Đền Hoysaleswara - Bằng Chứng Về Máy Móc Cơ Khí Thời Cổ Đại

ĐỀN HOYSALESWARA - BẰNG CHỨNG VỀ MÁY MÓC CƠ KHÍ THỜI CỔ ĐẠI

Ở Ấn Độ hiện nay còn tồn tại rất nhiều công trình tôn giáo bằng đá được xây dựng từ thời cổ đại. Ngoài vẻ đẹp và sự huyền bí thì những nơi này cũng mang đến cho chúng ta những thắc mắc về trình độ công nghệ thật sự của con người xa xưa… điển hình là đền Hoysaleswara.

Khu phức hợp đền Hoysaleswara được xây dựng từ thế kỷ 12 là công trình kiến trúc có khớp nối vô cùng hoàn hảo với các đường nét chạm khắc tinh xảo, được tin là bằng chứng của công nghệ gia công bằng máy móc tiên tiến thời cổ đại.

Người ta cho rằng đền Hoysaleswara được xây dựng từ thế kỷ 12, tại Halebidu, bang Karnataka, Ấn Độ bởi vua Vishnuvardhana, dành riêng cho việc thờ phụng các vị thần trong tín ngưỡng đạo Hindu.

Những chi tiết đá trong ngôi đền đã làm cho người xem phải băn khoăn, người ta đã tạo ra chúng như thế nào?

Hầu hết các ngôi đền ở Hoysala đều có một lối vào được che kín bằng những thanh cột hình tròn (hoặc hình chuông) được chạm khắc sâu và đúc bằng hoa văn trang trí. Ở đây không giới hạn ở bất kỳ truyền thống có tổ chức nào của Hindu giáo và khuyến khích những người hành hương của các phong trào tôn giáo Hindu khác nhau. Hầu hết các đền thờ có tính chất thế tục với các chủ đề rộng mô tả trong tác phẩm điêu khắc của họ. Cấu trúc nổi bật của đền Hoysaleswara đã được công nhận là mẫu mực của kiến trúc Hindu.

1232-den-hoysaleswara---bang-chung-ve-may-moc-co-khi-thoi-co-dai-1.jpg

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

1232-den-hoysaleswara---bang-chung-ve-may-moc-co-khi-thoi-co-dai-2.jpg

1232-den-hoysaleswara---bang-chung-ve-may-moc-co-khi-thoi-co-dai-3.jpg

Ảnh 1 và 2 khiến ta nghĩ rằng chúng là các cột cầu thang gỗ được tiện tròn vẫn thường sử dụng hiện nay.

Còn ảnh thứ 3 khiến ta nghĩ đến các bánh răng bằng kim loại đã bị hoen rỉ của một động cơ nào đó.

Mua đá năng lượng:

Nhưng những suy đoán trên thật ra không chính xác. Sự thực thì chúng là những kiến trúc bằng đá của đền Hoysaleswara. Ảnh 1 và 2 là các cột trụ bằng đá của ngôi đền. Còn ảnh thứ 3 là chi tiết trong tay của một bức tượng thần bằng đá.

Tới thăm đền Hoysaleswara, khi nhìn thấy đường nét chạm khắc tinh xảo của những kiến trúc bằng đá… du khách không khỏi kinh ngạc và tự hỏi: làm cách nào mà người xưa có thể chế tác ra chúng?

Những cột trụ đá cổ đại được chế tác bằng… máy tiện?

1232-den-hoysaleswara---bang-chung-ve-may-moc-co-khi-thoi-co-dai-4.jpg

1232-den-hoysaleswara---bang-chung-ve-may-moc-co-khi-thoi-co-dai-5.jpg

Các cột đá tại một lối vào của đền Hoysaleswara (ảnh: wikipedia)

Quan sát gần hơn các trụ đá, ta thấy có các họa tiết và các vòng tròn rất đều nhau bao xung quanh. Hơn nữa các hoạ tiết giữa các cột trụ khác nhau rất đồng đều về kích thước. Điều này chứng tỏ các cột trụ đá không thể được chế tác bởi công cụ thủ công thô sơ như búa và đục, mà chúng được tạo ra bởi máy móc.

Thực tế là các nhà khảo cổ học đã công nhận rằng các cột trụ này được chế tác bằng máy tiện, nhưng không thể giải thích được chúng được chế tác như thế nào từ cách đây 900 năm.

1232-den-hoysaleswara---bang-chung-ve-may-moc-co-khi-thoi-co-dai-6.jpg

Các họa tiết và vòng tròn đều nhau bao xung quanh các cột trụ đá (ảnh: phenomenalplace.com)

Không chỉ có các cột trụ được tiện tròn, đền Hoysaleswara còn có các cột trụ đá hình đa giác đều hoặc có họa tiết phức tạp được chế tác hết sức tinh xảo và đồng đều như hình sau đây:

1232-den-hoysaleswara---bang-chung-ve-may-moc-co-khi-thoi-co-dai-7.jpg

Với các công cụ hiện đại ngày nay, chúng ta có thể tạo ra các họa tiết và thiết kế tinh xảo như vậy bằng các máy chính xác, nhưng ngay cả như vậy, việc gia công các trụ đá cao 3,7m như trên vẫn là một công việc rất khó. Vậy làm cách nào những cột trụ này có thể được tạo ra một cách hoàn hảo như vậy vào thời cổ đại?

1232-den-hoysaleswara---bang-chung-ve-may-moc-co-khi-thoi-co-dai-8.jpg

Ảnh chụp một hệ thống trạm khắc gỗ nhiều đầu bằng công nghệ 3D CNC hiện nay (ảnh: youtube)

Bánh răng giảm tốc hiện đại???

1232-den-hoysaleswara---bang-chung-ve-may-moc-co-khi-thoi-co-dai-9.jpg

Biểu tượng kỳ lạ trên tay tượng một vị thần (ảnh: phenomenalplace.com)

Bức ảnh trên là tượng của vị thần Masana Bhairava trong đền Hoysaleswara. Tay trái của thần cầm một biểu tượng rất lạ. Rõ ràng nó biểu thị cho một loại cơ cấu bánh răng, được gọi bánh răng hành tinh.

1232-den-hoysaleswara---bang-chung-ve-may-moc-co-khi-thoi-co-dai-10.jpg

Biểu tượng này là một cơ cấu truyền động cơ khí?

Quan sát kỹ hơn ta thấy vòng ngoài của chi tiết (mũi tên đỏ) có 32 bánh răng, vòng trong (mũi tên xanh) có chính xác một nửa số đó, tức 16 bánh răng. Đây chính là cơ cấu của một bộ giảm tốc hiện đại với tỉ số truyền là 2:1.

1232-den-hoysaleswara---bang-chung-ve-may-moc-co-khi-thoi-co-dai-11.jpgHình ảnh của một hệ thống truyền động bằng bánh răng hiện đại

Nếu đây chỉ là một công cụ tưởng tượng, làm thế nào những thợ điêu khắc cổ đại có thể nghĩ ra tỷ số truyền của bánh răng là 2:1?

Quan sát kỹ hơn nữa, chúng ta còn có thể nhìn thấy một cái khóa chạy xung quanh cấu trúc này và bị khóa lại ở chính giữa trung tâm. Ngày nay, chúng ta cũng sử dụng đúng loại công nghệ này, và nó được gọi là circlip lock (vòng hãm) hoặc snap ring (vòng khóa) để cố định các chi tiết tại đúng vị trí. Nếu các nhà sử học đúng, thì làm thế nào những con người thời đó, thao tác chỉ với cây búa và cái đục, lại có thể tưởng tượng ra được một cơ cấu như vậy?

Một điều còn thú vị hơn nữa là vị thần cầm trên tay công cụ này, với tên gọi Masana Bhairava (Masana = Đo đạc, Bhairava = Thần). Có phải ngẫu nhiên khi vị Thần đo đạc đang cầm trong tay một công cụ vô cùng tiên tiến và chính xác?

Những chi tiết khắc đá tinh xảo hơn nữa

Nhưng, bằng chứng tốt nhất của việc gia công máy móc nằm sâu bên trong đền. Ở một bức tượng thần cao 2,1m, với món đồ trang sức kỳ dị là các hộp sọ có chiều rộng dưới 1 inch (2,54cm) bao quanh vương miện. Nếu đâm xuyên một cành cây nhỏ vào một bên mắt của hộp sọ thì nó sẽ đi xuyên ra ngoài từ tai phía bên kia (hình dưới). Cũng có thể đâm xuyên cành cây từ tai này sang tai khác, cũng như từ tai sang miệng, theo bất kỳ cách nào mà bạn muốn. Điều đó có nghĩa là toàn bộ hộp sọ bị rỗng bên trong. Thật không thể tưởng tượng được khi họ có thể khoét bỏ đi phần bên trong quả cầu nhỏ bằng đá vốn chỉ rộng có 1 inch (2,54 cm).

Ngay cả với máy móc hiện đại ngày nay, đây là một công việc rất khó. Do đó với các công cụ nguyên thủy, việc tạo ra một quả cầu rỗng bên trong một hòn đá nhỏ như vậy chắc chắn là điều bất khả thi.

1232-den-hoysaleswara---bang-chung-ve-may-moc-co-khi-thoi-co-dai-12.jpg

Nếu đâm xuyên một cành cây nhỏ vào một bên mắt của hộp sọ thì nó sẽ đi xuyên ra ngoài từ tai phía bên kia (ảnh: phenomenalplace.com)

Một điểm thậm chí còn thú vị hơn, đó là khi chiếu đèn pin vào khu vực giữa phần đầu và vương miện, ánh sáng đèn pin có thể chiếu xuyên qua được. Có một khe hở rất nhỏ giữa phần đầu và vương miện. Nếu chèn cái cành cây nhỏ rộng khoảng 3mm vốn dùng để đâm xuyên các hộp sọ trang trí vương miện trước đó vào khe hở, nó sẽ không thể chui lọt. Nghĩa là khe hở này rộng chưa đầy 3mm.

Làm thế nào người Ấn Độ cổ đại có thể tạo ra một khe hở nhỏ, rộng chưa đầy 3 mm bằng cây đục thô sơ, to lớn? Liệu có khả năng vượng miện, các hộp sọ nhỏ trên vương miện và các chi tiết khác được điêu khắc từ những khối đá riêng biệt, sau đó được gắn lại với nhau? Không phải như vậy! Các nhà khảo cổ đã xác nhận rằng bức tượng cao 2,1 m này được chế tác từ một tảng đá cứng, nguyên khối duy nhất.

Những bề mặt được đánh bóng bằng… mũi khoan hiện đại?

1232-den-hoysaleswara---bang-chung-ve-may-moc-co-khi-thoi-co-dai-13.jpg

Tại Ấn Độ, đền Hoysaleswara nổi tiếng vì có 2 bức tượng thần bò nguyên khối có vẻ đẹp hoàn hảo với kích thước lớn xếp thứ 6 và thứ 7 trên cả nước. Những bức tượng thần bò này trông như thể được tạo ra với độ chính xác của máy móc siêu việt. Đặc biệt là độ bóng của chúng. Chúng bóng đến độ người ta có thể nhìn thấy hình ảnh phản chiếu khuôn mặt mình trên thân tượng giống y như đang soi gương vậy. Điều này quả đáng kinh ngạc, bởi lẽ ra theo thời gian bề mặt bức tượng sẽ bị hư hại và xói mòn. Do đó, thật khó có thể tưởng tượng vào thời gian mới được tạo ra, không biết chúng còn sáng bóng đến như thế nào. Phải chăng từ 900 năm trước con người đã biết đánh bóng đồ vật bằng máy móc?

1232-den-hoysaleswara---bang-chung-ve-may-moc-co-khi-thoi-co-dai-14.jpg

1232-den-hoysaleswara---bang-chung-ve-may-moc-co-khi-thoi-co-dai-15.jpg

Ngày nay để đạt được mức độ đánh bóng như vậy, người ta sẽ sử dụng các công cụ như mũi khoan Rotary Burr. Nếu quan sát các công cụ khoan và đánh bóng hiện đại, chúng sẽ giống với những gì bạn nhìn thấy trong hình dưới.

1232-den-hoysaleswara---bang-chung-ve-may-moc-co-khi-thoi-co-dai-16.jpgBộ mũi khoan Rotary Burr (ảnh: pinterest.jp)

Phải chăng những công cụ như vậy cũng đã được sử dụng trong thời cổ đại, và quan trọng hơn, những công cụ này cũng xuất hiện trong các bức tượng điêu khắc trong đền thờ?

1232-den-hoysaleswara---bang-chung-ve-may-moc-co-khi-thoi-co-dai-17.jpg

Vật thể trong tay phải của vị thần này trông rất giống với mũi khoan Rotary Burr

Dưới đây là một bức tượng khác cũng cầm một công cụ giống như mũi khoan Rotary Burr nhưng rãnh khác với bức tượng bên trên:

1232-den-hoysaleswara---bang-chung-ve-may-moc-co-khi-thoi-co-dai-18.jpg

Phải chăng người cổ đại đã từng sở hữu một trình độ khoa học công nghệ rất cao, không hề thua kém con người hiện đại?

Những phát hiện trên đã khẳng định phần nào rằng ngôi đền Hoysaleswara đã được chế tạo bởi các công nghệ hiện đại, không kém, thậm chí còn trội hơn hiện nay. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là người ta cho rằng nó được tạo ra từ thế kỷ 12. Nếu như vậy thì hẳn khi đó Ấn Độ đã có trình độ phát triển hết sức cao, tương đương hoặc cao hơn hiện nay, và điều quan trọng nữa là họ đã biết sử dụng điện hoặc một loại năng lượng có công suất rất lớn để có thể điêu khắc được các tảng đá nguyên khối thành những kiến trúc tinh xảo. Cũng có nghĩa là khi đó trình độ toán học, vật lý và hóa học của Ấn Độ đã phải phát triển tương đương hoặc cao hơn hiện nay.

Nhưng, Lịch sử khoa học và công nghệ của Ấn Độ hoàn toàn không nói đến những điều này ở thế kỷ 12. Và nếu thực sự Ấn Độ đã có kỹ thuật phát triển ở mức độ như vậy vào 900 năm trước thì có lẽ họ đã không là thuộc địa của Anh vào thế kỷ 18 và hiện nay họ cũng sẽ không ở trong danh sách những nước đang phát triển trên thế giới, đây quả là điều bí ẩn.

Hoysaleswara không chỉ đặc biệt với tác phẩm điêu khắc ngay trên bức tường bên ngoài, mà còn nổi tiếng là một đền thờ với những công trình kiến trúc chạm khắc tinh xảo, được công nhận là mẫu mực của kiến trúc Hindu. Hơn thế nữa nó còn mang đến cho con người hiện đại một câu hỏi chưa thể trả lời: tại sao ở thời cổ đại mà người ta có thể làm được những điều kỳ diệu đến như thế?

1232-den-hoysaleswara---bang-chung-ve-may-moc-co-khi-thoi-co-dai-19.jpg 1232-den-hoysaleswara---bang-chung-ve-may-moc-co-khi-thoi-co-dai-20.jpg

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh