Quyền Năng Tư Tưởng: Chương 1

QUYỀN NĂNG TƯ TƯỞNG: CHƯƠNG 1

BẢN CHẤT TƯ TƯỞNG

Bản chất của tư tưởng có thể nghiên cứu về hai quan điểm:

1 - Quan điểm về Tâm thức, là khả năng hiểu biết phân biệt,

2 - Quan điểm về Sắc tướng, là hình thể. Nhờ có hình thể thì chúng ta mới thấy biết. Hình thể thường biến đổi theo ngoại cảnh.

Theo Triết học, chúng ta nên tránh hai trường hợp sau đây kẻo bị sa vào chủ nghĩa cực đoan.

Phái cực nội (hướng nội thái quá) chủ trương vạn vật, vạn sự do tâm tạo, không chấp nhận sắc tướng là điều kiện tối cần cho tâm thức. Trái lại, phái cực ngoại (hướng ngoại thái quá) thì duy vật, phủ nhận sự sống trong tâm linh và cho rằng tất cả mọi hình thức đều do vật chất hóa sanh.

Hình dạng và sự sống, vật chất và tinh thần, khí thể và tâm thức, đều là trạng thái liền đôi của Cái Ðó liên kết chặt chẽ và khi biểu hiện thì không khi nào tách biệt ra. Cái Ðó không phải tâm thức hay khí thể mà là cội rễ của cả hai: vật chất và tinh thần.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Triết lý nào chỉ biết có vật chất mà phủ nhận sự sống trong tâm linh thì sẽ vấp phải những vấn đề nan giải. Trái lại, triết lý nào chỉ chú trọng về sự sống thiêng liêng, không chịu hiểu biết vật chất thì sẽ gặp một bức tường kiên cố ngăn cách, không thể vượt qua được.

Giải pháp cuối cùng là tâm thức và khí thể, sự sống và hình dạng, tinh thần và vật chất, là biểu thị nhất thời của hai trạng thái của Hiện Hữu Duy nhất mà chúng ta không thể hiểu biết được, trừ phi trạng thái đó biểu hiện thành:

  1. a) Tinh thần Căn nguyên (Pratyagatman) - Bản thể vô tướng - do đó phát sanh những cái Ta riêng biệt,
  2. b) Vật chất Căn nguyên (Mulaprakriti) thì phát sanh sắc tướng, tức là những hình dáng có thể trông thấy được.

Khi biến hiện thì Tinh thần Căn nguyên sanh ra bộ ba tâm thức, và Vật chất Căn nguyên sanh ra bộ ba Vật chất, còn nền tảng của Thực tại Duy nhất thì tâm thức hữu vi không thể nào biết rõ. Như đóa hoa không bao giờ hay biết rễ cây đã làm cho nó nẩy nở, mặc dù rễ cây là nguồn sống của hoa; nếu không có rễ thì không khi nào có hoa.

Bản ngã là Người-hiểu-biết, có nhiệm vụ làm phản chiếu lại nó cái Vô ngã. Tỷ như kính ảnh thu nhận ánh sáng do những vật phản chiếu lại và nhờ ánh sáng làm biến đổi thể chất mà nó rọi vào để tạo thành hình ảnh của sự vật. Cũng thế đó, Bản ngã thâu nhận những hình ảnh ở ngoại cảnh. Nhờ tia sáng của Bản ngã Duy nhất rọi vào cảnh vật, rồi cảnh vật ấy phản chiếu trên nhãn cầu của Bản ngã làm phát hiện trên mặt nhãn cầu hình bóng cảnh vật vô ngã. Trong giai đoạn hoạt động đầu tiên của tâm thức Bản ngã không hiểu biết được cảnh vật thực sự, mà chỉ nhận biết hình bóng cảnh vật của vô ngã phản chiếu trên lớp nhạy cảm của nhãn cầu, nghĩa là con người (Bản ngã) nhờ cặp mắt mới nhận biết hình bóng cảnh vật ở ngoại giới.

Mua đá năng lượng:

Bởi vậy, cái Trí là quan năng của Bản ngã, có thể ví như tấm gương soi, đặt trước cảnh vật nào thì thấy trong gương in hình bóng cảnh vật đó. Ðúng ra, chúng ta không khi nào biết được thực thể của chính cảnh vật, mà chỉ biết hình dung của cảnh vật phát hiện từ trong tâm thức của chúng ta, vì cái trí của chúng ta chỉ nhận thức được những phản ảnh của cảnh vật chớ không phải cảnh vật thật sự. Cũng như vậy, cái Trí chỉ hiểu biết được ảo ảnh của ngoại cảnh chớ không thể hiểu biết được thực thể của cảnh vật. Sở dĩ hình ảnh phát hiện ra được là do trợ duyên làm cho Bản ngã nhận thức cảnh vật, sự nhận thức này chỉ phỏng tạo theo cảnh vật.

Tuy nhiên, trong đoạn trước, chúng tôi có dùng từ “phản chiếu” và tấm gương soi để so sánh, thật ra không được chỉnh, vì cảnh tượng ở trong trí là phỏng tạo theo cảnh vật, chớ không phản chiếu. Thể chất của cái Trí chế biến một cảnh vật tương tợ cảnh vật mà cái trí đã thâu nhận được, kế đó Bản ngã phóng tác và sửa đổi lần lần cảnh vật đó cho giống cảnh vật thật ở bên ngoài, rồi gọi là Ta hiểu biết cảnh vật. Thật ra trong trường hợp này, những gì mà Bản ngã nhận thức được chỉ là ảnh tượng do trợ duyên tạo ra chớ không phải cảnh vật thật sự. Vả lại, ảnh tượng đó không phải là một phóng tác y hệt cảnh thật, vì lý do riêng, chúng tôi sẽ đề cập vấn đề này nơi chương khác.

Có người hỏi: Nếu vậy thì chúng ta không thể nào biết được cảnh vật thật sự hay sao ? Cái thấy sai lầm này còn kéo dài mãi không ?

Ðiều đó làm cho chúng ta nhận thấy có sự biến chuyển khác biệt giữa tâm thức và vật chất. Sở dĩ tâm thức hoạt động được là do vật chất. Có như thế mới tìm được lời giải đáp cho câu chất vấn tự nhiên trên đây theo trí tuệ của mọi người. Khi Bản ngã tiến hóa cao thì tự nhiên quyền năng phát triển, do đó Bản ngã có thể tạo lại trong trí tất cả những gì ở ngoại giới. Cái lớp vỏ vật chất bao bọc cái trí mà trước kia Bản ngã dùng hoạt động thì bây giờ tan rã. Lúc này tâm thức nhận thấy rằng Bản ngã của nó và các Bản ngã khác đang cùng nhau tiến hóa vốn là đồng nhất, vì vậy Bản ngã chỉ xem Vô ngã như vật chất do nhiều Bản ngã riêng biệt kết hợp lại mà thôi. Ðó là “Ðại Nhật, Hãy ở với chúng tôi”. Ðó là sự hiệp nhất, là sự vinh quang của cuộc tiến hóa, lúc ấy tâm thức tự biết mình và biết những tâm thức khác cũng như mình vậy. Hòa đồng với vạn vật là hiểu biết thông suốt, Bản ngã nhập vào trạng thái vi diệu là đồng nhất, bất hoại, ký ức không mất, sự chia rẽ cáo chung và người-hiểu-biết, vật-được-hiểu-biết, sự-hiểu-biết chỉ là Một.

Hiện thời, trí thức là đặc tính kỳ diệu của Bản ngã đang tiến triển do sự hiểu biết, vậy chúng ta cần phải nghiên cứu để nhận thức bản tính của tư tưởng đặng thấy rõ vọng tưởng, ngõ hầu có thể dùng vọng tưởng để đả phá vọng tưởng, Vì thế, chúng ta phải học hỏi, tìm hiểu tại sao sự liên lạc giữa Người-hiểu-biết và Cái-được-biết lại sanh ra Sự-hiểu-biết. Ðiều này sẽ làm cho chúng ta nhận thấy rõ ràng hơn về bản chất của tư tưởng.

SỰ LIÊN QUAN GIỮA NGƯỜI-HIỂU-BIẾT, VẬT-ÐƯỢC-BIẾT VÀ SỰ-HIỂU-BIẾT

Rung động là một từ đã được các Triết gia Ðông phương khởi xướng từ ngàn xưa, mãi tới ngày nay từ này mới trở thành điểm then chốt cho khoa học Tây phương. Sự vận động là căn nguyên của tất cả vạn vật, Sự sống vận động, Tâm thức vận động. Khi sự vận động ảnh hưởng đến vật chất thì gọi là sự dao động, nói cho dễ hiểu hơn là rung động. Ðơn nhất, Toàn thể, là bất di bất dịch… Cái Ðơn nhất dầu động hay tịnh, cũng là Ðơn nhất tuyệt đối, không có sự luân chuyển trong Ðơn nhất tương đối. Chỉ khi nào có sự sai biệt, hoặc sự chênh lệch từng phần thì chúng mới có thể nghĩ đến cái mà chúng ta gọi là động. Ðộng chỉ là một sự thay đổi vị trí trong một khoảng thời gian liên tục. Khi Ðơn nhất hóa thành muôn vàn thì phát sanh vận động, nếu sự vận động điều hòa thì chúng sanh mạnh khỏe, có ý thức và sinh sống, trái lại, nếu sự vận động không điều hòa thì sanh bệnh tật, vô ý thức và diệt vong. Sinh tử, tử sinh là chị em sinh đôi, giống như sự vận động biểu hiện.

Khi Nhất bổn biến thành Vạn thù thì sự vận động đương nhiên xuất hiện, cái Hiện diện khắp nơi tức Vô sở bất tại (chỗ nào cũng có) xuất hiện trong nhiều phần tử riêng biệt, sự vận động không ngừng tiêu biểu cho cái Hiện diện khắp nơi. Nói một cách khác, cái Hiện diện khắp nơi biểu hiện ra phản ảnh hay hình ảnh trong vật chất. Bản chất của vật chất là phân ly, cũng như bản chất của Tinh thần là Duy nhất. Khi Một sinh Hai - như trong sữa có ván sữa - thì phản ảnh của cái Hiện diện khắp nơi là Một trong muôn vàn vật chất đang sinh hóa không ngừng trong sự vận hành vô cùng vô tận.

Sự chuyển động tuyệt đối - mỗi đơn vị đều vận hành trong một điểm hư không nơi mỗi sát na cũng đồng nhất với yên tĩnh, nhưng chỉ đồng nhất theo quan điểm đối với vật chất, chớ không đồng nhất đối với tâm linh. Về phương diện tâm linh chỉ có Một, nhưng về phương diện vật chất thì biến đổi thiên hình vạn trạng.

Cái chuyển động vô tận này xuất hiện dưới hình thức vận hành, nó rung động nhịp nhàng trong vật chất và biểu hiện trong mỗi “Một đơn vị tâm thức riêng biệt” gọi là Jiva. Jiva này phân cách với Jiva khác như bị cô lập do một tấm vách tường vật chất ngăn cản. Khi luân hồi, mỗi Jiva đều mặc trang phục vật chất khác nhau. Khi trang phục vật chất này rung động thì nó truyền sự rung động đến vật chất ở xung quanh, rồi vật chất ấy tiếp chuyển sự rung động đó lan tràn ra ngoài và truyền tới trang phục bao bọc một Jiva khác và xung kích Jiva này như Jiva đầu tiên.

Trong loạt rung động này - khởi đầu từ một Jiva mang một xác thân rung động và truyền sự rung động lan tràn đến Jiva khác cũng có xác thân làm thành sự rung động tương tục để xác thân này có thể tiếp xúc với xác thân khác. Xác thân sau hiểu biết được xác thân trước để rút kinh nghiệm. Dầu sao cũng có một vài sự khác biệt, là khi Jiva thứ nhì tiếp được sự rung động của Jiva thứ nhất thì nó rung động, nhưng không phải chỉ lập lại động tác rung động đó mà nó phối hợp sự rung động đầu tiên của nó với sự rung động bị ràng buộc ở ngoại cảnh, vì thế nó không tạo được một hình ảnh giống như thật được, mà chỉ phóng tác một hình ảnh tương tự, càng lâu càng rõ thêm, bởi vì một khi xác thân còn tồn tại thì con người không thể nhận thức được sự gì chính xác và chân thật cả.

Những sự rung động liên tục này thường xảy ra luôn nơi trần thế. Như một ngọn lửa là trung tâm tạo tác của sức nóng trong dĩ thái gọi là nhiệt khí, sự rung động nhiệt khí gọi là làn sóng nóng hay là nhiệt ba. Nhiệt ba truyền qua lớp dĩ thái chung quanh, tỷ như gần đó có một thoi sắt thì làn sóng này rung động truyền sang qua những phân tử li ti của thoi sắt làm cho thoi sắt rung động cùng nhịp rồi thì thoi sắt trở nên nóng và trở nên nơi phát nguồn nhiệt lực. Cũng như vậy, các loại rung động di chuyển từ Jiva này đến Jiva khác và tất cả sinh vật liên kết với nhau đều do mạng lưới ý thức này.

Bởi đó cho nên, trong cõi hữu hình có nhiều loại rung động như: tia sáng, sức nóng, điện khí, âm thanh, v.v... tất cả đồng tính chất và cùng theo phương thức chuyển động trong dĩ thái, nhưng đặc tính và tốc độ của các làn sóng thì khác nhau.

Nhận thức, Ý muốn và Hành động biểu dương sự “hiểu biết, ý chí và động tác” xuyên qua bản thể, cả thảy cùng đồng chung một tính, nghĩa là đều do sự rung động cấu tạo và tùy thuộc đặc tính rung động mà phát sinh những hiện tượng khác nhau.

Vài loại rung động khác biệt có đặc tính riêng trong vật chất như: “rung động tư tưởng”, “rung động dục vọng” và “rung động hành vi”, những từ này dùng diễn tả vài sự kiện của vạn vật. Có vài loại dĩ thái rung động cảm nhiễm nhãn quan, chúng ta gọi là “ánh sáng”, có thứ dĩ thái khác có sự rung động tinh vi hơn, chỉ có cái trí mới cảm nhận được gọi là “tư tưởng”. Hiện thời chúng ta đang bị một vật chất có nhiều mật độ riêng biệt, bao bọc xung quanh, phát ra sự rung động dễ cảm nhiễm chúng ta và những nhãn quan khác nhau thuộc về những thể xác thô trược hay những thể xác tinh khiết của chúng ta đáp ứng lại. Sự rung động cảm nhiễm đến mắt gọi là “ánh sáng”, sự rung động cảm nhiễm đến cái trí gọi là “tư tưởng”. Khi làn sóng “dĩ thái ánh sáng” rung động phát sanh từ một cảnh vật đến mắt chúng ta gọi là “nhìn thấy”, còn khi làn sóng “dĩ thái tư tưởng” rung động phát sanh giữa cảnh vật và trí não của chúng ta thì gọi là “ý nghĩ”. Trong hai điều này không có điều nào huyền bí nhiều hay ít hơn điều kia.

Bàn về cái trí, chúng ta nhận thấy rằng sự giao tiếp của làn sóng tư tưởng làm thay đổi cơ cấu của những nguyên tố, còn khi nghĩ đến vật cụ thể thì chúng ta lại có cảm giác như trước kia đã kinh nghiệm những ấn tượng đó ở ngoại cảnh. Bản ngã có dịp tác động sự rung chuyển và tất cả những gì có thể đáp ứng được, đều tạo thành sự hiểu biết.

Tư tưởng là sự phóng tạo trong trí của Người-hiểu-biết và những gì Ðược-hiểu-biết. Nói theo nghĩa đen, đó là một bức tranh do các làn sóng rung động phối hợp lại tạo thành hình ảnh.

Khi một phần của Vô ngã rung động, thì Bản ngã tiếp nhận sự rung động đó rồi rung động trở lại, thì phần Vô ngã ấy trở thành vật Ðược-hiểu-biết. Giữa các vật chất có ít nhiều sự rung cảm thì sự va chạm vật này với vật kia đều có thể sanh ra Sự-hiểu-biết. Vì thế mà sự liên quan giữa Người-hiểu-biết, Vật-được-hiểu-biết và Sự-hiểu-biết luôn luôn giữ vững và tồn tại mãi mãi

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh