Thiền Định Là Gì

THIỀN ĐỊNH LÀ GÌ

Khi nói về thiền định, bạn sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh một người ngồi yên lặng, bán già hoặc kết già, tập trung vào hơi thở và có thể tưởng tượng ra các hình ảnh mong muốn hay giữ cho tâm trí lặng yên. Rất nhiều bạn đã tập Thiền định với nhiều phương pháp khác nhau, từ thiền truyền thống, Nhật Bản, yoga,..nên mình sẽ không nói chi tiết về các vấn đề này.

Vậy mình đưa vấn đề này nên để làm gì? Có một góc nhìn khác về thiền định mình thấy cần thiết phải làm rõ, vì khi một người không hiểu mình đang làm gì, nó sẽ chỉ đem đến nhiều rắc rối trong tâm trí mà thôi.

Theo mình, câu hỏi mỗi người nên tự đặt ra là: Chúng ta thiền đề làm gì? Tại sao chúng ta thiền?

Với mỗi người khác nhau, mục đích tất nhiên là khác nhau, nhưng mình thấy rằng đa số sẽ theo những mục đích chính như là:

1/ Muốn thiền định để có thể tĩnh tâm hơn hay có sức khỏe tốt hơn, từ đó làm việc tốt hơn, kiếm tiền, kinh doanh tốt hơn.

2/ Muốn thoát khỏi các vấn đề gây trầm cảm trong cuộc sống như là: vấn đề tình cảm (ngoại tình, mất người thân,..), vấn đề vật chất (phá sản, thất bại, thất nghiệp,..), và rất nhiều vấn đề gây trầm cảm khác.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mua đá năng lượng:

3/ Nhận thức được các vấn đề của mình như dễ nóng giận, sân si, muốn luyện thiền để kiểm soát nó không xuất hiện nhiều nữa, hay nói cách khác là tu tâm đổi tính.

4/ Tin vào một tôn giáo hay ý tưởng nào đó, như là được thăng thiên, tăng cấp độ, có phép thần thông, hay giải thoát khỏi luân hồi,.. và thực hành thiền kèm theo đó là vô số những điều kiện như là ăn chay, tiết dục, thoát khỏi trần tục vào rừng ẩn tu,.. vv và vv..

Nhiều bạn đã và đang thiền, và nó thực sự cũng đem lại nhiều lợi ích khi thực hiện hay có nhiều trải nghiệm tâm linh khác khau như thoát xác, khai mở con mắt thứ 3,…Tuy nhiên, câu hỏi thực sự quan trọng cần đặt ra là:

Liệu thiền định có thực sự giúp cho con người hoàn toàn nhận thức, hiểu biết được toàn bộ quá trình tâm lý của bản thân mình?

Nó có giúp một người nhận thấy chu trình tâm lý của gia đình, đến toàn xã hội, nhìn thấy được sự phi lý và vô nghĩa của những gì chúng ta đang làm như là phấn đấu để thành công, có chức vụ cao trong xã hội, được mọi người công nhận, làm mọi giá để giàu có, mà bỏ qua tiếng gọi trong trái tim và đam mê của mình?

Nó có giúp ta hoàn toàn không còn bị ảnh hưởng bởi những thứ bên ngoài, mà có được sự tĩnh lặng trong nội tâm, từ đó không còn những cảm xúc tiêu cực nữa? Nó có giúp ta không còn bị ảnh hưởng nếu như ta bị cắm sừng, đau buồn, hay khi bị phá sản, thất bại, thất nghiệp, mất tất cả?

Nó có giúp ta có thể sống trọn vẹn từng phút giây, mà không cần lo nghĩ gì về tương lai, hay là những hối tiếc trong quá khứ?

Nó có giúp ta không còn những hệ thống niềm tin, giáo điều, những hệ giá trị ta cài đặt trong người? Từ đó ta không còn sống như những phần mềm, bị quy định như là phải thế này, phải thế kia? Từ đó nếu có người nào động vào nó, ta bị xù lông và cãi nhau, bực tức, giận dữ, bạo lực, tham lam, sợ hãi?

Nó có giúp ta có cuộc sống trọn vẹn, cả với thể xác và linh hồn của mình? Khi đó ta có sức mạnh trong bản thân mình, không cần phải có một ai đó dẫn đường chỉ lối, hay ta vứt bỏ sức mạnh của mình?

Khi bạn dành thời gian ra để thiền, tất nhiên là bạn sẽ có cảm nhận được sự thanh thản, và tĩnh lặng trong thời gian đó, nhưng toàn bộ thời gian trong ngày còn lại thì sao? Khi bạn làm việc, gặp đối tác, gặp những người làm bạn khó chịu, bạn mệt mỏi, gặp những chuyện không may khác? Làm thế nào để có thể bình tâm trước những chuyện đó?

Còn rất nhiều câu hỏi khác mà mỗi người đều có. Điều quan trọng là:’ Câu trả lời là ở mỗi người, và mỗi người sẽ có con đường đi của riêng mình’.

Sự thật là: Nếu bạn không trả lời được những câu hỏi này, thì bạn ngồi thiền cả đời cũng không giải quyết được vấn đề gì đâu!

Vậy để nhận thức và hiểu biết được tất cả những gì đang xảy ra bên trong của mỗi người, đó là công việc mà từng người cần tự đào sâu, không có ai, tổ chức hay thần thánh nào giúp được bạn.

Khi đó bạn cần quan sát và hiểu rõ những thứ đang xảy ra bên trong của mình, mọi lúc, mọi nơi, như là đi xe bus, rửa bát, làm việc, gõ phím,...bạn hiểu rõ được suy nghĩ của mình hay ý thức, và những thói quen của mình, vô thức. Bạn hiểu rõ cả ý thức và vô thức của mình.

Khi bạn đi xuyên qua những thứ trong tâm trí bạn mà không có sự né tránh, kiểm soát hay phán xét nào, nó sẽ trồi lên bề mặt, tất nhiên là khi đó bạn sẽ thấy mệt mỏi, trầm cảm, nóng giận, khó chịu hơn. Nhưng chỉ khi đó bạn mới thấy được nó và hiểu được nó.

Khi bạn hiểu được nó rồi, các tình huống tương tự xảy ra nó sẽ không làm bạn máy móc và tự động như trước nữa, bạn trở nên tĩnh lặng, không ai hay cái gì có thể kích động được nội tâm của bạn.

Khi bạn có sự tĩnh lặng, bạn mới thể có được tâm trí sáng suốt, và từ đó bạn mới có thể học được cách tha thứ và có tình thương không điều kiện.

Vậy đây có phải là trạng thái thiền định thực sự? Thực ra nó chỉ là cái tên, bạn có thể gọi nó là cái gì cũng được. Nếu bạn quá coi trọng từ ngữ này, bạn sẽ sống và tạo ra hệ thống niềm tin mới để làm theo nó.

Vậy còn cách thiền định ta đang làm, tại sao nó giúp một người có thể tĩnh lặng, tắt tâm trí lúc đó, bản chất của nó là gì?

Khi bạn ngồi yên lặng và tập trung vào hơi thở hay tập trung vào một cái gì khác, nó chính là một kĩ thuật tự thôi miên chính mình. Khi một người bị thôi miên, ý thức sẽ tắt đi và chỉ còn chỗ cho vô thức (điều khiển các hoạt động cơ bản của cơ thể) và cái còn lại là tiềm thức, chính là tâm trí của linh hồn, mình sẽ nói trong bài sau. Từ đó, nó giúp cho người thiền nhìn thấy được những hình ảnh, trải nghiệm mà tiềm thức muốn người đó thấy, có thể là tiền kiếp để giải quyết các vấn đề hiện tại trong cuộc sống, hoặc đơn giản chỉ là trải nghiệm như là thoát xác.

Hầu như tất cả mọi người tập thiền đều cảm nhận có dòng năng lượng chảy qua cơ thể, nhất là dọc sống lưng và thấy nóng lên, bản chất của nó là gì?

Chìa khóa nằm ở hơi thở của bạn, một hơi thở sẽ giúp con người hấp thu được dưỡng khí, đó là oxi để hoạt động trao đổi chất hiệu quả, ngoài ra nó còn hấp thụ sinh khí (prana) của môi trường vào trong cơ thể. Khi hơi thở càng sâu thì sinh khí sẽ nhiều, và cảm nhận được nó qua dòng khí nóng chạy qua xương sống hoặc dòng điện khắp cơ thể. Hơi thở sâu cũng giúp giải phóng các hoocmon giúp cho cơ thể thư giãn và thoải mái.

Với những người tập chuyên sâu sẽ có thể học được cách là:’dùng ý điều khí’. Tức là ban đầu tưởng tượng dòng khí chạy trong cơ thể theo một hướng cố định, như dọc sống lưng lên đỉnh đầu chẳng hạn, sau một thời gian tập luyện có thể tự cảm nhận dòng khí này, và có thể điều nó đi các vị trí khác trên cơ thể, cũng như cảm nhận được dòng năng lượng chạy trên người, các huyệt đạo.

Ngoài ra, bạn cũng không cần phải ngồi một chỗ để có thể luyện tập thở sâu, có nhiều cách khác như là Yoga hoặc khí công, võ thuật. Bản chất của những bài tập khí này đều do người xưa nhại lại các chuyển động của các con vật trong tự nhiên như ếch, chim cò, báo, hổ, khỉ, rắn,…tạo ra các bài quyền và các bài tập thở. Đó chính là sự kết hợp nhịp hít vào, nén khí và thở ra cùng với các động tác kèm theo. Khi tập đúng nhịp thở và động tác, cảm giác sẽ rất mạnh mẽ.

Bản thân mình trải nghiệm thấy rằng tập thở có chuyển động thành một bài khí công hiệu quả nhanh hơn nhiều so với ngồi thiền để cơ thể khỏe mạnh. Mình chỉ cần khoảng 05 phút tập khí công là toát mồ hôi và thấy dòng điện rần rần ở tay, trong khi ngồi thiền khoảng nửa tiếng mới thấy có sự khác biệt. Tất nhiên mỗi người sẽ khác nhau và cần tự tìm ra cái gì là phù hợp nhất với mình.

Một điều nữa mình cần lưu ý đó là, làm thế nào để thở sâu?

Thông thường chúng ta thở sâu nhưng cũng không dùng hết được khả năng của phổi, do chúng ta chỉ thở bằng ngực. Qua luyện tập bạn có thể thở được bằng cơ bụng và hơi thở này giúp tối ưu được lượng khí bạn hít vào. Kĩ thuật đơn giản như sau:

Bước 1: Hít vào

Bạn hít vào bằng mũi, dùng cơ bụng dưới để phình bụng dưới ra. Nếu bạn mới thở bụng sẽ thấy căng tức và khó chịu ở vùng này, nên hãy tập kiên trì một thời gian sẽ hết. Lưu ý khi hít vào bạn cần phải ép cơ bụng trên để giữ nội tạng đúng vị trí. Ngoài ra hãy uống lưỡi lên trên vòm họng, mím môi, khi đó sẽ đóng dòng khí để dẫn khí đi từ mũi lên đỉnh đầu và dọc sống lưng xuống dưới xương cụt.

Tập đúng nhịp hít vào sau vài tháng bạn sẽ cảm nhận dòng năng lượng chảy từ hơi thở của mình đi xuống khu vực xương cụt và dưới đan điền, và toàn bộ cơ thể, chân tay ấm lên.

Bước 2: Nén khí

Bạn giữ hơi thở trong vòng vài giây, sao cho bạn thấy thoải mái mà chưa cần lấy thêm không khí. Giai đoạn này giúp cơ thể hấp thụ lượng khí bạn vừa hít vào và đẩy thán khí ra phổi, vẫn giữ miệng đóng và cơ bụng trên ép vào và nếu thấy áp lực ở hậu môn cũng giữ áp lực khu vực này.

Bước 3: Thở ra

Khi thở ra hãy đẩy khí bằng cơ bụng dưới lên trên ngực và cổ họng, để khí tự động bật ra ngoài bằng miệng, đẩy lưỡi bạn ra. Cách này giúp cho thể tích khí thoát ra là lớn nhất, kể cả các cặn khí ở sâu trong phổi. Nhịp thở ra đúng sẽ thấy có tiếng ‘bật’ ra khi thở và cảm giác phổi trống rỗng.

Đây là quá trình thở bụng mà bạn có thể luyện tập dần dần, khi thở bụng được thuần thục bạn có thể làm cách này mọi lúc mọi mơi. Một hơi thở sâu, chậm rãi như vậy sẽ giúp tinh thần bạn luôn sảng khoái, cảm xúc ổn định và giúp bạn dễ dàng hơn khi làm các việc khác, cũng như trải nghiệm cuộc sống.

Qua bài này hi vọng mỗi người sẽ có suy nghĩ và câu trả lời của riêng mình. Hãy chia sẻ nếu bạn thấy hay và chia sẻ ý kiến của bạn về Thiền định.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh