Ta Là Cái Đó: Chương 14. Grani - Bậc Giác Ngộ

TA LÀ CÁI ĐÓ: CHƯƠNG 14. GRANI - BẬC GIÁC NGỘ

Hỏi: Nếu không có quyền năng của Thượng đế thì không gì có thể được thực hiện. Ngay cả ông cũng không thể ngồi đây nói chuyện với chúng tôi mà không có Ngài.

Maharaj: Tất cả đều do Ngài làm ra, chẳng có gì nghi hoặc. Nhưng Ta chẳng mong cầu chi thì điều đó có nghĩa gì đối với Ta? Thượng đế có thể ban phát, hay tước đoạt của Ta cái gì? Cái của Ta là của Ta và đã là của Ta ngay từ khi không có Thượng đế. Dĩ nhiên, nó chỉ là một cái gì vô cùng nhỏ bé, một đốm nhỏ - ý thức “Ta hiện hữu”, thực tế của sự hiện hữu. Đây là nơi chỗ của chính Ta, mà không phải do ai ban phát. Trái đất này là của Ta, cái gì mọc trên đó là của Thượng đế.

H: Thế Thượng đế thuê lại của ông trái đất này?

M: Thượng đế là người sùng kính Ta và đã làm tất cả những điều đó cho Ta.

H: Lìa ông ra thì không có Thượng đế?

M: Làm sao có thể có Thượng đế mà không có Ta? “Ta hiện hữu” là gốc, Thượng đế là cây. Việc gì Ta phải sùng kính ai, và để làm gì?

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

H: Ông là người sùng kính hay là đối tượng của sự sùng kính?

M: Ta không phải cả hai. Ta chính là sự sùng kính.

H: Không có đủ sự sùng kính trên thế gian này.

M: Ông luôn luôn theo đuổi ý định làm cho thế giới tốt đẹp hơn. Ông thực sự tin tưởng rằng thế giới đang chờ để được ông cứu vớt?

Mua đá năng lượng:

H: Tôi không biết tôi có thể làm được bao nhiêu cho thế giới. Tất cả tôi có thể làm là cố gắng. Ông còn muốn tôi làm điều gì khác?

M: Không có ông, liệu có thế giới? Ông biết tất cả về thế giới, nhưng còn chính ông thì ông chẳng biết gì. Ông chính là dụng cụ cho việc làm của ông, ông chẳng có dụng cụ nào khác. Tại sao ông không quan tâm đến dụng cụ trước khi nghĩ đến việc làm của ông?

H: Tôi có thể chờ, còn thế giới thì không thể chờ đợi.

M: Vì không tìm hiểu, ông để thế giới chờ đợi.

H: Chờ đợi cái gì?

M: Một ai đó có thể cứu vớt nó.

H: Thượng đế điều khiển thế giới, Thượng đế sẽ cứu vớt thế giới.

M: Đó là ông nói! Thế Thượng đế có đến bảo ông rằng thế giới do Ngài sáng tạo nên là mối quan tâm của Ngài, chứ không phải của ông?

H: Tại sao đó lại là sự quan tâm của riêng tôi?

M: Thử nghĩ xem. Thế giới mà trong đó ông sống, có ai khác biết về nó?

H: Ông biết, mọi người biết.

M: Có ai từ bên ngoài thế giới của ông đến nói với ông điều đó không? Ta và mọi người khác xuất hiện và biến mất trong thế giới của ông. Ta và họ đều trong quyền định đoạt của ông.

H: Làm gì đến nỗi như thế! Tôi tồn tại trong thế giới của ông cũng như ông tồn tại trong thế giới của tôi.

M: Ông chẳng có bằng chứng nào về thế giới của Ta. Ông hoàn toàn bị giấu kín trong cái thế giới của chính ông tạo ra.

H: Tôi biết. Hoàn toàn, nhưng có vô vọng không?

M: Trong cái thế giới nhà tù của ông xuất hiện một người, người đó bảo ông rằng cái thế giới của những mâu thuẫn đầy đau đớn mà ông đã tạo ra - không tiếp tục và cũng chẳng thường hằng - cái thế giới đó dựa trên những thấy biết sai lầm. Người đó khẩn thiết bảo ông thoát ra - cũng bằng cách mà ông đã đi vào thế giới ấy. Vì quên mất cái ông là nên ông đã đi vào thế giới ấy, và ông chỉ có thể thoát ra bằng cách biết chính ông như ông là.

H: Làm như thế sẽ tác động gì đến thế giới?

M: Khi thoát ra khỏi thế giới thì ông mới có thể làm một cái gì đó cho thế giới. Chừng nào còn là tù nhân của nó thì không có cách gì ông thay đổi nó. Trái lại, bất cứ gì ông hành động chỉ làm cho tình thế tồi tệ hơn.

H: Hành động đúng sẽ giải thoát tôi.

M: Hành động đúng chắc chắn sẽ làm cho ông và thế giới của ông là một nơi dễ chịu, và thậm chí còn hạnh phúc. Nhưng có ích lợi gì? Thế giới đó không có thực thể. Nó không thể tồn tại lâu dài.

H: Thượng đế sẽ cứu giúp.

M: Muốn cứu giúp ông Thượng đế phải biết sự tồn tại của ông. Nhưng cả ông lẫn thế giới của ông đều là những trạng thái chiêm bao. Trong chiêm bao có thể ông đau khổ. Nhưng không ai biết sự đau khổ của ông, vì thế chẳng ai có thể cứu giúp ông.

H: Như vậy tất cả những thắc mắc, tìm tòi và nghiên cứu của tôi chẳng ích lợi gì?

M: Đó chỉ là những cọ quậy của một người đã chán không muốn ngủ nữa. Chúng không phải là những nguyên nhân của sự tỉnh thức, mà chỉ là những dấu hiệu ban đầu. Tuy nhiên, ông đừng hỏi những câu vu vơ mà ông đã biết trước câu trả lời.

H: Làm sao tôi tìm được một câu trả lời đích thực?

M: Bằng cách đặt câu hỏi đích thực - không bằng lời lẽ suông, mà bằng sự can đảm dám sống theo sự hiểu biết của ông. Một người sẵn sàng chết cho chân lý sẽ đạt được chân lý.

H: Một câu hỏi khác. Có con người. Có người biết con người. Có nhân chứng. Người biết và nhân chứng là một, hay là hai trạng thái khác biệt?

M: Người biết và nhân chứng là hai hay một? Khi người biết được xem như tách biệt với cái bị biết, thì nhân chứng đứng một mình. Khi cái bị biết và người biết được xem là một, nhân chứng trở thành một với người biết và cái bị biết.

H: Ai là bậc giác ngộ - Gnani? Nhân chứng hay cái Tối thượng?

M: Gnani là cái Tối thượng và cũng là nhân chứng. Gnani vừa là hiện hữu vừa là tánh biết. Trong tương quan với ý thức Gnani là tánh biết. Trong tương quan với vũ trụ Gnani là sự hiện hữu thuần túy.

H: Thế còn con người? Ai có trước, con người hay người biết?

M: Con người chỉ là một vật rất nhỏ bé. Thực ra con người là một sự cấu thành, không thể nói con người tự tồn tại. Nếu không được nhận thức, con người không có đó. Con người chỉ là cái bóng của tâm, tổng hợp của vô số ký ức. Hiện hữu thuần túy - được phản ánh trong tấm gương của tâm - là trạng thái biết. Cái bị biết hình thành con người, dựa trên ký ức và thói quen. Con người chỉ là một cái bóng, hay một phóng ảnh của người biết lên màn ảnh của tâm.

H: Tấm gương có đó, ảnh phản chiếu có đó. Nhưng mặt trời ở đâu?

M: Cái Tối thượng là mặt trời.

H: Cái Tối thượng phải ý thức.

M: Cái Tối thượng không ý thức mà cũng chẳng vô thức. Đừng nghĩ về nó theo quan điểm ý thức hay vô thức. Nó là sự sống, dung chứa cả hai và siêu vượt cả hai.

H: Sự sống vô cùng trí tuệ. Làm sao nó có thể vô thức?

M: Ông chỉ nói đến vô thức khi nào có sự gián đoạn trong ký ức. Trong thực tế chỉ có ý thức. Toàn thể sự sống là ý thức, toàn thể ý thức - là sống.

H: Ngay cả đá?

M: Ngay cả đá cũng ý thức và sống.

H: Mối lo ngại của tôi là tôi có khuynh hướng phủ nhận sự tồn tại của những gì tôi không tưởng tượng ra được.

M: Nếu khôn ngoan hơn thì ông nên phủ nhận sự tồn tại của những gì ông tưởng tượng. Chính cái được tưởng tượng là cái không thật.

H: Liệu tất cả những gì có thể tưởng tượng được đều không thật?

M: Tưởng tượng dựa trên ký ức thì không thật. Tương lai không phải hoàn toàn là không thật.

H: Phần nào của tương lai là thật, phần nào không?

M: Cái không được mong đợi và cái không thể đoán trước là thật.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh