Suy Ngẫm Về Thiện Và Ác: Chương 20. Văn Hóa Của Hành Vi Nhận Thức

SUY NGẪM VỀ THIỆN VÀ ÁC: CHƯƠNG 20. VĂN HÓA CỦA HÀNH VI NHẬN THỨC

Bất cứ nguyên lý căn bản nào trong hệ thống giáo lý. Nhà Phật cũng phải thực hiện trong trạng thái tĩnh lặng, vậy làm thế nào để có thể thấy trước mọi vấn đề cũng như sự phản đối mà những người nghe đặt ra cho Ngài? Ngay khi đối mặt với những người khác và bắt đầu nói, Ngài đã phải đối mặt với một loạt những điều ngẫu nhiên bất ngờ và phải trả lời chúng theo những cách làm hài lòng sự quan tâm của họ, nhưng vẫn phải duy trì tính xác thực trong phạm vi hiểu biết của riêng Ngài. Thay vì hình dung đạo Pháp như một bản phác họa chi tiết được hình thành trước trong tâm trí Đức Phật, chờ đợi để được gieo vào đầu óc thụ động của các môn đồ, thì văn hóa của hành vi nhận thức do Ngài tạo ra dần dần xuất hiện và ngẫu nhiên bước ra khỏi sự tương tác giữa Ngài và thế giới.

Không có sự tương tác này, Đức Phật cũng như quan niệm của Ngài không thể hiện thân. Có lẽ Gotama đã bị một nhà hiền triết Ấn Độ khác coi thường. Người ta không thể hiện thân trong một khoảng không gian và thời gian cụ thể mà không thừa nhận những dạng thức của thời gian và không gian đó. Để người khác dễ hiểu, ngay cả khi người ta nghi ngờ những niềm tin được ấp ủ nhiều nhất của mình thì họ cũng phải trình bày bằng những thuật ngữ mà họ có thể hiểu được. Sự đồng cảm đáng mến đòi hỏi Đức Phật phải vận hành bên trong những mô hình ngôn ngữ, văn hóa và xã hội trong thời đại của Ngài. Cái giá của lòng trắc ẩn là hình thành nên một hiệp ước với ma quỷ: Đức Phật phải đính kèm theo khả năng trực giác về những gì không có giới hạn và không có dấu hiệu với những giới hạn và dấu hiệu mang tính khái niệm, nhằm che phủ đạo Pháp vô hạn trong lớp áo bị hạn chế về thời gian của Ấn Độ cổ đại.

Trái với những hình ảnh phổ biến về Đức Phật bao quanh bởi đám đông các nhà sư, thính giả như muốn nuốt lấy từng lời của Ngài thì một số bài thuyết trình sớm nhất ở Pali cho thấy Ngài là một nhân vật cô độc, đi lang thang từ nơi này đến nơi khác và khuyến khích các môn đồ đừng nên phụ thuộc vào Ngài. Theo phong tục, một nhà sư Phật giáo chỉ phải trải qua năm năm để học với thầy trước khi tách ra và tiếp tục công việc riêng của mình. “Hãy đi lang thang về phía trước, hỡi những thầy tu của ta”, Đức Phật nói.

Vì sự an sinh của đám đông dân chúng, vì hạnh phúc của dân chúng, hãy bước ra khỏi sự thương hại của thế giới, vì điều thiện, vì sự an lành và hạnh phúc của thần thánh và loài người. Đừng bước hai lần trên cùng một lối đi.

Mỗi nhà sư phải tạo nên đường đi của mình thông qua thế giới của riêng mình, chỉ được gom nhóm lại với anh em đồng đạo trong những hầm trú ẩn vào giai đoạn gió mùa. “Nhà hiền triết đi lang thang một mình”, Đức Phật nói, “giống như một ngọn gió không bị vướng vào lưới, như một hoa sen không bị ngấm xuống bùn nhơ, dẫn dắt người khác chứ không bị họ dẫn dắt”.

Trong một trường hợp khác, Đức Phật nhắc lại có lần Ngài cảm thấy bị “bao bọc chung quanh” bởi các môn đồ, Ngài cảm thấy “không thoải mái và không thanh thản”. Cho nên sau bữa trưa, Ngài sắp xếp gọn ghẽ nơi ăn ở của mình và “không thông báo cho người hầu cận hay để lại mệnh lệnh cho các nhà sư khác, Ngài bắt đầu làm việc một mình, không có ai bầu bạn”. Rồi Ngài tìm một chỗ trong khu rừng, dưới một gốc cây. Ngài không chỉ khuyến khích các môn đồ phải tìm ra con đường cho riêng họ trong thế giới, mà khi nhóm người này trở nên quá quắt, Ngài đã cởi áo bỏ lại, đi vào rừng để thoát khỏi áp lực của đời sống cộng đồng. “Việc trở nên độc lập với người khác”, được Đức Phật coi là một đặc trưng của một người có sự hiểu biết trực tiếp về đạo Pháp và từ đó bước vào con đường.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Theo thời gian, mô hình tự lực tự trị này đã nhanh chóng bị từ bỏ để thiết lập nên những thể chế tu hành khác. Nhưng sở thích riêng của Đức Phật rất rõ ràng. Ngài thúc giục các môn đồ hãy tản ra thay vì tập trung lại. Đời sống cộng đồng là cách thức hữu ích cho việc rèn luyện và sự phản ánh theo thời kỳ, nhưng chỉ khi nó đã củng cố hoàn toàn năng lực của mỗi cá nhân trong thế giới ngoại trừ năng lực của nó. Trách nhiệm của một nhà tu lưu động còn lớn hơn nhiều: phải nhận biết cõi Niết bàn tại nơi sâu thẳm yên tĩnh trong trạng thái cô độc của riêng mình và thúc đẩy văn hóa của hành vi nhận thức thông qua sự tương tác với người khác.

Bất kể Đức Phật đã bố trí bao nhiêu người canh gác vào đúng chỗ cần ngăn chặn, dường như không có thứ gì có khả năng chống lại sự thay đổi ác nghiệt của đời sống hướng đến những cấu trúc bao bọc và giới hạn. Những gì bắt đầu như một quan niệm phóng khoáng đang có nguy cơ biến thành một sức mạnh lý tưởng cho việc bảo tồn nguyên trạng hay bảo đảm cho quyền lợi của một điều gì ưu tú. Những bài thực hành chữa bệnh được luyện tập thành những kỹ thuật dễ hiểu; những mối liên kết lỏng lẻo của các cộng đồng đã cứng lại thành những thể chế ngột ngạt. Sự khác biệt giữa tư tưởng và ý thức hệ, thực hành và kỹ thuật, cộng đồng và thể chế không rõ ràng và có hệ thống. Cái trước đã lướt qua không thể nhận biết được để đi vào cái sau. Những tư tưởng, quan niệm, những bài thực hành và những lời giáo huấn mà Đức Phật đã dạy nằm trong những hạt giống của các ý thức hệ, kỹ thuật và những thể chế của Phật giáo sau đó. Bất cứ lúc nào những kết cấu kèm theo cũng có thể kết tinh lại thành cấu hình của các tư tưởng, những bài thực hành cùng những cách sống đạt đến khối lượng tới hạn về kích thước và sức mạnh.

Khi Đức Phật được 72 tuổi, người anh em bà con giống như Judas là Devadatta đã nổi lên chống lại quyền lực của Ngài và cố gắng giành quyền kiểm soát cộng đồng tăng lữ. Thông qua Devadatta, Mara đã hiện thân dưới dạng chiếc bóng thuộc về ý thức hệ và thể chế của Phật giáo. Đã dành hơn 43 năm cho việc chế giễu Đức Phật từ bên trong, giờ đây Mara đang cố gắng tiêu diệt Ngài từ bên ngoài.

Không thể thuyết phục Đức Phật rút lui vì tuổi tác và giao lại quyền kiểm soát cộng đồng tăng lữ cho mình, Devadatta đã ra lệnh cho môn đồ của hắn là vua Ajatasattu “gửi một số người đến tiêu diệt cuộc đời của nhà tu hành Gotama”. Khi cố gắng này bị thất bại, Devadatta quyết định tự tay sát hại anh em mình. Hắn trèo lên đỉnh ngọn núi Vulture bên ngoài Rajagaha (Rajgir), nơi Đức Phật đang đi dạo một mình dưới bóng râm, rồi hất tảng đá ở mép rìa bên ngoài xuống. Mặc dù tảng đá bị chệch hướng rơi, nhưng một mảnh bong ra đã rớt trúng chân Đức Phật, làm Ngài chảy máu và “toàn thân có cảm giác đau đớn, nhức nhối khó chịu”.

Mua đá năng lượng:

Đức Phật trải chiếc áo choàng, nằm dài trên nền đất để chữa vết thương. Ngay lập tức, Mara đến bên cạnh và thì thầm với Ngài những vần thơ sau:

Có phải Ngài nằm nghỉ trong tình trạng mê muội hay uống rượu say bí tỉ trên thơ ca?

Có phải Ngài không có những mục tiêu thích hợp để theo đuổi?

Một mình tại nơi trú ẩn của mình

Sao Ngài lại mơ màng trong giấc ngủ?

Tiếng than khóc của sự tự nghi ngờ đã tìm ra sự đau khổ của một ông già, người đang có nguy cơ bị tiếm quyền và bị lật đổ bởi một người nào đó. Nhưng Gotama không “nằm để nhận ra sự sợ hãi”, cũng không “sợ phải ngủ quên đi”. Đức Phật trả lời Mara rằng: “Đạt được mục tiêu, ta sẽ nằm nghỉ không cần sự thương hại của con người”. Mara lập tức biến mất.

Devadatta giờ đây đang âm mưu tạo ra sự ly giáo trong cộng đồng tăng lữ. Hắn ta nói rằng quy tắc tu trì phải được cải cách để hòa hợp hoàn toàn với sự nhấn mạnh tính độc lập và tính đơn giản của Đức Phật. Theo đó, hắn ta đề xuất, các nhà sư chỉ nên sống dưới những gốc cây trong rừng, chỉ được ăn những thứ bố thí mà họ xin được, chỉ được mặc quần áo sờn rách được thải ra và chỉ được ăn thức ăn chay. Như Devadatta mong đợi, Đức Phật đã phản đối đề xuất này trên cơ sở để các nhà sư nên được tự do chọn lựa nơi họ sống và có chấp nhận việc nhận đồ cúng hiến từ các gia chủ hay không. Và khi nào thú vật không bị họ sát hại với tính cách cá nhân thì họ mới được tự do ăn thịt, cá. Để chứng tỏ mình là một kẻ hy sinh gương mẫu, Devadatta nói với mọi người, hắn sẽ sống theo những quy tắc do hắn đề ra cho dù Đức Phật không làm. Nhiều nhà sư trẻ đã tán thành ý kiến của hắn và cùng hắn rời bỏ cộng đồng tăng lữ.

“Nơi Thượng đế xây nên một ngôi thánh đường”, hai ngàn năm sau, Martin Luther nhớ lại, “thì lũ ma quỷ cũng xây nên một nhà nguyện nhỏ… Trong những chuyện như vậy thì ma quỷ luôn bắt chước Thượng đế”.

Tương tự, Đức Phật đã so sánh Devadatta với một chú voi con, bắt chước thói quen của lũ voi già có ngà, ăn những cuống hoa sen nhưng lại không rửa sạch nên bị ốm rồi chết. “Thông qua việc bắt chước ta”, Đức Phật nói, Devadatta “sẽ chết một cách thảm hại”. Nghe nói những môn đồ trẻ duy tâm đã bị thuyết phục và họ đã thay đổi ý kiến mà quay về với Đức Phật, “một luồng máu nóng đã vọt ra từ miệng Devadatta”. Mặc dù cuộc nổi loạn của hắn thất bại, nhưng đó là một dấu hiệu đáng ngại của những cuộc đấu tranh về quyền lực cùng những cuộc tranh luận về ý thức hệ đã làm các tín đồ Phật giáo bối rối kể từ sau cái chết của Gotama.

Devadatta muốn kiểm soát Phật giáo bằng việc dựng nên những giới hạn chặt chẽ hơn. Hắn không tranh luận về chân lý của đạo Pháp mà tìm cách thay thế sự dẫn dắt tự do của Đức Phật bằng sự lãnh đạo độc đoán của riêng hắn. Khi Devadatta yêu cầu được phụ trách cộng đồng tăng lữ, Đức Phật đã từ chối bởi trong đầu Ngài có một người khác đầy đủ phẩm chất hơn. Ngài từ chối bởi Ngài không nghĩ bất cứ người nào cũng có thể lãnh đạo cộng đồng tăng lữ sau khi Ngài ra đi. Chỉ riêng một mình đạo Pháp, Ngài nói, cũng đã đủ để hướng dẫn mọi người. Mỗi người nên thực hành độc lập với nhau, “giống như một hòn đảo”. Bằng việc phản đối điều lệ cải cách của Devadatta, Đức Phật không chấp thuận những bài thực hành, nhưng lại tán thành những quy định hạn chế được áp dụng vào tính linh hoạt của xã hội và tính tự do của tăng lữ.

Bằng việc tuyệt giao với hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ, Đức Phật đã để các môn đồ tự do thoát khỏi sự chuyên quyền bạo ngược của trật tự xã hội đặt nền tảng trên những điều ngẫu nhiên về sự ra đời. Bằng việc tạo ra thứ bậc của các sư nữ, Ngài đã giải phóng phụ nữ khỏi sự bạo ngược của tình trạng nô lệ trong nước. Bằng việc chống đối lại

Devadatta, Ngài đã giúp cộng đồng của mình chống lại tính cách bạo ngược của sự lãnh đạo hà khắc và độc đoán. Trong việc chinh phục Mara, Ngài đã giành chiến thắng trước sự cai trị bạo ngược mang tính cưỡng bức và sinh học. Dòng mạch kết nối hợp nhất những chiều hướng xã hội, giới tính, cộng đồng làng xã và tâm linh của đời sống chính là sự cam kết với tự do của Đức Phật. Nhiệm vụ của nền văn hoá đương đại về hành vi nhận thức không phải là bắt chước một dạng thức tôn giáo mang tính lịch sử, mà là thực hành và triển khai những quyền tự do này, đồng thời bảo vệ chúng chống lại mối de dọa của những chế độ cai trị bạo ngược.

Đức Phật so sánh ý tưởng cùng những bài thực hành mà Ngài đã dạy với chiếc bè được làm bằng “cỏ, cành con, nhánh và lá” kết lại với nhau “nhằm mục đích vượt qua chứ không phải ôm ghì lấy”. Một khi chiếc bè đã được con người điều khiển vượt qua dòng nước xiết, dòng chảy của nó ở gần bờ hết sức nguy hiểm và đáng ngại, còn dòng chảy ở xa bờ thì an toàn hơn và không phải lo sợ”, thì nó có thể bị vứt bỏ. Ngược lại, nếu nó có nguy cơ ngưng kết lại thành một phiên bản được thừa nhận về cách cư xử lặp đi lặp lại, cấm đoán và gây phiền phức, người ta sẽ tìm cách vượt qua. Người ta sắp xếp thành những thói quen tinh thần dễ chịu, được ấn định bằng sự dịch nghĩa chính xác các học thuyết và phán xét với sự căm phẫn chính đáng bất cứ người nào phá hoại tính thanh khiết của truyền thống.

Phép ẩn dụ về chiếc bè đã làm nổi bật bản chất thực dụng và mang tính trị liệu của những gì Đức Phật đã dạy. Thay vì thuyết giảng một ý thức hệ, Gotama lại trình bày phạm vi những ý tưởng đã được kiểm nghiệm, xem xét và áp dụng dưới ánh sáng của kinh nghiệm. Thay cho một loạt những kỹ thuật tâm linh đang chỉ đạo một cách vững vàng từ phần này sang phần khác của con đường, Ngài lại đưa ra một loạt những bài thực hành phù hợp với phong cách sống, tính khí và tố chất của mọi người. Thay vì thiết lập những thể chế tu hành, Ngài lại tạo ra một cộng đồng không gia đình của những kẻ hy sinh quên mình, từng cá nhân đều được khuyến khích đi lang thang về phía trước bằng cách riêng của mình vì hạnh phúc của người khác.

Qua nhiều thế kỷ, Phật giáo đã thường xuyên thay đổi hướng ra khỏi quan điểm nền tảng. Đối với một người Công giáo, mỗi lần một mô hình của sự thể chế hóa được tái diễn thì nó lại trở thành một tôn giáo được thiết lập ở một vùng đất mới. Để trở thành một thế lực thành công trên thế giới, nhà thờ công giáo cần phải duy trì một ý thức hệ nhất quán từ bên trong, đặt nền tảng trên những thể chế cùng những đẳng cấp bằng những lời tuyên bố không thể sai lầm. Nó phải dựa vào tính hiệu quả của một kỹ thuật tâm linh chính xác để đảm bảo với các môn đồ rằng nó có thể dẫn dắt họ từng bước một, đi từ sự thất vọng đến sự cứu rỗi. Nó đòi hỏi những phương pháp tinh vi tỉ mỉ, có thể dõi theo dấu vết quyền lực của những thầy tu thông qua một chuỗi nối tiếp nhau không thể bị phá vỡ để trở về với nền tảng lịch sử.

Những thể chế tồn tại bằng việc lặp đi lặp lại những học thuyết và kỹ thuật, bất kể thứ gì khác đang thay đổi chung quanh chúng. Một truyền thống, dù sao cũng cứu vớt sự sụp đổ của những thể chế, nếu nó tiếp tục tồn tại như một cộng đồng của những bài thực hành và những ý tưởng. Lịch sử được sinh ra để làm bằng chứng cho sự thay đổi thăng trầm của một số lớn những ngôi chùa Phật giáo, từng cái đều có ý thức hệ và kỹ thuật đặc biệt. Tuy nhiên, truyền thống đã tìm cách để tồn tại như một nền văn hóa của hành vi nhận thức. Mỗi lần phải thích ứng với tình trạng chưa từng có tiền lệ của mình, nó lại kích thích việc hình dung mang tính sáng tạo của bản chất. Nhưng một khi được thiết lập trong môi trường mới, thì nền văn hóa của hành vi nhận thức sẽ có khuynh hướng hướng đến những kiểu mẫu bền vững và có thể đoán trước được. Sự thay đổi hiểm ác đối với những thể chế đặt nền tảng trên ý thức hệ này, theo lối diễn giải của Max Weber, là sự biến thành thủ tục quen thuộc của hành vi nhận thức.

Ngày nay, những truyền thống theo Phật giáo của châu Á thời cận đại nhận thấy bản thân mình phải đối mặt với những truyền thống tự do của thời hiện đại, cái này thách thức cái kia phải nhìn lại lần nữa sự hiểu biết và thực hành tự do của mình. Ngay khi Phật giáo mang lại những nhận thức sâu sắc về mặt tâm lý học cùng những bài thực hành suy ngẫm để giải thoát con người khỏi tính hiểm ác bên trong, thì những triết lý tự do của châu Âu và châu Mỹ lại mang đến những nhận thức sâu sắc về mặt xã hội cùng những bài thực hành chính trị để giải thoát con người khỏi quyền lực và tôn giáo đã từng hạn chế tính tự do sống theo những gì họ đã chọn. Do vậy, chúng ta phải thừa nhận sự mở rộng hoàn toàn của Mara: lòng căm thù riêng tư mạnh mẽ chia sẻ những cơ cấu xã hội phức tạp của sự đàn áp, khả năng cản trở mọi con đường và giới hạn sự tự do.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh