Vì Sao Nói “Nam Không Ý Chí Giống Như Sắt, Nữ Không Khí Chất Giống Như Vừng”?

VÌ SAO NÓI “NAM KHÔNG Ý CHÍ GIỐNG NHƯ SẮT, NỮ KHÔNG KHÍ CHẤT GIỐNG NHƯ VỪNG”?

Người xưa có câu “Nam vô tính như thiếc, nữ vô tính như ma”, nghĩa là “Nam không ý chí giống như sắt, nữ không khí chất giống như vừng”. Rất nhiều người thoạt nghe sẽ thấy bối rối, tại sao “sắt” và “vừng” lại liên quan đến nam và nữ? Thực ra giữa mỗi một câu chữ đều có đạo lý của nó, thể hiện trí tuệ cao thâm của cổ nhân.

“Nam không ý chí giống như sắt”

Trong vế đầu tiên “Nam không ý chí giống như sắt”. Thoạt nghe, chúng ta sẽ không khỏi thắc mắc, “sắt” cứng cáp như thế, sao lại đi ví với một người đàn ông không có ý chí? Kỳ thực, nếu lấy “sắt” đem so sánh với “thép” thì sẽ nhìn ra được dụng ý của cổ nhân.

Đàn ông nếu không ý chí, thì cũng giống như “sắt” vậy, tuy cùng là kim loại nhưng sắt chính là trạng thái chưa hoàn hảo, mang nhiều khiếm khuyết, rất dễ bị bẻ cong và han rỉ. Còn thép lại là một trạng thái tốt đẹp hơn, do đã trải qua tôi luyện mà thành nên vô cùng bền chắc.

Người Trung Hoa xưa vẫn thường có những câu tục ngữ so sánh giữa sắt và thép, như câu “Hận sắt không thành thép” là ví dụ cho những bậc cha mẹ luôn đặt kỳ vọng vào con cái, mong muốn con mình sau này có thể thành long, thành phụng trong cuộc đời.

Các thi nhân xưa cũng từng có rất nhiều câu cổ miêu tả về thép, ví như trong “Đạo Thất Thu Dạ” của Lục Du có viết “Nhãn lực tân sinh độc, tâm nguyên bách liên cương”, nghĩa là mắt nhìn ắt phải sáng trong thấu tỏ như mắt sinh mệnh mới chào đời (bê con), tâm kiên định vững vàng thì phải tựa như sợi xích “thép”; hay Mã Ngọc của thời Nguyên cũng từng nói “Có thể nắm chặt thanh kiếm thép, thì ắt cũng ngậm được ly bạch ngọc”. Từ đó có thể thấy vị thế của “thép” trong mắt của người xưa được ví như đức hạnh ngoan cường và kiên trì của con người, vì thế mới cần phải luyện thép.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Còn từ “tính” “性” trong câu, thật ra là chỉ tính cách của một người. Câu nói này giải thích đơn giản là, nếu một người đàn ông tính cách quá yếu đuối sẽ rất giống với sắt, thời gian càng lâu càng dễ bị ăn mòn, các góc cạnh vốn có sẽ bị mài đi, như vậy không chỉ mất đi cái khí chất nam nhi, cũng sẽ không cách nào chống đỡ được chuyện gia đình, bảo vệ người nhà.

Có thể thấy bất luận là thời cổ đại hay hiện đại, câu nói này đều mang một ý nghĩa giáo dục sâu sắc, đàn ông tốt phải có chí khí cao, đội trời đạp đất, tính cách phải mạnh mẽ độc lập.

Nữ không khí chất giống như vừng

Vế còn lại của câu tục ngữ Nữ không khí chất giống như vừng, thì từ “vừng” đây ý chỉ kẹo vừng dẻo (mè xửng). Loại kẹo này thoạt đầu mới ăn thì thấy mùi vị rất ngon, vị ngòn ngọt, thơm thơm, nhưng ăn một lúc thì lại rất dính răng, đem lại cảm giác không mấy dễ chịu, ăn nhiều rồi sẽ cảm thấy không còn muốn ăn nữa.

Mua đá năng lượng:

Điều này cũng giống như một người phụ nữ, nếu không có khí chất thì cũng như chiếc kẹo vừng, lúc đầu sẽ được rất nhiều người yêu thích, nhưng khi tiếp xúc lâu sẽ khiến đối phương cảm thấy mau chán ghét.

2381-vi-sao-noi-nam-khong-y-chi-giong-nhu-sat-nu-khong-khi-chat-giong-nhu-vung-1.jpg
Phụ nữ nếu không có khí chất thì cũng giống như kẹo mè, ăn nhiều sẽ thấy ngán. (Ảnh qua Pinterest)

Hàm ý ẩn sâu trong câu này còn chỉ tài đức của người phụ nữ luôn quan trọng hơn vẻ bề ngoài. Ví như nàng Chung Vô Diệm thời xưa, mặc dù vẻ ngoài tuy xấu xí, nhưng bà lại vô cùng thông minh, trí huệ tinh thông, trong nhà thì có thể giúp chồng dạy con. Đối với việc nước thì có thể giúp Tề Tuyên Vương quản lý tốt nước Tề, cuối cùng bà trở thành một liệt nữ thời đại ấy.

Vì vậy bất luận là nam hay nữ, đều cần có tính cách của riêng mình, không nên nước chảy bèo trôi, bảo sao hay vậy.

Đàn ông thì cần kiên cường, tự lập cánh sinh, không nên giống như “sắt” dễ bị thời gian mài mòn cạn kiệt. Còn phụ nữ thì phải có đức hạnh, không nên chỉ để ý đến dung mạo mà bỏ qua nội hàm, giống như kẹo vừng chỉ ngọt miếng đầu tiên, nhưng về sau lại khiến người khác chán ngán.

Có thể thấy chỉ một câu tục ngữ đơn giản của người xưa, nhưng lại bao hàm cả một đạo lý bác đại uyên thâm. Nếu chúng ta có thể phân tích và lý giải được nội hàm của những câu tục ngữ, là có thể nhìn thấu được những ý nghĩa sâu sắc được ẩn giấu phía sau từng câu từ, đây cũng chính là thể hiện sự tinh hoa và mê lực của văn hóa Trung Hoa.

Chúc Di

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh