạng thái nào? Có cái gì cần phải thay đổi? Cái gì là không đúng với Ta?

H: Tại sao người đó lại trả lời như vậy?

M: Bởi vì người đó không còn bị ràng buộc với hình tướng bề ngoài, người đó không đồng hóa chính mình với danh xưng và hình tướng. Người đó sử dụng ký ức, nhưng ký ức không thể sử dụng được người đó.

H: Thế không phải tất cả hiểu biết đều dựa trên kinh nghiệm?

M: Hiểu biết ở trình độ thấp thì đúng. Hiểu biết ở trình độ cao, hiểu biết Thực tại có sẵn trong bản chất chơn thật của con người.

H: Liệu tôi có thể nói rằng tôi không phải cái mà tôi ý thức được, và tôi cũng không phải tự thân ý thức?

M: Bao giờ ông còn là người tìm kiếm, thì tốt hơn hãy bám chặt với ý nghĩ ông là ý thức thuần túy, hoàn toàn không có nội dung. Vượt ra khỏi ý thức là trạng thái tối thượng.

H: Sự mong cầu giải thoát khởi sinh từ trong ý thức hay bên ngoài?

M: Dĩ nhiên là từ trong ý thức. Tất cả mọi ham muốn đều khởi sinh từ ký ức và ở trong nội vi phạm trù ý thức. Cái ở bên ngoài ý thức thì không còn cố gắng cần cầu. Ngay chính sự ham muốn vượt ra khỏi ý thức vẫn còn trong nội vi ý thức.

H: Liệu có vết tích, hay dấu ấn nào của cái bên ngoài lưu lại trên ý thức?

M: Không, không thể nào có.

H: Vậy cái gì nối kết hai cái? Làm sao có thể tìm ra được sự dung thông giữa hai trạng thái không hề có sự tương đồng? Không phải tánh biết thuần túy là sự nối kết giữa hai cái hay sao?

M: Ngay cả tánh biết thuần túy cũng là một hình thức của ý thức.

H: Vậy cái gì ở bên ngoài? Hư không?

M: Một lần nữa, hư không ám chỉ ý thức. Viên mãn và hư không là những điều kiện tương đối. Cái Thật mới thực sự ở bên ngoài - bên ngoài không những trong tương quan với ý thức mà còn trong bất cứ mọi tương quan nào. Sự khó khăn ở đây là việc sử dụng từ ngữ “trạng thái”. Cái Thật không phải là trạng thái của một cái gì khác - nó không phải là một trạng thái của tâm, của ý thức, hay Psyche - nó cũng không phải là một cái gì có khởi đầu và kết thúc, hiện hữu hay không hiện hữu. Tất cả mọi cái đối nghịch đều được dung chứa trong nó - nhưng nó không hề bị tác động bởi những cái đối nghịch. Ông chớ xem nó như là kết thúc của một sự chuyển tiếp. Nó là chính nó, sau khi những ý thức như thế không còn nữa. Lúc đó những từ ngữ như “Ta là con người,” hoặc “Ta là thượng đế” không còn ý nghĩa. Nó chỉ có thể được nghe, và được thấy trong sự im lặng và bóng tối.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh