Đạo Đức Kinh: Chương 38. Luận Đức

ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 38. LUẬN ĐỨC

Hán văn:

上 德 不 德, 是 以 有 德. 下 德 不 失 德, 是 以 無 德. 上 德 無 為 而 無 以 為. 下 德 為 之而 有 以 為. 上人 為 之 而 無 以 為. 上 義 為 之 而 有 以 為. 上 禮 為 之 而 莫 之 應. 則 攘 臂 而 扔 之. 故 失 道 而 後 德, 失 德 而 後 仁. 失 仁 而 後 義. 失 義 而 後 禮. 夫 禮 者, 忠 信 之 薄 而 亂 之 首. 前 識 者, 道 之 華, 而 愚 之 始. 是 以 大 丈 夫 處 其 厚, 不 居 其 薄. 處 其 實, 不 居 其 華. 故 去 彼 取 此.

Phiên âm:

  1. Thượng đức bất đức, thị dĩ hữu đức. Hạ đức bất thất đức, thị dĩ vô đức.
  2. Thượng đức vô vi nhi vô dĩ vi.[2]Hạ đức vi chi nhi hữu dĩ vi.
  3. Thượng nhân vi chi nhi vô dĩ vi. Thượng nghĩa vi chi nhi hữu dĩ vi. Thượng lễ vi chi nhi mạc chi ứng.[3]Tắc nhương tí nhi nhưng chi.[4]Cố thất Đạo nhi hậu Đức. Thất Đức nhi hậu Nhân. Thất Nhân nhi hậu Nghĩa. Thất Nghĩa nhi hậu Lễ. Phù Lễ giả, trung tín chi bạc nhi loạn chi thủ. Tiền thức giả [5] Đạo chi hoa,[6] nhi ngu chi thủy.
  4. Thị dĩ đại trượng phu xử kỳ hậu[7]bất cư kỳ bạc. Xử kỳ thực, bất cư kỳ hoa. Cố khứ bỉ thủ thử.[8]

Dịch xuôi:

  1. Bậc đức cao coi thường tục đức, vì thế nên có đức. Người đức thấp nệ vào tục đức, vì thế nên không có đức.
  2. Bậc đức cao không làm, vả cũng không hệ lụy vì công việc. Người đức thấp có làm, vả lại hệ lụy vì công việc.
  3. Bậc «thượng nhân» có làm nhưng không hệ lụy vì công việc. Bậc «thượng nghĩa» có làm, nhưng hệ lụy vì công việc. Bậc «thượng lễ» có làm; nếu không được người hưởng ứng, thì sắn tay áo lôi kéo người theo. Cho nên mất Đạo thì đến Đức. Mất Đức thì đến Nhân. Mất Nhân thì đến Nghĩa. Mất Nghĩa thì đến Lễ. Mà Lễ là trung tín đã đi đến chỗ mỏng manh, và là đầu mối loạn lạc. Giỏi giang là hào nháng của Đạo và là đầu mối của sự ngu si.
  4. Cho nên bậc đại trượng phu ở chỗ dày dặn mà tránh chỗ mỏng mảnh, ở chỗ thực mà tránh chỗ hào nháng. Thế tức là bỏ cái kia (hào nháng, mỏng mảnh) mà giữ cái này (dày dặn, thực chất).

Dịch thơ:

  1. Người đức cả coi thường tục đức,

Thế cho nên thơm phức hương nhân.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Phàm phu nệ đức phàm trần,

Cho nên xơ xác thêm phần xác xơ.

  1. Người đức cả vô vi khinh khoát,

Người phàm phu lao tác tây đông.

Người nhân dạ ít đèo bòng,

Mua đá năng lượng:

Con người nghĩa khí kể công kể giờ.

Con người nghi lễ so đo,

Làm chưa thấy ứng, nhỏ to bất bình.

Hễ Đạo mất nặng tình với Đức,

Đức không còn lục tục theo Nhân.

Hết Nhân có Nghĩa theo chân,

Nghĩa không còn nữa thấy thuần Lễ nghi.

Nên nghi lễ là chi khinh bạc,

Cũng là mầm loạn lạc chia ly.

Bề ngoài rực rỡ uy nghi,

Bề trong tăm tối, ngu si ngỡ ngàng.

Nên quân tử chỉ ham đầy đặn,

Chứ không ưa hào nháng phong phanh.

Chỉ cần thực chất cho tinh,

Không cần bóng bẩy lung linh bên ngoài.

Bắc cân khinh trọng cho tài,

Biết đường ôm ấp, biết bài dễ duôi.

BÌNH GIẢNG

Chương này Lão tử luận thế nào là sống một đời sống đạo đức chân thực và thế nào là sống một đời sống giả tạo.

Sống một đời sống đạo đức chân thực là sống phối hợp với đạo, với trời; lấy sự trau dồi bồi dưỡng tâm linh làm trọng; lấy sự thuận theo thiên lý làm hay, mà không câu nệ đến những khuôn sáo giả tạo bên ngoài do xã hội vẽ vời ra.

Sống một đời sống giả tạo là nệ vào những hình thức bên ngoài, lo những công chuyện lặt vặt bên ngoài; làm việc để cầu danh tranh lợi, cố bám víu vào những khuôn sáo bên ngoài, cho thế là hay, là phải.

Cho nên bậc thượng nhân sống một cuộc đời vô vi, vô cầu, «được cả thế gian mà lòng không dự» (hữu thiên hạ dã nhi bất dự 有 天 下 也 而 不 與).[9]

Còn những người cấp dưới, làm gì cũng phải cố gắng; gượng gạo không tự nhiên; có những mục đích vị kỷ cầu danh, tranh lợi.

Lão tử cũng cho rằng theo trào lưu lịch sử, nhân loại đã sa đọa dần dần, đời sống đạo đức ngày càng trở nên phù phiếm, và đã qua những giai đoạn sau đây:

  1. Đạo 道 (phối hợp với Trời - Mysticisme)
  2. Đức 德 (Đức - Sống đời sống nghệ thuật, khinh khoát - Grâce, Esthétique).
  3. Nhân 仁 (Ascèse morale - sống theo những quy luật nhân luân).
  4. Nghĩa 義 (lý sự - Dogmatisme, Rationalisme).
  5. Lễ 禮 (lễ nghi - Formalisme).

Thế là chiều hướng thoái hóa đã đi:

  1. a)từ trong ra ngoài
  2. b)từ tinh đến thô
  3. c)từ gốc đến ngọn
  4. d)từ thực chất đến hào nháng
  5. e)từ thuần phác đến nhiêu khê.

Khảo:

- lịch sử các dân nước

- lịch sử các đạo giáo cũ mới

- sự tiến triển của mỗi đạo giáo

Ta đều thấy chiều hướng biến thiên đều đi từ:

- tinh đến thô [10]

- thực chất đến hào nháng

- tâm linh đến thể xác, giác quan.

- Tâm linh (Đạo) đến xã hội (đời) [11]

Sự nhận xét này không làm ta thất vọng, vì tin chắc rằng sự thoái hóa, sự hướng ngoại của nhân loại thế nào cũng có lúc đạt tới một «cùng điểm» và rồi sẽ lộn lại bước dần mọi chặng đường từ:

- Hào nhoáng đến tinh hoa

- Giác quan đến tâm linh

- Xã hội (đời) đến tâm linh (Đạo)

Sự trở về với các giá trị tinh thần tức là sự sinh lại của con người (régénération) và chỉ khi nào nhân loại đạt tới Đạo, đạt tới cực điểm tinh hoa, thì bấy giờ nhân loại mới được giải thoát, cứu rỗi (rédemption universelle).

Vì thế cho nên những bậc đại giác xưa nay chỉ trọng thực chất, mà khinh hào nháng; trọng tự nhiên (naturel) mà khinh nhân tạo, nhân vi (artificiel, conventionel).

Đời sống các ngài là đời sống nội tâm, đời sống tâm thần siêu thoát. Vinh quang các ngài là vinh quang nội tại. Lý tưởng các ngài là sống chẳng rời Thiên chân, chẳng rời Đạo thể.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh