Những Nghiên Cứu Đưa Con Người Du Lịch Không Gian
Những Nghiên Cứu Đưa Con Người Du Lịch Không Gian Những Nghiên Cứu Đưa Con Người Du Lịch Không Gian

NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐƯA CON NGƯỜI DU LỊCH KHÔNG GIAN

Trong tháng này, thế giới ghi nhận bước ngoặt lớn trong lĩnh vực du lịch không gian với chuyến bay thành công của Richard Branson và tới đây là chuyến bay của Jeff Bezos. Nhưng cả hai tỷ phú này không phải là những người duy nhất lao vào cuộc chạy đua đến các vì sao. Vũ trụ đang thành địa hạt mới cho các dự án không gian không còn là viễn tưởng. Điểm qua những dự án du lịch không gian đang sẵn sàng cất cánh.

Trước hết phải kể đến tên Elon Musk, tỷ phú Mỹ trong vài năm qua đã có những bước tiến lớn trong lĩnh vực này, hay Nasa cũng đang tính chuyện đến năm 2022 sẽ đưa du khách lên trạm không gian quốc tế ISS. Cuộc cạnh tranh tăng tốc vài năm gần đây, nhưng “ ngành du lịch không gian không phải bây giờ mới ra đời. Ý tưởng đã có từ lâu với suy nghĩ người ta phải dân chủ hóa tiếp cận không gian”, theo ông Xavier Pascot, giám đốc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) của Pháp trong một chương trình của RFI pháp ngữ.

Virgin Galactic, vài phút không trọng lượng

Hôm 11/07, Richard Branson trên con tàu VSS Unity đã thành công vượt qua độ cao 80 km, ranh giới giữa tầng khí quyền và không gian theo chuẩn của giới nghiên cứu vũ trụ của Mỹ. Nhà tỷ phú người Anh đã có được vài phút trong tình trạng không trọng lượng thực sự và được ngắm nhìn đường cong của trái đất, trước khi hạ cánh trở về. Richard Branson không phải là người duy nhất trên chuyến bay này, ngoài hai phi công, đi cùng ông có ba nhân viên trong công ty.

Chương trình Virgin Galactic giờ đã có một danh sách dài khách chờ, những người đang hy vọng được trở thành những du khách đầu tiên của không gian. Không dưới 600 chỗ đã được đặt với gia 250 nghìn đô la mỗi vé. Công ty của ông Branson dự trù đầu năm 2022 sẽ bắt đầu các chuyến bay thương mại đều đặn với tham vọng thực hiện được 400 chuyến bay mỗi năm, từ căn cứ Spaceport America, đặt tại New Mexico, Hoa Kỳ.

Blue Origin, bước qua biên giới vũ trụ

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mua đá năng lượng:

Nhà sáng lập Amazon, Jeff Bezos là một tác nhân chủ chốt khác của ngành công nghiệp du lịch vũ trụ đang ra đời, với dự án Blue Origin. Tỷ phú Mỹ dự định thực hiện giấc mơ « của cả cuộc đời » ông vào ngày 20/07 tới đây, ngày kỷ niệm con người lần đầu đặt chân lên mặt trăng.

Tên lửa New Shepard sẽ cất cánh thẳng đứng từ phía tây Texas, đẩy du thuyền lên đến độ cao khoảng 75 km thì tách ra để du thuyển tiếp tục hành trình bay cho đến khi vượt độ cao 100 km, tới đường Karman đánh dấu điểm đầu vào không gian theo công ước quốc tế. Sau vài phút ở trong không gian, phi thuyền sẽ thực hiện rơi tự do để trở về trái đất. Quá trình trở về được giảm tốc độ bằng ba chiếc dù lớn cùng các tên lửa hãm ngược chiều.

Cũng giống như đối thủ cạnh tranh Virgin Galatic, Jeff Bezos không một mình bay vào vũ trụ trong chuyến đầu tiên. Đi cùng ông còn có người anh Wally Funk, một cựu phi công đã 82 tuổi , và một nhân vật bí ẩn khác, người đã thắng đấu giá giành tấm vé bay với giá 28 triệu đô la. Hiện tại, Blue Origin chưa có thông báo về thời điểm thực hiện các chuyến bay thương mại, cũng như giá vé.

Tuy nhiên các chuyên gia lưu ý là với Jeff Bezos, du lịch vũ trụ chỉ là hoạt động bề nổi, đằng sau đó « ông ta tìm cách chiếm lĩnh tuyến đầu trong các hoạt động khác thuần túy nghiên cứu không gian hơn, bởi nhà sáng lập Amazon đặt trọng tâm vào cạnh tranh với dự án Space X của tỷ phú Elon Musk

Space X: Trên quỹ đạo và hướng tới mặt trăng

Với quy mô tập đoàn của mình, tỷ phú Elon Musk không chơi cùng đẳng cấp với Jeff Bezos và Richard Branson. Trước hết bởi vì công ty của ông đã có một số kinh nghiệm nhất định về các chuyến bay vào không gian, đã đưa các phi hành gia lên trạm quốc tế ISS bằng phi thuyền Crew Dragon, hay đã đặt nhiều vệ tinh lên quỹ đạo trái đất.

Trong lĩnh vực du lịch không gian Elon Musk muốn đi xa hơn các đối thủ cạnh tranh bằng việc cho triển khai các chuyến bay trên quỹ đạo, tức bay vòng quanh trái đất. Được thông báo sẽ bắt đầu vào tháng 9/2021, chuyến bay mang tên Inspiration 4 dự tính đưa 4 khách bình thường bay 3 ngày trên độ cao cách trái đất hơn 500 km, nhờ tên lửa đẩy sử dụng nhiều lần Falcon 9 của công ty Space X.

Trong khi Branson và Bezos bán cho khách vài phút để được hưởng tình trạng không trọng lượng thì Space X cho khách được tiếp cận không gian với trải nghiệm trong vũ trụ như một phi hành gia thực thụ. Những người tham gia chương trình sẽ phải theo khóa huấn luyện thích nghi.

Ngoài ra, Space X còn tham vọng đến năm 2023 đưa tỷ phú Nhật Yusaku Maezawa tham gia chuyến bay du hành quanh mặt trăng. Nhà sưu tập tác phẩm nghệ thuật người Nhật dự kiến bay cùng 8 người nữa do ông lựa chọn trên phi thuyền Big Falcon Rocket, hiện vẫn còng đang trong giai đoạn triển khai chế tạo. Dù số tiền mà tỷ phú Nhật phải chi ra không được tiết lộ nhưng Elon Musk có nói là « rất nhiều tiền ».

Nhà trọ Trạm Không gian Quốc tế ISS

Bằng chứng cho việc Space X đi đầu trong lĩnh vực vũ trụ, đó là công ty của Elon Musk sẽ còn phải đưa 4 người lên trạm ISS theo hợp đồng với công ty Axiom Space vào tháng Giêng năm 2022. Một phi hành gia chuyên nghiệp và ba doanh nhân sẽ lưu lại trên trạm không gian quốc tế một chục ngày với giá nhiều chục triệu đô la. Trước mắt, Axiom Space dự tính xây dựng trạm không gian riêng của họ, ban đầu gắn với trạm ISS rồi sau đó mới tính chuyện tách rời độc lập.

Cho khách lưu trú trên ISS cũng là một chủ trương mới của Nasa. Năm 2019, Cơ quan Không gian Mỹ đã từng thông báo sẽ cho phép du khách và các công ty trả tiền để được sử dụng ISS. Robyn Gaten, một quan chức của Nasa quản lý ISS còn cho biết thêm mỗi năm Nasa sẽ cho phép tới hai chuyến bay ngắn của của các phi hành gia tư nhân. Như thế có nghĩa là họ có thể ở lại tới 30 ngày.

Về mặt tiềm năng, có tới một chục phi hành gia tư nhân có thể nghỉ lại trên trạm không gian quốc tế mỗi năm. Giá chuyến du hành phục thuộc vào các công ty có thể đưa du khách đến trạm quốc tế như Space X với tàu Crew Dragon hay Boeing với phi thuyền Starliner. Giá vé hai chiều ước tính khoảng 60 triệu đô la.

Các khách sạn giữa ngàn sao

Một vài dự án du lịch không gian còn đi xa hơn và một số công ty dự tính xây dựng các khách sạn thuần túy trong không gian. Thí dụ như Orion Span, một công ty khởi nghiệp ở California, muốn xây một trạm không gian để đón 6 người cùng lúc từ nay đến 2022. Hay đó là dự án điên rồ Orbital Assembly Corporation với tham vọng năm 2025 đưa vào không gian một khách sạn và đi vào hoạt động ngay từ 2027.

Voyager Station, đó là tên gọi của khách sạn, sẽ được xây theo mô hình một trạm không gian có hình bánh xe quay và được cung cấp năng lượng mặt trời. Dự tính khách sạn có khả năng đón tới 400 du khách với hệ thống nhà hàng, quầy bar, rạp chiếu phim và một phòng tập thể thao, spa.

Các dự án khách sạn như vậy đã có từ cả chục năm nay rồi, theo các chuyên gia về lĩnh vực không gian. Giờ đây, có vẻ như 2025 quá sớm, trước hết về phương diện kỹ thuật để lắp đặt hạ tầng cơ sở đón được 400 người trên quỹ đạo.

Trong khi chờ đợi, điện ảnh đã bắt đầu chiếm lĩnh không gian. Người Nga và Mỹ đang chạy đua để trở thành những người đầu tiên làm phim trong không gian. Nữ diễn viên Nga Ioulia Peressild và đạo diễn Klim Chipenko dự tính lên trạm ISS từ ngày 5 đến 17 tháng 10/2021 để quay cho một bộ phim dài. Họ đã đi trước tài tử Mỹ Tom Cruise và đạo diễn Doug Liman, cũng có dự án quay phim trên trạm không gian.

(Tổng hợp từ RFI Pháp ngữ)

Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=NC6CX4-Xq_w

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh