Những Câu Chuyện Tâm Linh: Linh Hồn Vận Hành

NHỮNG CÂU CHUYỆN TÂM LINH: LINH HỒN VẬN HÀNH

Nhận thức về cảm xúc

Khi còn ở trong quân ngũ, tôi đã từng quá sợ hãi đến nỗi không nhận ra mình hoảng sợ như thế nào. Tôi biết mình sợ nhảy ra khỏi máy bay, sợ đánh nhau bằng đạn thật… Cho nên tôi thấy mình là người rất can đảm bởi vì sợ như vậy nhưng tôi vẫn làm.

Nếu lúc đó có ai nói với tôi rằng: “Anh sợ tất cả mọi thứ”, thì hẳn là tôi sẽ nổi xung thiên. Tôi thấy mình cũng dũng cảm chứ đâu có nhút nhát! Song tôi đã không biết mình thường hay phát hoảng ra sao khi gặp gỡ người lạ, ngại thử vì e sợ bị thất bại, sợ bị từ chối, hoặc lo rằng mình không có khả năng đáp ứng những gì người khác mong đợi ở mình.

Thế là tôi tranh cãi, chỉ trích tất cả mọi người và mọi thứ. Tôi đã tài tình che giấu cảm xúc của mình. Tôi làm vậy bởi vì tôi sợ. Tôi không thể nào ngừng sợ hãi cho tới khi tôi phát hiện ra mình sợ hãi biết chừng nào. Tôi tưởng tôi biết rõ cảm nhận của mình nhưng thực chất tôi chẳng biết gì cả.

Câu chuyện sau đây sẽ minh họa thêm cho việc nỗi sợ đã che mờ hiểu biết sáng suốt của chúng ta như thế nào.

Người phụ nữ nọ có ý định nhận một cậu bé ở khu vực bà ở làm con nuôi. Cậu bé ấy 8 tuổi và đang sống với bố mẹ đều nghiện rượu nặng. Một thời gian sau, bà nhận ra mình không gánh vác nổi trách nhiệm nuôi dưỡng cậu bé.

Đến năm 15 tuổi, cậu bắt đầu sa vào vòng vây ma túy.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mua đá năng lượng:

Cậu trở nên hung hăng và hậm hực với tất cả mọi người, kể cả người mẹ định nuôi cậu. Trong suốt bảy năm qua, bà không hề hé răng thổ lộ bất cứ điều gì về việc bà cảm thấy thế nào mãi cho đến khi quá đau buồn đến mức bà phải viết cho cậu ta một lá thư. Bà cho cậu biết mình đã giận dữ như thế nào, đã đau đớn ra sao. Trong khi viết lá thư, bà vui sướng nhớ lại những năm tháng lúc còn nhỏ, cậu là một cậu bé nhạy cảm và lễ độ ra sao. Chính khoảnh khắc đó, bà chợt nhận ra chắc hẳn cậu bé đã đau đớn lắm khi biết bà sẽ không nhận cậu làm con nuôi. Bà cũng viết cả điều đó vào bức tâm thư.

Vài ngày sau, cậu bé gọi điện cho bà. Cậu lại trở về là cậu bé nhạy cảm và lễ phép như ngày nào. Cậu còn bật khóc nữa. Ẩn sâu bên dưới cơn giận dữ của cậu là một nỗi đau khủng khiếp - nỗi đau khi biết người mẹ nuôi sẽ không đón nhận mình. Bản thân cậu cũng không nhận ra mình đã bị tổn thương trong suốt ngần ấy năm bởi vì nỗi tức giận ngăn không cho cậu cảm nhận được nỗi đau của mình.

Quay trở lại trường hợp của tôi, tôi không thể nào ngừng cố gắng chứng minh cho người khác thấy mình dũng cảm ra sao, bởi vì điều đó sẽ giúp ngăn không cho nỗi sợ sâu kín trỗi dậy. Cả cậu bé nọ lẫn tôi đều tưởng bản thân biết mình đang cảm thấy gì, nhưng thật ra chúng tôi chẳng biết gì hết. Tôi biết mình rất sợ làm những chuyện mạo hiểm, nhưng không biết là nỗi sợ ấy xuất phát từ mối e ngại bị người khác săm soi đánh giá. Còn cậu bé kia thì biết mình hung hăng, nóng tính, nhưng không nhận ra bản thân đã bị tổn thương nhiều đến mức nào.

Nhận biết được cảm xúc của mình không chỉ đơn thuần là nhận ra bạn đang sợ hãi điều gì đó hoặc cảm thấy giận dữ với người khác. Còn hơn thế nữa, đó là khả năng thấu hiểu những cảm nhận của bạn. Chừng nào bạn chưa làm được như vậy, chừng đó vẫn sẽ còn những khiếm khuyết, những vết thương nội tâm thỉnh thoảng tấy lên nhức nhối.

Chẳng hạn, nếu bạn không biết nguyên nhân sâu xa sinh ra nỗi giận dữ trong lòng thì đôi khi cơn tam bành sẽ nổi lên vượt ngoài tầm kiểm soát của bạn. Tương tự như vậy đối với nỗi sợ hãi.

Những phần thuộc về nội tâm mà bạn chưa hiểu rõ là những phần gây ra biết bao nhiêu phiền toái cho bạn. Đã bao giờ bạn quyết định sẽ giảng hòa sau một trận cãi vã, nhưng khi giáp mặt người đó thì bạn lại bắt đầu tranh cãi kịch liệt? Bạn nghĩ mình sẽ làm lành với họ, nhưng cái phần giận dữ bên trong bạn không muốn thế. Nó có ý kiến khác. Nó phá bĩnh bạn chỉ vì bạn đã không tìm hiểu rõ về nó.

Ngoài ra, bạn có bao giờ thắc mắc là tại sao mình lại dễ dàng quý mến hoặc ghét ai đó ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên không? Tất cả những phần bên trong bạn đều có những điều thích và không thích của riêng chúng. Nếu bạn không hiểu biết về những phần ấy thì đừng bất ngờ khi bạn thấy mình ưa thích hoặc khó chịu với những biểu hiện ra bên ngoài của chúng.

Hầu hết mọi người đều có những phần khiếm khuyết, tổn thương sâu xa, như: nỗi ám ảnh, thói nghiện ngập… Chúng mạnh đến nỗi nếu bạn không biết về chúng, chúng sẽ làm bất cứ điều gì chúng thích cho dù bạn có muốn hay không. Bạn sẽ cảm thấy dường như mình không còn lựa chọn nào khác. Người nghiện rượu không thể cưỡng lại trước sự cám dỗ của “thần lưu linh”, hay người nghiện ma túy khó lòng quên được “nàng tiên nâu”, họ hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của những phần khiếm khuyết nội tâm mà không hề hay biết. Cách duy nhất để hiểu rõ những phần bên trong bạn là thông qua những cảm nhận của bản thân.

Quay lại trường hợp của cậu bé không được nhận làm con nuôi, nếu cậu biết lòng mình đang bị tổn thương nặng nề, hẳn là cậu đã không chọn cách tỏ ra cáu bẳn, tức giận. Nhưng cậu đã không biết về phần nội tâm đang đau đớn đó cho nên khi nó đâm ra gắt gỏng thì cậu không thể không đỏ mặt tía tai.

Chừng nào bạn chưa biết đến những phần sợ hãi trong lòng mình, chừng đó chúng vẫn ra quyết định thay cho bạn. Tuy chúng vẫn không ngừng bộc lộ những cảm nhận riêng và làm những điều chúng muốn, nhưng chúng không khiến bạn ngạc nhiên nữa một khi bạn bắt đầu tìm hiểu về chúng. Bạn sẽ không còn những cơn giận vô cớ, hoặc thường xuyên cáu kỉnh. Bạn tự quyền quyết định mình có muốn hành xử một cách giận dữ như cái phần nóng giận trong bạn hay không, hoặc phản ứng đầy sợ hãi như cái phần sợ hãi bên trong bạn hay không. Bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn.

*

Phật giáo thấy rằng thế giới chúng ta đang sống là thế giới còn đầy rẫy những dục vọng mê cuồng, ham muốn vật chất. Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh, có “tám ngọn gió”1 ngăn trở con người trên bước đường giác ngộ và giải thoát. “Tám ngọn gió” ấy là được - mất, tán dương - phỉ báng, tín nhiệm - quở trách và đau khổ - hạnh phúc. Nếu bạn không nhận ra chúng, chúng sẽ làm lung lay nội tâm bạn giống như trận cuồng phong cuốn phăng những chiếc lá khô. Chẳng hạn khi có ai tán dương bạn, nếu bạn cảm thấy trong lòng lâng lâng vui sướng, tức là bạn đang bị cuốn đi theo “cơn gió - ngợi ca”.

Vào đời nhà Tống ở Trung Quốc, có vị thi sĩ tên là Tô Đông Pha đã từng nghiên cứu Phật Pháp thâm sâu, nhưng công phu Thiền định còn yếu kém. Một hôm, nhân cảm hứng, ông cảm tác một bài thơ:

Khể thủ thiên trung thiên

Hào quang chiếu đại thiên

Bát phong xuy bất động Đoan tọa tử kim liên.

Dịch nghĩa:

Đảnh lễ Bậc Giác ngộ

Hào quang chiếu vũ trụ

Tám gió lay chẳng động

Ngồi vững tòa sen vàng.

Lúc đó, tự nghĩ rằng mình đã khai ngộ nên muốn có sự ấn chứng của thiền sư Phật Ấn, ông sai người gửi bài thơ đến vị thiền sư để kể về việc ông đã không bị “tám ngọn gió” kia thổi đi như thế nào. Lúc bấy giờ, thiền sư Phật Ấn đang ở chùa Kim Sơn, gần sông Dương Tử, cách đó ba trăm dặm.

Phật Ấn xem qua bài thơ xưng tán cảnh giới giải thoát của Bậc Giác ngộ, thấy chữ nghĩa và ý tứ rất hay nhưng biết quá rõ tác giả nhờ văn hay chữ tốt, dùng tâm thức bén nhạy để làm thơ chứ không phải là bậc thượng sĩ thâm nhập nghĩa lý sâu xa của Phật Pháp, đạt đến mức thượng thừa “Tám gió lay chẳng động” nên thay vì khen ngợi, ngài liền cầm bút phê vào bốn chữ “Đánh rắm! Đánh rắm!” (hạ phong) ở cuối bài rồi gửi lại cho Tô Đông Pha.

Tô Đông Pha xem xong, lửa tức giận bốc cao ngùn ngụt nên quyết định đến gặp vị thiền sư để hỏi cho ra lẽ. Vào thời đó, chặng đường ba trăm dặm ngược sông Dương Tử là cả một cuộc hành trình gian nan.

Ngay khi vừa đến nơi, Tô Đông Pha đi thẳng vào am của vị thiền sư và khấu đầu hỏi:

  • Tại sao thầy lại phê như thế này? Lẽ nào bài thơ không cho thấy rằng tôi đãkhông bị “tám ngọn gió” thổi đi sao?
  • Ông nói “Tám gió lay chẳng động”, mà chỉ hai cái “đánh rắm” thôi đã thổi bayông đến tận đây rồi!

Vậy, bạn có nhận ra những “ngọn gió” nào đang lay động bạn không?

Còn bản thân tôi thì không thể ngừng cố gắng chứng minh mình dũng cảm đến thế nào cho tới khi tôi khám phá ra mình đã sợ hãi ra sao. Rất nhiều “ngọn gió” đã vây quanh tôi. Giống như cậu bé đáng thương, “suýt” được nhận làm con nuôi kia không ngừng giận dữ cho tới khi cậu phát hiện mình đang đau đớn đến thế nào. Rất nhiều “ngọn gió” cũng đang vây quanh cậu. Điều này xảy ra khi bạn không nhận biết được mình đang cảm thấy gì. Nhưng một khi bạn đã biết, mọi sự sẽ thay đổi.

*

Sau khi cơn bão vừa đi qua, cô bạn sống ở Hawaii của tôi quyết định phải lướt sóng ngay. Một trong những ngọn sóng hung hãn, cao lớn chộp được cô và dìm cô xuống biển một lúc thật lâu.

- Thật kinh khủng! - Cô kể lại. - Tôi không thể nín thở lâu hơn được nữa và tôi cũng không xác định được hướng nào là hướng đi lên.

Bất chợt cô ấy tự nhủ: “Mình hiện đang sợ mất vía. Bây giờ làm sao đây?”. Thế rồi cô thả lỏng người ra và con sóng đưa cô trở lại bãi biển.

Cô đã nhận ra “ngọn gió - sợ hãi” trong lòng mình, và nó ngưng cuốn cô đi.

Nhận thức được như vậy, bạn sẽ có khả năng thực hiện nhiều điều có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống.

Lựa chọn có trách nhiệm

Một võ sĩ samurai đến gặp thiền sư Hakuin và hỏi:

  • Này, theo ông thì có Thiên Đàng và Địa Ngục không?
  • Hãy nhìn anh mà xem! - Vị thiền sư bảo. - Anh đã không cạo râu nhiều ngàyrồi. Quần áo thì bẩn thỉu! Thế mà anh tự gọi mình là một samurai ư?

Tay võ sĩ tức khí chụp lấy cán thanh kiếm của hắn một cách hung hãn như muốn đe dọa.

  • Mà - thiền sư tiếp tục nói - ta thấy anh có một thanh kiếm. Chắc chắn là nó gỉsét rồi!

Tới đây thì tay võ sĩ bắt đầu rút thanh kiếm ra.

  • Đấy! Cánh cửa Địa Ngục mở ra rồi đấy! - Thiền sư nói.

Võ sĩ gầm gừ, rồi đẩy thanh kiếm trở lại bao kiếm.

  • Giờ thì cánh cửa Thiên Đàng lại mở ra!

*

Lựa chọn là việc làm thể hiện uy lực của bạn trong cuộc đời. Có những lựa chọn giúp giải thoát cho bạn và có những lựa chọn ức chế, kìm hãm bạn. Có lựa chọn gây ra bệnh tật và có lựa chọn củng cố thêm sức khỏe. Chính những lựa chọn định hình nên cuộc đời của bạn.

William James, nhà tâm lý học vĩ đại người Mỹ, đã đau đáu với câu hỏi: “Tôi có ý chí tự do không?”. Ý chí tự do có nghĩa là khả năng đưa ra chọn lựa. Vậy, có bao giờ bạn nghĩ đến điều này? Và bạn có thật sự lựa chọn những gì bạn sẽ làm tiếp theo, hay là luôn có ai đó lựa chọn thay cho bạn?

William James quả quyết là ông có sự lựa chọn nên ông tuyên bố: “Tôi có ý chí tự do! Hành động tự do ý chí đầu tiên của tôi là tin tưởng vào ý chí tự do”.

Đây là cách William James phục hồi sức khỏe và lấy lại sức mạnh của ông. Sách ông viết ra khơi nguồn cảm hứng cho hàng ngàn người, trong đó có tôi. Đó chính là sức mạnh của sự chọn lựa.

Mỗi chọn lựa đều tạo ra một tương lai khả dĩ. Chẳng hạn, với quyết định đi học, bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ những người trước đó bạn chưa hề quen biết. Bạn sẽ ảnh hưởng tới họ, và họ sẽ tác động tới bạn. Bạn sẽ học hỏi những cách thức mới để xử lý thông tin. Tương lai đó sẽ khác với cái tương lai mà hiện tại bạn quyết định không đi học.

Ngay cả một chọn lựa tưởng chừng như không quan trọng, như có đi ra tiệm tạp hóa hay không, cũng tạo ra một tương lai nào đó và ngăn cản bạn đến với những tương lai khác. Nếu bạn quyết định đi ra tiệm tạp hóa, rất có thể bạn sẽ gặp được người nào đó có ý nghĩ cực kỳ quan trọng đối với bạn. Còn nếu bạn quyết định không đi mua hàng mà ở nhà xem ti-vi, không chừng bạn sẽ tìm được nguồn cảm hứng làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời bạn.

Bạn lựa chọn tương lai cho mình trong từng khoảnh khắc, trong từng quyết định, dù bạn có nhận biết được việc làm ấy hay không. Nếu không nhận biết được điều đó, bạn sẽ tạo ra tương lai của mình một cách vô thức. Trường hợp này xảy ra khi bạn không biết về tất cả những phần bên trong bạn. Chúng ngang nhiên đưa ra chọn lựa theo ý muốn của chúng. Nhưng khi bạn nhận biết được tất cả những phần bên trong bản thân, chính bạn sẽ lựa chọn. Vậy, bạn sẽ sống trong tương lai nào - tương lai do bạn ý thức lựa chọn hay tương lai mà bạn chắc hẳn đã không hề nghĩ tới và không muốn nó xảy đến?

*

Một người đàn ông nói với bạn thân của mình rằng:

  • Luôn luôn có một con chó lông ngắn và một con chó lông dài đánh nhau bêntrong tôi, nhưng tôi không lo lắng. Tôi biết rõ thể nào rồi con chó lông ngắn cũng sẽ thắng.
  • Làm sao anh biết được? - Cô bạn thắc mắc.
  • Bởi vì nó chính là con chó mà tôi nuôi. - Ông ta trả lời.

Bên trong nội tâm bạn cũng có những “con chó - tính cách” đang đối chọi nhau. “Nỗi giận dữ” tranh chấp với “tính kiên nhẫn”. “Thói tham lam” không chịu lui bước trước “lòng hào phóng”. Nếu bạn chọn “giận dữ”, nghĩa là bạn đang vỗ béo “con chó - giận dữ”. Còn khi bạn chọn “tính kiên nhẫn” thì “con chó - kiên nhẫn” sẽ lớn mạnh hơn.

Nuôi lòng giận dữ giống như tham gia vào một câu lạc bộ. Ở đó, bạn luôn tìm thấy những người “đằng đằng sát khí” bởi vì đây chính là tôn chỉ của câu lạc bộ này. Nó là nơi cho những người giận dữ đến với nhau. Bất cứ điều gì bạn nói ra trong lúc nổi đóa đều nhận được sự tán đồng của tất cả mọi người. Bất cứ điều gì họ nói ra với tâm trạng tức tối cũng sẽ được bạn hưởng ứng.

Sự ghen tị lại là một câu lạc bộ khác. Bạn luôn luôn gặp những kẻ ghen tị ở đó. Sự sầu muộn cũng là một câu lạc bộ đầy rẫy những thành viên mang vẻ mặt u buồn, cõi lòng nặng trĩu. Tương tự, vui sướng và lòng biết ơn cũng giống như những câu lạc bộ, nơi mà bạn sẽ luôn tìm thấy những con người vui vẻ và đáng yêu.

Câu lạc bộ quần vợt không thu hút được những tay chơi gôn. Câu lạc bộ gôn không lôi kéo được những tay trượt tuyết. Tương tự như vậy, những câu lạc bộ giận dữ, ghen tị, buồn phiền không hấp dẫn những người vui vẻ, đầy lòng biết ơn; và ngược lại.

Những câu lạc bộ này không phân tán ở những nơi khác nhau. Những người hạnh phúc và những người ganh tị làm việc với nhau trong cùng tòa nhà. Nhưng bất luận ở đâu, người giận dữ sẽ luôn cuốn hút người giận dữ; người hạnh phúc luôn hấp dẫn những người hạnh phúc khác. Đó là cách thức các câu lạc bộ hình thành. Nếu bạn muốn biết bạn đang ở trong câu lạc bộ nào, hãy quan sát những người chung quanh. Họ vui vẻ, yêu đời, rộng lượng hay là dễ nóng giận, nhút nhát, đầy lòng đố kỵ?

Nếu bạn ưa thích những gì bạn nhìn thấy xung quanh, và tiếp tục điều bạn đang thực hiện, nó sẽ giữ chân bạn ở lại câu lạc bộ đó. Còn giả như bạn không thích những điều đang diễn ra quanh mình, hãy hành động khác đi. Đó là cách giúp bạn gia nhập vào những câu lạc bộ khác.

Khi bạn nhận thấy rằng chẳng có câu lạc bộ nào tốt hơn, bạn đang vận dụng dạng thức suy lý bậc cao.

Nhưng khi bạn chủ động quyết định mình nên tham gia vào câu lạc bộ nào đó, đây là lựa chọn có trách nhiệm.

Ý định

Máy bay đang ở trên đường băng. Kiểm soát viên không lưu đưa ra hiệu lệnh cho phi công: “Được phép cất cánh” và phi công đẩy cái cần về phía trước đến mức hết ga. Động cơ gầm lên, máy bay chuyển động. Đã bao giờ bạn thắc mắc cái gì làm cho máy bay bay lên được?

Bạn buộc phải dừng lại ở ngã tư khi đèn đỏ. Chờ đến khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu xanh, bạn rồ ga và chiếc xe của bạn lao đi. Vậy chiếc xe đã hoạt động theo nguyên tắc nào?

Khi phi công đẩy tay ga về phía trước, một phần tiếng gầm mà bạn nghe thấy là âm thanh của những cánh quạt khổng lồ đang quay. Chúng đẩy không khí về phía sau để máy bay chuyển động về phía trước. Isaac Newton không biết gì về máy bay phản lực nhưng cách đây hơn ba trăm năm, ông đã khám phá ra rằng khi một vật đẩy một vật khác, vật bị đẩy sẽ đẩy ngược trở lại. Càng bị đẩy mạnh thì vật bị tác động càng đẩy lại mạnh tương đương. Theo nguyên lý đó, động cơ phản lực đẩy không khí làm cho máy bay cất cánh.

Bánh xe tác động một lực đẩy vào mặt đất. Mặt đất tác động một lực đẩy tương tự theo chiều ngược lại. Bánh xe càng tác động mạnh, mặt đất càng phản hồi mạnh và chiếc xe chạy càng nhanh. Khi bạn bước đi, đôi bàn chân bạn tác động một lực lên mặt đất, mặt đất đẩy ngược lại và bạn di chuyển về phía trước.

Do vậy, mọi lực đều có phản lực tương đương và ngược chiều. Newton gọi đây là định luật thứ ba về chuyển động (Định luật III Newton)1. Đẩy không khí (như trường hợp cánh quạt máy bay), hoặc đẩy mặt đất (như trường hợp bánh xe chuyển động) là lực. Còn tác động đẩy vật thể (máy bay, xe…) chuyển động về phía trước là phản lực.

*

Ý định của bạn giống như động cơ xe. Chúng đưa bạn đi từ nơi này đến nơi khác. Bạn nghĩ rằng máy bay chở bạn bay từ nơi này sang nơi kia, nhưng thật ra chính những ý định của bạn đã đưa bạn đi. Máy bay cất cánh hàng ngày, nhưng nếu bạn không quyết định bay thật sự thì bạn không thể đi đâu hết.

Ý định không phải là ước muốn. Ước muốn không làm cho bất cứ điều gì xảy ra, nhưng ý định thì có thể. Ý định có thể tác động lên cách thức mọi thứ xảy ra trong cuộc đời bạn. Theo nguyên tắc “mọi lực tác động đều có phản lực tương đương và ngược chiều”, những điều xảy đến với bạn đều là sự phản hồi lại chính xác ý định trước đó của bạn. Bạn có thể biết rõ ý định của mình là gì bằng cách nhìn vào những sự việc đang diễn ra xung quanh. Những người trong cuộc đời bạn có tử tế và đáng yêu không? Nếu có, chắc chắn bạn đang có những ý định tốt đẹp và đầy yêu thương. Những người quanh bạn có giận dữ và ghen tị không? Nếu có, chắc hẳn bạn đang nuôi lòng giận dữ và ghen tị.

Ý định tạo ra mọi trải nghiệm. Chẳng hạn nếu bạn chơi bóng chày, những ý định của bạn (chứ không phải trò chơi này) quyết định bạn sẽ trải nghiệm những gì. Nếu bạn có ý định “phải chiến thắng”, bạn sẽ lo lắng, sợ hãi trước mỗi trận đấu hoặc sẽ đau khổ nếu bị thua. Không dừng ở đó, bạn chuyển sang lo lắng về đồng đội của mình, về cách họ thi đấu. Còn giả như bạn có ý định “chơi hết sức mình”, trải nghiệm của bạn sẽ hoàn toàn khác. Bạn mong ngóng trận đấu diễn ra. Bạn sẽ chơi thật thoải mái. Bạn biết ơn đội đối phương vì đã cho bạn cơ hội để thể hiện hết khả năng.

Hàng tỉ sinh vật tí hon được gọi là vi khuẩn sống ký sinh trên cơ thể bạn. Hãy tưởng tượng chúng tự tổ chức thành nhiều nhóm và xây dựng những “thành phố” trên đó. Chúng không biết rằng bạn đang sống. Chúng lấy những thứ chúng cần mà không hỏi bạn hay nghĩ về bạn. Chẳng bao lâu sau, cơ thể bạn bị phủ đầy những con vi khuẩn như vậy, tất cả bọn chúng đều thoải mái lấy bất cứ thứ gì chúng muốn, bất cứ khi nào chúng muốn.

Cuối cùng bạn nhiễm bệnh. Lũ vi khuẩn nhận thấy căn bệnh này là do không khí của chúng bị bẩn, nước của chúng bị ô nhiễm và rừng của chúng bắt đầu chết.

Bạn cảm thấy thế nào khi có hàng tỉ vi khuẩn đáng sợ trú ngụ trên thân thể bạn, mỗi con lấy đi cái chúng cần? Ý nghĩ đó làm bạn cảm thấy dễ chịu hay nó khiến bạn ngứa ngáy toàn thân?

Bây giờ, giả sử bọn vi khuẩn sống trên người bạn biết là bạn đang sống. Chúng còn biết ơn bạn vì tất cả mọi thứ chúng cần đều bắt nguồn từ bạn. Chúng yêu bạn và chúng luôn nghĩ về những điều tốt đẹp chúng làm cho bạn.

Vậy, bạn muốn loại vi khuẩn nào cộng sinh với bạn?

Loại vi khuẩn thứ nhất chỉ nghĩ về chính nó. Thậm chí khi nó cố gắng quan tâm đến bạn, nó làm vậy cũng chỉ vì bản thân nó mà thôi. Còn loại vi khuẩn thứ hai mới yêu thương bạn thật sự. Nó quan tâm chăm sóc bạn vì nó biết ơn bạn và hạnh phúc khi có cơ thể bạn là ngôi nhà trú ngụ cho nó.

Những ai xem Trái Đất là “nguồn nuôi dưỡng sự sống” sẽ giống như loại vi khuẩn thứ nhất. Họ chỉ muốn có bầu không khí trong lành, thanh sạch để hít thở. Trong khi những người xem Trái Đất này là Bà Mẹ tuyệt vời, sống động thì giống như loại vi khuẩn thứ hai. Họ muốn Trái Đất “mạnh khỏe” vì họ yêu Bà.

Vậy, bạn thuộc nhóm người nào?

Hành động của bạn giống như những cái chai. Ý định của bạn là những gì bạn đổ vào trong chai. Bạn có thể đổ vào trong đó nước trà, nước cam, sữa chua hoặc thuốc tẩy. Bạn sẽ nếm thấy vị gì khi bạn uống từ những cái chai đó tùy thuộc vào việc bạn đã đổ cái gì vào.

Nếu bạn đổ sự ích kỷ vào những “cái chai - hành động”, bạn sẽ nếm trải “vị” ích kỷ, hẹp hòi. Những người ích kỷ sẽ bủa vây bạn ở bất cứ nơi đâu. Còn nếu hành động của bạn đầy lòng quan tâm, trắc ẩn, bạn sẽ nếm trải “hương vị” ân cần, tử tế. Và rồi khắp nơi bạn hiện diện, mọi người sẽ quan tâm chăm sóc cho bạn.

Nếu bạn đong đầy những “cái chai - hành động” bằng những ý định trong sáng, thuần khiết của linh hồn, kết quả được “rót” ra sẽ giống y như thế.

Linh hồn có bốn ý định. Đó là…

Sự hòa hợp

  • Người anh em ạ, tôi có một vấn đề cần trao đổi với anh. - Tôi lấy hết can đảmnói.

Cả nhóm người rơi vào im lặng. Không ai ngờ chuyện này lại xảy ra vào đêm cuối cùng trong chương trình tu dưỡng tinh thần của chúng tôi.

  • Tôi không biết vấn đề này có cần phải chia sẻ với anh không, hay là chỉ mình tôitự giải quyết thôi. - Tôi tiếp tục. - Nhưng tôi cảm thấy nó đang tạo ra khoảng cách tình cảm giữa hai chúng ta.

Tiếng những bàn chân bồn chồn dịch chuyển và một bầu không khí thấp thỏm phủ kín căn lều.

  • Anh quan trọng với tôi đến nỗi vấn đề này không thể xảy ra được, cho nên tôiphải trao đổi với anh về nó.

Khi tôi bắt đầu nói, một người đàn ông, một ủy viên ban quản trị đã về hưu, ngồi ngọ nguậy, lắc lư người trên ghế; một người khác xỏ giày vào vẻ như muốn đi ra, sau đó lại tháo giày ra và đặt chúng trở lại chỗ cũ; còn người cộng sự mà tôi đang nói với anh ta thì im lặng nhìn tôi với vẻ trầm mặc.

  • Tôi đã được báo rằng… - Tôi chậm rãi bắt đầu, vừa nhớ lại những ý định củamình. Trước khi tôi kịp nói thêm vài câu nữa cho hết ý thì một phụ nữ đứng dậy và bỏ ra ngoài. Vài giây sau, một người khác đi ra theo cô ấy. Lúc tôi nói xong, anh bạn thân nhất của tôi vụt đứng lên.
  • Gary! - Anh giận dữ quát to. - Cậu đã đi quá xa rồi đấy!

Anh ấy còn nói thêm nhiều điều nữa, nhưng trước khi anh nói hết thì cô bạn thân nhất của Linda đứng bật dậy, tiếp lời anh.

  • Tôi đồng ý! - Cô nhìn thẳng vào tôi và chỉ vào người cộng sự của tôi. - Anh ấylà lý do duy nhất khiến tôi tham gia chương trình tu dưỡng này.
  • Ồ! - Một phụ nữ khác thốt lên. - Đây là sự kiện đầu tiên tôi tham dự ở nơi màtất cả mọi người đều thành thực như thế này!

Thế là lập tức mọi người bắt đầu bình luận. Một số đồng tình với những gì tôi đã nói với người cộng sự. Số khác thì không. Một số giận dữ. Một số người nữa tỏ vẻ hoảng sợ. Tất cả mọi người đều có ý kiến. Xem chừng “bão tố” sắp ập đến nơi!

Kinh nghiệm đầu tiên của tôi về việc kiến tạo sự hòa hợp bắt đầu từ đây.

Có bao giờ bạn cảm thấy mình có điều gì đó muốn nói nhưng lại sợ nói ra? Đó là sự việc đã xảy ra với tôi. Suốt cả tuần, người ta đã đến gặp tôi để giãi bày những điều họ muốn nói về những người khác tại chương trình tu dưỡng này.

  • Nếu thấy điều đó là quan trọng, - tôi bảo họ, - anh chị hãy cởi mở chia sẻ vớitoàn thể “gia đình” chúng ta. Còn nếu nó không quan trọng thì đừng nhắc đến nữa.

Thú thật, bản thân tôi cũng đang có chuyện quan trọng. Số là tôi gặp vấn đề rắc rối với người cộng sự của mình.

Đây là chương trình tu dưỡng tinh thần đầu tiên do tôi và Linda Francis, người bạn đời tâm linh của tôi, đồng tổ chức. Tôi muốn nó diễn ra thành công tốt đẹp. Tôi muốn mọi người có ấn tượng tốt về tôi và ra về với những ký ức ấm lòng. Làm sao tôi có thể đối mặt với cộng sự của mình trước tất cả mọi người vào đêm cuối cùng chúng tôi ở bên nhau? Tuy nhiên, làm sao tôi có thể cố tình ngó lơ những hướng dẫn mà tôi đã truyền đạt cho cả “gia đình” tham gia tu dưỡng tinh thần trong suốt tuần qua? Chúng còn hơn cả những lời hướng dẫn nữa. Nó là yếu tố cốt lõi để tạo nên một gia đình thực sự, đó là hãy nói ra những gì cần nói, ngay cả khi bạn cảm thấy rất sợ phải nói ra.

Với mong muốn giúp mọi người khám phá sức mạnh đích thực của bản thân - nghĩa là đưa phần bản ngã (cái tôi) của con người hòa hợp với phần linh hồn - Linda và tôi đã quyết định dốc sức tổ chức chương trình này. Ngay buổi sáng đầu tiên, tôi nhận ra mình không nên cố giải thích về sức mạnh đích thực. Tất cả chúng tôi phải sống cùng với nó. Mọi kế hoạch của tôi về việc tôi sẽ nói gì và sẽ nói khi nào đều biến mất. Chỉ còn lại những cảm xúc sẽ mách bảo tôi biết phải làm gì tiếp theo. Không có gì khác dẫn dắt, vì vậy tôi phải liên tục đi theo những cảm xúc của mình. Và giờ là lúc xem chúng đang dẫn tôi đi tới đâu. Nói một cách nhẹ nhàng nhất là tôi đang sợ.

Tôi thường được dặn rằng: “Nếu không có gì hay ho, tốt đẹp để nói về ai đó, thì đừng nói gì hết”. Điều tôi buộc phải nói ra không dễ lọt tai chút nào, nhưng tôi còn không biết nó có liên quan đến người cộng sự của mình không. Nó đang khiến cho tôi chán ngán. Càng chán ngán, tôi càng cảm thấy xa cách anh ta hơn. Làm thế nào để biết được toàn bộ sự thật nếu tôi không hỏi thẳng anh ấy? Nhưng nếu cứ giữ kín những gút mắc này thì tôi đã không đối xử với mọi người như một “gia đình” thực thụ.

Tôi không thể chịu nổi ý nghĩ đánh mất thời gian quý báu của đêm cuối cùng ngồi chia sẻ vòng tròn với nhau để nói ra những điều đang đè nặng trái tim tôi. Nếu không nói, tôi cứ ấm ức trong lòng. Còn khi nói ra, có thể tôi sẽ làm hỏng cả buổi tu dưỡng, và tất cả mọi người sẽ về nhà với cảm xúc tiêu cực. Bạn có bao giờ cảm thấy như thế về gia đình bạn, hoặc về bạn bè của bạn? Bạn nên để mặc sự việc, cho dù mọi người nhận thấy có gì đó không ổn, hay là bạn nên nói về nó?

Và tôi đã quyết định nói ra.

Đầu tiên, tôi xác định lý do tại sao tôi muốn đề cập chuyện này với người cộng sự. Có phải là do tôi giận dữ? Có phải là do tôi muốn cho mọi người biết rằng anh ấy đã làm gì đó sai (nếu quả thật anh ấy đã sai)? Không phải. Lý do đó là tôi đã đánh mất cảm giác thân tình, gần gũi với anh ấy.

Thứ hai, tôi quyết định sẽ cảm nhận tất cả mọi cảm xúc nội tại vào mỗi lần tôi nói. Tôi đã từng dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ, nhưng lại rất ít thời gian để lắng nghe cảm xúc của mình. Khi tôi nói về những gì tôi nghĩ, đôi khi đầu óc tôi đi lan man. Tôi không muốn điều đó xảy ra. Tôi biết rằng nếu tôi tập trung vào những gì mình đang cảm nhận, thì tôi sẽ luôn luôn tập trung vào hiện tại. Đó chính xác là ý muốn của tôi.

Tôi cũng tự hứa với mình là sẽ để cho mọi chuyện xảy ra một cách tự nhiên. Dĩ nhiên tôi muốn nối lại tình thân với bạn mình, nhưng nếu anh ấy giận dữ, tôi sẽ không cả nể. Tôi muốn chương trình tu dưỡng kết thúc vui vẻ, nhưng nếu mọi người nổi giận, tôi cũng quyết định trong đầu là sẽ chấp nhận điều đó. Tôi quyết định rằng phần việc của tôi là phải có một ý định rõ ràng, nói chân thành từ trái tim và không bị trói buộc vào kết quả. Phần còn lại sẽ tùy thuộc vào anh bạn tôi và “gia đình” quyết định.

Khi bão tố bùng lên, nó dữ dội hơn sức tưởng tượng của tôi. Tất cả mọi người đều nêu ý kiến. Một số đồng tình, số khác phản đối. Ai cũng góp vào đôi lời. Tôi ngạc nhiên sao mình cảm thấy bình thản đến thế. Tôi đã làm điều cần làm, và bây giờ kết quả ra sao là tùy thuộc quyền quyết định của “gia đình”.

  • Một người trong chúng ta đang đau đớn ở bên ngoài kia kìa. - Một người đànông nói át tiếng mọi người, ông chỉ tay vào tôi và người cộng sự. - Cả hai anh đều phải chịu trách nhiệm đi tìm cô ấy và đưa cô ấy trở lại đây.

Thông thường, tôi không bị ảnh hưởng bởi quyết định của người khác, nhưng bây giờ “gia đình” yêu cầu chúng tôi đi tìm người phụ nữ đã bỏ ra ngoài lúc nãy cùng một người bạn. Vì vậy tôi và người cộng sự rời căn lều, cùng bước đi dưới đêm hè ấm áp.

Vừa đi, chúng tôi vừa nói chuyện. Mãi đến giờ chúng tôi mới có cơ hội trò chuyện cùng nhau. Anh hỏi, còn tôi thì giải thích. Cuối cùng tôi hỏi anh:

  • Những điều đó có liên quan gì đến anh không?
  • Không. - Anh nói sau một hồi suy nghĩ.
  • Đó là những gì tôi cần biết. - Tôi bảo anh, với cảm giác thỏa mãn như vừa khámphá ra một bí mật. - Nó chỉ liên quan đến tôi.

Rồi chúng tôi dành cho nhau cái ôm hờ hững. Trên đường trở về lều, cuộc trò chuyện của chúng tôi tiếp tục quay lại vấn đề của tôi. Giữa lúc chúng tôi đang nói, anh hỏi tôi:

  • Cậu có cảm thấy chút ghen tị nào không?
  • Không! - Tôi đáp, nhưng vừa nói xong thì tôi biết nói thế là không đúng. Tôithấy xấu hổ phải thừa nhận, nhưng đúng là tôi đã cảm thấy ghen tị với anh bạn mình. Tôi dừng lại giữa đường và nói với anh điều đó.

Thật ngạc nhiên, anh ta bật khóc. Sau đó anh nói trong tiếng nấc:

  • Hồi còn nhỏ, tôi luôn biết khi nào có chuyện rắc rối giữa tôi và cha tôi. Nếu tôihỏi, ông luôn đáp rằng: “Chẳng có rắc rối gì đâu”, nhưng tôi biết chắc là có. Tôi muốn làm một cậu bé ngoan! - Anh nói trong làn nước mắt. - Tôi đã không biết điều gì đang cần được chữa lành trong tôi.

Sự nhạy cảm, tinh tế ở người đàn ông mạnh mẽ, thông minh này khiến tôi xúc động sâu sắc. Tôi nghĩ về người phụ nữ đã bỏ ra khỏi lều, người mà hai chúng tôi đang đi tìm đây. Tôi nghĩ về việc đáng lẽ mình phải khéo léo hơn. Điều đó khiến tôi buồn, tôi cũng bật khóc.

Những giọt nước mắt của tôi thể hiện một sự thấu hiểu sâu sắc, và anh bạn kia bắt đầu khóc nhiều hơn nữa. Anh giúp tôi nhìn ra một khía cạnh khác về chính mình. Rồi tôi lại khóc. Chúng tôi như tan ra. Càng ngày sự thấu hiểu càng tràn ngập trong tôi, tôi khóc cho tới khi không đứng vững nổi. Cả anh cộng sự cũng thế.

Cuối cùng tôi nhận thấy trong lều vẫn còn ánh đèn.

  • Không biết là mọi người có còn ở đó không? - Tôi thì thầm.
  • Chúng ta hãy vào xem thử. - Anh đáp và chúng tôi bước về phía căn lều, taynắm chặt tay.

Thật ngạc nhiên, tất cả mọi người vẫn còn đó, ngồi thành vòng tròn. Bầu không khí thật bình lặng và thư giãn. Mọi người nói chuyện với nhau như những người bạn thân quen.

  • Hai bạn có muốn hòa nhập với chúng tôi không? - Một người trong số họ hỏichúng tôi.
  • Có chứ! - Tôi đáp mà lòng khuây khỏa vô cùng.

Họ cười rộ lên và tự dịch chỗ cho chúng tôi ngồi. Họ muốn chúng tôi ôm lấy nhau. Thật quá dễ dàng bởi vì chúng tôi vừa mới thực hiện xong việc đó. Trời đã khuya. Mọi người đều thấm mệt nhưng hạnh phúc. Chúng tôi nắm tay nhau đứng dậy, sau đó tất cả đi ngủ.

Sáng hôm sau, giây phút cuối cùng chúng tôi ở bên nhau là giây phút đẹp nhất trong ký ức của tôi. Chúng tôi cười khanh khách, khóc vì bịn rịn, ôm chào nhau, hát hò và trò chuyện. Chúng tôi quan tâm đến nhau và chẳng ngại ngần bộc lộ ra điều đó. Chúng tôi tế nhị và cũng thẳng thắn. Tất cả mọi người đều như vậy, kể cả người phụ nữ trẻ hôm qua bỏ đi, cùng bạn của cô ấy. Đêm hôm qua họ đã ngồi lặng lẽ bên nhau bên bờ suối và giờ đây họ lại quay về với chúng tôi.

Điều gì đã khiến nhóm người giận dữ, quát tháo nhau này trở thành những người bạn tâm giao? Cái gì đã tạo nên tình thân nhiệm màu này?

Đây là câu chuyện mà họ kể lại cho tôi nghe:

Khi tôi và người cộng sự rời khỏi lều, “bão tố” ngày càng mạnh lên. Nhiều nhóm hình thành để ủng hộ và phản đối tôi; cũng như phản đối và ủng hộ người cộng sự. Một nhóm khác không ủng hộ ai cả. Tất cả mọi người nổi giận và khăng khăng giữ ý kiến của mình.

Cuối cùng, Linda đề nghị tất cả ngồi lại thành vòng tròn và định tâm suy niệm trong tĩnh lặng, hoặc áp dụng bất cứ phương pháp tĩnh tâm nào họ biết. Sau một hồi, anh bạn người London, người đã nặng lời chỉ trích tôi, đứng lên nói:

- Tôi đang học được điều gì đó từ vụ việc này. Tôi đề nghị chúng ta nên lần lượt chia sẻ cho nhau biết điều mình học hỏi được.

Và họ đã làm đúng như vậy. Họ chia sẻ nỗi tức giận và nỗi sợ hãi của họ. Họ chia sẻ về sự ngạc nhiên và niềm hứng khởi. Họ chia sẻ về quá khứ và những khát vọng. Họ thổ lộ cả những điều sâu kín mà trước đó họ chưa dám nói ra. Sau khi tâm sự xong, họ trở thành một gia đình. Không phải là gia đình “sắm vai” mà là gia đình thật sự. Họ quan tâm sâu sắc đến nhau. Họ nói thẳng cho nhau mà không sợ hãi. Họ cười thoải mái và khóc ngon lành. Tôi cảm thấy an toàn bên họ, họ cảm thấy an toàn bên tôi và chúng tôi cảm thấy an toàn bên nhau.

Đó là lần đầu tiên tôi trải nghiệm được sự hòa hợp thật sự. Nó thay thế mọi quan điểm, hiểu biết trước đây của tôi về hòa hợp. Tôi biết mình muốn sống quãng đời còn lại của mình theo cách này. Tôi yêu gia đình này và cả gia đình cũng yêu tôi. Phần khó khăn nhất của chương trình tu dưỡng là màn chia tay. Giờ đây, nhiều năm đã trôi qua, chúng tôi cũng còn làm việc chung và vẫn giữ liên lạc với nhau.

Bây giờ tôi và Linda thử nghiệm các tiến trình mạnh mẽ như trên mọi lúc mọi nơi. Nó luôn tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời. Có người gọi nó là cộng đồng. Người khác gọi nó là gia đình. Song tất cả đều đồng ý rằng cốt lõi vẫn là tinh thần hòa hợp - rất tự nhiên, thỏa nguyện, ân cần và chu đáo đến nỗi thật khó mà tưởng tượng cuộc đời sẽ ra sao nếu không có nó một khi bạn đã nếm trải qua.

Tôi rất biết ơn kinh nghiệm này bởi vì nó dạy tôi rằng đôi khi phải rất dũng cảm mới tạo nên sự hòa hợp. Thật không dễ cho tôi đối mặt với người cộng sự vào đêm cuối cùng của chương trình. Cũng không dễ dàng cho mọi người ở đó chia sẻ những gì họ cần chia sẻ, và lắng nghe trong khi người khác nói. Ban đầu tất cả đều không thấy thoải mái, nhưng càng thẳng thắn với nhau thì sau đó mối giao kết giữa chúng tôi càng thêm bền chặt.

Bên cạnh đó, tôi cũng nhận ra: Làm theo những gì người khác mong chờ sẽ không bao giờ tạo nên sự hòa hợp; Làm những điều cốt để thỏa lòng họ càng đẩy bạn ra xa khỏi họ hơn. Làm sao bạn có thể gần gũi với ai đó khi bạn cảm thấy không còn là chính mình khi ở bên họ? Để đạt đến sự hòa hợp, đôi bên cần biết cách chia sẻ về nhau.

Nếu mọi người cùng nghĩ và cùng muốn những điều giống như nhau thì thật quá dễ. Nhưng trong trường hợp mỗi người một ý thì sao? Bạn vẫn muốn hòa hợp với họ chứ?

Linh hồn của bạn sẽ làm điều đó.

Sự hợp tác

Chúng tôi nói chuyện điện thoại với nhau được vài phút thì người ở đầu dây bên kia nói:

  • Ông không biết tôi là ai thì phải?
  • Đúng là tôi không biết. - Tôi thừa nhận, mặc dù tên người ấy nghe rất quen.
  • Tôi từ đài truyền hình gọi tới. Tôi là chủ chương trình talk show1 truyền hình Oprah2 đây. - Cô nói.

Tôi không xem truyền hình. Tôi sống biệt lập trên núi, gần gũi với thiên nhiên. Tôi rất sợ cô ấy sẽ mời tôi tới dự chương trình truyền hình của cô, nhưng cô không mời. Cô ấy chỉ muốn cám ơn tôi về quyển The Seat of the Soul và muốn làm quen với tôi. Tôi thật sự xúc động khi biết cuốn sách của mình lại có ý nghĩa với cô nhiều đến vậy.

Tôi thích chia sẻ những điều tôi đã viết trong The Seat of the Soul, nhưng ý tưởng chia sẻ về nó trên truyền hình vượt quá sức tưởng tượng của tôi.

Chúng tôi giữ liên lạc với nhau trong nhiều năm. Thỉnh thoảng nói chuyện với nhau qua điện thoại. Phải đến bảy năm sau lần đầu tiên chúng tôi nói chuyện với nhau, Oprah lại gọi điện cho tôi.

  • Tôi đang tái cấu trúc chương trình của mình vào mùa thu. Ông sẽ giúp tôi làmsáng tỏ một số vấn đề được chứ? - Cô nói.

Tôi bắt đầu cảm thấy hào hứng.

  • Đáng ra tôi có thể nghỉ hưu và đếm giày trong tủ của mình, - cô nói tiếp, -nhưng tôi muốn tặng cái gì đó cho thế giới. Tôi muốn xây dựng một chương trình truyền hình giúp người ta thay đổi cuộc đời họ.

Bất giác, như có một dòng điện chạy qua cơ thể tôi. Lời nói của cô chạm đến tận tim tôi.

  • Tôi sẽ dàn dựng một phân cảnh ngắn, mang tên Remembering the Spirit (tạm dịch: Hướng về nội tâm) vào cuối mỗi chương trình. Ông nghĩ sao về ý tưởng này?

Tôi nghĩ đó là một ý hay. Khi chúng tôi gác máy, tôi bắt đầu viết ra những ý nghĩ của mình. Tôi gửi cho Oprah và chừng vài tuần sau, một nhà sản xuất gọi điện cho tôi.

  • Tuần sau chúng tôi phái một nhóm quay phim đến chỗ ông được không? Chúngtôi đang tiến hành thu hình cho loạt cảnh Remembering the Spirit. Hôm qua chúng tôi đã thu hình một học giả đang cho gà của ông ấy ăn. Hôm kia chúng tôi cũng đã thu hình một phụ nữ đang thiền.

Tôi gọi điện cho Oprah để thoái thác:

  • Cảnh tôi đi dạo trên núi sẽ chẳng gây xúc động cho ai đâu. - Tôi bảo cô.
  • Không! - Cô hét lên. - Hãy nói về The Seat of the Soul. Đó mới là điều ông cần nói đến! Hãy nói về những điều trong quyển sách của ông.

Một lần nữa tôi cảm thấy như được “truyền điện”.

  • Vậy thì được! - Tôi thốt lên.

Tuần kế tiếp tôi chờ đoàn quay phim tới, nhưng thay vào đó là một cú điện thoại khác.

  • Ông vui lòng bay đến Chicago vào ngày mai để ngày mốt thu hình cuộc phỏngvấn với Oprah được không? - Nhà sản xuất hỏi tôi.

Lần này tôi cảm thấy khác hẳn so với lần đầu tiên nói chuyện với Oprah. Lời mời của cô ấy hoàn toàn xác đáng. Tôi không cảm thấy sợ nữa. Tôi thấy mình như một người lướt ván cảm nhận có một con sóng như ý đang tới. Những gì tôi cần làm là hãy thật vững vàng. Tôi biết cú “lướt sóng” này sẽ rất tuyệt vời.

Linda cũng có cảm nhận giống như tôi và chúng tôi cùng bay tới Chicago để gặp Oprah.

Chuyến đi thật vui. Oprah lập tức trở thành thành viên của gia đình chúng tôi. Cô ấy tưởng tôi phải trông giống như người miền sơn cước với cái bụng phệ và bộ râu quai nón màu muối tiêu chứ.

  • Trông ông ấy rất bình thường. - Cô thốt lên. - Tôi có thể yên tâm đưa ông ấylên truyền hình.

Chúng tôi cùng nhau cầu nguyện cho chương trình của mình càng truyền tải được nhiều sức mạnh càng tốt. Sau đó chúng tôi ngồi xuống trước máy ghi hình để trò chuyện. Oprah đã lên kế hoạch thu hình một chương trình khác ngay sau cuộc phỏng vấn của chúng tôi, nhưng cô quyết định hoãn nó lại. Chúng tôi đã nói chuyện với nhau suốt hai tiếng rưỡi đồng hồ! Sau khi quay xong, cô phấn khởi nói:

  • Tôi có thể làm thành nhiều phân cảnh Remembering the Spirit từ cuốn băng này!

Rồi cô lại nảy ra sáng kiến khác.

  • Tôi sẽ làm một chương trình đặc biệt mừng Giáng Sinh từ cuộc phỏng vấn nàyđể dành tặng cho khán thính giả của tôi như một món quà mừng lễ!

Cô ấy đã làm đúng như vậy. Chương trình phát sóng vào đúng buổi chiều Giáng Sinh.

Mọi chuyện diễn ra thật suôn sẻ. Tôi được biết thêm một người bạn mới. Chúng tôi chuyện trò về những điều yêu thích nhất. Chúng tôi hẹn sẽ gặp lại nhau, sau đó tôi và Linda ra về.

Thật tuyệt vời! Oprah đã làm thành tám phân cảnh Remembering the Spirit từ cuộc phỏng vấn của chúng tôi. The Seat of the Soul lọt vào danh mục những sách bán chạy nhất của tờ New York Times. Cho đến lúc chương trình Giáng Sinh đặc biệt phát sóng, cuốn sách đã vượt lên đứng đầu danh sách đó.

Sự hợp tác cũng giống như vậy. Hợp tác không chỉ là cùng làm việc để đạt đến một mục tiêu thông thường (như kiếm tiền, cưu mang một gia đình…), đó là sự liên kết theo đuổi sức mạnh ngoại hiện. Họ hợp tác với nhau vì mục tiêu nào đó. Nhưng đến khi đạt được rồi, họ sẽ cùng đi hướng đến mục tiêu khác hoặc là đường ai nấy đi.

Xét từ quan điểm linh hồn, hợp tác là trò chơi. Người ta hợp tác bởi vì họ muốn ở bên nhau. Con người là yếu tố quan trọng hàng đầu, kế đến mới là những mục tiêu thông thường. Những người muốn ở cùng bên nhau luôn nghĩ ra nhiều điều để cùng thực hiện, giống như trẻ con thường bày trò để chơi với nhau.

Còn bạn thì sao? Bạn muốn chơi với ai?

Sự chia sẻ

Tôi học trung học tại một thị trấn nhỏ ở Kansas. Điều tôi nhớ nhất về nơi ấy chính là người thầy dạy môn hùng biện của tôi - thầy Dan. Thầy còn kiêm dạy môn tiếng Anh và đôi lúc cả môn kịch nữa. Tôi rất mừng là thầy không phải là giáo viên chính thức dạy môn tiếng Anh bởi vì tiếng Anh của thầy thật kinh khủng. Cứ mỗi lần thầy phạm lỗi ngữ pháp kiểu như “He don’t…” (nên là “He doesn’t…”) là tôi lại rúm cả người lại. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau tôi không còn quan tâm đến việc thầy nói thế nào nữa, chỉ biết rằng thầy đã thay đổi cuộc đời tôi. Đến giờ tôi vẫn yêu quý thầy.

Ngôi trường bé tẹo của chúng tôi thường tham gia thi hùng biện với những trường lớn ở Kansas City và những trường cỡ vừa khắp tiểu bang. Chúng tôi thường đoạt giải vô địch tiểu bang và tất cả các giải khác. Dọc theo các bức tường trong lớp học của chúng tôi kê đầy những cái kệ trưng huy chương và cúp vô địch. Kể cả các bức tường ngoài hành lang, kéo tới tận lớp kế bên cũng vậy.

Chúng tôi hay đi thi bằng chiếc xe thùng quân sự được sơn màu xanh da trời, vốn là đồ thừa trong kho quân dụng. Chúng tôi gọi đùa nó là “Trái Bom Xanh”, và thường thách nhau đoán xem lần tới nó sẽ bị chết máy ở đoạn đường nào. Tôi còn quá nhỏ để biết ngồi trong “Trái Bom Xanh” thì bất tiện ở điểm nào, nhưng nhiều năm sau tôi nhận ra là thầy Dan cũng chẳng thấy nó bất tiện gì cả. Thầy lái xe chở chúng tôi đi khắp nơi, tham gia vòng chung kết này tới vòng chung kết khác vào mỗi cuối tuần. Tôi luôn mong ngóng đến giờ học môn hùng biện của thầy. Vào buổi tối, chúng tôi hay tụ tập ở nhà thầy để tập luyện dưới tầng hầm.

Tôi không phải là người duy nhất nhờ thầy Dan mà cuộc đời thay đổi. Tôi cũng như tất cả bọn học trò khác đều thấm nhuần sự nhiệt tình, tinh thần lạc quan và óc khôi hài của thầy. Chúng tôi là học sinh, thầy là giáo viên, nhưng giữa chúng tôi dường như có một mối liên kết giống như tình bằng hữu. Giờ đây thì tôi tin chắc là như thế thật. Thầy dành hết thời gian buổi tối, những ngày nghỉ cuối tuần của thầy, của gia đình thầy cho chúng tôi; thầy hy sinh cả thú chơi gôn của thầy để chăm lo cho chúng tôi. Thầy truyền lửa sang chúng tôi tuy thầy không thật sự am hiểu về thuật hùng biện một cách bài bản, vậy mà chúng tôi thắng hết cuộc thi này đến cuộc thi khác - những lớp đàn anh trước đó và cả những lớp đàn em sau này cũng đều đạt được thành tích tốt không kém.

Khi tôi nộp hồ sơ xét tuyển vào trường đại học Harvard, thầy Dan viết cho tôi một lá thư giới thiệu dài và đầy thiết tha. Chắc người đọc lá thư ấy phải kiểm tra lỗi chính tả của thầy! Nhưng tôi tin rằng chính nhờ lá thư của thầy mà tôi được ngôi trường danh tiếng ấy chấp nhận. Thầy Dan đã qua đời từ lâu. Tôi giờ đây cũng đã già hơn thầy lúc thầy lái xe đưa chúng tôi đi thi hùng biện, nhưng thầy mãi là một phần trong tôi.

Đó là vì thầy Dan đã biết cách chia sẻ.

Chia sẻ không phải đơn giản là cho bạn bè mượn xe, cho bạn bè vay tiền, hay giúp người hàng xóm nghèo khổ. Chia sẻ có nghĩa là cho đi cái gì đó rất quan trọng thuộc về bạn.

*

Sau chừng một năm chạy để rèn luyện sức khỏe, Linda bỗng nhận ra mình muốn chạy marathon. Cô và Terry, người bạn hay chạy chung, quyết định tập luyện với nhau và sẽ cùng đăng ký dự giải vào mùa thu. Họ lên lịch tập sít sao: mỗi ngày chạy mười cây số và hàng tuần sẽ có một ngày chạy mười lăm cây số. Ngày thi marathon tới, cả hai đều cảm thấy rất sung sức và sẵn sàng cho cuộc tranh tài. Họ xuất phát khá tốt và cứ chạy như thế, đến cây số thứ ba mươi thì chân của Terry bắt đầu đau nhức. Nhịp chạy của anh đuối dần và rồi anh chỉ còn có thể đi bộ mà thôi. Khi anh bị tụt lại đằng sau, Linda cũng giảm tốc độ để đi bộ cùng với anh. Chạy tiếp đi. Tôi sẽ không về đích được đâu. - Anh hối thúc cô.

  • Ồ, sao anh không ráng chạy thêm một quãng ngắn nữa? - Cô đề nghị.

Anh làm theo, nhưng chỉ lát sau anh lại phải đi bộ.

  • Cô chạy đi. Tôi sẽ không thể cố nổi đâu.
  • Thì chúng ta cứ chạy thêm một chút nữa vậy. - Cô lại đề nghị và anh lại làmtheo.

Cả hai người đều cán đích theo cách ấy - đi bộ, nhưng Terry chốc chốc lại chạy dấn lên một quãng. Sau đó, tôi hỏi Linda:

  • Thế em không muốn chạy về đích cuộc đua sao?
  • Muốn chứ! - Cô đáp. - Nhưng em biết Terry sẽ cảm thấy tệ thế nào nếu anh ấyphải bỏ cuộc giữa chừng.

Đó là chia sẻ.

Khi bạn cho đi một điều gì đó quan trọng, bạn cũng sẽ nhận được một món quà.

*

Có lần tôi được mời tới dự lớp lomi lomi. Lomi lomi là hình thức rèn luyện thân thể và rèn luyện lối sống của người Hawaii cổ. Trong lớp có một học viên đeo trên cổ một cái móc chạm trổ rất đẹp. Không chỉ là đồ trang sức, nó còn là vật biểu trưng cho sức mạnh và phong thái lịch lãm. Tôi cảm thấy bình tâm, thanh thản khi nhìn vào nó. Khi lớp học kết thúc, anh học viên nọ tiến đến gần tôi. Nét mặt anh thoáng vẻ buồn buồn, anh tháo cái móc ra khỏi cổ mình và đeo nó vào cổ tôi.

  • Cái này dành tặng anh. - Anh nói, dáng người cao to nhìn xuống tôi. - ỞHawaii, chúng tôi sử dụng những cái móc kiểu như thế này để nắm bắt những gì chúng tôi cần.

Tôi sửng sốt. Tôi quyết định dùng cái móc anh tặng để nắm bắt tính kiên nhẫn và sự thông tuệ cho mình. Tôi đeo nó hàng ngày. Mỗi sáng tôi đeo lên cổ và mỗi tối tôi đặt nó trên đầu giường.

Nhiều năm sau, nhóm chúng tôi đang đứng trên đỉnh Shasta, một ngọn núi thiêng ở California. Chúng tôi đứng thành vòng tròn và cầu nguyện, gửi lời tạ ơn về chương trình tu dưỡng chúng tôi vừa thực hiện cùng nhau. Benjamin, một người bạn trong nhóm xung phong hát bài hát anh đã nghe thấy trong giấc mơ. Khi anh quỳ xuống đất chuẩn bị hát thì một cảm giác lạ chợt ập đến tôi. Tôi muốn tặng Benjamin cái móc của tôi!

Tôi nhớ lại vẻ buồn buồn của chàng trai Hawaii đã tặng tôi cái móc này. Cũng giống như anh ấy đã làm, tôi tháo chiếc móc ra khỏi cổ mình và đeo nó vào cổ Benjamin.

Việc tặng Benjamin chiếc móc cho tôi thấy mình đã thay đổi biết nhường nào. Trước đó, tôi không thể cho đi bất cứ thứ gì thật quý giá đối với tôi. Giờ đây tôi không thể cưỡng lại được ý muốn tặng nó cho Benjamin. Món quà mà tôi nhận được sau khi trao đi chiếc móc quý đó là tôi thấy mình thay đổi nhiều đến thế nào và tôi đã trở thành một người tinh tế, nhạy bén ra sao. Giả sử Benjamin không thích cái móc - thậm chí sẽ vứt nó đi - thì món quà tôi nhận được khi quyết định tặng cái móc cho anh ấy vẫn mãi mãi ở bên tôi.

Nhiều năm sau, tôi gặp lại Benjamin. Cái móc vẫn còn đeo trên cổ anh. Nó rất có ý nghĩa đối với anh. Đó là lý do tại sao tôi hoài nghi rằng không sớm thì muộn anh sẽ đem tặng nó cho người khác.

Nếu bạn chỉ cho đi những gì dễ cho, bạn không thể trưởng thành. Như thế khác nào bạn đem cho cà chua khi trong vườn nhà bạn trĩu trịt cà chua. Chia sẻ những điều quan trọng giống như biếu không cà chua khi bạn chỉ còn vài ba trái và bạn lại thích mê cà chua. Bạn phải quan tâm đến mọi người lắm mới làm được việc đó.

Đây chính là kiểu chia sẻ mà linh hồn bạn muốn thực hiện.

Sùng kính sự sống

Chiếc xe hơi phía trước tôi vẫn đứng ì ở tấm biển báo dừng. Đèn xi-nhan quẹo trái của nó vẫn nhấp nha nhấp nháy. Một chiếc xe rồi thêm một chiếc xe khác nữa vượt qua ngã tư, khoảng cách giữa các xe cũng vừa phải - chứng tỏ không hề có kẹt xe ở đằng trước.

  • Tay kia đang đợi cái quái gì thế? - Tôi nóng nảy hỏi.

Cuối cùng chiếc xe hơi đó cũng chịu di chuyển. Tôi nối đuôi nó đi qua ngã tư, rồi một lúc sau tôi lại thấy mình ở ngay đằng sau nó lần nữa. Tay tài xế này không tỏ vẻ gì là vội vã cả. Dù không hề có xe nào phía trước anh ta, nhưng anh ta vẫn chạy chậm rì.

Tôi thì sắp trễ một cuộc hẹn đến nơi.

  • Tay này chắc thần kinh quá! - Tôi cáu kỉnh.

Quãng đường đó khá rộng nên tôi có thể dễ dàng chạy vượt qua nó. Lúc đang vượt ngang qua, tôi quay sang để xem tay tài xế kia là ai. Hóa ra là Herb - bạn tôi!

Tôi mừng rỡ khi nhận ra anh chàng. Mới khoảnh khắc trước tôi nổi điên với cậu ta, còn bây giờ tôi lại vui mừng được gặp cậu. Tôi vẫy tay chào và cậu ấy vẫy tay đáp lại.

Tất cả mọi thứ thay đổi bởi vì tôi đã thấy được điều mà trước đó tôi không nhìn thấy - tay lái xe kia chính là bạn tôi.

Lòng sùng kính cũng giống như vậy. Đó là thấy cái điều mà trước đó bạn chưa nhìn thấy. Bạn nhận ra bạn bè ở mọi nơi.

*

Người đàn ông gầy còm đóng cửa chiếc xe tải cũ kỹ của ông ta lại. Trên xe chất đầy củi chở đến cho tôi. Ông chầm chậm bước về phía tôi và chìa tay ra chào.

  • Xin chào. - Ông nói. - Củi đem đến cho ông năm nay sẽ đắt hơn năm ngoái!

Tôi không mong chờ tin đó tí nào. Tôi cũng chẳng thích nghe điều này, nhưng không thể làm gì được. Mùa đông đang cận kề, mà tôi đã phải đợi quá lâu mới mua được củi sưởi.

  • Ông chất nó xuống đằng kia kìa. - Tôi chỉ tay về phía kho củi trống không.
  • Để thằng cháu trai của tôi làm việc đó. - Ông nói, gật đầu ra hiệu cho cậu béngồi trong xe. - Tôi sẽ quay lại lo liệu nốt.

Tôi cảm thấy điên tiết.

Cậu bé bắt đầu dỡ củi xuống. Tôi để ý thấy cậu ta cẩn thận xếp từng thanh củi lại.

  • Cháu có thích làm việc cho bác của cháu không? - Tôi bắt chuyện trong khinhìn cậu ta làm.
  • Có ạ! - Cậu bé đáp, vẫn không ngừng tay.
  • Tại sao? - Tôi hỏi. - Việc này sẽ giúp cháu có tiền may quần áo đi học. - Cậu bénói, chỉ vào đống củi chưa xếp mà cậu vừa dỡ từ trên xe tải xuống rồi cậu mỉm cười với tôi. - Nhà cháu không có tiền.

Tôi chợt mềm lòng. Bất giác, tôi thích ở bên cậu bé và tôi cũng thích ông bác của cậu ta luôn. Tôi không giận nữa. Tôi vui vì đã góp phần mua quần áo cho cậu bé này đi học. Tôi chợt nghiệm ra dường như đã có một sự sắp đặt rất hoàn hảo giữa chúng tôi. Tôi có củi sưởi, còn cậu bé có quần áo đi học.

Tôi đã thấy điều mà trước kia tôi không thấy. Trước đó tôi chỉ thấy người bán củi. Về sau tôi thấy ông bác và đứa cháu trai làm việc để kiếm tiền mua quần áo đi học.

*

Sự sùng kính cũng giống như vậy. Sùng kính là nhìn thấu rõ bên dưới bề mặt. Trước khi tôi nhận ra Herb - bạn mình - tôi chỉ thấy một tay lái xe dở hơi. Sau đó, tôi vẫn nhìn thấy tay lái xe chậm như rùa, nhưng người đó là bạn tôi. Trước khi nói chuyện với cậu bé, tôi chỉ nhìn thấy một người đốn củi và đứa cháu của ông ta. Sau đó tôi vẫn thấy người bán củi và đứa cháu nhưng hai người ấy giờ là bạn tôi.

Linh hồn luôn nhìn mọi người với ánh nhìn bạn bè thân thuộc. Đó là bởi vì linh hồn nhìn thấy bên dưới bề mặt, ánh nhìn của linh hồn không bị cản trở bởi những điều bề ngoài. Khi bạn thấy một người bạn mặc chiếc váy đẹp, bạn có nghĩ cô ta đẹp là nhờ chiếc váy đó? Nhưng nếu cô ấy mặc chiếc váy mà bạn không thích, liệu cô có còn là người bạn xinh đẹp của bạn không? Với thái độ sùng kính Sự Sống, bạn thấy tất cả mọi người đều là bằng hữu, bất kể anh ta đang lái xe chậm rì (giống như Herb) hay đang làm điều bạn không thích (như tăng giá bán củi cho bạn).

Sùng kính Sự Sống, bạn thấy vạn vật xung quanh đều có tính thiêng liêng. Sự thiêng liêng giống như người bạn đang khoác lên mình chiếc váy. Bạn thấy chiếc váy, và bạn cũng thấy người bạn của mình. Nhưng người bạn đó mới là quan trọng, không phải là chiếc váy.

Sự thiêng liêng giống như đại dương. Những gì bạn thấy bằng năm giác quan giống như làn sóng trên bề mặt. Có rất nhiều thứ ẩn bên dưới mà bạn không bao giờ có thể thấy hết được. Có cái lớn, có cái bé nhỏ. Chúng mang nhiều hình dạng khác nhau và có cách thức di chuyển, thay đổi khác nhau. Mỗi thứ đều là độc nhất vô nhị.

Sùng kính là yêu thương vô điều kiện, giống như yêu thương đại dương, bất kể con sóng có như thế nào - vẫy vùng mãnh liệt hay là nhẹ nhàng vỗ bờ.

Sức mạnh đích thực

Một ngày nọ, một người bạn là nhà vật lý gọi cho tôi và thông báo:

- Thứ sáu tuần này phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley có một hội nghị về vật lý lượng tử. Cậu có muốn tham dự không?

Tôi đi vì tò mò là chính. Tôi không mong sẽ hiểu những gì mình nghe, thế mà tôi lại hiểu được. Đó là cuộc thảo luận có ảnh hưởng sâu rộng nhất mà tôi có thể tưởng tượng ra, về những câu hỏi đại loại như “Ý thức có tạo ra thực tại không?”.

Tôi rời hội nghị với tâm trạng hứng khởi mặc dù tôi không giải thích được điều gì đã khiến mình phấn khích. Các bạn tôi đều nhận thấy vẻ hứng khởi ở tôi và họ nghĩ nguyên nhân hẳn là có liên quan đến vật lý lượng tử.

Tôi tham dự hội nghị tiếp theo, rồi hội nghị khác nữa. Sau đó tôi bắt đầu tham dự hàng tuần. Tôi đặt ra nhiều câu hỏi. Tôi cũng bắt đầu đọc về vật lý lượng tử. Tôi dần dần hiểu từng chút một và càng hiểu, tôi càng say mê nó.

Tôi quyết định viết một cuốn sách. Tôi muốn để lại một món quà cho những người sẽ quan tâm đến vật lý lượng tử trong tương lai. Tôi nhờ các nhà vật lý mà tôi gặp ở các hội nghị hỗ trợ tôi trong quá trình viết sách và họ vui vẻ nhận lời. Thế là cuộc hành trình của tôi đã bắt đầu.

Trước đây tôi chưa bao giờ viết sách hay nghiên cứu khoa học. Điều đó không hề chi đối với tôi. Tôi nhiệt tình tìm hiểu về vật lý và viết về vật lý. Tôi háo hức nói về vật lý và suy nghĩ về vật lý. Tôi tự đặt câu hỏi và cố gắng trả lời.

Tôi đã tìm ra hoạt động thú vị nhất cuộc đời mình. Khi tôi viết, tôi quên mất chuyện phải trả tiền thuê nhà, mặc dù không biết sẽ lấy đâu ra tiền. Tôi quên cả giận dữ, vốn là tính cách của tôi. Tôi cũng quên luôn sự thù hận và ghen tị.

Hãy hình dung ra một hòn đảo đẹp nhất trên thế giới. Mỗi khi có cơ hội, bạn chèo thuyền tới hòn đảo đó. Một lúc nào đó, mọi người bảo bạn: “Đừng quá phí sức như thế. Cậu không cần phải mỗi ngày chèo thuyền ra đảo đâu. Ngày mai nó vẫn còn ở đó mà.”. Bạn tôi cũng nói với tôi điều tương tự. Hòn đảo ấy chính là quyển sách tôi đang viết, và tôi không bao giờ muốn rời nó.

Đây là trải nghiệm đầu tiên của tôi về sức mạnh đích thực.

Sức mạnh đích thực mang lại cảm giác thỏa mãn, thoải mái và hạnh phúc. Sức mạnh đích thực nghĩa là bạn đang làm những gì bạn được mong chờ làm. Bạn sống có ý nghĩa và mục đích. Bạn sống không nghi ngờ. Bạn không sợ hãi. Bạn có lý do để sống. Bạn làm vì niềm vui. Bạn không hoang mang, lo lắng trước những sai lầm hay thất bại. Bạn không so sánh mình với người khác.

Bạn có thể trải nghiệm sức mạnh đích thực thông qua việc chăm sóc con cái, nấu ăn, xây nhà hoặc là viết sách giống như tôi. Sức mạnh đích thực không xuất phát từ việc bạn đang làm gì. Nó bắt nguồn từ việc bạn làm như thế nào. Bạn có thể trải nghiệm sức mạnh đích thực tại công sở, trong trường học hoặc ở bất kỳ nơi nào.

Sức mạnh đích thực rất khác với sức mạnh ngoại hiện. Sức mạnh ngoại hiện là khả năng kiểm soát và khống chế. Để phô trương sức mạnh ngoại hiện, con người cố gây ấn tượng với người khác, cố làm điều đúng đắn hoặc cố thành công. Họ luôn cố tỏ ra giỏi giang hơn, thông minh hơn, mạnh mẽ hơn hoặc đẹp đẽ hơn.

*

Thị trưởng Kyoto đến thăm một ngôi chùa nọ. Ông bảo với vị sư mà ông gặp ở cổng:

  • Hãy đưa danh thiếp này cho sư trụ trì. Tôi có hẹn với ngài lúc 3 giờ.

Khi vị sư trụ trì đọc tấm danh thiếp, ngài bảo:

  • Tôi không biết người này. Hãy bảo ông ta về đi!

Vị sư quay trở ra và trả lại tấm danh thiếp cho ngài thị trưởng. Ngài thị trưởng nhìn nó rồi lấy bút ra gạch bỏ dòng chữ “Thị trưởng Kyoto”.

  • Cảm phiền thầy đưa cái này cho sư trụ trì một lần nữa.

Lần này, sư trụ trì nói:

  • Mời ông ấy vào. Tôi có hẹn với ông ta lúc 3 giờ.

Ngài thị trưởng đã nghĩ rằng chức danh của ông sẽ gây ấn tượng với vị sư trụ trì, nhưng nhà sư ấy không hề ấn tượng về nó chút nào. Bạn có hay dùng những danh xưng kiểu như “đẹp”, “có học thức”, “mạnh mẽ”, hay “giàu có” để gây ấn tượng với người khác không? Làm vậy là sử dụng sức mạnh ngoại hiện. Nó khác hẳn sức mạnh đích thực. Bạn quên cả sợ hãi khi bạn trải nghiệm sức mạnh đích thực. Bạn luôn luôn sợ hãi khi bạn sử dụng sức mạnh ngoại hiện.

Sức mạnh ngoại hiện đến rồi đi, giống như giá trị danh mục đầu tư chứng khoán của bạn, hoặc giống như số cây trong vườn nhà bạn. Theo đuổi nó chỉ làm hao phí thời gian. Thật khó mà đẹp hơn, giàu có hơn, đáng yêu hơn, thông minh hơn, tốt bụng hơn, hay có năng lực hơn người khác. Không sớm thì muộn sẽ có ai đó đẹp hơn, giàu có hơn, đáng yêu hơn, thông minh hơn, tốt bụng hơn, hay có năng lực hơn bạn. Khi đó họ sẽ có sức mạnh ngoại hiện.

Tạo ra sức mạnh đích thực cũng là một công việc toàn thời gian. Nó không phụ thuộc vào ngoại cảnh, mà hoàn toàn dựa vào những gì xảy ra trong nội tâm bạn.

Xây dựng sức mạnh đích thực

  • Có nhiều loại bánh mì. - Tony nói, lua khua ngón tay trỏ, ngoáy một vòng rồichỉ lên không. - Hôm nay chúng ta học cách nướng bánh cơ bản nhất nhưng dĩ nhiên là bánh cũng sẽ rất ngon.

Anh đứng sau bàn dạy nấu ăn trong phim trường. Các máy quay phim chuyển động gần và xa để nắm bắt mọi cử chỉ của anh.

  • Chỉ có duy nhất một cách nướng bánh mì thôi. - Anh tiếp tục và mỉm cười thậttươi. - Trước tiên, bạn phải muốn nướng bánh cái đã. Kế đến, bạn phải có bột, nước, muối và men.

Vậy là lại bắt đầu một chương trình dạy nấu ăn thú vị khác nữa của Tony. Cả những đầu bếp tập sự và lành nghề đều ghi chú, hoặc đứng trước ti-vi trong nhà bếp của họ, làm theo Tony từng bước một.

  • Đầu tiên, hãy trộn đều men, bột và nước lại như thế này. - Anh làm mẫu, đongtừng loại nguyên liệu, rồi khuấy tất cả lên bằng một cái thìa gỗ.
  • Sau đó đặt khối bột đã trộn lên mặt bàn, như thế này, và bắt đầu rắc thêm bộtvào. Hãy nhào bột như cách bạn hay nhào, dùng hai bàn tay, cánh tay và cả những ngón tay, như thế này. - Thân người anh chuyển động nhịp nhàng với động tác nhào khối bột một cách thuần thục. Lúc này khối bột đã trở nên dẻo hơn.
  • Đừng quên cho thêm một chút muối, và có thể một chút đường nữa nhé. - Anhnói tiếp - Nhiều hay ít là tùy vào khẩu vị của mỗi người. Hãy để tâm hồn bạn dẫn dắt bạn. Bạn đang nướng chiếc bánh mì của chính bạn cơ mà.

Xây dựng sức mạnh đích thực cũng giống như nướng bánh mì vậy. Trước hết, bạn phải thực sự muốn làm điều đó. Rồi bạn cần thực hiện theo công thức chế biến. Bạn sẽ có nhiều cơ hội thực nghiệm và được chỉ dẫn bởi niềm thôi thúc từ bên trong. Giống như bánh mì, sức mạnh đích thực là ổ bánh mì đang được nướng bằng ngọn lửa nhiệt huyết. Không giống như bánh mì, không ai khác có thể nướng nó giùm cho bạn.

Công thức “chế biến” sức mạnh đích thực cũng đơn giản như công thức nướng bánh mì - bao gồm các nguyên liệu như: sự hòa hợp, tinh thần hợp tác, sự chia sẻ và lòng sùng kính Sự Sống. Pha trộn chúng với nhau theo cách nào là tùy thuộc vào bạn, nhưng nếu không có đủ tất cả các thành phần, không thể có sức mạnh đích thực - tương tự như bánh mì mà không có đủ thành phần nguyên liệu cần thiết thì sẽ không có ổ bánh mì thành phẩm.

Đây là cách “nhào nặn” sức mạnh đích thực. Đầu tiên, làm sạch tất cả mọi thứ trên bề mặt, chỉ để lại những gì cần thiết để nướng “ổ bánh - sức mạnh đích thực”. Nghĩa là trong mọi khoảnh khắc, bạn phải gạt những ý định khác qua một bên, trừ những ý định tạo nên sự hòa hợp, hợp tác, chia sẻ và sùng kính Sự Sống trong cuộc đời bạn.

Hãy tiếp tục làm như thế.

Chẳng bao lâu sau, bạn bắt đầu tạo ra một ít hòa hợp, hợp tác, chia sẻ và lòng sùng kính Sự Sống. “Chiếc bánh - sức mạnh đích thực” đang được “nướng”. Sức mạnh đích thực lớn dần trong từng khoảnh khắc theo từng lựa chọn có trách nhiệm của bạn.

Không cần thiết phải thêm vào sự giận dữ, ghen tị, sầu bi hay sợ hãi. “Thành phần” chính vẫn là ý chí và lòng khao khát muốn tạo ra sức mạnh đích thực.

Hiểu thì dễ nhưng thực hiện mới khó.

Bóng chày rất dễ hiểu. Trở thành cầu thủ chơi bóng chày giỏi thì khó hơn nhiều. Đầu tiên, bạn cần có sức khỏe tốt và phải duy trì trạng thái đó. Sau đó bạn phải học những kỹ năng như: ném bóng, bắt bóng và đập bóng. Tiếp nữa bạn cần luyện tập, luyện tập và luyện tập. Để luyện tập, bạn cần có một đội để chơi chung và một đội khác để đấu với đội của bạn.

Bất kỳ ai cũng có thể hiểu bóng chày chỉ trong vòng một buổi, nhưng không ai trở thành cầu thủ bóng chày giỏi chỉ trong một đêm. Mọi người đều cần có thời gian học hỏi, luyện tập, ứng dụng, cũng như sự tập trung và lòng quyết tâm.

Tạo ra sức mạnh đích thực cũng hệt vậy. Chỉ cần có ý định muốn tạo ra sự hòa hợp, hợp tác, chia sẻ và sùng kính Sự Sống. Cứ giữ ý định như thế. Rồi tìm hiểu những yếu tố đó có nghĩa là gì, làm thế nào để thực hiện chúng và sau đó trau dồi luyện tập. Khâu luyện tập vốn tốn rất nhiều thời gian. Bạn cũng cần có người khác để cùng thực hành với bạn. Trong trường hợp này, bạn không cần tuyển mộ họ. Họ luôn có sẵn xung quanh bạn. Họ chính là những người khơi dậy cảm xúc giận dữ, ghen tị, buồn phiền, hoặc sợ hãi trong lòng bạn.

Để cải thiện kỹ năng chơi bóng chày của mình, bạn phải hiểu rõ chính bạn. Chẳng hạn, bạn cần ý thức được cơ thể bạn di chuyển như thế nào khi bạn đánh bóng. Những cầu thủ hàng đầu biết chính xác họ đang làm gì. Họ không nhắm mắt lại mà đánh bóng. Họ ý thức được từng bắp thịt của họ.

Vậy, bạn có nhận biết được những ý định của mình? Khi giận dữ, ý định của bạn là gì? Khi ghen tị, ý định của bạn là gì? Cứ cố gắng thay đổi những ý định của bạn trong khi bạn không biết chúng là gì thì khác nào cố đi đến New York trong khi không biết nên xuất phát từ đâu. Đi New York từ San Francisco là một chuyện. Đi New York từ Paris lại là một chuyện khác.

Khi bạn nhận biết được tất cả những ý định của mình, bạn giống như cầu thủ vĩ đại ý thức được từng cơ bắp khi anh ta di chuyển thân thể về hướng quả bóng. Anh ta có thể thay đổi những gì cần thay đổi. Anh ta biết cách đi tới vị trí mà mình muốn đến, bởi vì anh ta biết chính xác mình đang ở đâu.

Khi bạn có ý định tạo ra sự hòa hợp, hợp tác, chia sẻ và sùng kính Sự Sống, những ý định của bạn (phần bản ngã hóa thân trong kiếp đời hiện tại) và những ý định của linh hồn bạn (“tàu mẹ”) là bắt đầu đồng điệu với nhau. Tiếp tục duy trì như thế, sức mạnh đích thực của bạn sẽ lớn dần.

Tạo ra sức mạnh đích thực là cả một quá trình. Mỗi lần bạn chọn sự hòa hợp, hợp tác, chia sẻ và sùng kính Sự Sống, bạn đang thách thức phần bên trong bạn, nó luôn muốn những thứ khác như giận dữ, ghen tị, buồn phiền và sợ hãi. Càng thách thức chúng, chúng càng ít có uy lực đối với bạn, và bạn càng mạnh mẽ hơn trước chúng. Cuối cùng uy lực của chúng sẽ biến mất.

Sức mạnh đích thực được tạo ra bằng từng ý định một, bằng từng lựa chọn một. Bạn không thể cầu nguyện, ao ước mà có được. Nếu muốn nướng bánh mì, bạn cần biết cách làm bánh mì. Nếu bạn muốn tạo ra sức mạnh đích thực, bạn cũng cần biết cách tạo ra sức mạnh đích thực. Sau đó bạn phải bắt tay vào thực hiện.

Lòng vị tha

  • Giết nó đi! - Người anh trai nói, gương mặt đanh lại như đá.
  • Giết nó đi! - Người mẹ nói, qua làn nước mắt ràn rụa.
  • Giết nó đi! - Giọng người chị nghẹn ngào run lên.

Xung quanh đống lửa họp hội đồng xét xử, từng thành viên của gia đình nạn nhân lên tiếng. Sinh mạng của gã đàn ông trẻ đang ngồi nhấp nhỏm bên ngoài sắp được định đoạt. Giết người là một tội tày đình. Mà giết bạn còn là tội tày đình gấp bội. Tuy nhiên y ngồi đó, máu người bạn thân tín của y vẫn còn vấy nơi bàn tay y, chờ đợi số phận mình được phán quyết.

  • Chúng ta hãy cân nhắc thấu đáo sự việc này. - Ông nội của nạn nhân khẽ cấtgiọng. Nỗi đau hằn khắc vào từng nếp nhăn trên gương mặt khắc khổ của cụ. Tiếng nói của cụ đại diện cho tiếng nói của nhiều thế hệ. - Giết hắn có làm cho con… cháu chúng ta sống lại được không?
  • Không! Không! Không! - Cái từ đó lờ đờ chuyền đi khắp vòng tròn người đangđau đớn cực độ, lúc thì lào thào, lúc thì lẩm bẩm, lúc thì được phát ra đầy hận thù.
  • Giết hắn liệu có nuôi sống được chúng ta không? - Cụ già nói với ánh mắt điềmtĩnh.

Một lần nữa cái từ “Không!”, “Không!” rồi “Không!” nối nhau truyền khắp vòng tròn.

  • Ông anh của tôi nói rất đúng. - Ông chú lên tiếng.

Tất cả những gương mặt hướng về cụ. Một dòng nước mắt đang lăn xuống gò má cụ. - Chúng ta phải xem xét việc này thật cẩn trọng.

Và toàn thể gia đình họ cùng nhau suy xét cẩn thận vấn đề. Họ thảo luận trắng đêm. Sau đó họ gọi tên sát nhân vào để phán quyết số phận của y.

  • Có thấy căn lều kia không? - Họ nói, tay chỉ vào căn lều nơi đặt thi hài chàngthanh niên vừa bị giết. Y gật đầu. - Giờ đây nó là của ngươi đấy.
  • Có thấy những con ngựa kia không? - Họ nói, chỉ vào những con ngựa của nạnnhân. Y lại gật đầu.
  • Giờ chúng là của ngươi. Giờ đây ngươi là con trai chúng ta. Ngươi sẽ thay thế vịtrí của người mà ngươi đã giết.

Y từ từ ngẩng đầu lên nhìn những gương mặt xung quanh. Cuộc đời mới của y bắt đầu. Và cuộc đời mới của họ cũng bắt đầu.

*

Gấu Nâu1 nhìn tôi, đang ngồi đối diện tôi, và nói:

  • Đó là câu chuyện đã xảy ra vào cuối thế kỷ 19. Lẽ ra họ có thể giết chết tên sátnhân kia. Luật lệ bộ lạc cho họ cái quyền đó.

Tôi ngồi ngây ra khi những lời kể của Gấu Nâu thấm vào mình. Lẽ nào gia đình của chàng trai bị giết lại nhận chính kẻ đã giết con mình làm con nuôi?

  • Gã thanh niên đó về sau trở thành một người con tận tâm tận hiến và rất mựchiếu thảo. - Gấu Nâu kể tiếp. - Cho đến lúc anh ta chết, anh ta đã được toàn bộ lạc biết đến như là hình mẫu của một người con trai hiếu nghĩa.

Đấy là lòng vị tha. Người tràn đầy sức mạnh đích thực sẽ vị tha một cách tự nhiên. Họ vị tha bởi vì họ không muốn mang gánh nặng của sự thù oán - tựa như xách những chiếc va-li kềnh càng đi qua một phi trường đông đúc. Gia đình có đứa con trai bị sát hại rất có thể đã bắt kẻ sát nhân phải “mạng đền mạng”. Nhưng thay vào đó, họ nhận anh ta làm con. Điều đó đã thay đổi cuộc đời anh ta và thay đổi cuộc đời của chính họ. Họ không biết quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến gã trai kia như thế nào, nhưng họ cảm thấy những tác động của việc đó lên chính bản thân họ.

Họ không cần phải căm ghét anh ta. Họ không cần phải sống với cái chết của anh ta, cũng như cái chết của con trai trong tim họ. Bạn có bao giờ nghĩ là ai đó cư xử tệ bạc với mình rồi sau đó bạn cứ quay quắt suy nghĩ mãi về điều đó? Nó khiến bạn cảm thấy thế nào? Giận dữ, buồn phiền hay sợ hãi? Đó chính là điều mà gia đình kia đã gạt bỏ hẳn khỏi cuộc sống của họ. Chừng nào chưa vị tha, bạn chưa thể sử dụng hết toàn bộ năng lực sáng tạo của bạn. Phần bên trong bạn đang suy nghĩ về những gì bạn chưa tha thứ. Bạn có muốn sống cuộc đời mình theo cách như thế? Vậy có đáng không? Có bất kỳ cái gì đáng thế không?

Lòng vị tha và sự hòa hợp đi cùng với nhau. Khi bạn tha thứ cho ai đó, không có gì ngăn cách bạn và người ấy. Ngay cả khi người được bạn tha thứ không thích bạn, thì bạn cũng đã đặt những cái va-li nặng trĩu của mình xuống để có thể thảnh thơi di chuyển.

Khi bạn hòa hợp là bạn đang vui đùa. Bạn yêu thích mọi người. Không vị tha sẽ chặn đứng niềm vui này. Lòng vị tha mở cánh cửa đến niềm vui và hạnh phúc.

Hòa hợp ở đây không phải chỉ là hòa hợp với những người khác, bạn cần hòa hợp với cả chính mình. Những phần bên trong bạn có đang khiến bạn tức giận hay sợ hãi không? Liệu bạn có thể vị tha cho những phần đó? Bạn có sợ đánh rơi quả bóng, sợ làm vuột mất một hợp đồng, hay sợ thi rớt không? Hãy tưởng tượng mỗi lần bạn nổi giận với chính mình cũng giống như bạn chất thêm một viên gạch vào chiếc ba lô trên lưng bạn. Bạn có vui vẻ thoải mái trong khi đeo trên lưng một chiếc ba lô đựng đầy gạch?

Bạn có hòa hợp với Vũ Trụ? Bạn nghĩ Vũ Trụ đang có gì đó sai quấy với bạn? Làm sao bạn hạnh phúc cho được trong khi ôm giữ lòng phẫn uất với Vũ Trụ? Cảm nhận của bạn về Vũ Trụ cho thấy bạn đang cảm nhận thế nào về chính bản thân. Bạn sợ hãi cả với nỗi tức giận của mình ư? Nếu vậy thì bạn sẽ sợ hãi một Vũ Trụ giận dữ. Nhưng thật ra Vũ Trụ không giận dữ, chỉ có bạn là sợ nó giận dữ.

Căm ghét chính mình và căm ghét Vũ Trụ là như nhau. Yêu chính mình và yêu Vũ Trụ cũng không có sự khác biệt. Không vị tha cho Vũ Trụ tức là đeo mang một gánh nặng. Tại sao bạn không trút bỏ, tống khứ gánh nặng đó đi? Nếu vị tha cho Vũ Trụ dường như quá sức với bạn, hãy bắt đầu bằng việc tha thứ cho ai đó. Mỗi lần làm vậy, bạn đang đặt một chiếc “va-li gánh nặng” xuống.

Đó là cách bạn tạo ra sự hòa hợp, cũng là cách thể hiện lòng vị tha.

Tính khiêm nhường

Nàng đặt cằm lên cây đàn violin, lần lượt nhìn từng người nhạc công khác trong dàn nhạc. Rồi với cái gật đầu nhẹ của nàng, âm nhạc bắt đầu trỗi lên. Tiếng bập bùng từ cây đàn guitar quyện vào tiếng vút cao của cây kèn saxophone. Tay trống chạm nhẹ bộ chũm chọe bằng một cái chổi thép. Tất cả cùng làm nền nâng đỡ cho tiếng violin réo rắt của nàng. Họ cùng phiêu diêu vào cõi nhạc thênh thang - khi du dương êm đềm, lúc trào dâng mạnh mẽ đến nỗi tôi tưởng chừng như tất cả họ đang được điều khiển dưới bàn tay của một nhạc trưởng.

Chỉ có bốn nhạc công đứng trên sân khấu, mỗi người cộng hưởng, đóng góp những gì mình có vào tác phẩm vốn không thể cất lên nếu không có tất cả họ. Từng người chơi những giai điệu khác nhau nhưng khi họ hòa điệu cùng nhau, tiếng nhạc trở nên tròn đầy hơn, lớn hơn, hay hơn và đa dạng hơn.

Thế rồi, tay guitar, tay trống và tay kèn saxophone bắt đầu chơi dịu đi. Thoáng sau, điệu nhạc ru hồn từ cây đàn violin của bạn tôi cất lên. Bay bổng và réo rắt, trầm lắng và trào dâng, trăn trở và cuồn cuộn, bổng và trầm rồi lại bổng, tiếng đàn vang khắp căn phòng. Dịu dàng, rồi gay gắt, rồi lại êm ả, một giai điệu mới uốn trườn ra khỏi giai điệu cũ rồi lại quay trở về, và lại lướt trôi xa. Tay guitar, tay trống và tay kèn saxophone hòa tấu tại mỗi ngã rẽ trong cuộc hành trình của cô nàng violin, khi thì hậu thuẫn, khi thì thách thức, có lúc lại cuốn quyện vào nhau.

Tôi chưa từng bao giờ nghe điệu nhạc jazz kiểu như thế này. Bạn tôi kết thúc màn trình diễn đặc sắc của mình bằng một cử chỉ khả ái thu hút sự chú ý. Tôi không thể ngăn mình vỗ tay tán thưởng trong tiếng hô vang của cả khán phòng. Trước khi những tràng pháo tay nhạt đi, chàng nhạc công guitar nhẹ nhàng lắc lư mình trên ghế ngồi, như thể anh đang cầu nguyện. Những nốt nhạc chầm chậm rải ra như chẳng biết từ đâu. Sự tương phản giữa tiếng guitar và tiếng violin dường như không hiện hữu. Bằng tài hoa của mình, theo nhịp điệu của riêng mình, anh hút hồn chúng tôi, làm chúng tôi say đắm và hứng khởi. Anh khiến chúng tôi cảm thấy ngây ngất và được vỗ về. Đồng hành, đi bên cạnh, luồn xuống bên dưới và đi xuyên qua tiếng đàn của anh là tiếng kèn saxophone, tiếng trống và tiếng violin - lấp vào những kẽ hổng và dành không gian cho tiếng guitar mê đắm của anh tung hoành.

Một lần nữa, cả khán phòng bùng nổ tiếng vỗ tay. Đến lượt mình, tay kèn saxophone, rồi đến tay trống lần lượt cất lên giai điệu solo. Mỗi nhạc công cống hiến hết mình, dẫn dắt rồi lại hòa tấu, bừng sáng trong vầng hào quang âm nhạc với sự hỗ trợ của những bạn diễn. Từng tràng pháo tay rộ lên không dứt khi âm nhạc càng lúc càng sâu lắng và càng lúc càng thăng hoa. Thế rồi, chậm rãi, họ bắt đầu tách khỏi những tầng lớp giai điệu phức tạp mà mỗi người đã góp công tạo nên. Tiếng nhạc của họ trở nên nhẹ đi, đơn giản đi và ngọt ngào hơn cho tới khi, bằng một giai điệu hòa quyện không thể quyện hòa hơn, họ cùng nhau kết thúc màn trình diễn.

Tiếng vỗ tay như kéo dài bất tận. Các nhạc công gật đầu đón nhận sự tán thưởng của khán thính giả, và tôi nhận thấy họ gật đầu tán thưởng nhau. Bất giác tôi cảm nhận họ như vừa mới hoàn tất một hành trình đặc biệt. Những trải nghiệm chung từ cuộc hành trình ấy hình thành một “bảng giao kèo” vô hình mới, làm họ thêm khắng khít với nhau hơn.

Lẽ nào mỗi cuộc hành trình - mỗi buổi trình diễn - họ cùng thực hiện đều khác nhau? Mỗi màn hòa tấu đều đưa họ đến những độ sâu chưa được thăm dò và gắn chặt họ hơn nữa? Tôi đem những thắc mắc đó ra hỏi bạn tôi, và cô ấy trả lời:

  • Đúng vậy. Có khi chúng tôi thử nghiệm những chủ đề mà chúng tôi vừa khámphá ra. Có khi chúng tôi sáng tác một cái gì đó mới. Không buổi hòa nhạc nào giống buổi nào, có những buổi lại khác hoàn toàn.
  • Các bạn làm điều đó như thế nào? - Tôi hỏi.

Cô suy nghĩ một thoáng rồi đáp:

  • Chúng tôi lắng nghe thật tập trung đến mức những giai điệu nào tôi tấu lên đềuđúng cả. Không phải đúng theo nghĩa đúng - sai, mà là đúng theo nghĩa đúng là cái mình cần. Chúng tôi cùng nhau tìm thấy hay có thể nói là cùng khám phá, sáng tạo ra những giai điệu và nhịp điệu. Tôi không thể diễn tả chính xác cho anh hiểu về điều đó nhưng tôi biết khi nào tôi ở trong không gian hòa quyện ấy. Tất cả chúng tôi đều cảm nhận được.

Tôi im lặng lắng nghe.

  • Để tìm ra được giai điệu và nhịp điệu đòi hỏi hai điều ở tôi. - Cô bạn tôi nóithêm, như thể mới nghĩ tới điều này lần đầu tiên.
  • Đó là hai điều nào? - Tôi hỏi.
  • Hoàn toàn tự chịu trách nhiệm và hoàn toàn nhượng bộ. - Cô nói một cách bìnhthản, gật đầu khẳng định câu trả lời của mình.

Đó là sự hợp tác. Đó cũng là sự khiêm nhường. Hợp tác và khiêm nhường luôn đi đôi với nhau. Khiêm nhường là hiểu rằng con đường đi qua Ngôi Trường Trái Đất của tất cả mọi người đều khó khăn, và đều quan trọng như con đường của bạn. Khiêm nhường không phải là hạ mình, giả vờ ra vẻ bạn ngoan ngoãn hoặc thấp kém. Mà đó là cùng nhau chơi bản nhạc vốn không thể được diễn tấu bởi một cá nhân, cũng như không thể trọn vẹn, hay hơn đẹp hơn nếu không có phần giai điệu mà chỉ mình bạn chơi được.

Nếu bạn cảm thấy mình kém cỏi hơn người khác, bạn sẽ bị đe dọa và rất sợ phạm lỗi lầm. Nếu bạn cho rằng mình quan trọng hơn mọi người, bạn không thể chia sẻ cái mình có bởi vì bạn không tôn trọng họ. Liệu bạn có thể trao đi những gì tốt nhất của bạn tới người mà bạn nghĩ là họ sẽ không đánh giá cao? Đã là bạn bè của nhau, hãy làm cho việc trao và nhận trở thành một thói quen tốt.

Tất cả mọi người đều có thể cho đi những gì mình có bằng nhiều cách thức, chẳng hạn như nâng đỡ, ủng hộ,… Đến lượt mình, người tấu chính sẽ tiến về phía trước trong khi những người còn lại làm nền hỗ trợ. Bản nhạc mà chúng ta cùng tấu lên thật là đặc biệt. Bạn say mê tấu bản nhạc đó và cũng thích nghe bản nhạc đó.

Người khiêm nhường luôn cảm nhận theo cách như thế. Họ xem mọi người, kể cả bản thân, đều là bằng hữu. Nhờ vậy họ có thể hợp tác với nhau một cách tự nhiên.

Nếu bạn không thể hợp tác tự nhiên được, hãy có ý định hợp tác và liên tục nuôi dưỡng ý định ấy.

Cuối cùng, bạn sẽ trở nên khiêm nhường lúc nào không hay.

Sự sáng suốt

Tôi chưa bao giờ ở trên đỉnh núi trong thời tiết như thế này. Bầu trời không một gợn mây, không khí ấm áp và từng cơn gió nhẹ khẽ âu yếm chúng tôi. Hơn ba ngàn năm trăm mét phía dưới kia, xe hơi chạy dọc trên đường cao tốc trông như bầy kiến. Cái hồ đóng băng trong miệng núi lửa của đỉnh núi kế bên đang tan từ từ, để lộ mặt nước trong xanh màu ngọc bích.

Khắp mọi nơi tôi nhìn tới tuyết vẫn chưa tan. Những dòng sông băng, những tảng đá phơi mình dưới nắng mặt trời, hoặc là màu trời xanh trong trải hút tầm mắt. Talbot nhìn tôi mỉm cười. Đây là chuyến leo núi lần thứ ba của chúng tôi. Anh cũng chưa bao giờ chứng kiến quang cảnh như thế này trên đỉnh núi.

  • Ở trên đây với bạn thú vị làm sao. - Anh thốt lên.
  • Ở trên đây thú vị thật, anh bạn thân mến. - Tôi cảm kích đáp lời.

Chúng tôi đã cùng nhau leo núi suốt chín tiếng đồng hồ. Giờ đây không còn độ cao nào để chinh phục nữa. Chúng tôi đang ở trên đỉnh núi, nghỉ ngơi thư giãn một lúc trước khi leo trở xuống. Tôi ngồi trên đỉnh cao nhất của ngọn núi hùng vĩ này. Mặt trời sưởi ấm tôi, khiến cho mí mắt tôi trĩu nặng. Tôi cứ để mặc chúng sụp xuống cho tới khi tôi chìm vào bóng tối.

Niềm vui ở trên đỉnh núi vào ngày đẹp trời như thế này đem đến cho tôi một cảm xúc mãnh liệt. Tôi thầm cảm ơn cơ thể khỏe mạnh của mình, và nghĩ đến những người không bao giờ thấy được cảnh tượng hùng vĩ, đặc biệt đến nhường này. Thật là hạnh phúc! Tôi từ từ vươn vai vung tay lên, vươn lên quá đầu, những ngón tay vươn về phía bầu trời. Chẳng cần một chút cố gắng nào cũng giữ được chúng ở trên đó.

Tôi bất chợt nhìn chính mình, nhìn đỉnh núi và nhìn vạn vật với cách nhìn hoàn toàn khác. Trước đó, tôi xem đỉnh núi cao là một nơi đặc biệt. Bây giờ nó vẫn thế, nhưng cảm nhận qua đôi mắt nhắm nghiền thì tôi thấy: Mọi nơi đều là “đỉnh cao”. Cửa hàng tạp hóa là “đỉnh cao”. Ngôi nhà của tôi là “đỉnh cao”. Ngôi trường của tôi là “đỉnh cao”. Không có nơi nào không là “đỉnh cao”.

Đây là sự sáng suốt.

*

  • Vui lòng bán cho tôi loại hoa đẹp nhất mà cửa hàng của cô có. - Người đàn ôngnói với cô hàng hoa.
  • Tất cả hoa ở đây đều đẹp nhất cả. - Cô đáp.

Nghe những lời này, người đàn ông bỗng dưng được khai sáng.

Ông ấy vừa có một trải nghiệm giống như tôi đã trải qua. Nó có thể xảy đến với bất kỳ ai, một cách nhanh chóng hoặc từ từ. Nó có thể xảy đến khi bạn còn trẻ, hay khi bạn về già. Khi bạn thấy, dù chỉ trong khoảnh khắc, rằng điều bạn nghĩ là đặc biệt thật ra không đặc biệt hơn những thứ khác, đó là sự sáng suốt. Sáng suốt là thấy tất cả đều đặc biệt, bất kể đó là gì hoặc đó là ai.

Một thầy trưởng tế của bộ tộc Navajo nói:

  • Cái Đẹp ở phía trên tôi, Cái Đẹp ở bên dưới tôi, Cái Đẹp ở trước mặt tôi, CáiĐẹp ở đằng sau tôi. Xung quanh tôi đều hiện hữu Cái Đẹp.

Cách nhìn này rất khác với cách nhìn của nhiều người. Đa số thường nghĩ những trải nghiệm này đẹp hơn những trải nghiệm kia, và họ thấy một số người đặc biệt hơn những người khác.

Vậy, cách nghĩ nào là thực tế?

Hãy tưởng tượng bạn đang thảnh thơi đi dọc theo bãi biển vào một ngày đầy sương mù. Sương giăng kín cản trở tầm nhìn xa của bạn. Bạn nghe thấy tiếng sóng vỗ vào những vách đá, tiếng nhạn biển kêu nức nở như trách móc thời tiết đã cướp mất một ngày kiếm ăn của chúng và tiếng gió thổi vù vù qua tai. Hơi lạnh xuyên qua quần áo bạn khiến bạn run lên cầm cập. Khắp nơi ẩm ướt và xám xịt. Có những tiếng động phát ra từ nơi mà bạn không nhìn thấy. Thế là bạn hoảng sợ.

Bây giờ, cũng là bãi biển ấy, bạn hãy tưởng tượng mặt trời đang chiếu sáng… nắng vàng lấp lánh trên mặt nước… đàn nhạn biển sải cánh chao lượn dưới bầu trời quang đãng… những vách đá thẳng đứng phủ đầy hoa dại… còn đôi chân bạn chìm trong cát ấm…

Vậy, cách nhìn nào là thực tế?

Sáng suốt nghĩa là có tầm nhìn rõ ràng, như đang bước đi trong khung cảnh tươi sáng.

Hầu hết chúng ta đều có một lúc nào đó bất chợt thức giấc trong đêm khuya, sợ khiếp vía hoặc kêu thét lên. “Tạ ơn Trời!”, chúng ta buột miệng khi trấn tĩnh lại và sực nhận ra không gian thực tại mình đang hiện hữu. Sáng suốt tức là nhận ra bạn đang ở đâu, là sự biến chuyển từ trải nghiệm “hoảng sợ trong đêm tối” thành trải nghiệm “vững mạnh trong ánh sáng chan hòa”.

Sự sáng suốt và chia sẻ là một cặp “song sinh”, luôn đồng hành cùng nhau. Khi bạn chia sẻ, bạn gửi trao điều đặc biệt cho người nào đó rất đặc biệt với bạn. Với tầm nhìn sáng suốt, vạn vật đều trở nên đặc biệt trong mắt bạn. Mỗi lần chia sẻ, bạn học cách nhìn nhận một cách sáng suốt. Vì vậy, càng chia sẻ bạn càng trở nên sáng suốt.

Khi bạn dành thời gian ở bên ai đó, đấy là một món quà. Khi bạn chia sẻ những gì bạn đang cảm thấy, kể cả nỗi sợ hãi, đó cũng là một món quà. Quan tâm chăm sóc người khác lại là một món quà quý giá. Trao đi như thế nào, bạn sẽ được nhận lại như thế ấy.

Hoa cỏ, cây cối, chim muông, núi non và cuộc sống cũng là những món quà. Ai đã trao tặng chúng cho bạn? Đó là những quà tặng từ Vũ Trụ. Thêm một món quà nữa mà bạn nhận từ Vũ Trụ đó là sự trải nghiệm. Món quà này đến với bạn trong từng khoảnh khắc kể từ lúc bạn chào đời cho tới khi bạn nhắm mắt xuôi tay.

Bạn và Vũ Trụ cùng nhau tạo nên món quà này. Bạn quyết định nó là món gì, và Vũ Trụ sẽ trao nó cho bạn. Đây gọi là “Luật Vàng”1 hay luật Nhân - Quả, được phát biểu như sau: Bạn làm gì cho người khác, họ sẽ làm điều đó cho bạn. Nếu bạn không thích những gì người khác đối xử với bạn, bạn có thể thay đổi viễn cảnh đó bằng cách đối xử với họ khác đi. Mỗi khoảnh khắc bạn chọn một món quà mới, đến thời điểm thích hợp, Vũ Trụ sẽ trao nó cho bạn.

Mỗi ngày bạn tiếp nhận những món quà mà bạn đã đặt mua, đồng thời chọn mua thêm nhiều món quà nữa bằng cách đưa ra ý định, sau đó thực hiện những ý định ấy. Vũ Trụ tiếp nhận những “đơn hàng” của bạn và sẽ đem giao chúng cho bạn. Tất cả mọi người đều nhận được những gì họ đã đặt. Nếu bạn đặt hàng “nỗi sợ hãi”, bạn sẽ có nỗi sợ hãi. Nếu bạn đặt hàng “tình yêu thương”, bạn sẽ có tình yêu thương.

Bạn “đặt hàng” tức là bạn đang chia sẻ với Vũ Trụ. Khi “đơn hàng” của bạn được đáp ứng, Vũ Trụ đang chia sẻ với bạn. Phàn nàn về những món quà mình nhận được giống như bước đi trong sương mù. Nhận ra ai đã đặt những món quà bạn đang có nghĩa là bước đi dưới ánh sáng mặt trời.

Bước đi dưới ánh mặt trời chính là sự sáng suốt.

Tình yêu thương

Cây tùng gỗ đỏ khổng lồ đang run rẩy, nó đã già và rệu rã lắm rồi. Với tiếng kêu “Rắc!” như xé toạc không gian, một sự kiện không thể tưởng tượng nổi bắt đầu diễn ra. Đoạn ở gần gốc, một bên của thân cây khổng lồ bỗng nhiên sụp xuống. Ở phía bên ngược lại, cách chừng hơn sáu mét, một vết nứt đột ngột xuất hiện trên mảng vỏ cây lớn. Vết nứt đó xẻ dọc xuống, ban đầu hơi chậm nhưng về sau nhanh dần khi nó nứt rộng ra.

Khối núi gỗ hàng ngàn năm tuổi đó bắt đầu chuyển động. Cái cây cao hơn ba chục mét đứng sừng sững, trồi lên giữa khu rừng, lâu nay vẫn vững chãi, chỉ nghiêng lắc theo gió thôi vậy mà lần này khi lắc đến hết đà, nó vẫn tiếp tục oằn xuống, không bật lắc qua hướng ngược lại được. Tiếng gẫy răng rắc to dần cho đến khi nó vang to hơn cả tiếng tàu hỏa hú. Hàng tấn gỗ, bao thế kỷ để hình thành, bắt đầu cuộc hành trình cuối cùng của nó.

Cái thân cây khổng lồ ngã xuống làm gãy những cành cây to lớn hơn cả thân cây sồi của mấy cây tùng gỗ đỏ bên cạnh. Xuống và xuống, nó rơi bằng một lực khủng khiếp. Bây giờ không gì có thể ngăn được nó. Nó đổ ầm xuống nền đất rừng, bật nảy lên một cái theo quán tính rồi nằm im bất động.

Tiếng ầm ầm im bặt. Chỉ trong vòng vài phút, hàng ngàn năm vươn ra đón ánh mặt trời đã kết thúc, nay nó đang nằm yên trong vòng ôm cuối cùng của Đất Mẹ. Từ từ, những âm thanh của khu rừng lại trở về như cũ. Tiếng côn trùng rả rích, tiếng lá cây xào xạc trong gió. Bọn thú nhỏ rón rén ló mặt ra, đám thú lớn cũng bắt đầu đi lại.

Đây là một phần câu chuyện về tình yêu thương. Lá cây, thân cây, cành cây và rễ cây cùng yêu thương nhau.

Tình yêu của chúng tiếp diễn không ngừng. Lá non đâm chồi thay thế cho lá vàng. Cây tùng gỗ đỏ kia duy trì màu xanh hàng bao thế kỷ nhưng không chiếc lá nào của nó xanh suốt chừng ấy năm. Vỏ cây yêu rễ cây. Rễ cây yêu cành cây. Thân cây ôm giữ chúng lại với nhau, và lá cây xòa bóng phủ hết cả cái cây.

Trong “chuyện tình” của cây tùng gỗ đỏ còn có nhiều nhân vật khác nữa. Cái cây đó yêu mặt đất và yêu cả bầu trời. Ngay từ khoảnh khắc nó đâm chồi nhú lên khỏi mặt đất đến giây phút đổ ầm xuống, nó luôn cùng lúc cắm sâu vào lòng đất và vươn thẳng lên trời cao. Nó yêu lũ chim chóc xây tổ trên cành của mình. Nó yêu bầy thú trú ẩn dưới gốc. Nó yêu cả lũ côn trùng nương náu trong từng lớp vỏ cây. Tất cả là một gia đình.

Câu chuyện này nghe quen quen? Đúng vậy! Bạn chứng kiến nó ở khắp mọi nơi.

Những tế bào trong cơ thể bạn yêu thương nhau. Dòng máu yêu trái tim và buồng phổi. Cột sống yêu bộ não. Cơ thể bạn là một “câu chuyện tình” liên diễn ngày qua ngày. Mỗi bộ phận cơ thể đều cho đi những gì các bộ phận khác cần và nhận lại những gì nó cần. Bản thân con người bạn chính là một câu chuyện tình yêu sống động.

Mỗi câu chuyện tình yêu thuộc về một câu chuyện tình yêu lớn hơn. Vũ Trụ có hằng hà sa số thiên hà. Mỗi thiên hà có muôn nghìn vì sao. Mỗi ngôi sao có biết bao phân tử, nguyên tử và hạt cơ bản cùng nhảy múa bên trong nó, kết hợp với nhau và tách rời nhau theo vô số cách thức rồi lại kết hợp trở lại.

Câu chuyện tình yêu lớn nhất không có điểm khởi đầu như cuộc đời chúng ta, như cuộc đời của cây tùng gỗ đỏ. Nó cũng không có điểm kết thúc. Chúng ta là những tiểu tiết của câu chuyện đó. Chúng ta cảm thấy choáng ngợp và thích thú mỗi khi nắm bắt được câu chuyện. Những nhà khoa học gọi câu chuyện tình yêu lớn này là “mối liên kết hỗ tương”. Không gì tồn tại mà không có những thứ khác. Khi ta nghĩ có gì đó tồn tại mà không cần tới ta, đó là bởi vì ta chỉ nhìn thấy một phần nhỏ của vài câu chuyện tình yêu. Thậm chí đôi khi ta còn không nhìn thấy câu chuyện tình yêu của chính mình.

Những câu chuyện tình yêu vẫn luôn xảy ra cho dù ta có thấy chúng hay không. Câu chuyện tình yêu của cây tùng gỗ đỏ kia không kết thúc khi nó đổ xuống. Một chương mới sẽ bắt đầu. Cây khô héo đi, trả lại tất cả cho đất. Côn trùng đục thân và lá của nó, chim chóc ăn côn trùng. Ong làm tổ trên thân cây, gấu ăn mật từ tổ ong. Ngay cả khi cái cây biến mất, câu chuyện vẫn không kết thúc. Khi khu rừng biến mất, câu chuyện cũng không kết thúc. Thậm chí khi đất không còn, câu chuyện tình vẫn tiếp tục.

Tình yêu thương và sự sùng kính thường song hành với nhau. Khi bạn trông thấy câu chuyện tình lớn, bạn nhận ra mình có trong câu chuyện của tất cả mọi người; vạn vật và mọi người đều ở trong câu chuyện của bạn. Thậm chí những người bạn chưa hề gặp gỡ cũng là một phần câu chuyện của bạn, đồng thời bạn là một phần câu chuyện của họ. Nỗi đau đớn, niềm hạnh phúc của họ là một phần trong câu chuyện của bạn; nỗi đau đớn, niềm hạnh phúc của bạn cũng là một phần trong câu chuyện của họ. Câu chuyện tình yêu lớn này bao gồm tất cả mọi thứ.

Khi câu chuyện của bạn trở thành câu chuyện của tất cả mọi người và câu chuyện của tất cả mọi người trở thành câu chuyện của bạn, đó chính là tình yêu.

Niềm tin

  • Hãy hỏi xin Đấng Tạo Hóa những gì con muốn, - cha mẹ cô bé nói với cô, - vàNgài sẽ luôn trả lời con.

Cha mẹ đã nói như thế với bé từ khi bé còn nhỏ xíu. Bây giờ cô bé đó gần 7 tuổi.

Một buổi sáng nọ, bé hớn hở khoe với cha mẹ:

  • Con đã xin Đấng Tạo Hóa một điều rồi.
  • Con xin gì thế, con yêu? - Cha mẹ hỏi bé.
  • Con đã xin Ngài đổ tuyết vào ngày sinh nhật của con. - Cô bé trả lời, cười khúckhích.

Cả hai vợ chồng nhìn nhau với vẻ lo lắng. Sinh nhật cô bé là vào tháng bảy, mà họ đang sống giữa sa mạc. Vào thời điểm đó, trời nắng như thiêu như đốt ở sa mạc.

Hai tuần sau, cô bé lại nói về sinh nhật của mình.

  • Con muốn một bữa tiệc có tất cả bạn bè của con. - Cô bé thông báo.

Bây giờ thì cha mẹ cô bé lo lắng thật sự, nhưng họ vẫn tổ chức bữa tiệc cho con gái. Các bạn của cô bé kéo đến, vui đùa thỏa thích, rồi ra về. Trời không có tuyết, nhưng xem ra cô bé không hề buồn bã.

  • Con có thất vọng vì Đấng Tạo Hóa đã không trả lời con không? - Cha mẹ dịudàng hỏi cô bé.
  • Ngài đã trả lời con rồi. Ngài bảo là “Không!”. - Cô bé đáp.

Có người gọi Đấng Tạo Hóa là Vũ Trụ. Họ nghĩ họ biết Vũ Trụ hoạt động như thế nào, giống như trường hợp cha mẹ cô bé kia. Họ luôn thất vọng và cố gắng hiểu xem tại sao điều này hay điều nọ xảy ra. Họ vui sướng với một số câu trả lời mà Vũ Trụ trao cho họ, và thất vọng vì những câu trả lời khác - thường là trái ý họ.

  • Sao Vũ Trụ lại gây ra điều này cho tôi? - Họ thắc mắc.
  • Thế này là bất công! - Họ than van.

Sự khác biệt giữa những người này và cô bé là niềm tin. Bé gái hạnh phúc với câu trả lời từ Vũ Trụ. Còn họ thì không. Họ cho rằng họ biết rõ Vũ Trụ. Khi Vũ Trụ không giống như họ nghĩ, họ đâm ra thất vọng và buồn bã.

Có bao giờ bạn lo lắng cho điều gì đó đến nỗi không thể nghĩ về điều gì khác nữa? Nếu xe của bạn bị chết máy ngay lúc phải đi thi, bạn phát hoảng lên. Bạn muốn vượt qua kỳ thi nhưng Vũ Trụ thì muốn bạn làm những việc khác.

Kỳ thi của bạn là quan trọng, nhưng học hỏi về nỗi sợ hãi và nỗi giận dữ cũng quan trọng không kém. Đối với Vũ Trụ, điều đó quan trọng hơn kỳ thi kia. Bạn có thể học hỏi được nhiều điều trong cùng một lúc. Khi xe của bạn chết máy, bạn học được thế nào là nỗi sợ hãi; rồi sực nhớ ra là đã để quên tài liệu ở nhà, bạn học được về nỗi tức giận; đến lúc làm bài thi, bạn biết mình đã lĩnh hội được bao nhiêu kiến thức từ trên lớp.

*

Theo truyền thuyết của đạo Hindu, Indra là vị thần trông coi Thượng Giới. Một ngày kia Ngài quyết định đi thăm Trái Đất, và sau đó không quay về nữa. Thế là các thiên sứ được phái đi tìm Ngài.

Cuối cùng, một thiên sứ cũng tìm thấy Ngài. Nhưng giờ đây Indra đã hóa thân trong hình hài con lợn.

  • Thần Indra! - Vị thiên sứ thét lên. - Ngài phải quay về thôi. Thượng Giới đangbị phân chia.
  • Quay về ư? - Thần Indra trả lời, rất đỗi ngạc nhiên. - Ta không thể quay về! Tacòn có bà vợ nái và năm đứa ỉn con.

Indra đã quên mất mình là ai. Nhưng vị thiên sứ kia muốn nhắc cho Ngài nhớ.

Khi bạn xem Vũ Trụ như là người bạn luôn giúp bạn nhớ lại những điều quan trọng nhất, đó chính là niềm tin.

Huấn luyện viên biết nhiều hơn những cầu thủ trong đội bóng của ông. Hãy xem Vũ Trụ như là huấn luyện viên của bạn. Để chơi tốt, bạn cần phải lắng nghe. Nếu bạn không tin tưởng huấn luyện viên, bạn sẽ không chịu làm theo lời khuyên của ông. Chẳng chóng thì chầy sau nhiều phen thất bại, bạn sẽ bắt đầu chịu lắng nghe. Thế thì tại sao bạn không tiết kiệm thời gian của mình?

Niềm tin vào Vũ Trụ sẽ tiết kiệm thời gian cho bạn.

Vũ Trụ luôn hướng sự chú tâm của bạn đến những điều quan trọng nhất. Vũ Trụ muốn bạn chú tâm đến những điều đang diễn ra trong cuộc đời bạn. Khi bạn làm thế, bạn đang lắng nghe theo huấn luyện viên. Bạn không ngừng làm phần việc của mình. Bạn không ngừng luyện tập, hoặc cố gắng thi đấu hết sức. Lắng nghe giúp cho việc thi đấu thành công hơn.

Cuộc đời bạn giống như một trận đấu, một cuộc chơi. Vũ Trụ muốn bạn học hỏi từ những điều mang lại hạnh phúc cho bạn. Vũ Trụ cũng muốn bạn học từ những điều đau khổ. Phần việc của bạn là nhận biết được điều đó, vận dụng năng lực trực giác và nuôi lấy ý định. Sau đó hãy giống như cô bé sống trong sa mạc kia và chờ xem chuyện gì diễn ra tiếp theo. Có thể bạn nghĩ rằng bạn biết điều gì là tốt nhất cho bản thân, nhưng Vũ Trụ biết những điều bạn không hề biết. Thần Indra cứ khăng khăng cho mình là heo. Còn bạn thì khăng khăng những gì?

Vũ Trụ không huấn luyện cho bạn trở nên sợ hãi, giận dữ hay buồn phiền. Vũ Trụ muốn nhắc nhở bạn về bản chất tốt đẹp, thánh thiện vốn có của bạn.

Nhận biết được điều đó chính là niềm tin.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh