Suy Ngẫm Về Thiện Và Ác: Chương 21. Vương Quốc Của Mara

SUY NGẪM VỀ THIỆN VÀ ÁC: CHƯƠNG 21. VƯƠNG QUỐC CỦA MARA

Đức Phật không chỉ đấu tranh với những cuộc nổi loạn bên trong cộng đồng, Ngài còn phải đạt được những mục tiêu trong cuộc đời với những thay đổi đột ngột về chính trị và xã hội. Trong vùng lòng chảo Gangetic giàu có ở miền Bắc Ấn Độ, quyền lực đã thay đổi, từ liên minh cộng hòa của các thị tộc đến sự cầm quyền độc đoán với những tham vọng thống trị. Trái với truyền thuyết, thậm chí Gotama không phải là hoàng tử của một vương quốc nhỏ bé mà là con trai của một nhà lãnh đạo lâu đời trong chế độ cộng hòa đầu sỏ của Shakya. Mặc dù Ngài đã từ bỏ vai trò riêng của mình là một nhà lãnh đạo chính trị để trở thành một nhà tu khổ hạnh lang thang, nhưng sau hành vi nhận thức của mình, Ngài đã yêu cầu sự bảo trợ và che chở của các thế lực chính trị thời đó để cộng đồng và việc giảng dạy của Ngài có thể được duy trì.

Ngài đã tìm thấy rất nhiều sự che chở và bảo vệ ở những nơi giàu có và quyền lực nhất: tại các vương quốc của Magadha và Kosala. Những trung tâm đào tạo và giảng dạy chính của Ngài được thiết lập chủ yếu ở Rajagaha, thủ đô của Magadha và Savatthi (Sravasti), thủ đô của Kosala. Mở rộng thêm một chút, Ngài lưu lại và giảng dạy ở Vesali, thủ đô của Vajjian, nước cộng hòa lớn nhất còn sót lại. Khi danh tiếng của Gotama đã tăng cao và phẩm cấp của Ngài đối với các nhà tu được mở rộng, số phận của Ngài bị ràng buộc với những tham vọng và vận mệnh chính trị của các quốc gia này.

Người bảo trợ quan trọng đầu tiên của Ngài là vua Bimbisara xứ Magadha. Bimbisara là một quốc vương mạnh mẽ nhưng nhân từ, ngay từ tuổi thiếu niên đã có tham vọng cả về vương vị lẫn nhận thức sâu sắc về mặt tinh thần. Không bao lâu sau hành vi nhận thức, Đức Phật đã cùng những môn đồ đến Rajagaha. Nghe bài giảng của Ngài, đức vua đã “thấm nhuần đạo Pháp, bỏ lại những điều không chắc chắn phía sau, những hoài nghi tan biến, ông ta hoàn toàn tự tin và độc lập với người khác”. Với lòng biết ơn, quốc vương vừa được khai sáng đã ban cho Gotama một công viên bên rìa thành phố được gọi là rừng Trúc Lâm, nơi các tăng lữ có thể rèn luyện và thực hành.

Bimbisara đã tiếp tục cai trị một cách khôn ngoan trong 30 năm kế đó, nhưng người ta nghe nói về ông rất ít cho đến khi Devadatta tiến hành cuộc bạo loạn. Sau khi Đức Phật từ chối yêu cầu cho hắn dẫn dắt cộng đồng tăng lữ, Devadatta đã đến gặp môn đồ của mình là thái tử Ajatasattu, người kế vị Bimbisara và nói: “Trước đây, mọi người đều sống lâu, giờ đây mọi người chỉ sống trong một thời gian ngắn. Có lẽ anh sẽ chết trong khi vẫn chỉ là một thái tử. Vậy sao anh không giết cha mình để lên làm vua? Còn tôi sẽ giết Gotama và trở thành Đức Phật? Ajatasattu “gài một con dao găm vào bắp đùi”, lẻn vào nơi làm việc riêng của nhà vua. Nhưng hắn đã khiến đội cận vệ nghi ngờ nên đã bị bắt giữ. Con dao găm được tìm thấy và âm mưu bị bại lộ. Khi hoàng tử được đưa đến trước mặt vua cha, nhà vua hỏi lý do tại sao hắn lại muốn giết ngài. “Thưa cha, con muốn được làm vua”, hoàng tử trả lời. “Nếu con muốn vương quốc này thì nó sẽ là của con”, nhà vua nói.

Rồi Ajatasattu trở thành vua xứ Magadha. Để bảo đảm quyền lực của mình, hắn đã sát hại vua cha bằng mọi cách. Hắn bỏ đói vị vua già trong ngục cho đến chết, điều này làm cho người mẹ, Kosaladevi, phải chết vì sầu não. Giết cha mẹ, Ajatasattu đã trở thành kẻ sát nhân (Mara) và Đức Phật đã phải đấu tranh với hắn để cộng đồng của Ngài có thể tồn tại ở Magadha. Sự đối đầu kế tiếp của họ được tạo ra bởi một ngự y. Khi Ajatasattu đến khu vườn Đức Phật đang dừng chân, hắn “cảm thấy lo sợ kinh khủng, tóc dựng đứng”. Nhưng sau khi nghe Đức Phật nói về hậu quả của cuộc sống không gia đình, hắn ta quá cảm khái nên đã chính thức trở thành môn đồ và thú nhận tội giết cha. “Vì ngươi đã thừa nhận sự phạm tội và thú nhận nó nên ta sẽ thừa nhận nó”, Đức Phật nói, “Người biết thú nhận tội lỗi sẽ trưởng thành trong một cuộc sống cao quý”.

Thay vì trừng phạt tội sát nhân của Ajatasattu, Đức Phật lại tha thứ cho hắn. “Hân hoan và vui vẻ” với những lời giáo huấn của Đức Phật, hắn đã nhiệt tình để lại tất cả rồi bỏ đi. Nhưng ngay khi vị vua vừa khuất khỏi tầm mắt, Đức Phật quay lại với các môn đồ của mình và nói: “Nhà vua làm như vậy, số phận của ông ta đã được định đoạt! Nếu ông ta không tước đi cuộc sống của cha mình thì khi ông ta ngồi ở đây, tầm nhìn thanh khiết của đạo Pháp sẽ nảy sinh trong ông ta”. Dường như Đức Phật đang nói một điều gì đó với Ajatasattu cùng những môn đồ khác. Vừa mới ban cho nhà vua niềm hy vọng và sự khuyến khích một cuộc sống cao quý, Ngài đã nói tội lỗi đã cướp đi của ông ta cơ hội nhận thức cuộc sống cao quý như thế nào.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Người bảo trợ quan trọng khác của Đức Phật là vua Pasenadi, cai trị xứ Kosala, vương quốc hùng mạnh nằm gần biên giới với quê hương Shakya của Đức Phật. Kosala liên minh với Magadha thông qua hôn nhân. Chị của vua Pasenadi, bà Kosaladevi, vợ vua Bimbisara và là mẹ của Ajatasattu. Đức Phật là người sống cùng thời với Pasenadi và trải qua 24 mùa gió tại khu vườn Jetavana ở thủ đô Kosalan xứ Savatthi, nơi Ngài đã thuyết giảng hầu hết những bài giảng của mình.

Một số bài diễn thuyết kể lại chi tiết những cuộc trao đổi của Đức

Phật với Pasenadi. Không giống như người anh rể của mình là vua Bimbisara, Pasenadi tỏ ra ít quan tâm đến hành vi nhận thức. Ông ta thú nhận rằng ông ta là điển hình của những ông vua “bị vương quyền nhiễm độc, bị ám ảnh bởi sự tham lam hưởng lạc thú, nắm được quyền kiểm soát bền vững trong vương quốc của mình và cai trị những vùng lãnh thổ rộng lớn vừa chinh phục được trên thế giới”. Mặc dù hai người biết rõ về nhau, nhưng thay vì khuyên bảo hay nhắc nhở nhà vua về những vấn đề cụ thể, Đức Phật lại chỉ ban cho ông ta những chủ đề rộng lớn để ngẫm nghĩ.

Nghe nói về những cuộc chiến tranh của Pasenadi với Ajatasattu (cuộc chiến xảy ra tại một ngôi làng vốn là một phần của hồi môn của bà Koseladevi với vua Bimbisara), Đức Phật không chỉ trích Pasenadi về việc đã tham gia vào cuộc chiến và không nỗ lực thuyết phục ông ta biến Kosala thành một vương quốc hòa bình, không bạo lực.

Mua đá năng lượng:

Đức Phật cũng không phản đối nhà vua trong việc cải trang những thám tử và những thuộc hạ tay trong của mình thành những người tu khổ hạnh lang thang. Thay vào đó, Ngài rút ra một đạo lý người ta không nên xét đoán con người chỉ bằng vẻ bề ngoài. Khi biết được nhà vua đang chuẩn bị một lượng lớn thú vật để hiến tế, Đức Phật đã phê bình hành động này trước môn đồ của mình nhưng lại không nỗ lực ngăn cản việc đó. Và khi Pasenadi bắt giữ “một số đông người”, trói họ bằng dây thừng và dây xích, Đức Phật đã chỉ ra “sự mê đắm vàng bạc và vòng khuyên tai” cũng như “mối quan tâm lo lắng của các bà vợ cùng những đứa trẻ” mạnh mẽ như thế nào.

Là một tư lệnh, là người theo chủ nghĩa khoái lạc, là một kẻ lừa dối và là một bạo chúa, Pasenadi sở hữu những đặc điểm chính của Mara. Có thể là không có sự cố nào xảy ra trong những cuộc tranh luận của Đức Phật với vị vua này trước khi xảy ra những cuộc tranh luận của Ngài với Mara trong kinh Pali. Mặc dù Pasenadi là một môn đồ thế tục của Đức Phật, nhưng không giống như Bimbisara, ông ta không được ghi nhận là đạt được bất cứ sự nhận thức sâu sắc nào về mặt tâm linh. Chỉ duy nhất một lần, cách cư xử của ông ta được coi là đã thay đổi nhờ lời khuyên của Đức Phật, là khi ông ta đồng ý ăn ít để giảm cân. Ngay khi nhà vua dùng hình phạt đóng cọc xiên qua người những kẻ nổi loạn, Đức Phật cũng không trừng phạt ông ta. Ngài nhắc ông ta nhớ rằng “Khi tuổi già và cái chết đến bên bạn, hỡi đức vua vĩ đại”, thì không có sự trợ giúp nào hay sự giàu có nào có thể chống cự lại theo cách của mình. Sẽ không có điều gì được thực hiện “Ngoại trừ phải sống trong đạo Pháp, sống một cách chính đáng ngay thẳng, thực hiện những hành vi lành mạnh và đáng khen”.

Trái với phong cách nhạo báng Mara của Đức Phật, thái độ của Ngài đối với Ajatasattu và Pasenadi có vẻ chú tâm và thận trọng. Là những kẻ chuyên quyền tàn nhẫn, cai quản thế giới mà Gotama bị vướng mắc về mặt lịch sử và xã hội, những ông vua này có được sự ảnh hưởng tới Đức Phật mà Mara còn thiếu. Ngay cả theo phong tục hay tranh luận của người Pali nhằm mục đích giới thiệu Đức Phật dưới ánh sáng tốt nhất thì Ngài vẫn nghĩ rằng (sau một hồi làm Pasenadi ngây người ra): “Nếu ta khiển trách nhà vua vì hành động khủng khiếp thì ông ta sẽ mất hết can đảm, không thể gần gũi với mình. Thay vào đó ta sẽ hướng dẫn ông ta bằng phương pháp gián tiếp”. Những tình cảm này đã cho thấy Đức Phật không thể bỏ qua những áp lực thực tế về mặt chính trị mà Ngài đã sống và đóng vai trò trong đó.

Cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa Pasenadi và Đức Phật diễn ra ở Shakya khi cả hai đều đã 80 tuổi. Vừa được Đức Phật và các môn đồ của Ngài tán dương rầm rộ, nhà vua đã báo điềm xấu: “Giờ đây chúng tôi phải rời đi. Chúng tôi rất bận và có nhiều việc phải làm”. Khi nhà vua rời khỏi Đức Phật, ông ta cho biết vị tướng cùng đến Shakya với ông ta đã ra đi cùng với đội kỵ binh hoàng gia và đã tôn con trai của Pasenadi là Vidudabha lên làm vua. Bị cô lập, Pasenadi vội vã tới Magadha để yêu cầu sự giúp đỡ của người cháu trai và cũng là kẻ thù trước kia là Ajatasattu. Nhưng những cánh cổng của Rajagaha đã khép lại. Mệt mỏi vì chuyến đi, ông ta ngã gục bên ngoài tường rào thành phố và chết.

Sau đó Đức Phật đến miền Nam Magadha và dừng chân tại nơi ẩn dật trên đỉnh Vulture bên ngoài thủ đô. Khi Ngài ở đó, Ajatasattu đã cho Ngài biết hắn ta có ý định tấn công liên bang Vajjian, đồn lũy cuối cùng ở miền Bắc Ấn Độ của chế độ cộng hòa, nằm ở vùng biên giới phía bắc Magadha. Đức Phật rời khỏi Rajagaha và quay lại quê hương bằng con đường đi qua Vesali, thủ đô Vajjian, đó là chuyến đi cuối cùng của Ngài. Không rõ điều gì đã thôi thúc chuyến đi này. Theo một ý nghĩ nào đó, có thể Ngài biết Vidudabha (con trai Pasenadi) đã xâm chiếm nước cộng hòa Shakyan để trả thù cho sự mất danh giá vì là con của một nữ nô lệ, được đưa đến kết hôn với cha anh ta dưới vẻ ngoài là một phụ nữ Shakyan cao quý. Người ta nói rằng Đức Phật đã ba lần thuyết phục anh ta rút lui nhưng đều vô ích. Trung thành với lời giáo huấn là không nên giết người, người Shakyan chỉ kháng cự nhưng đã bị quân đội Vidudabha tàn sát. Lãnh thổ của người Shakyan đã được hợp nhất thành Kosala.

Khoảng thời gian này, Đức Phật đang bị ốm ở Vesali, không qua khỏi vụ ngộ độc thực phẩm và chết ở Kusinara, nơi Ananda, người phụ tá của Ngài miêu tả là “Một thành phố nhỏ bé khốn khổ với mái tranh vách đất, nằm ngay khu rừng nhiệt đới của một nơi xa xôi hẻo lánh”. Từ viễn cảnh rộng lớn hơn (người ta nghi ngờ rằng, đó là sự mỉa mai châm biếm), Đức Phật đã chỉ trích Ananda vì đã nói ra điều này. Cách đây đã lâu, Ngài nói, Kusinara là thành phố của Kusavati, “Giàu có và thịnh vượng, đông đúc và tồn trữ thực phẩm dồi dào. Người ta chưa bao giờ tự do thoát khỏi âm thanh của những con voi, con ngựa, những chuyến xe ngựa, những tiếng trống, tiếng đàn luýt, tiếng hát, tiếng chũm chọe, cùng những tiếng than khóc. ‘Hãy ăn đi, uống đi và vui đùa đi’”. Số phận của các thành phố và các nền văn minh là như vậy. Bất kể chúng trở nên hùng mạnh như thế nào, ánh hào quang của chúng cũng sẽ tàn lụi và sẽ bị quên lãng.

Thế giới chung quanh Đức Phật đã bị xé nhỏ. Các thế lực chính trị lúc bấy giờ còn nằm trong vòng kiểm soát đã bùng nổ sự phá hoại. Không những Vidudabha hủy diệt người Shakyan, sau đó Ajatasattu còn chinh phục liên bang Vajjian, quét sạch nước cộng hòa quan trọng nhất khu vực. Có phải sự thận trọng của Đức Phật trong những cuộc tranh luận với Ajatasattu và Pasenadi về mặt ngoại giao đã duy trì sự quân bình thế lực giữa các vương quốc đang tham chiến không? Cho dù có cố ý đóng vai trò về mặt chính trị hay không thì Gotama vẫn phải thực hiện chức năng bên trong thế giới mà từng chút một sự ranh ma, xảo quyệt, bạo động và bất ngờ đều tương tự như thế giới của chúng ta.

Trong cuộc trò chuyện cuối cùng, Pasenadi nói với Đức Phật rằng: “Tôi là một người Kosala và Ngài cũng là một người Kosala”. Đức Phật không chối bỏ điều này. Cuối đời, Ngài đã coi mình như một thần dân của nhà vua. Bằng việc chấp thuận sự bảo hộ của vương quốc Kosala, Ngài đã khéo léo nói rằng ý muốn dùng bạo lực để bảo vệ lợi ích và tự do cho thần dân thì sự toàn vẹn lãnh thổ và hòa bình của khu vực có thể sẽ bị đe dọa. Điều này đã giải thích sự do dự của Ngài khi chỉ trích nhà vua về tính bạo lực của ông ta.

Xử trí Mara trong phạm vi chính trị là một việc nguy hiểm, cần phải có sự cảnh giác và thận trọng cao độ.

Gotama phải nhận thấy những mục tiêu bên trong môi trường chính trị vào thời đại của Ngài, nhưng những mục tiêu của Ngài tự nó lại không mang tính chính trị. Một thời gian ngắn sau hành vi nhận thức, trước khi Đức Phật biết Ngài sẽ bắt đầu khởi hành vào thế giới, hai người thương buôn đã cấp cho Ngài một số thức ăn béo bổ làm cho Ngài đau ốm và yếu đi. Mara xuất hiện và thúc giục Ngài đừng chiến đấu với bệnh tật mà hãy chết đi. “Ta sẽ không bước vào cõi Niết bàn cuối cùng”, Đức Phật vặn lại, “cho đến khi anh em đồng đạo của ta trở nên hiểu biết, khôn ngoan và thông thái đủ để hoàn thành những bài diễn thuyết của riêng mình sao cho những bài giảng của ta sẽ được thực hành rộng rãi và lan truyền sâu rộng trong dân chúng”. 50 năm sau, khi thế giới đang sụp đổ và thân thể Ngài không thể chịu đựng được đau ốm và già yếu, Ngài đã hoàn tất mục tiêu này và có thể chết mà không hề hối tiếc. Và trong khi giấu chân của Ngài vẫn còn lưu dấu đến ngày nay thì những dấu vết của vua Bimbisara, Ajatasattu và Pasenadi chỉ còn nằm trong phần chú thích nhỏ ở cuối trang trong lịch sử của Ngài.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh