Chữa Lành Đứa Trẻ Bị Tổn Thương Trong Ta

CHỮA LÀNH ĐỨA TRẺ BỊ TỔN THƯƠNG TRONG TA

Vì sao ai trong chúng ta cũng cần chữa lành đứa trẻ bên trong

Trong mỗi chúng ta, có một đứa trẻ nhỏ, khổ đau. Chúng ta đều có những thời kỳ khó khăn khi còn bé và nhiều người đã trải qua thương chấn. Để bảo vệ và phòng thủ cho bản thân khỏi những khổ đau trong tương lai, chúng ta thường cố gắng quên đi những thời kì đau đớn, nhưng nỗi đau vẫn luôn lặp lại và ảnh hưởng cho các thế hệ sau vì nó tồn tại trong mô thức của ta, đó là một quá trình tạo ra tâm thức đau khổ, thiếu thốn, lo lắng, sợ hãi... của đứa trẻ bên trong chúng ta, nếu không biết cách chữa lành triệt để điều này luôn đem lại sự bất an cho bạn.

Mục đích của bài viết này là giúp bạn đi vào một không gian phản chiếu. Nếu bạn muốn làm việc với “đứa trẻ bên trong mình”, tôi muốn bạn suy ngẫm về thời thơ ấu của chính bạn, ngược dòng thời gian về những năm đầu đời và cảm giác của bạn khi còn là một đứa trẻ. Bạn có cảm thấy an toàn không? Bạn có cảm thấy thuộc về gia đình mình? Bạn có được phép là mình không? Mối liên hệ hiện tại của bạn với đứa trẻ bên trong mình như thế nào? Đây là những câu hỏi cực kỳ quan trọng chúng ta cần hỏi, và nếu bạn chưa từng hỏi, tôi hy vọng bạn sẽ sớm làm được điều này.

Đứa trẻ bên trong là gì?

Đứa trẻ bên trong là một phần trong tinh thần của bạn - phần vẫn lưu giữ được sự hồn nhiên, sáng tạo, sự ngạc nhiên và hứng thú tìm hiểu về cuộc sống. Theo đúng nghĩa đen, đứa trẻ bên trong bạn là đứa trẻ sống trong bạn - sống giữa tinh thần của bạn. Điều quan trọng là chúng ta phải kết nối với phần nhạy cảm của chính mình. Khi chúng ta kết nối được với đứa trẻ bên trong mỗi chúng ta, ta sẽ cảm thấy phấn chấn, được tiếp thêm sinh lực và được truyền cảm hứng từ cuộc sống. Khi ta bị mất kế nối, cảm xúc nơi ta sẽ là sự thờ ơ, buồn chán, thiếu niềm vui và luôn trống rỗng.

10 ảnh hưởng khiến ta cảm thấy thiếu an toàn khi còn nhỏ.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mua đá năng lượng:

Dưới đây là một số ảnh hướng phổ biến mà chúng ta đã trải qua và khiến ta cảm thấy không an toàn. Có bao nhiêu ảnh hưởng liên đới tới trường hợp của cá nhân bạn?

Bạn được dạy rằng “Nó là không ổn khi có chính kiến của riêng mình”.

Bạn bị trừng phạt khi cố gắng lên tiếng hoặc hành động khác đi.

Bạn không được khuyến khích để vui chơi hoặc tìm kiếm niềm vui.

Bạn không được phép làm điều gì đó tự phát.

Bạn không được phép thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ (như giận dữ hay vui sướng)

Bạn bị chế nhạo bởi bố mẹ hoặc các thành viên trong gia đình.

Bạn bị chỉ trích/lạm dụng bằng lời nói một cách thường xuyên.

Bạn bị trừng phạt về thể xác (Bị tát, bị đánh)

Bạn được tạo ra để CHỊU TRÁCH NHIỆM với cha mẹ và mức độ hạnh phúc của họ.

Bạn không có được những tương tác tình cảm từ gia đình (như ôm ấp,những nụ hôn hay vuốt ve)

Danh sách này là không đầy đủ, vậy nên nếu bạn có những ý kiến bổ sung, xin vui lòng chia sẻ cho chúng tôi ở dưới mục comment của bài viết nhé.

“ Tất cả chúng ta đều là những đứa trẻ mang nhiều thương tích. Ai đả thương ta? Đó là những người ta thương và những người thương ta ”

Nguyên nhân dẫn đến đứa trẻ bị tổn thương

Dưới đây là 3 hình thái bỏ bê, xao nhãng, bỏ rơi thời thơ ấu mà bạn có thể đã trải qua

● Bỏ bê về mặt cảm xúc

Cha mẹ/người giám hộ của bạn đã không thể hiện sự quan tâm đến nhu cầu tình cảm của bạn về Sự yêu thương, sự hỗ trợ, bảo vệ/hoặc sự hướng dẫn. Họ cũng không chú ý đến bạn hoặc lên án những biểu hiện cảm xúc cần thiết từ bạn. Hệ quả dẫn tới là:

Bạn phát triển một mức độ thấp về giá trị bản thân và lòng tự trọng.

Bạn bắt đầu bỏ qua nhu cầu tình cảm của mình.

Bạn học cách trốn tránh, tránh né hoặc kìm nén cảm xúc của mình vì chúng có liên quan đến cảm giác bị bỏ rơi từ thời thơ ấu của bạn.

Bạn phát triển các chứng bệnh tâm lý hoặc thể chất liên quan đến việc bạn không thể lắng nghe, chấp nhận và đối phó với cảm xúc của mình theo những cách lành mạnh (Ví dụ: Sự kìm nén cảm xúc)

● Bỏ bê về Tâm lý

Hình thái bỏ mặc này được biểu hiện trong thời thơ ấu bởi cha mẹ/người giám hộ của bạn - những người không lắng nghe, không nâng đỡ và nuôi dưỡng con người bạn. Khi trưởng thành, bạn có thể sẽ phát triển một số hội chứng dưới đây:

Phát triển các vấn đề về lòng tự trọng thấp do các hình thức lạm dụng như Chế giễu, hạ thấp, kỳ vọng quá mức, bị phớt lờ, bị từ chối hoặc liên tục bị trừng phạt.

Phát triển những vấn đề sâu sắc ngầm về sự tức giận từ những chấn thương từ thời thơ ấu không được giải quyết và không có khả năng yêu thương chính mình.

Phát triển sự nghiện ngập và loạn thần kinh chức năng để tạo ra cảm giác lừa dối về sự thoải mái và an toàn trong cuộc sống.

Phát triển các bệnh tâm lý và thể chất.

Bạn có vấn đề trong việc duy trì các mối quan hệ đáng tôn trọng và lành mạnh.

● Bỏ bê về Thể chất

Ở cấp độ thiết yếu cơ bản, sự an toàn về thể chất và nuôi dưỡng là một vài trong số những yếu tố bản chất nhất trong mối quan hệ yêu thương. Chúng ta có thể dễ dàng thấy điều này trong tự nhiên như cách những chú gà con, cún con được nuôi dưỡng bằng thức ăn, nơi trú ẩn và sự bảo vệ. Tuy nhiên, khi điều này thiếu sẽ dẫn đến một số vấn đề sau nảy sinh:

Giá trị bản thân thấp dẫn đến bỏ bê/lạm dụng thể chất bản thân. Ví dụ như: Rối loạn ăn uống (chán ăn, béo phì), hoặc duy trì một chế độ ăn uống không lành mạnh, tự tổn hại đến bản thân.

Các hành vi tìm kiếm an toàn cực đại [Phức hợp tâm lý như OCD/psychological complexes such as OCD) hoặc các hành vi mạo hiểm cực độ [Ví như: Quan hệ tình dục không bảo vệ/ Ám ảnh với những hành vi liều lĩnh…)]

Nghiện ma túy, rượu, bạo lực, đồ ăn…

Rối loạn chức năng tình dục hoặc QHTD bừa bãi (thường là kết quả của việc bị lạm dụng tình dục).

Hãy dành một vài phút để thở và kết nối với chính mình sau khi đọc danh sách này. Có khả năng bạn sẽ cảm nhận được một số cảm xúc mạnh mẽ xuất hiện bên trong mình. Tôi khuyến khích bạn dành một chút thời gian để khiến mọi thứ chậm lại và nhẹ nhàng với chính mình.

Đây là một điều khá hữu ích để nhắc ta nhớ rằng “Một hoặc thậm chí nhiều vấn đề của chúng ta bắt nguồn từ sự thờ ơ, bỏ bê thời thơ ấu - giữ mối hận thù và đổ lỗi sẽ chẳng đưa ta đến đâu cả. Mọi người đều là nạn nhân của những nạn nhân khác, có nghĩa là “lý do tại sao cha mẹ/người giám hộ của chúng ta đối xử như vậy với ta - rất có thể là do họ từng bị bỏ rơi và cha mẹ của họ cũng phải trải qua những chấn thương tương tự…”.

Hãy chú ý đến những dấu hiệu này. Chúng sẽ giúp bạn tìm hiểu mức độ bị tổn thương của đứa trẻ bên trong mình và mức độ bạn cảm thấy “thiếu an toàn” trong thế giới hiện tại. Càng nhiều dấu hiệu bạn trả lời “Đúng” thì bạn lại càng cần phải xem xét sự nghiêm túc trong việc chăm sóc đứa trẻ bên trong mình.

Trong phần sâu thẳm nhất của tôi, tôi cảm thấy rằng có một điều gì đó không ổn với mình

Tôi cảm thấy lo lắng bất cứ khi nào dự định làm một điều gì đó mới.

Tôi luôn muốn làm hài lòng mọi người và có xu hướng “thiếu bản sắc (cá nhân) một cách mạnh mẽ

Tôi là một kẻ nổi loạn. Tôi cảm thấy mọi thứ “sống động hơn” khi xung đột với người khác.

Tôi có xu hướng giữ mọi thứ trong lòng và gặp khó khăn để buông bỏ.

Tôi cảm thấy tội lỗi khi đứng lên bảo vệ cho chính mình.

Tôi cảm thấy không thích nghi được với xã hội

Tôi được định hướng là luôn phải là một người cạnh tranh để đạt được mọi thứ

Tôi coi mình như một tội nhân khủng khiếp và tôi sợ phải xuống địa ngục.

Tôi liên tục chỉ trích bản thân vì không đủ năng lực thích nghi trong xã hội.

Tôi khắt khe và cầu toàn

Tôi gặp khó khăn khi bắt đầu và kết thúc mọi thứ

Tôi cảm thấy xấu hổ khi thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ như buồn bã hay tức giận.

Tôi ít khi nổi điên, nhưng mỗi khi tôi làm thế, nó theo hướng cuồng nộ, bạo lực.

Tôi quan hệ tình dục khi tôi không thực sự muốn.

Tôi xấu hổ về các chức năng cơ thể mình.

Tôi dành nhiều thời gian để xem các nội dung khiêu dâm.

Tôi không tin tưởng tất cả mọi người (kể cả bản thân mình)

Tôi là một kẻ nghiện ngập/hoặc đang nghiện ngập một thứ gì đó

Tôi tránh xung đột bằng mọi giá.

Tôi sợ mọi người và có xu hướng tránh họ.

Tôi cảm thấy có trách nhiệm với người khác hơn là với chính mình.

Tôi chưa bao giờ cảm thấy gần gũi với cha/hay mẹ mình (hoặc cả hai).

Nỗi sợ hãi của tôi đó là “bị bỏ rơi” và tôi sẽ làm bất cứ điều gì để giữ mối quan hệ,

Tôi khó khăn để trả lời “Không”

Nếu bạn trả lời “Đúng” trong 10 mô tả này (hoặc nhiều hơn) thì “làm việc với đứa trẻ bên trong bạn” nên đứng đầu trong danh sách ưu tiên tiếp theo của bạn. Nếu bạn trả lời “Đúng” trong 5 (hoặc nhiều hơn) trong những mô tả này, bạn nên nghiêm túc xem xét việc kết nối với đứa trẻ bên trong mình.

Làm thế nào để hỗ trợ đứa trẻ bên trong của bạn cảm thấy an toàn

Chữa lành đứa trẻ bị tổn thương trong ta

Mỗi lần chúng ta liên hệ với những trải nghiệm khổ đau, chúng ta tin rằng mình không thể chịu đựng được, và chúng ta nhét cảm xúc và ký ức xuống đáy sâu của vô thức. Có thể chúng ta không dám đối mặt với đứa trẻ này qua nhiều thập kỉ.

Nhưng chỉ bởi chúng ta lờ đứa bé đi không có nghĩa là cô bé hay cậu bé không ở đó. Đứa trẻ thương tổn luôn ở đó, cố gắng có sự chú ý của ta. Đứa bé nói, “Em ở đây. Em ở đây. Anh/chị không thể tránh em. Anh/chị không thể chạy khỏi em. " Chúng ta muốn chấm dứt đau khổ bằng cách gửi đứa trẻ xuống một nơi sâu bên trong, và tránh càng xa càng tốt. Nhưng trốn chạy không làm chấm dứt nỗi đau khổ của ta, mà chỉ kéo dài nó thêm.

“Em ở đây. Em ở đây.”

Đứa trẻ thương tổn đòi hỏi quan tâm và tình yêu, nhưng ta làm điều ngược lại. Chúng ta chạy trốn bởi chúng ta sợ đau khổ. Khối đau đớn và buồn bã trong ta cảm thấy nặng nề không chịu nổi. Cho dù nếu chúng ta có thời gian, chúng ta không về nhà cùng mình. Chúng ta cố gắng giữ cho mình liên tục được giải trí - xem TV hoặc phim ảnh, giao tiếp xã hội, hoặc sử dụng rượu và thuốc phiện - bởi chúng ta không muốn trải nghiệm nỗi khổ đau thêm lần nào nữa.

Đứa trẻ thương tổn ở đó và chúng ta thậm chí không biết bé ở đó. Đứa trẻ thương tổn trong ta là một hiện thực, nhưng ta không thể thấy bé. Không thể thấy được là một kiểu vô minh. Đứa trẻ này đã bị tổn thương trầm trọng. Cô bé hoặc cậu bé thực sự cần ta quay về. Thay vì thế ta lại quay đi.

Vô minh ở trong mỗi tế bào cơ thể và trong ý thức của ta. Nó như một giọt mực hoà vào một cốc nước. Sự vô minh đó ngăn ta không nhìn thấy thực tại; nó thúc đẩy ta làm những điều ngu ngốc mà khiến ta khổ sở còn hơn thế và làm tổn thương một lần nữa đứa trẻ đã sẵn bị tổn thương trong ta.

Đứa trẻ thương tổn cũng có trong mỗi tế bào cơ thể. Không có tế bào nào của cơ thể chúng ta mà không có đứa trẻ thương tổn bên trong nó. Chúng ta không cần phải nhìn xa về quá khứ để tìm đứa trẻ. Chúng ta chỉ cần nhìn sâu và ta có thể chạm đến bé. Đau khổ của đứa trẻ thương tổn đó đang nằm bên trong ta ngay lúc này trong thời hiện tại.

Nhưng cũng như khổ đau đang diện diện trong mọi tế bào của cơ thể, những hạt giống (seed) của sự hiểu biết được đánh thức và hạnh phúc truyền xuống cho ta từ tổ tiên. Chúng ta chỉ cần sử dụng chuang. Chúng ta có một ngọn đèn bên trong mình, ngọn đèn chánh niệm, mà chúng ta có thể thắp sáng bất cứ lúc nào. Dầu của ngọn đèn đó là hơi thở ta, bước chân ta, và nụ cười bình yên của ta. Chúng ta phải thắp sáng ngọn đèn chánh niệm để mà ánh sáng rọi qua và màn đêm sẽ tiêu tan và chấm dứt. Sự thực hành của ta sẽ thắp sáng ngọn đèn.

Khi chúng ta trở nên ý thức rằng ta đã bỏ quên đứa trẻ thương tổn trong mình, ta cảm thấy lòng trắc ẩn lớn lao với đứa trẻ và ta bắt đầu sinh ra năng lượng chánh niệm. Việc thực hành đi chánh niệm, ngồi chánh niệm và thở chánh niệm là nền tảng của ta. Với niệm hơi thở và bước chân chánh niệm của mình, ta sản sinh ra năng lượng chánh niệm và quay về với trí tuệ được đánh thức nằm bên trong mỗi tế bào của cơ thể. Năng lượng đó sẽ ôm ấp ta và chữa lành ta, và sẽ chữa lành đứa trẻ thương tổn bên trong ta.

💥 Lắng nghe

Khi chúng ta nói đến lắng nghe với lòng trắc ẩn, chúng ta thường nghĩ đến việc lắng nghe ai đó khác. Nhưng chúng ta cũng phải lắng nghe cả đứa trẻ thương tổn bên trong mình. Đôi lúc đứa trẻ thương tổn trong ta muốn tất cả sự chú ý của ta. Đứa trẻ đó sẽ trồi lên từ những tầng sâu của ý thức và đòi hỏi sự chú ý của bạn. Nếu bạn chánh niệm, bạn sẽ nghe tiếng nói của cậu bé hay cô bé đang kêu gọi trợ giúp. Vào khoảnh khắc đó, thay vì chú ý đến bất cứ điều gì phía trước bạn, hãy lùi lại và ôm ấp dịu dàng đứa trẻ bị tổn thương. Bạn có thể nói chuyện thẳng với đứa trẻ bằng ngôn ngữ của tình yêu, nói rằng, “Trong quá khứ, tôi đã bỏ em một mình. Tôi đã rời xa em. Bây giờ, tôi rất hối lỗi. Tôi sẽ bao bọc em. Bạn có thể nói, “Em yêu, tôi ở đây vì em. Tôi sẽ chăm sóc tốt cho em. Tôi biết em đã đau khổ quá nhiều. Tôi đã quá bận rộn. Tôi đã lờ em đi, và giờ đây tôi đã học được cách trở về bên em. Nếu cần thiết, bạn phải khóc cùng với đứa trẻ đó. Bất cứ khi nào bạn cần, bạn có thể ngồi và thở với đứa trẻ.

“Thở vào, tôi quay về với đứa trẻ thương tổn của tôi; thở ra, tôi chăm sóc tốt cho đứa trẻ thương tổn của tôi.”

💥 Hãy nói với em bằng ngôn ngữ tình yêu.

Bạn phải nói chuyện với đứa trẻ vài lần một ngày. Chỉ khi đó việc chữa lành mới được tiến hành. Ôm ấp đứa trẻ của bạn dịu dàng, trấn an em rằng bạn sẽ không bao giờ bỏ rơi em nữa hay để em không được chăm nom. Đứa trẻ nhỏ đã bị bỏ một mình quá lâu rồi. Đó là lý do bạn cần phải bắt đầu thực hành ngay. Nếu bạn không làm bây giờ, thì khi nào bạn mới làm?

Nếu bạn biết cách trở về bên em và lắng nghe em cẩn trọng mỗi ngày trong tầm 5 hoặc 10 phút, sự chữa lành được tiến hành. Khi bạn leo một ngọn núi đẹp, mời đứa trẻ bên trong bạn cùng leo với bạn. Khi bạn thưởng ngoạn cảnh mặt trời lặn, mời em cùng thưởng thức với bạn. Nếu bạn làm điều đó trong 1 vài tuần hoặc 1 vài tháng, đứa trẻ thương tổn trong bạn sẽ trải nghiệm sự chữa lành.

Với thực hành, chúng ta có thể nhìn thấy đứa trẻ thương tổn không chỉ là mình. Đứa trẻ thương tổn có thể đại diện cho vài thế hệ.

Mẹ của chúng ta có thể đã đau khổ suốt cả cuộc đời mình. Bố của chúng ta có thể cũng đã đau khổ. Có lẽ bố mẹ không thể chăm sóc đứa trẻ thương tổn bên trong họ. Vì vậy khi ta ôm lấy đứa trẻ thương tổn bên trong mình, ta đang ôm lấy tất cả những đứa trẻ thương tổn của các thế hệ trước. Việc thực hành này không phải là việc thực hành cho mình ta, mà cho vô số thế hệ tổ tiên và hậu bối.

Tổ tiên của chúng ta có thể đã không biết cách chăm sóc cho đứa trẻ thương tổn bên trong, vì vậy họ chuyển giao đứa trẻ thương tổn của họ cho ta. Thực hành của ta là để chấm dứt vòng lặp này. Nếu như ta có thể chữa lành đứa trẻ thương tổn của mình, ta không chỉ giải phóng bản thân, mà ta sẽ còn giúp giải phóng bất cứ ai đã gây thương tổn hay lạm dụng ta. Kẻ lạm dụng có thể cũng đã là nạn nhân bị lạm dụng. Có những người đã thực hành với đứa trẻ thương tổn của họ trong một thời gian dài đã thuyên giảm nỗi khổ đau và trải nghiệm sự chuyển hoá. Những mối quan hệ của họ với gia đình và bạn bè trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Chúng ta khổ đau bởi vì chúng ta đã không được chạm đến với lòng trắc ẩn và sự thấu hiểu. Nếu ta có thể sản sinh năng lượng niệm, hiểu biết và trắc ẩn cho đứa trẻ thương tổn của mình, chúng ta sẽ bớt khổ đau rất nhiều. Khi chúng ta sản sinh ra chánh niệm, ta có thể có lòng trắc ẩn và sự hiểu biết, và ta có thể để người khác yêu thương ta. Trước đó, ta có thể đã nghi ngờ mọi điều và mọi người. Lòng trắc ẩn giúp ta liên hệ mình với người khác và phục hồi giao tiếp.

Những người quanh ta, gia đình và bè bạn, cũng có thể có một đứa trẻ thương tổn bên trong họ. Nếu ta xoay sở để giúp chính mình, ta cũng có thể giúp họ nữa. Khi chúng ta chữa lành chính mình, mối quan hệ của ta với họ trở nên dễ dàng hơn. Có nhiều yên bình và nhiều tình yêu hơn bên trong ta.

Hãy quay lại và chăm sóc bản thân mình. Cơ thể bạn cần bạn, cảm xúc của bạn cần bạn, tri giác của bạn cần bạn. Đứa trẻ thương tổn bên trong bạn cần bạn. Nỗi khổ đau cần bạn công nhận nó. Về nhà và ở đó với tất cả những điều này. Thực tập đi chánh niệm và thở chánh niệm. Làm mọi việc trong chánh niệm để bạn có thể thực sự ở đó, để bạn có thể yêu thương.

💥 Năng lượng niệm

Năng lượng niệm là phương thuốc sẽ nhận diện và chữa lành đứa trẻ bên trong. Nhưng làm cách nào ta trau dồi năng lượng này?

Chúng ta có thể chia ý thức thành 2 phần. Một phần là “ý thức” (mind consciousness) và phần kia là “tàng thức” (store consciousness). Ý thức là dạng hoạt động tích cực. Tâm lý học phương Tây gọi nó là “tâm trí” (the conscious mind). Để nuôi cấy năng lượng niệm, chúng ta cố gắng thu hút ý thức hoạt động tích cực của ta trong tất cả mọi hoạt động và hiện diện thực sự với bất cứ điều gì ta đang làm. Chúng ta muốn chánh niệm khi ta uống trà hoặc lái xe qua thành phố. Khi ta đi, ta muốn ý thức rằng ta đang đi. Khi ta thở, ta muốn ý thức rằng ta đang thở.

Tàng thức, còn được gọi là “căn bản thức” (root consciousness), là nền tảng của ý thức chúng ta. Trong Tâm lý học phương Tây nó được gọi là “vô thức” (unconscious mind). Đó là nơi tất cả những trải nghiệm quá khứ của ta được lưu giữ. Tàng thức có khả năng học và xử lý thông tin.

Thường thì ý thức ta không ở đó cùng cơ thể ta. Đôi lúc ta trải qua những hoạt động thường nhật mà không có sự tham gia của ý thức. Chúng ta có thể làm nhiều điều chỉ bằng tàng thức, và ý thức có thể nghĩ đến hàng ngàn thứ khác. Ví dụ, khi chúng ta lái xe qua thành phố, ý thức có thể không nghĩ về việc lái xe chút nào, nhưng ta vẫn có thể đến nơi mà không lạc hay gây tai nạn. Đó là tàng thức đang tự hoạt động.

Ý thức như một ngôi nhà mà phần móng là tàng thức và phòng khách là ý thức của ta. Những “tâm hành” (mental formation) như giận, đau khổ, hay vui được đặt trong tàng thức dưới dạng những hạt giống. Chúng ta có một hạt giống của giận dữ, tuyệt vọng, kì thị, sợ hãi; một hạt giống của chánh niệm, từ bi; một hạt giống của hiểu biết, và cứ thế. Tàng thức được làm từ tổng các hạt giống(“nhất thiết chủng thức”), và nó cũng là mảnh đất đã giữ gìn và duy trì tất cả các hạt giống. Những hạt giống ở đó cho đến khi ta nghe, thấy, đọc hoặc nghĩ đến điều gì mà chạm đến một hạt và khiến ta cảm thấy giận dữ, vui vẻ hay phiền muộn. Đó là một hạt giống đã mọc lên và hiển lộ ở mức độ của ý thức, trong phòng khách của ta. Giờ đây ta không còn gọi nó là một hạt giống, mà là tâm hành.

Khi ai đó chạm vào hạt giống của giận dữ bằng cách nói hoặc làm điều gì đó khiến ta buồn bực, hạt giống giận dữ sẽ mọc lên và hiển lộ trong ý thức như tâm hành của sự giận dữ. Từ cấu thành (“formation”, trong “mental formation”/tâm hành) là một từ gọi thứ được tạo ra bởi nhiều điều kiện hợp lại. Một cây bút đánh dấu là một cấu thành; bàn tay tôi, một bông hoa, một cái bàn, một ngôi nhà, đều là những cấu thành. Một ngôi nhà là một cấu thành vật lý. Bàn tay tôi là một cấu thành sinh lý. Cơn giận của tôi là một cấu thành tinh thần. Nhiều loại hạt giống có thể hiển lộ dưới dạng tâm hành. Cơn giận chỉ là một trong số chúng. Trong tàng thức, cơn giận được gọi là một hạt giống. Trong ý thức, nó được gọi là một tâm hành.

Bất cứ khi nào một hạt giống, như hạt giống của cơn giận, mọc lên trên phòng khách của ta và hiển lộ như một tâm hành, điều đầu tiên ta có thể làm là chạm vào hạt giống của chánh niệm và mời nó cùng mọc lên theo. Giờ đây ta có hai tâm hành trong phòng khách. Đó là chánh niệm về cơn giận. Chánh niệm luôn luôn là chánh niệm về điều gì đó. Khi ta thở trong chánh niệm, đó là niệm hơi thở. Khi ta đi trong chánh niệm, đó là chánh niệm của việc đi. Khi ta ăn trong chánh niệm, đó là chánh niệm của việc ăn. Vì vậy trong trường hợp này, chánh niệm là chánh niệm của cơn giận. Chánh niệm nhận diện và ôm lấy cơn giận.

Sự thực hành dựa trên cái nhìn sâu sắc về bất nhị (nonduality) - giận dữ không phải một kẻ thù. Cả chánh niệm và giận dữ đều là chúng ta. Chánh niệm ở đó không phải để kìm hãm hay chiến đấu chống lại cơn giận, mà để nhận diện và chăm sóc nó - như một người anh trai lớn yểm trợ một câu em nhỏ. Thế là năng lượng của cơn giận được nhận diện và ôm ấp dịu dàng với năng lượng niệm.

Mỗi lần chúng ta cần năng lượng niệm, ta chỉ cần chạm vào hạt giống của niệm hơi thở hoặc thiền chánh niệm đi, cười và sau đó ta có năng lượng sẵn sàng để đảm đương việc nhận diện, ôm ấp và sau đó là nhìn sâu vào trong và chuyển hoá. Bất cứ việc gì ta làm, cho dù đó là nấu nướng, quét nhà, giặt đồ, đi lại, hay ý thức về hơi thở của mình, ta có thể tiếp tục sản sinh ra năng lượng chánh niệm, và hạt giống chánh niệm trong ta sẽ trở nên mạnh mẽ. Trong hạt giống chánh niệm là hạt giống của định tâm. Với hai nguồn năng lượng này, ta có thể giỏi phóng mình khỏi những mâu thuẫn.

💥 Tâm trí cần được lưu thông tốt

Chúng ta biết rằng có độc chất bên trong cơ thể mình. Nếu máu không lưu thông tốt, những độc chất này tích tụ lại. Để duy trì trạng thái khoẻ mạnh, cơ thể hoạt động để trục xuất độc tố. Khi máu lưu thông tốt, thận và gan có thể làm việc của mình để làm tan chất độc. Chúng ta có thể sử dụng mát-xa để giúp máu tuần hoàn tốt hơn.

Ý thức của ta cũng vậy, có thể ở trong tình trạng kém lưu thông. Chúng ta có thể có một khối lớn khổ sở, đau đớn, buồn bã hay tuyệt vọng bên trong mình; nó như một độc chất trong ý thức của ta. Ta gọi nó là một khối “nội kết”(internal formation - “kết” tiếng Hán Việt của “thừng”, sợi dây, là tụ lại, đóng lại thành từng khối khổ đau, không chịu tan mà đóng lại thành khối ở bên trong, cho nên gọi là nội kết) hoặc “triền sử” (internal knot - “Triền” tức là trói lại, quấn lại không cho có tự do, triền sử là những nút thắt trong tâm). Ôm lấy những đau đớn và buồn bã với năng lượng niệm là thực hành mát-xa cho ý thức. Khi máu không lưu thông, các cơ quan nội tạng không thể hoạt động đúng, và chúng ta bị bệnh. Khi tâm lý của ta không lưu thông tốt, tâm trí của ta sẽ bị bệnh. Chánh niệm kích hoạt và gia tăng sự tuần hoàn qua khỏi những khối đau đớn lớn.

💥 Quan sát suy nghĩ chiếm không gian trống trong tâm trí

Những khối lớn khổ sở, đau đớn, buồn bã hay tuyệt vọng luôn muốn nổi lên ý thức của ta, bởi chúng đã trở nên to lớn và cần sự chú ý của ta. Chúng muốn nổi lên, nhưng ta không muốn những vị khách không mời này đi vào bởi rất đau đớn khi phải nhìn vào chúng. Vì vậy ta cố gắng chặn đường chúng. Ta muốn chúng ngủ yên dưới tầng hầm. Ta không muốn đối mặt với chúng, vì vậy thói quen của ta là lấp đầy không gian với những suy nghĩ khác. Bất cứ khi nào ta có 10 hoặc 15 phút nghỉ ngơi, ta làm gì đó để giữ cho không gian được chiếm cứ. Ta gọi một người bạn. Ta nhặt lên một cuốn sách. Ta bật TV. Ta lái xe một vòng, Ta hi vọng rằng nếu không gian bị chiếm cứ, những tâm hành không dễ chịu đó sẽ không đi lên.

Nhưng tất cả những tâm hành cần được lưu thông. Nếu ta không để chúng đi lên, chúng tạo ra những vòng tuần hoàn xấu trong tâm lý, và triệu chứng của bệnh thần kinh và trầm cảm bắt đầu hiển lộ trong tâm trí và cơ thể ta.

Đôi khi ta có một cơn nhức đầu, ta uống aspirin, nhưng cơn nhức đầu không biến mất. Đôi khi loại nhức đầu có thể là một triệu chứng của bệnh tâm thần. Có lẽ ta bị dị ứng. Ta nghĩ đó là một vấn đề thể lý, nhưng những cơn dị ứng có thể là một triệu chứng của bệnh tâm thần. Ta được bác sĩ khuyên uống thuốc, nhưng đôi khi chúng sẽ đè nén những khối nội kết của ta, khiến bệnh của ta tệ hơn.

💥 Tháo dỡ rào cản

Nếu ta có thể học cách không sợ những gút thắt của đau khổ, ta dần dần có thể cho chúng lưu thông lên phía trên phòng khách của ta. Có thể bắt đầu học cách ôm lấy chúng và chuyển hoá chúng thành năng lượng niệm. Khi ta tháo dỡ hàng rào giữa tầng hầm và phòng khách, những khối lớn đau đớn sẽ đi lên và chúng ta sẽ phải khổ sở một chút. Đứa trẻ nội tâm của ta có thể có rất nhiều nỗi sợ và giận dữ được tích tụ lại do phải ở dưới tầng hầm quá lâu. Không có cách nào lẩn tránh nó cả.

Đó là lý do tại sao sự thực hành chánh niệm lại quan trọng đến thế. Nếu chánh niệm không ở đó, ta sẽ thấy rất khó chịu khi những hạt giống đó mọc lên. Nhưng nếu ta biết cách sản sinh năng lượng chánh niệm, ta được chữa lành rất nhiều khi mời chúng lên mỗi ngày và ôm lấy chúng. Chánh niệm là một nguồn năng lượng mạnh mẽ có thể nhận diện, ôm ấp và chăm sóc cho những năng lượng tiêu cực này. Có thể những hạt giống đó ban đầu không muốn đi lên, có lẽ có quá nhiều giận dữ và hồ nghi, vì vậy ta có thể phải dỗ dành chúng một chút. Sau khi được ôm ấp một thời gian, một cảm xúc mạnh mẽ sẽ trở lại tầng hầm và trở thành một hạt giống một lần nữa, nhưng yếu hơn trước.

Mỗi lần ta cho những tâm hành này vào một bồn chánh niệm, những khối đau đớn trong ta trở nên nhẹ nhàng hơn. Vì thế hãy cho cơn giận của bạn, sự tuyệt vọng của bạn, nỗi sợ hãi của bạn được tắm trong chánh niệm mỗi ngày. Sau vài ngày hoặc vài tuần mang chúng lên hàng ngày và giúp chúng đi xuống lần nữa, bạn tạo nên sự lưu thông tốt trong tâm lý của mình.

💥 Tác dụng của chánh niệm

Tác dụng đầu tiên của chánh niệm là để nhận diện và không phải để chiến đấu. Ta có thể ngừng lại bất cứ lúc nào và nhận thức về đứa trẻ trong ta. Khi ta nhận diện đứa trẻ thương tổn lần đầu tiên, tất cả những gì ta cần làm là nhận thức về em và nói xin chào. Đó là tất cả. Có lẽ đứa trẻ này đang buồn. Nếu ta nhận thấy điều này ta có thể chỉ cần hít vào và nói với mình:

“Hít vào, tôi biết rằng khổ sở đã hiển lộ trong tôi. Xin chào, khổ sở. Thở ra, tôi sẽ chăm sóc cho em.”

Một khi ta nhận diện đứa trẻ nội tâm của mình, tác dụng thứ hai của chánh niệm là ôm ấp lấy em. Đây là một sự thực hành rất dễ chịu. Thay vì chiến đấu với những cảm xúc, ta chăm sóc tốt cho chúng. Chánh niệm mang đến một đồng minh - định (concentration). Vài phút đầu tiên nhận diện và ôm lấy đứa trẻ nội tâm với sự dịu dàng sẽ giúp giảm đau. Những cảm xúc khó khăn vẫn sẽ còn đó, nhưng ta không phải chịu đựng nhiều như thế nữa.

Sau khi nhận diện và ôm ấp đứa trẻ nội tâm của mình, tác dụng thứ ba của chánh niệm là xoa dịu và giải toả những cảm xúc khó khăn. Chỉ bằng cách ôm đứa trẻ này nhẹ nhàng, ta đang xoa dịu những xúc cảm khó khăn và ta có thể bắt đầu cảm thấy nhẹ nhõm. Khi ta ôm lấy những cảm xúc mạnh với niệm và định, ta có thể thấy được gốc rễ của mọi thứ, sự chịu đựng của ta giảm dần. Vì vậy chánh niệm nhận diện, ôm ấp và giải toả

Năng lượng niệm chứa đựng năng lượng định cũng như năng lượng của tuệ(insight). Định giúp ta tập trung vào chỉ một thứ. Với định, năng lượng của cái nhìn trở nên mạnh mẽ và ta có thể có tuệ. Tuệ luôn luôn có quyền lực giải phóng ta. Nếu chánh niệm ở đó, và ta biết cách giữ cho chánh niệm tồn tại, định cũng ở đó. Và nếu ta biết cách giữ cho định tồn tại, tuệ cũng sẽ đến. Năng lượng niệm cho ta cái nhìn sâu và đạt được tuệ giác ta cần để chuyển hoá.

Ngoài ra, tôi muốn nói thêm rằng những bài tập thực hành này không nhằm thay thế trị liệu, những chương trình hay hội nhóm cho đứa trẻ bên trong hoặc những đứa trẻ bị lạm dụng. Nếu bạn từng trải qua (bị) lạm dụng tình dục (khi còn nhỏ), lạm dụng cảm xúc nghiêm trọng hoặc mắc một số chứng bệnh tâm thần - việc tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia là điều cần thiết. Bài viết này là một phương pháp bổ sung. Cuối cùng, nếu bạn trải qua những xúc cảm kỳ lạ hoặc một số xúc cảm quá mạnh khi thực hành những lời khuyên dưới đây, hãy dừng lại ngay lập tức. Bạn cũng có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của một cố vấn chuyên nghiệp hoặc inbox tôi (hiểu về những vấn đề này) trước khi tiến hành.

Hãy nhớ rằng - mọi thứ đều cần thời gian. Các thực hành dưới đây không phải để sửa chữa ngay lập tức. Chúng không phải những cây đũa phép lấp lánh sẽ ngay lập tức khiến mọi thứ tốt hơn. Nhưng chúng sẽ cung cấp cho bạn những công cụ cơ bản bạn cần để cảm thấy an tâm, an toàn và được bảo vệ ở cấp độ cốt lõi. Tôi thực sự hy vọng bạn tìm thấy một điều gì đó giữa những điều chia sẻ ở đây, điều sẽ giúp nuôi dưỡng bạn và mối quan hệ của bạn với đứa trẻ bên trong mình.

💖💥🙏 Khi bạn chữa lành cho chính mình bạn là lúc bạn chữa lành cho người khác

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh