Hướng Tinh Thần: Chương 5. Những Quan Niệm Khác Biệt Giữa Đông Và Tây Về Tôn Giáo

HƯỚNG TINH THẦN: CHƯƠNG 5. NHỮNG QUAN NIỆM KHÁC BIỆT GIỮA ĐÔNG VÀ TÂY VỀ TÔN GIÁO

Đi tìm những quan niệm dị biệt giữa Đông và tây về tôn giáo cũng là một vấn đề quan hệ trong công cuộc tìm hiểu về đạo giáo. So sánh những tư tưởng đối chọi nhau sẽ làm chúng nổi bật hơn lên.

Tưởng cũng nên nhắc lại, các đạo bên Đông đại loại có:

- Ấn giáo

- Phật giáo

- Kỳ na giáo (Jainisme)

- Lão giáo

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mua đá năng lượng:

- Thần đạo (Shintoisme), v.v.

Các đạo bên Tây có:

- Do Thái giáo

- Thiên Chúa giáo

- Hồi giáo

- Bái hỏa giáo (Parsisme ou Zoroastrisme), v.v.

Glasenapp cho rằng rặng núi Hindou Kouch đã phân ranh giới cho các đạo bên Đông và các đạo bên Tây.[1]

So sánh các đạo bên Đông và các đạo bên Tây, ta thấy ít nhiều khác biệt, đại loại như sau:

  1. Trước tiên các đạo giáo Á đông nhìn thấy lẽ biến hằng chi phối hoàn võ và con người.

Trong hoàn võ, một bản thể duy nhất phát sinh ra muôn ngàn hiện tượng, phát sinh ra vạn hữu.

Bản thể duy nhất ấy là:

- Brahman (Ấn giáo)

- Chân Như (Phật)

- Đạo (Lão)

- Vô cực, Thái cực (Nho)

Trong con người, Bản Thể duy nhất ấy phát sinh ra mọi tâm tư, hành động. Đó chính là căn để tâm hồn, là Bản thể con người.

Cho nên các hiền triết Á đông đều tiến rất sâu vào đáy thẳm lòng sâu tâm hồn, để cố tìm cho ra căn để tâm hồn bất biến hằng cửu, tìm cho ra Chân tâm con người,[2] mà các Ngài gọi là Tuyệt đối thể siêu việt trên mọi hình thức, sắc tướng, vừa tế vi vừa huyền diệu, vừa bao quát vũ trụ.

Ý thức, tiềm thức và những hiện tượng tâm lý học Tây phương góp lại dưới danh từ «tâm hồn» mới chỉ là những hiện tượng phù phiếm, những hình thức phiếm diện của Tâm, chứ chưa phải là toàn thể của Tâm.

Như vậy các đạo giáo Á châu có khuynh hướng hướng nội nhiều hơn.

- Các đạo giáo Âu châu thời cho rằng Thiên Chúa đấng duy nhất, bất tử toàn năng, toàn thiện đã tạo dựng nên vũ trụ này bởi hư không, để làm vinh danh Ngài.

Tạo vật chỉ là loại thụ tạo, có những bản thể riêng biệt, và chỉ tồn tại do sự gìn giữ của Thiên Chúa.

Thiên Chúa tách biệt khỏi vũ trụ, về bản thể; và chỉ liên lạc với vũ trụ bằng quyền năng.

Như vậy, không thể nào tìm được Thượng Đế nơi lòng mình, mà phải đưa lòng lên, hướng về trời để mà thờ phượng ngài, phải đi đến những thánh đường, những nơi thờ phụng, phải tìm đến các phép bí tích để tìm Ngài.

Vì thế, các đạo giáo Âu châu đều có khuynh hướng hướng ngoại nhiều hơn.[3]

  1. Các thánh hiền Đông Á ít khi muốn nhân cách hóa Tuyệt đối thể, ít khi muốn đặt tên cho Tuyệt đối thể. những danh từ Chân Như hay Đạo, v.v. chẳng qua là những danh từ miễn cưỡng, bất đắc dĩ.

Lý do là vì Tuyệt đối thể bất khả tư nghị, vô thanh, vô xú, nên hình dung cách nào cũng bất xứng, mà càng hình dung, càng nhân cách hóa Tuyệt đối thể, thì lại càng phàm tục hóa Tuyệt đối thể, càng hạ thấp giá trị của Tuyệt đối thể.

Các học giả Âu châu nhiều khi không hiểu nổi thâm ý của các hiền triết Á đông, nên kết luận rằng Á đông vô thần, vô đạo, mà thực ra Á đông đạo hạnh hơn đâu hết.[4]

Ngoài ra các đạo giáo Âu châu đều chủ trương Thượng đế hữu ngã, ngự trên tòa trời cao, hoặc duy nhất vô đối (Do Thái, Hồi giáo) hoặc có ba Ngôi (Công giáo).

  1. Các đạo giáo Á châu cho rằng Thượng đế hay Tuyệt đối thể vừa lồng trong thân tâm vạn hữu (immanent) vừa siêu xuất vạn hữu (transcendant).

Các đạo giáo Âu châu cho rằng Thượng đế siêu xuất vạn hữu (transcendant).

  1. Các đạo giáo Á châu cho rằng nếu Bản thể tuyệt đối mà hằng cửu, thì những hiện tượng do bản thể ấy phát xuất ra cũng sẽ biến hóa vô cùng tận hết lớp này tới lớp khác, hết chu kỳ này tới chu kỳ khác.Do đó vũ trụ này không phải là vũ trụ duy nhất trên triền thời gian.[5]

Các đạo giáo Âu châu quan niệm vũ trụ này chỉ được tạo nên trong một thời gian ngắn hạn, rồi ra sẽ có tận thế.

  1. Các đạo giáo Á Châu vì theo quan niệm tam tài nên chủ trương rằng Trời chẳng xa người, và luật trời đã ghi tạc ngay trong thâm tâm con người.

Các đạo giáo Âu Châu, vì theo quan niệm nhị nguyên, nên chủ trương rằng Trời người hết sức cách biệt nhau, và luật Trời đã được ghi tạc vào bia đá Moise, hay đã được truyền cho nhân loại qua trung gian các vị tiên tri.

  1. Các đạo giáo Á Châu chủ trương nước Trời chẳng ở đâu xa, mà đã ở ngay trong lòng con người.

Các đạo giáo Âu Châu cho rằng nước Trời chính là ở nơi Giáo hội.

  1. Các đạo giáo Á Châu cho rằng chân lý thời nội tại.Nó đã được ghi tạc, ký thác ngay vào trong tâm khảm con người, vì chân lý chính là Bản thể tuyệt đối.

Các đạo giáo Âu Châu cho rằng chân lý đã được mặc khải cho con người bởi Thiên Chúa qua trung gian các tiên tri và đấng Cứu thế, và đã được ký thác trong các thánh kinh và nơi giáo hội.

  1. Các đạo giáo Á Châu muốn đi tìm những tiêu chuẩn hằng cửu của vũ trụ, và những yếu tố phổ quát đại đồng trong nhân loại để làm cơ sở cho đạo giáo mình.

Các đạo giáo Âu Châu muốn đi tìm những dữ kiện lịch sử để làm cơ sở cho đạo giáo mình.

  1. Các đạo giáo Á Châu cho rằng con người vì chạy theo hình thức bên ngoài, chạy theo nhân dục, chạy theo hình hài, ngoại cảnh, con người vì u mê nên mới đọa lạc.

Các đạo giáo Âu Châu cho rằng con người đọa lạc là vì tổ tông đã phạm giới răn Thiên Chúa mà ăn trái cấm.

  1. Các đạo giáo Á Châu cho rằng con người biết hồi tâm, phản tỉnh tức là quay về với đạo với Trời, tức là hồi hướng (conversion).

Các đạo giáo Âu Châu cho rằng hồi hướng tức là bỏ tôn giáo mình đang theo mà trở về theo đạo công giáo, Thiên chúa giáo, hay Hồi giáo.

  1. Các đạo giáo Á Châu cho rằng con người giác ngộ được bản tâm bản tính mình, sẽ được giải thoát, và như vậy muốn giải thoát cần nhất phải biết tự lực, tự tín.

Các đạo giáo Âu Châu cho rằng con người không thể tự giải thoát được và muốn cứu rỗi cần phải nhờ ơn Thiên Chúa, nhờ công nghiệp đấng Cứu thế. Như vậy muốn được cứu rỗi, cần phải trông vào tha lực nhiều hơn.

  1. Các đạo giáo Á Châu cho rằng con người nhờ sự giác ngộ, nhờ công phu tu luyện, có thể phối hợp nhất như với Tuyệt đối, có thể trở thành Tuyệt đối.[6]

Các đạo giáo Âu Châu cho rằng con người chỉ có thể lên thiên đường hưởng thiên nhan Thiên Chúa.[7]

  1. Các đạo giáo Á Châu cho rằng rũ bỏ được nhân dục, hoàn toàn sống theo thiên lý, phối hợp được với Thượng đế, hay nói cách khác, rũ bỏ được tiểu ngã, trở về được với Đại Ngã, nên một với Đại Ngã, đó là tuyệt đỉnh công phu tutrì.[8]

Các đạo giáo Âu Châu cho rằng bao giờ con người cũng vẫn giữ được cá tính của mình, bao giờ Chúa cũng vẫn là Chúa, mình cũng vẫn là mình. Nói rằng trở nên một với Thượng đế tức là tái phạm tội kiêu ngạo của Adam.[9]

  1. Các đạo giáo Á Đông thường không phẫn nộ đối với những người không theo quan điểm của mình.

Trái lại các đạo giáo Âu Châu thường coi những kẻ không theo quan điểm đạo giáo mình là thù địch với mình.

Đối với Á Châu, các đạo đều là những con đường đưa tới một mục đích duy nhất, và suy cho cùng, các đạo giáo Á Châu đều muốn tìm cho thấy căn cơ rốt ráo của tâm hồn, nên cho rằng cố chấp, bất tương dung là vô lý và tai hại.

Đối với Âu Châu, thì một khi mình đã nắm giữ được «chân lý» mình cần phải đả phá tà giáo, tà thuyết, cần phải chinh phục mọi người để họ trở về với đạo mình, nhiều khi còn phải giết xác tha nhân để cứu hồn họ. Vì thế cho nên trong dĩ vãng đã xảy ra nhiều vụ đàn áp, bức bách, nhiều trận chiến tranh tàn khốc nhân danh đạo giáo.[10]

  1. Chân lý đạo giáo đối với Á Châu phải do các bậc thượng trí, thượng nhân tìm kiếm ra.

Âu Châu thì các giáo lý tín điều phần lớn do các công đồng qui định, tức là do các vị đang cầm quyền lãnh đạo tôn giáo qui định.

  1. Trong công cuộc tu luyện để giải thoát con người, các hiền triết Á Đông phân tách hai thời kỳ; thời kỳ chưa giác ngộ, và thời kỳ đã giác ngộ.

Khi còn u mê chưa biết gì về Đạo, về Trời, thì tầm sư tầm sách mà học Đạo, nhưng khi đã giác ngộ, đã đắc đạo thì chính mình phải là đuốc sáng soi đường cho mình; chính mình phải giải thoát mình mà không còn lệ thuộc vào các qui ước, các luật lệ bên ngoài.[11] Sự giác ngộ phải đem lại cho con người sự tự do, khinh khoát, thung dung, tự tại.[12]

Người Âu Châu thì ngược lại không chấp nhận con người có thể tự giải thoát được mình, có thể từ bỏ được những qui ước, những luật lệ, những giáo điều.

  1. Đối với các hiền triết Á Đông thì các vị Phật Thánh ra đời không phải là để cho người thờ phụng, mà chính là để chỉ đường, dẫn lối cho người sau được trở thành Phật, Thánh.Cho nên thái độ chân chính của một vị chân tu, của một hiền triết Á Đông là ra công tu luyện, để cho mình trở nên giống các vị tiên hiền, tiên thánh, chứ không mất thì giờ tán tụng hay cầu đảo chư vị. Đó chính là thái độ của các vị thiền sư đối với Phật, thái độ của các bậc đại nho đối với Nghiêu Thuấn, các vị chân đạo sĩ đối với Lão Tử.[13]

Đối với Âu Châu, tôn giáo bao giờ cũng gắn liền với sự thờ phụng.

  1. Các hiền triết Á Đông không câu nệ từ ngữ, mà chỉ coi từ ngữ là phương tiện để tiến tới tinh hoa ý tứ, cho nên đã hiểu ý, thì phải quên lời.[14]

Âu Châu ngược lại hết sức trọng lời, không dám vì ý mà bỏ lời.[15]

Hiểu được thái độ của Á, Âu, biết được những quan niệm khác nhau của các tôn giáo Á Âu sẽ giúp ta đi vào các đạo giáo Á Âu dễ dàng hơn, và đồng thời cũng hiểu tâm lý Á Âu dễ dàng hơn, vì dẫu sao tôn giáo cũng là tấm gương soi diện mạo của nhân gian tùy thời, tùy nơi và tùy người.

BẢNG TOÁT LƯỢC NHỮNG ĐIỂM DỊ BIỆT GIỮA CÁC ĐẠO GIÁO ĐÔNG TÂY

Á CHÂU

ÂU CHÂU

Quan niệm về các tầng lớp trong con người

Thần, hồn, xác

Hồn xác

Quan niệm về vũ trụ

Nhất thể vạn thù

Đa thể

Quan niệm về Trời, về tuyệt đối thể

Tuyệt đối thể bất khả tư nghị, nhưng lồng ngay trong thâm tâm vạn hữu, tuy vẫn diêu xuất vạn hữu.

Tuyệt đối thể siêu xuất vạn hữu, ở ngoài vạn hữu.

Quan niệm về định mệnh con người.

Con người nhờ sự giác ngộ, nhờ công phu tu luyện, có thể phối hợp nhất như với Tuyệt đối thể có thể trở thành tuyệt đối.

Con người chỉ có thể được lên thiên đàng hưởng thiên nhan Thiên Chúa.

Quan niệm về sự đọa lạc

Con người chạy theo hình thức sắc tướng, chạy theo hình hài và ngoại cảnh đọa lạc.

Con người bị đọa lạc vì tổ tông đã phạm giới răn Thiên Chúa, ăn trái cấm.

Quan niệm về Chân lý

Chân lý nội tại ở ngay trong tâm khảm con người, vì chân lý chính là Bản thể tuyệt đối.

Chân lý đã được mặc khải cho con người bởi Thiên Chúa do các tiên tri và đấng Cứu thế, và giáo hội.

Quan niệm về sự hồi hướng (conversion)

Hồi tâm phản tỉnh ấy là hồi hướng.

Trở lại đạo Thiên Chúa ấy là hồi hướng.

Quan niệm về giải thoát

Con người nhờ sự giác ngộ được bản tâm, bản thể sẽ được giải thoát.

Con người không thể giải thoát được mình, mà phải nhờ công nghiệp đấng Cứu thế.

(Bị chú: Những tài liệu trong bài này phần lớn đã được rút ra từ tập Tinh hoa triết học và đạo giáo Đông phương của tác giả).

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh