Om Mani Padme Hum - Version Original - Mantras Tibetanos
Om Mani Padme Hum - Version Original - Mantras Tibetanos Om Mani Padme Hum - Version Original - Mantras Tibetanos

OM MANI PADME HUM - VERSION ORIGINAL - MANTRAS TIBETANOS

Om Mani Padme Hum là một câu thần chú tiếng Phạn, được xem là thần chú cầu Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara) và là thần chú quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó còn được mệnh danh là “Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn” tức là “Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ”.

Om : Quy mệnh

Mani : Viên ngọc như ý

Padme : Bên trong hoa sen

Hum : Tự ngã thành tựu

Có thể dịch câu này là Om, ngọc quý trong hoa sen, Hum. (Om, to the Jewel in the Lotus, hum). Theo âm Hán-Việt, câu này được đọc là Úm ma ni bát ni hồng hoặc Án ma ni bát mê hồng.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Thông thường người ta không giảng nghĩa thần chú, nhưng ở đây cần nói thêm là: “ngọc quý” biểu hiện cho Bồ-đề tâm (bodhicitta), “hoa sen” chỉ tâm thức con người, ý nghĩa là tâm Bồ-đề nở trong lòng người. Tuy nhiên thần chú có những âm thanh riêng biệt và những tác dụng bí ẩn theo cách trình bày của Kim cương thừa. Đối với Phật giáo Tây tạng thì Om Mani Padme Hum chính là lòng từ bi rộng lớn, muốn đạt Niết-bàn vì lợi ích của chúng sinh. Vì vậy sáu âm tiết của thần chú này cũng được xem là tương ưng với sáu cõi tái sinh của dục giới.

Các thần chú là biểu hiện của âm thanh bắt nguồn từ sự rỗng không. Nó là âm thanh xác thực của khoảng trống không.

Bắt nguồn từ khái niệm về chân lý tuyệt đối và trạng thái rỗng không, câu chú không hiện hữu. Không có âm thanh hay câu chú. Âm thanh và câu chú, như tất cả những dạng biểu thị khác nhau, đều ở vị trí của cõi tương đối xuất hiện từ rỗng không. Trong cõi tương đối, mặc dù âm thanh chính nó không có thực thể, nó vẫn có năng lực để chỉ định, đặt tên, và có sự hoạt động ở tâm thức.

Thí dụ, khi có ai đó nói với chúng ta « Anh là một người tốt » hoặc « Anh là một người khó ưa » , những chữ « tốt » hoặc « khó ưa » không phải là « vật gì » . Đó chỉ là những âm thanh mà tự nó không « tốt » hay « khó ưa », nhưng đơn giản gợi lên ý nghĩ về « tốt » hoặc « khó ưa », và gây ra một tác dụng nơi tâm thức. Cũng như vậy, trong phạm vi tương đối nơi hành động, thần chú được phú cho một năng lực không thể sai lạc.

Mua đá năng lượng:

Các câu chú thường là tên các vị Phật, Bố Tát, hoặc thần thánh. Thí dụ, OM MANI PADME HUNG (ÁN MA-NI BÁT DI HỒNG) là cách gọi ngài Chenrezig (Quán Âm). Từ quan điểm tuyệt đối, Chenrezig không có tên, nhưng trong phạm vi ý nghĩa tương đối hoặc nghĩa đen, ngài có tên gọi riêng. Những tên nầy là trung gian của lòng từ bi, vẻ thanh nhã, và sức mạnh cùng các nguyện ước của ngài làm lợi ích cho chúng sinh. Bằng cách niệm danh hiệu của ngài để những phẩm chất tâm thức nầy được truyền đến ta. Ở đây, việc giải nghĩa về năng lực lợi ích của thần chú, danh hiệu của ngài. Như chúng ta đồng hóa chúng ta với tên họ và những gì liên hệ đến nó, cũng bằng cách nầy, trên bình diện tương đối, thần chú đồng nhất với vị thần. Cả hai trở thành một thực tại duy nhất. Khi một người niệm chú, người ấy nhận được vẻ thanh nhã của vị thần; bằng cách hình dung vị thần, vị thánh ấy, người niệm chú nhận được vẻ thanh nhã không khác biệt của các vị thánh.

Thần chú OM MANI PADME HUNG đôi lúc được giải thích với những ý nghĩa cầu kỳ và thần bí. Tuy nhiên, như chúng ta đã nói, đây đơn giản chỉ là tên của Bố Tát Quan Âm (Chenrezig) được đặt giữa hai âm thanh truyền thống và thiêng liêng, OM và HUNG.

– OM tượng trưng cho thân các vị Phật, các thần chú đều bắt đầu từ âm nầy.

– MANI nghĩa « châu báu » trong Sanksrit;

– PADME, phát âm theo Sankrit, or PEME trong tiếng Tây Tạng, có nghĩa « hoa sen »;

– HUNG tượng trưng cho tâm thức tất cả các vị Phật và thường là câu cuối trong các thần chú.

– MANI nói về châu báu mà Bố Tát Quan Âm (Chenrezig) cầm trong hai tay giữa và PADME là hoa sen cầm ở tay trái thứ nhì. Khi gọi MANI PADME là gọi tên ngài Chenrezig xuyên qua những phẩm hạnh của ngài : « Người đang cầm châu báu và hoa sen. » « Chenrezig » hoặc « Hoa sen báu » là hai tên gọi của ngài Chenrezig (Quán Âm).

Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=zVty9rD4X-o

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh