Luật Nhân Quả - Phần 1

LUẬT NHÂN QUẢ - PHẦN 1

🌺 Nghiệp là gì ?

Có bao nhiêu người trong chúng ta nghĩ rằng nghiệp là:

- Một sự trừng phạt,

- Một sự chịu đựng,

- Một điều gì đó tồi tệ.

Tôi e rằng, các bạn đã hiểu sai về NGHIỆP.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Thế nghiệp là gì ?

Theo tiếng Sankcrit, Nghiệp = Karma = hành động.

Hành động bao gồm những gì chúng ta suy nghĩ, nói và làm.

Nghiệp không phải là sự trừng phạt, không phải là điều gì đó tồi tệ, đau khổ.

Mua đá năng lượng:

🌺 Điều gì khiến bạn dẫn đến một hành động ?

Nó phụ thuộc vào sự trưởng thành của linh hồn và Vasanas.

🔹 Mức độ tiến hóa của linh hồn phụ thuộc vào:

1. Số lượng kiếp sống đã trải quả.

2. Số lượng bài học đã hoàn tất thông qua các trải nghiệm trong cuộc sống.

Linh hồn có ít lần sống, không có kinh nghiệm nên gây ra nhiều nghiệp xấu, đó là một linh hồn non trẻ.

Linh hồn trải qua nhiều kiếp sống, sẽ dừng làm các việc xấu. Đó là một linh hồn già dặn.

🔹 Vasanas: Là bản chất còn lưu lại của một người, bao gồm: xu hướng, tính cách, năng khiếu, hay sự thôi thúc còn sót lại qua các kiếp sống.

Tất cả lưu trữ trong tiềm thức, và trở thành mô thức trong đời hiện tại.

Ví dụ:

- Bạn có tiền kiếp làm vua, nhưng trong kiếp sống này, bạn lại sinh ra trong một gia đình thường dân, bạn có thể vẫn giữ một số hành vi, thói quen của vị vua.

- Hoặc ở kiếp sống trước, bạn sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, bạn phải vật lộn để kiếm sống. Lần sống này, bạn sinh ra trong một gia đình giàu có, bạn vẫn hành động bỏn xẻn, tũn mũn như là mình khó khăn.

Trình tự để tạo ra một hành động như sau:

Vasanas sản sinh một suy nghĩ → Suy nghĩ tạo ra mong cầu → Mong cầu dẫn đến hành động.

🌺 Dòng năng lượng của nghiệp.

Suy nghĩ sản sinh ra một dòng năng lượng.

Khi chúng ta nghĩ xấu về ai đó, sẽ có một liên kết năng lượng được tạo ra giữa chúng ta và người đó. Dòng năng lượng này sẽ gửi đến họ, tạo ra sự trao đổi thông tin và năng lượng. Và tín hiệu đó sẽ quay ngược trở lại bạn.

Bất kỳ một suy nghĩ tiêu cực về người khác đều là sự tương tác năng lượng và có thể gây hại cho người khác.

Chỉ với suy nghĩ của mình, bạn có thể làm tổn thương ai đó mà không cần trực tiếp hành động là điều có thể.

Ví dụ: Cô ấy đang có công việc rất tốt, mọi thứ phát triển thuận lợi, ăn nên làm ra. Tôi có công việc không tốt, tôi cũng không có ý định làm hại gì cho cô ấy, nhưng tôi cảm thấy ganh tỵ với cô ấy. Năng lượng ganh tỵ của tôi sẽ phát sóng, chạm vào năng lượng của cô ấy. Và điều đó sẽ dội ngược lại tôi, tôi sẽ phải chịu đựng điều đó.

Một người phải chịu trách nhiệm cho những suy nghĩ của họ, giống như cách họ chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

Bạn phải rất “tỉnh thức” với các suy nghĩ của mình. Đây là một bài học sâu sắc.

Bạn có nghĩ nghiệp nó phức tạp như vậy không ?

Khi bạn hiểu sâu sắc luật nhân quả, bất cứ cái gì bạn cho đi, bạn đều sẽ nhận lại.

Bạn chịu trách nhiệm về tất cả những gì bạn đã tạo ra.

Vì vậy, bạn nên thận trọng, cẩn thận với thân - khẩu - ý của mình.

🌺 Những hành động gì tạo nên nghiệp quả xấu ?

Khi bạn làm một điều gì đó có hại cho người khác, cho các sinh mệnh khác trên trái đất thì đó là nghiệp xấu. Bạn sẽ nhận lại khổ đau, bệnh tật, thất bại, tai nạn, rủi ro.

1. Thực phẩm chúng ta ăn:

🔹 Chúng ta cùng xem một ví dụ:

Cô ấy đang đói bụng vì hai ngày nay chưa ăn gì cả, tôi muốn giúp đỡ cô ấy, tôi đi giết một con gà, nấu cho cô ấy ăn. Cô ấy ăn xong, cô ấy cảm thấy hạnh phúc.

Tôi nghĩ là tôi đang làm việc tốt, nhưng ở cấp độ linh hồn, đó là một việc làm xấu. Tôi đã gây đau đớn cho con gà, tôi sẽ phải nhận lại hậu quả của việc đó, nó không được cân bằng với việc tôi đã làm cho cô gái hạnh phúc.

Tương tự như vậy, bạn mua thịt về để nuôi thú cưng bởi vì con mèo nhà bạn muốn ăn cá, chó cưng của bạn muốn ăn thịt bò, thì đó cũng là đang tạo nghiệp xấu.

Bạn không lấy bất cứ một lý do gì để xâm hại đến sự bình yên của các sinh vật khác trên Trái Đất.

Thầy Pradeep có một người bạn ở Châu Âu, cô ấy nuôi hai chú chó cưng, cho ăn bằng thịt. Vào một ngày đẹp trời, cô ấy muốn chuyển sang ăn thuần thực vật, và cô ấy đã nói chuyện với hai chú chó của mình, là cô ấy muốn ăn chay và không muốn mua thịt cho chúng ăn nữa. Hai chú chó đã bỏ ăn hai ngày, và sau đó, thì hai chú chó đã chuyển sang ăn thuần thực vật giống chủ của nó.

Con mèo của bạn tự bắt chuột ăn, hay con chó tự bắt cá ăn, điều đó không gây nghiệp. Nhưng bạn mua thịt cho chúng ăn thì đó là đang tạo nghiệp xấu. Bởi vì bạn có tự do ý chí, bạn lựa chọn làm như vậy.

🔹 Chúng ta hãy thử tìm hiểu, điều gì tạo nên nỗi sợ hãi ?

Khi bạn ăn thịt, bạn đưa vào người các chất độc hại, sự oán hận, đau đớn, sợ hãi của con vật lúc bị giết, đi vào máu của bạn.

Hãy hiểu sâu hơn một chút về điều này, không phải là cứ bạn trực tiếp ăn thịt, thì mới là đưa nỗi sợ hãi vào người, mà:

- Người lên kế hoạch giết động vật, người trực tiếp hành hình con vật.

- Người bán thịt, người mua thịt, người chế biến thịt, người nấu thịt, người ăn thịt.

Tất cả đều đang tạo ra nỗi oán hận từ việc giết hại con vật, với nghiệp quả như nhau.

Luật nhân quả nói gì ?

Khi bạn gieo rắc nỗi sợ hãi cho sinh vật khác, bạn sẽ nhận lại nỗi sợ hãi.

Bạn có thể nói với tôi rằng, bạn ăn chay, nhưng bạn nấu thịt cho chồng bạn ăn.

Bố mẹ ăn chay, nhưng bố mẹ mua KFC cho con cái ăn.

Bạn không ăn, nhưng bạn phục vụ cho việc ăn thịt, thì nghiệp xấu đó là như nhau, bạn sẽ nhận lại hậu quả của việc đó.

Có rất nhiều người, họ sinh ra với rất nhiều bệnh tật, nó đến từ việc họ giết hại động vật.

Bạn gây ra đau khổ cho những loài động vật khác, bạn sẽ phải chịu đựng lại đau đớn do bệnh tật hành hạ.

🔹 Chúng ta thử tìm hiểu hai loại thức ăn:

• Một loại thức ăn nó đến từ tình yêu thương

• Một loại thức ăn nó đến từ nỗi sợ hãi

Và người ta đã làm một cuộc thí nghiệm trên thực vật hẳn hoi.

Người ta dùng một cái máy để đo tần số rung động của cái cây, bạn đã từng nghe về loại máy đo như vậy chưa ? Nếu bạn chưa nghe, thì bây giờ biết thêm, là trên đời này có một cái máy có thể đo được tần số rung động của cây.

- Khi người ta đến ôm cái cây, máy đo được cây lan tỏa tần số rung động yêu thương rất cao.

- Khi bạn cầm dao đến định chặt cây, thì cách xa ba mét, máy đã đo được tần số rung động sợ hãi của cây rồi.

Và người ta đã tiến hành đo hai cái cây:

- Một cây lấy lưới bao lại, không cho chim chóc, muôn thú đến ăn, con người cũng không được hái trái gì ở đó cả, trái chín rụng xuống đất, thì bỏ, cái cây rất buồn.

- Một cây cho chim chóc đến làm tổ, muôn thú đến ăn lá, con người hái quả, cây rất vui vẻ

Tương tự như vậy, khi người mẹ đẻ con ra, hai bầu vú tạo sữa căng tròn, con không chịu bú, người mẹ vui hay buồn nhỉ ?

Vậy bây giờ bạn đã hiểu thức ăn nào, nó đến từ tình yêu, và thức ăn nào nó đến từ sự sợ hãi chưa ?

Có con vật nào, nó tự nguyện muốn bị giết để làm thức ăn cho bạn ăn không ?

Có con gà, con vịt nào đẻ trứng (là đẻ con ra đấy) rồi muốn bạn lấy trứng của nó để ăn không ?

Có những thực phẩm xuất phát từ tình yêu thương như cây trái, rau củ, nó không tự ăn cái nó sản sinh ra.

Cây táo mọc ra quả táo, cây táo có ăn trái táo đó không ?

Người mẹ sản sinh ra dòng sữa, người mẹ có uống sữa đó không ? sữa đó là để dành cho đứa con.

Khi chúng ta ăn trái ngọt, đó là tình yêu của cây cối dành cho chúng ta. Đó là thực phẩm đến từ sự sống, từ lòng biết ơn.

Chúng ta đều biết, tất cả mọi thứ đều có tâm thức, với mức rung động :

Khoáng sản (1) → Thực vật (2) → Động vật (5) → Con người (6)

Động vật và con người có mức rung động tâm thức gần giống nhau, những gì con người cảm thấy, thì động vật cũng có cảm xúc tương tự: yêu thương, vuốt ve, sinh tồn, tìm kiếm thức ăn.

Tôi nói thêm một chút về cơ thể của chúng ta nhé. Các bạn biết là mọi thứ đều có DNA

Bạn cắt tóc bạn có thấy đau không ? Không đúng không ạ, nhưng nếu bạn cắt da thì đau, đúng không ?

Tượng tự như vậy, bạn cắt cành lá để ăn, cái cây có thấy đau không ? so với việc bạn cắt cổ gà để làm thịt, con gà thấy đau chứ ?

Khi bạn cho đi đau đớn, bạn sẽ nhận lại sự đau khổ.

😉 Và đây là trải nghiệm của Thầy Pradeep Vijay:

Tôi sinh ra trong một gia đình ăn thịt. Từ 0 - 25 tuổi, tôi ăn thịt rất nhiều. Lúc đó, bên trong tôi có rất nhiều nỗi sợ hãi. Tôi sợ đám đông, sợ sinh tồn, sợ những điều không chắc chắn xảy ra vào ngày mai. Lúc nào, tôi cũng sợ hãi. Cho đến khi tôi 25 tuổi, tôi chuyển sang ăn thuần thực vật và thiền định, tôi nhận ra nguồn gốc của sự sợ hãi nó đến từ đâu.

Khi bạn ăn thịt, bạn sẽ nhận lấy nỗi sợ hãi và bạn sẽ không bao giờ chấm dứt đau khổ. Đó là sự lựa chọn của bạn, về việc mình sẽ bỏ cái gì vào miệng.

Chúng ta có tự do ý chí và quyền quyết định vẫn thuộc về bạn.

Khi bạn muốn điều gì, bạn sẽ làm được điều đó.

Nếu bạn muốn bình yên, thì đừng gây đau khổ cho những sinh vật khác trên trái đất này.

2. Can dự vào các vấn đề của người khác.

🔹 Phê phán, chỉ trích

Có thể bạn không thích một tính cách nào đó của cô gái này, bạn ra sức phê bình phẩm chất đó của cô ấy với mong muốn là cô ấy có thể sửa đổi để tốt hơn. Thật ra là bạn đang cố áp đặt mong muốn của mình lên người khác, bắt người khác hành động theo ý của mình vì niềm kiêu hãnh của chính bạn và động cơ ẩn giấu bên trong. Đây là một hình thức kiểm soát của tâm trí.

Nhưng có một điều thú vị là, khi bạn phán xét một ai đó, thì bên trong bạn đã có sẵn điều đó, thì bạn mới có thể nhận thấy được điều đó ở người khác.

Bạn đang nói về chính mình đấy . Và khi bạn càng phê phán người khác, thì bạn càng đang nuôi dưỡng đức tính đó ở bên trong bạn ngày càng lớn mạnh hơn.

🔅 Quy trình nó sẽ diễn ra như thế này:

Bạn phê bình một điều gì đó mà bạn không thích ở cô này, thì tính cách đó sẽ xuất hiện trong bạn. Năng lượng bạn đã phát đi, thì nó sẽ quay lại bạn với mức độ lớn hơn.

Ví dụ: tôi thấy cô này rất kiêu kỳ, tôi cứ nói đi nói lại về điều đó, thì cuối cùng, tôi còn trở nên kiêu ngạo hơn cả cô này nữa.

🔅 Tôi muốn kể các bạn nghe một câu chuyện:

Có một người phụ nữ đội một bình sữa lớn trên đầu để đem đến trường cho các em học sinh uống.

Trên đường đi đến trường thì có một con chim ưng đang cắp một con rắn bay ngang qua và có một giọt nọc độc từ con rắn rơi xuống trúng ngay vào trong bình sữa.

Vì đội bình sữa trên đầu nên người phụ nữ không biết mà vẫn mang đến trường cho bọn trẻ uống. Sau đó, tất cả học sinh uống sữa đều bị trúng độc, một số trẻ chết, một số trẻ được đưa đi cấp cứu và sống.

Vậy ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc này ?

- Nếu người phụ nữ đội bình sữa có nắp đậy, chuyện này đâu có xảy ra.

- Con rắn đang bò trên đường của nó, thì bị con chim gắp đi. Con chim bay đúng tuyến đường mà người phụ nữ này đi qua, nên giọt nọc độc của con rắn mới rơi vào trong bình sữa được. Vậy đây là lỗi của con chim ưng.

- Người quản lý nhà trường đã không kiểm tra chất lượng sữa trước khi cho học sinh uống, vậy đây là lỗi của ban quản lý nhà trường.

Sau sự kiện đó, nhiều người lao vào phân tích: đây là lỗi của người phụ nữ, con chim ưng, người quản lý nhà trường, vân vân đủ thứ ...

Vị thần phụ trách ghi nhận hành động vào sổ nghiệp quả của mỗi người, nghe mọi người bàn tán loạn xạ, ông thần bối rối quá, không biết nên tính nó vào lỗi của ai trong trường hợp này, nên đến hỏi Thượng Đế, vậy bây giờ nên ghi nợ vào sổ nghiệp quả của ai ?

Thượng Đế trả lời: ghi nợ này vào sổ nghiệp quả của ai đang bàn tán, phê phán, kết luận, chỉ trích xung quanh việc này.

Trước một sự việc xảy ra, chúng ta có hiểu rõ được việc này là như thế nào không ?

Đôi khi chúng ta là người trong cuộc, còn không hiểu được tại sao nó xảy ra như thế, chúng ta làm sao biết rõ những gì xảy ra ở phía sau “màn nhung sân khấu”, vậy nên không kết luận, đánh giá người khác.

Nếu bạn không biết rõ ai gây ra việc này, bạn cứ đi bàn tán, phê bình, thì ông thần sẽ ghi món nợ đó và sổ nghiệp quả của bạn.

Gary Zukav - Giáo viên dạy tâm linh người Mỹ nói rằng:

“Khi bạn phê phán, bạn đã tạo ra một nghiệp xấu.

Khi bạn nhận xét: hành động này đúng, hành động kia sai, bạn đang tạo ra một nghiệp tiêu cực”

🔹 Tò mò, tọc mạch.

Bạn thấy hai phụ nữ đang cãi nhau, à không, nói là đang đánh nhau đi, thì có một vòng tròn xung quanh nhiều người đứng bên ngoài xúm vô, bàn tán, chỉ trỏ.

Hàng xóm nhà bạn có mối quan hệ ngoài luồng với người khác, thì bạn cũng nhảy vào tán chuyện của họ còn sôi nổi hơn cả chuyện của nhà mình.

Tò mò, tọc mạch là cách mà bạn đang thu thập thông tin về người khác mà có thể được sử dụng để chống lại họ sau này. Đây là cách mà bạn đã sử dụng sự thất bại hoặc lỗi lầm của người khác để phục vụ cho một lợi ích cá nhân nào đó của bạn.

Mỗi ngày có biết bao nhiêu thứ xảy ra, việc gì bạn cũng can dự vào. Bạn tham gia vô nghiệp của người khác, thì món nợ đó sẽ ghi vào sổ nghiệp quả của bạn.

Bạn có bao giờ thấy Đức Phật bận tâm về việc của người khác không ?

Ngài chỉ đặt sự chú tâm vào chính bản thân mình mà thôi.

Người chia sẻ: Pradeep Vijay

Người viết: Dương Thị Quỳnh Châu

Hiệu đính: Võ Thị Kim Cúc

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh